7. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Đa dạng hóa các hình thức thực hành bảo vệ môi trường cho học sinh
bậc tiểu học:
- Mục tiêu của biện pháp:
Nhằm giúp GV linh hoạt trong việc tổ chức các nội dung GDBVMT cho HS và đạt hiệu hiệu quả của công tác GDBVMT.
- Nội dung của biện pháp:
Nội dung GD nói chung và nội dung GDBVMT nói riêng có đạt mục đích hiệu quả hay không phụ thuộc vào hình thức tổ chức dạy học và phương pháp tổ chức dạy học của GV. Lí luận giáo dục, dạy học đã chỉ ra rằng không có phương pháp nào là vạn năng. Do vậy, trong việc thực hiện
nội dung GDBVMT phải thực hiện đa dạng, linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học.
Như đã trình bày ở phần lí luận về hình thức và phương pháp GDBVMT, ở đây chúng tôi đề cập:
-Về hình thức tổc chức: Việc tổ chức nội dung GDBVMT được thực hiện theo 2 hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu. Đó là: GDBVMT thông qua nội dung từng bài học và GDBVMT thông qua việc tổ chức các hoạt động thực hành.
Việc tổ chức dạy học GDBVMT thông qua nội dung từng bài học theo hướng dẫn của bộ tài liệu GDBVMT qua môn học Đạo đức ở cấp tiểu học. Tuy nhiên trong thực tế cần vận dụng vào đặc điểm từng bài học,từng độ tuổi để lựa chọn nội dung kiến thức GDBVMT cho phù hợp. Đối với những bài có nội dung GDBVMT trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục chung thì tiến hành ngoài thiên nhiên sẽ mang lại kết quả cao hơn. Vì trong môi trường thực tế đó, HS sẽ có được những cảm xúc thực sự về cảnh quan thiên nhiên, có được những liên tưởng chính xác, chân thực về những vấn đề môi trường và đó cũng chính là nơi các em thể hiện hành vi thiết thực nhất. Để giờ học mang lại tính thực tiễn và đạt hiệu quả, GV có thể giao cho các nhóm hoặc cá nhân nhiệm vụ khám phá các nội dung GDBVMT thông qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc quan sát trực tiếp các điều kiện sinh sống hằng ngày của các em.
- Cách thức thực hiện biện pháp:
Việc chức GDBVMT thông qua việc tổ chức các hoạt động thực hành. Cần tăng cường các hoạt động giáo dục phong phú như hoạt động giáo dục thực tiễn, trò chơi,thi sắm vai,bình luận viên…theo hướng: các tổ bộ môn phân công theo các nhóm chuyên đề để có kế hoạch tổ chức các chuyên đề ngoại khóa về giáo dục môi trường cho học sinh. Theo các chủ đề cụ thể:
+ Thi tuyên truyền viên giỏi về giáo dục và bảo vệ môi trường; vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường…
+ Các hoạt động làm sạch, đẹp trường, lớp như: Làm vệ sinh lớp học, sân trường, phạm vi trường học; Trang trí lớp học; Trồng, chăm sóc cây và hoa trong sân trường, vườn trường…
+Tổ chức đóng vai, đoán ô chữ, hái hoa dân chủ về đề tài môi trường. Ngoài ra, việc tổ chức GDBVMT còn thông qua:
+ Công tác chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi:
Về phương pháp giáo dục, dạy học GDBVMT
Nội dung GDBVMT được tích hợp trong nội dung môn Đạo đức. Vì vậy, các phương pháp giáo dục, dạy học GDBVMT cũng chính là các phương pháp dạy học bộ môn. Tuy nhiên, tùy theo đặc trưng môn học, và các mức độ liên hệ, bộ phận hay toàn phần của nội dung GDBVMT mà giáo viên cần vận dụng linh hoạt để nội dung dạy học GDBVMT đạt hiệu quả.. Từ đó, các em sẽ có những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo vệ môi trường; đối với các bài không trực tiếp nói về GDBVMT nhưng có nội dung gần gũi, có thể liên hệ với việc bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức HS. Khi soạn giáo án, GV cần có ý thức “ tích hợp”, “ lồng ghép” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan. GV cần xác định rõ dạy là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên tưởng và mở rộng, do vậy phải thực sự tự nhiên, hài hòa và có mức độ, tránh khuynh hướng liên hệ lan man hoặc gượng ép, không phù hợp với các đặc thù môn học.
Đổi mới phương pháp dạy học trước hết còn thể hiện ở khâu lập kế hoạch bài học (giáo án) sao cho người học phải là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học. Một trong những vấn đề đổi mới cách lập kế hoạch bài học đó là thiết kế môđun.
- Môđun là thuật ngữ sử dụng phổ biến trong kĩ thuật và trong mỗi lĩnh vực khoa học kĩ thuật khác nhau, môđun có nội hàm khác nhau. Tuy nhiên nó đều có điểm chung sau:
- Môđun là đơn vị, một khâu, một bộ phận, có tính độc lập tương đối của một hệ thống phức tạp có cấu trúc tổng thể tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa v.v…
- Môđun được cấu tạo theo thể thức tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa và hệ thống hóa các thông số xác định.
- Môđun dạy học là một đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho mục đích dạy học và chứa đựng sự mô tả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, các thành phần trên được gắn bó chặt chẽ với nhau thành một khối chỉnh thể.
- Môđun GDBVMT là một đơn vị mang tính độc lập tương đối, được thiết kế chi tiết các việc làm GDBVMT nhằm khai thác kiến thức vốn có của SGK để đạt được mục tiêu GDBVMT.
Đặc trưng cơ bản của một môđun:
+ Tính trọn vẹn: Mỗi môđun mang một chủ đề xác định. Từ đó, xác định được nội dung, mục tiêu, phương pháp, và quy trình thực hiện, do đó nó không phụ thuộc vào nội dung đã có và sẽ có sau đó.
+ Tính cá biệt: Chương trình của một môđun có tính mềm dẻo cao, dễ thay đổi, bổ sung để phù hợp với từng đối tượng học sinh.Tự kiểm tra, đánh giá: Quy định thực hiện một môđun được đánh giá thường xuyên bằng hệ thống câu hỏi test.
+ Tính phát triển: Môđun phải có khả năng liên kết với các mơ đun khác sao cho phù hợp với các mục tiêu đào tạo.
+ Tính tích hợp: Môđun có khả năng tích hợp giữa lí thuyết và thực hành cũng như giữa các yếu tố của quá trình dạy học.
Thiết kế kế hoạch bài học kiểu môđun GDBVMT sẽ tối ưu hóa được quá trình đào tạo, thay đổi cách nhìn nhận, tổ chức, kiểm tra, đánh giá lâu nay không hiệu quả ở trường tiểu học, góp phần thay đổi chất lượng GDBVMT cho học sinh.
Kế hoạch bài học kiều môđun GDBVMT sẽ khuyến khích người học chủ động trong việc tiếp thu tri thức, trang bị cho các em công cụ, phương pháp tự nghiên cứu, có tư duy biện chứng, phát huy sự sáng tạo, thích khám phá, tìm hiểu tri thức…cho phép học sinh tìm kiếm những thông tin cần thiết để có kết quả ngay trên lớp mà không phải làm nhiều mục tiêu khác. Mặt khác, cùng với nhiều phương pháp và hình thức dạy học, với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học đã tăng được sự kích thích được sự tập trung chú ý của học sinh.
Cấu trúc của một môđun dạy học:
Gồm có: hệ vào, than môđun và hệ ra, ba bộ phận này là một bộ phận thống nhất.
- Hệ vào của môđun gồm:
Tên gọi hay tiêu đề của môđun
Giới thiệu vị trí, tầm quan trọng, và lợi ích của của việc học theo môđun.
Nêu rõ kiến thức, kĩ năng cần có trước. Hệ thống mục tiêu của mô đun
Test trung gian
- Thân môđun gồm: một loạt những tiểu môđun (về lí thuyết và thực hành) kế tiếp nhau. Mỗi tiểu môđun gồm có 3 bộ phận:
Nội dung và phương pháp học tập. Test trung gian
- Hệ ra gồm :
Một bảng tổng kết chung. Một test kết thúc.
Hệ thống chỉ dẫn để tiếp tục học tập tùy theo kết quả tự học môđun của người học. Nếu đạt tất cả các mục tiêu của m đun, người học chuyển sang môđun tiếp theo.
Hệ thống hướng dẫn dành cho người dạy và người học.
Quy trình thiết kế một môđun GDBVMT:
Thiết kế mô đun GDBVMT cho HS cần tiến hành các bước sau: - Bước 1 : Phân tích nội dung chương trình môn học.
Đối chiếu nội dung đó với nội dung SGK môn học để xác định xem những bài nào có thể tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT và tích hợp, lồng ghép những kiến thức, kĩ năng, hành vi, thái độ nào.
- Bước 2: Xác định mục tiêu GDBVMT của từng bài học
Mục tiêu của giờ học là cái đích mà thầy trò cần đạt được sau giờ học, nó sẽ được cụ thể thành nội dung của bài học mà mục tiêu càng cụ thể bao nhiêu thì tiến hành giờ dạy càng hiệu quả bấy nhiêu. Vì vậy, nếu GV không xác định được mục tiêu bài học thì sẽ dẫn đến bị lạc đường. Do đó, việc xác định đúng mục tiêu bài học là điều hết sức cần thiết. Để xác định được mục tiêu GDBVMT của bài học, chúng ta phải trả lời được: Sau giờ học, HS sẽ đạt những gì ( về kiến thức, kĩ năng, thái độ).
- Bước 3: Xác định hệ thống việc làm.
Xác định các hoạt động. Thiết kế các hoạt động phải bám sát mục tiêu, hình thức hoạt động đa dạng : Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp phụ
thuộc vào nội dung và mục tiêu cụ thể. Các hoạt động phải đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Xác định phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết: tranh ảnh, dụng cụ thí nghiệm, sơ đồ, mô hình…
- Bước 4: Viết câu hỏi, bài tập đánh giá
Khi viết những câu hỏi cần giảm tải tối đa những câu hỏi ghi nhớ, tái hiện đơn giản, tăng cường những câu hỏi, bài tập tăng cường trí thông minh, sáng tạo và những vần đề cần giải quyết trong đời sống thực tế của đời sống xã hội; cần hướng dẫn cho HS năng lực tự đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt được mục tiêu trong từng bài học.
3.2.5. Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả giáo dụcbảo vệ môi trường cho học sinh trong dạy học môn Đạo đức ở các lớp cuối