7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Lựa chọn những nội dung trong chương trình môn Đạo đứ cở các
cho học sinh:
- Mục tiêu của biện pháp:
Lựa chọn nội dung GDBVMT phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả GDBVMT trong dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học.Mọi hoạt động trong tiết học diễn ra tự nhiên, không gượng ép nếu GV lồng ghép nội dung GDBVMT đúng và phù hợp với mục tiêu bài học.
- Nội dung của biện pháp:
Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến nội dung GDBVMT cho HS lớp 4 và lớp 5.
- Nội dung chương trình SGK môn Đạo đức Lớp 4:
Toàn bộ chương trình môn Đạo đức Lớp 4 gồm 14 bài: • Bài 1: Trung thực trong học tập
• Bài 2: Vượt khó trong học tập
• Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến • Bài 4: Tiết kiệm tiền của
• Bài 5: Tiết kiệm thời giờ
• Bài 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ • Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo • Bài 8: Yêu lao động
• Bài 9: Kính trọng,biết ơn người lao động • Bài 10: Lịch sự với mọi người
• Bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng
• Bài 12: Tích cực tham gia các hoạt độngnhân đạo • Bài 13: Tôn trọng Luật Giao thông
• Bài 14: Bảo vệ môi trường
Cấu trúc chung ở các bài Đạo đức Lớp 4 bao gồm:
Phần 1: Tình huống, câu chuyện hoặc thông tin. Phần 2: Câu hỏi
Phần 3: Ghi nhớ Phần 4: Bài tập Phần 5: Thực hành
Trong đó, phần 1 , 2 và 3 HS được học ở tiết 1(lí thuyết); phần 4,5 HS được học ở tiết 2(thực hành).
- Nội dung tích hợp giáo dục BVMT trong môn đạo đức ở lớp 4 bao gồm:
1. Giáo dục học sinh có ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm tiền của và thời gian. Sử dụng tiết kiệm tiền của và thời gian là góp phần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm lao động của con người, góp phần bảo vệ môi trường.
2. Giáo dục HS biết yêu quê hương, đất nước, tích cực tham gia xây dựng quê hương đất nước.
3. Giáo dục HS biết bảo vệ các công trình công cộng, di sản văn hóa, BVMT.
Tên bài Nội dung tích hợp/ lồng ghép Mức độ tích hợp/ lồng ghép
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến
-Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, trong đó có vấn đề môi trường
- HS cần biết bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ, với thầy cô giáo, với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình, về môi trường lớp học, trường học, về môi trường ở cộng đồng địa phương.
- Liên hệ
Bài 4: tiết kiệm tiền của
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước… trong cuộc sống hằng ngày cũng là một biện pháp BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
- Bộ phận
Bài 8: Yêu lao động
Lao động để góp phần cải thiện môi trường sống,làm cho môi trường thêm trong lành, sạch đẹp.
- Liên hệ
Bài 9:Kính trọng,biết ơn người lao động
Bày tỏ lòng biết ơn những người lao động vệ sinh đã góp phần bảo vệ môi trường.
- Liên hệ Các công trình công cộng như:
Bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng
công viên, vườn hoa, rừng cây, hồ chứa nước, đập ngăn nước, kênh đào, đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu…là các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Bộ phận
Bài 14: Bảo vệ môi trường
Sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT của HS.
Những việc HS cần làm để BVMT ở nhà, ở lớp học, trường học và nơi công cộng.để BVMT.
- Toàn phần
- Nội dung chương trình SGK môn Đạo đức Lớp 5:
Toàn bộ chương trình môn Đạo đức Lớp 5 gồm 14 bài: • Bài 1: Em là học sinh lớp 5
• Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình • Bài 3: Có chí thì nên
• Bài 4: Nhớ ơn tổ tiên • Bài 5: Tình bạn
• Bài 7: Tôn trọng phụ nữ
• Bài 8: Hợp tác với những người xung quanh • Bài 9: Em yêu quê hương
• Bài 10: Ủy ban nhân dân xã( phường) em • Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam
• Bài 12: Em yêu hòa bình
• Bài 13: Em tìm hiểu về Liên hợp quốc • Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Cấu trúc chung ở các bài Đạo đức Lớp 5 bao gồm:
Phần 1: Tình huống, câu chuyện hoặc thông tin. Phần 2: Câu hỏi
Phần 3: Ghi nhớ Phần 4: Bài tập Phần 5: Thực hành
Trong đó, phần 1 , 2 và 3 HS được học ở tiết 1(lí thuyết); phần 4,5 HS được học ở tiết 2(thực hành).
- Nội dung tích hợp giáo dục BVMT trong môn Đạo Đức lớp 5 bao gồm:
- Giáo dục HS tích cực tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với khả năng để xây dựng và bảo vệ Tồ quốc, quê hương.
- Giáo dục HS có ý thức và biết ủng hộ các nhà chức trách thi hành các công việc về BVMT.
- Giáo dục HS biết BVMT xung quanh.
Tên bài Nội dung tích hợp/ lồng ghép Mức độ tích hợp/ lồng ghép
Bài 1:Em là học sinh
Gương mẫu trong việc giữ gìn vệ
lớp 5 xả rác bừa bãi,nhắc nhở em nhỏ bỏ rác đúng qui định.
Bài 4:Nhớ ơn tổ tiên
Tích cực tham gia BVMT và tuyên truyền cho mọi người về ý thức BVMT trong các ngày lễ truyền thống . -Liên hệ Bài 8: Hợp tác với những người xung quanh
- biết hợp tác với bạn bè và mọi người để BVMT gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương.
- Liên hệ
Bài 9: em yêu quê hương
- Tích cực tham các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương
- Liên hệ
Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam
- Một số di sản ( thiên nhiên) thế giới của Việt Nam và một số công trình lớn của đất nước có liên quan tới môi trường như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng, Nhà máy thủy điện Sơn La, Nhà Máy thủy điện Trị An… - Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.
- Liên hệ
Bài 12:Em yêu hòa bình
Nhận ra hậu quả nghiêm trọng mà chiến tranh gây ra cho thế hệ sau này như :tàn phá môi trường do bom đạn gây ra và tác hại của chất độc màu da cam cho những thế hệ sau này…HS càng yêu hòa bình và căm ghét chiến tranh.
Bài 13: Em tìm hiểu về liên hợp quốc
- Một số hoạt động của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam và trên thế giới.
- Liên hệ
Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Một số tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
- Trách nhiệm của HS trong việc tham gia giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( phù hợp với khả năng).
- Toàn phần
- Cách thức thực hiện biện pháp:
Để dạy tốt các bài Đạo đức có tích hợp/ lồng ghép nội dung BVMT, cần phải làm tốt khâu soạn giáo án. Khi soạn giáo án cần lưu ý một số điểm sau:
1. Xác định mục tiêu bài học.
Để xác định được mục tiêu bài học của một bài Đạo đức cần trả lời được các câu hỏi sau:
- Bài học cung cấp được những kiến thức gì về môi trường và BVMT. - Bài học góp phần rèn luyện kĩ năng, hành vi BVMT cho HS như thế nào?
- Bài học giáo dục tình cảm đạo đức, hành vi BVMT cho HS như thế nào?
2. Nghiên cứu nội dung bài:
- Xác định nôi dung giáo dục môi trường có khả năng tích hợp trong bài. - Xác định mục tiêu giáo dục môi trường của bài.
Khi dạy các bài này cần chú ý khai thác nội dung của bài theo các tiêu chí:
+ Những nội dung hiểu biết về môi trường và BVMT. + Những nội dung của bài có thể tích hợp giáo dục BVMT.
+ Các kĩ năng, hành vi được hình thành qua bài học có liên quan thế nào với kĩ năng BVMT.
3.2.2. Thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệmôi trường cho học sinh trong dạy học môn Đạo đức ở các lớp cuối bậc