Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về giáo dục BVMT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 51)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về giáo dục BVMT

Khi tiến hành điều tra thực trạng GDBVMT cho HS tiểu học ở hai trường: Tiểu học An Lạc 1 và Tiểu học Bình Trị 2- Quận Bình Tân- TPHCM, điều làm chúng tôi ngạc nhiên và vô cùng phấn khởi chính là sự quan tâm,tham gia nhiệt tình vào cuộc điều tra và trả lời phỏng vấn của các thầy cô giáo.Kết quả như sau:

-Thời gian điều tra:Từ ngày 17/3/2012 đến 25/4/2012 -Số lượng GV: 48 người,trong đó:

+Trường Tiểu học An Lạc 1: 28 người +Trường Tiểu học Bình Trị 2: 20 người +Độ tuổi:

Từ 25 đến 30 tuổi: 20 người Từ 30 đến 40 tuổi: 18 người Từ 40 đến 50 tuổi: 10 người

+Số năm công tác: nhiều nhất là 28 năm, ít nhất là 3 năm

Bảng 1.1. Tình hình tổ chức GDMT ở một số trường Tiểu học Quận Bình Tân-Thành phố Hồ Chí Minh : STT Nội dung Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

S L % S L % S L % S L % 1 Các trường Tiểu học có tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục môi trường cho học sinh

2 4,17 9 18,75 30 62,5 7 14,58

2

Các giáo viên có khai thác nội dung giáo dục môi trường cho học sinh các bài học .

6 12,5 12 25 27 56,25 3 6,25

3

Các giáo viên có sử dụng lồng ghép nội dung bài học vào các hoạt động giáo dục môi trường và tìm hiểu về môi trường.

5 10,42 8 16,67 31 64,58 4 8,3

4

Các cấp quản lý có đưa ra kế hoạch hay mục tiêu nhằm giáo dục môi trường cho học sinh

2 4,17 12 25 32 66,66 2 4,17

5

Chính quyền địa phương có quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ.

8 16,67 35 72,92 5 10,41

6

Các giáo viên có được tập huấn để tham gia vào hoạt động giáo dục môi trường ở trường phổ thông.

Qua bảng 1.1 cho thấy, tình hình tổ chức các hoạt động GDMT ở địa phương đã được quan tâm. Phần lớn các hoạt động GDMT ở địa phương đã thu hút được đối tượng học sinh tham gia. Tuy nhiên, những kiến thức, ý thức về môi trường cho học sinh còn hạn chế. Trong tiết dạy, giáo viên đã có chú ý khai thác nội dung GDMT thông qua bài học. Song việc làm này chưa được thường xuyên, đôi lúc còn mang tính đối phó. Các lớp bồi dưỡng, tập huấn về GDBVMT chưa được tiến hành thường xuyên. Đặc biệt là tập huấn cho giáo viên về biện pháp tích hợp GDBVMT thông qua môn học.

Bảng1.2. Nhận thức của các giáo viên về các vấn đề môi trường hiện nay

STT Các đặc điểm môi trường hiện nay

Rất đồng

tình Đồng tình

Không đồng tình

SL % SL % SL %

1 Ô nhiễm môi trường đang trở thành

một nguy cơ toàn cầu 23 47,92 25 52,08 2 Khí hậu Trái đất đang nóng dần, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

băng tan ở các cực là hiểm họa môi sinh to lớn

18 37,5 30 62,5 3 Ô nhiễm không khí đang có ảnh

hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của loài người

31 64,58 17 35,42 4 Cả thế giới đang làm ô nhiễm môi

trường, nước giàu sử dụng quá nhiều tài nguyên, nước nghèo thì đang tàn phá môi trường.

21 43,75 27 56,25

5 Mưa lớn, thiên tai, lũ lụt nặng nề gần đây ở nước ta có một nguyên nhân do diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp

19 39,58 29 60,42

6 Cần nhanh chóng tiến hành các

biện pháp bảo vệ môi trường.

7 Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo quốc gia, mà của tất cả mọi người.

22 45,83 26 54,17 8 Quan tâm bảo vệ môi trường còn là

lối sống của con người văn minh hiện đại.

25 52,08 23 47,92 9 Giáo dục môi trường là việc làm

cần thiết đối với học sinh 34 70,83 14 29,17

Từ bảng 1.2 cho ta thấy, việc nhận thức về các vấn đề môi trường và GDBVMT đã được các giáo viên quan tâm. Phần lớn đều nhận thức được GDBVMT là một đều cần thiết nhằm trang bị cho thế hệ trẻ về kiến thức, ý thức BVMT.

100% giáo viên đều thống nhất môn Đạo đức là bộ môn dễ dàng truyền đạt, khai thác nội dung vào việc GDBVMT cho học sinh. Ngoài ra, hầu như tất cả các giáo viên điều nhận thấy có thể lồng ghép nội dung GDBVMT vào một số môn học như: Tiếng Việt,Khoa học,Lịch sử, Địa lý,Tự nhiên-xã hội… và nhất là môn Đạo đức là một điều cần thiết.

- Bảng 1.3 Nhận thức của GV về công tác GDBVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học

Nhận thức đúng Nhận thức chưa đúng

Mục tiêu GDBVMT 27,4% 73,6%

Nhiệm vụ cụ thể GDBVMT trong môn Đạo đức

15,5% 84,5%

Vai trò của GDBVMT trong môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học

91,9% 8,1%

+Khi được hỏi về mục tiêu GDBVMT trong môn Đạo đức cho HS tiểu học thì hầu hết các GV tỏ ra rất mơ hồ hoặc hoàn toàn không biết (73,6%), còn lại một số giáo viên chiếm tỷ lệ rất ít (27,4%) có hiểu, có đọc, có nhớ, được một số mục tiêu giáo dục BVMT cơ bản. Phải nói rằng đây là một thực trạng đáng buồn, vì lâu nay có rất nhiều chủ trương đưa GDBVMT vào môn môn Đạo Đức. Nhưng các chủ trương đó được thực hiện đến đâu, nó đã đi sâu, xâm nhập vào thực tế chưa? Kết quả được trả lời bằng các con số trên thì quả thực sức ì trong giáo dục nói chung và GDBVMT nói riêng còn khá lớn.

+ Tuy nhiên thời gian điều tra còn ít, số lượng kiểm nghiệm trên giáo dục chưa nhiều, nhưng khi chúng tôi phát phiếu điều tra tìm hiểu về nhiệm vụ GDBVMT ở môn Đạo đức thì ( 84,5%) giáo viên không biết hoặc có biết nhưng không đáng kể. Còn lại ( 15,5%) giáo viên được hỏi có nắm được một số nhiệm vụ GDBVMT trong môn Đạo đức cho HS tiểu học. Các con số trên, cũng là dễ hiểu vì mục tiêu giáo dục còn chưa nắm được thì các nhiệm vụ GDBVMT cho HS còn là một điều mới mẻ, hoàn toàn xa lạ đối với các giáo viên.

+ Một tín hiệu đáng mừng là hầu hết các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc GDBVMT cho HS tiểu học trong phân môn Đạo đức (91,9%), còn lại (8,1%) giáo viên cho rằng do chưa có kế hoạch, nội dung, mục đích GDBVMT cụ thể nên việc đưa GDBVMT vào môn Đạo đức là không hiệu quả. Các GV lại cho rằng, trong giai đoạn hiện nay chưa nên đưa GDBVMT vào nhà trường vì ngay khi chưa có một nội dung chương trình hay một văn bản pháp quy nào hướng dẫn, việc tổ chức thực hiện GDBVMT vào nhà trường, thì có đưa hay không đưa cũng không khác nhau là bao nhiêu.

2.2.2. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học:

Bảng 2.1. Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc GDBVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học:

Bảng 2.2. Kết quả điều tra thực trạng giáo viên về việc GDBVMT trong dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thường xuyên Không thường

xuyên Ít khi Chưa từng

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 7 14,59 21 43,75 14 29,17 6 12,5

Qua bảng 2.1 và 2.2 đã cho thấy đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc GDBVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học . Song việc làm này lại chưa được diễn ra thường xuyên.

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

+ ( 14,59%) giáo viên cho biết công việc lồng ghép GDBVMT cho HS trong môn Đạo đức chỉ diễn ra một cách thường xuyên, ( 43,75%) diễn ra không thường xuyên; (29,17%) rất ít khi; (12,5%) cho rằng chưa từng đưa vào ( vì đưa vào làm cho HS phân tán không tập trung vào nội dung chính trong môn học).

Như vậy cho ta thấy được việc đưa GDBVMT vào môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học đang còn ở mức độ “tùy hứng” chưa có mục đích, có kế hoạch rõ ràng, giáo viên cảm thấy thuận lợi thì đưa GDBVMT vào cho HS bằng cách liên hệ, liệt kê các biện pháp công việc GDBVMT của HS ở cuối tiết học. Chính vì vậy, tạo cho HS sự nhàm chán, gò ép, gượng gạo, hiệu quả đưa lại chưa cao.

+ Khi được hỏi ở vị trí giáo viên, bản thân họ đã làm gì để góp phần GDBVMT trong dạy học môn Đạo đức? (82%) sẽ cố gắng lồng ghép vào các bài học ,các hoạt động dạy học trên lớp, (13%) cho rằng chỉ liên hệ GDBVMT trong phần củng cố của một số tiết học,( 5%) cho rằng GDBVMT trong dạy học Đạo đức là rất khó thực hiện .

+ Đánh giá kết quả HS có thể thu nhận được sau khi được GDBVMT, 90% giáo viên cho rằng hơn 80% HS biết giữ vệ sinh trường lớp, luôn có thức BVMT. Tính khả thi của việc BVMT có mục đích có kế hoạch là rất cao.

2.2.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp để giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học

Việc GDBVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục ý thức ,trách nhiệm của HS với môi trường, nâng cao hiệu quả GDBVMT cho HS.Tuy nhiên,nếu GV tích hợp nội dung GDBVMT không phù hợp, thiếu khoa học thì không những hiệu quả tiết học không cao mà còn làm cho nhận thức của HS về môi trường bị lệch lạc,tiết

học kém sinh động, không hình thành được ở HS những phẩm chất đạo đức, lối sống văn minh,văn hóa cũng như các kĩ năng BVMT.

Qua dự giờ tiết dạy của GV,chúng tôi thấy rằng: Mặc dù các GV đã nhận thức được hiện tượng ô nhiễm môi trường hiện nay và vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người.GV cũng đã nhận ra khả năng GDBVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học là rất lớn.Tuy nhiên, việc lồng ghép nội dung GDBVMT đưa vào môn học còn rất hạn chế.Các GV chưa linh hoạt, chưa khai thác hết nội dung GDBVMT trong các bài học Đạo đức và xem đây là nhiệm vụ khá nặng nề.

Các GV chủ yếu còn dừng lại ở mức độ dùng lời nói của cô và hỏi HS về kiến thức môi trường chứ chưa chú trọng đến những hoạt động và việc làm cụ thể nhằm tác động đến hành vi BVMT của HS.Chính vì vậy, ý thức BVMT của HS còn rất thấp, làm cho tiết học cũng trở nên đơn điệu và tẻ nhạt hơn.

Trong quá trình dạy học Đạo đức, giáo viên chưa thực sự có ý thức đề cao vai trò của việc tích hợp GDBVMT cho HS.Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ nhận thức của một số GV còn hạn chế.Hơn nữa,việc GDBVMT trong dạy học Đạo đức chưa có tính thống nhất.

Những nguyên nhân trên đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả của việc GDBVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS.

Ngoài ra, cũng có một số GV đã có cách lồng ghép nội dung GDBVMT thông qua dạy học Đạo đức một cách mềm dẻo, song chưa quan tâm nhiều đến sự tác động của nó lên ý thức của HS nên nội dung tích hợp còn quá đơn giản, rời rạc, chưa có sự chuẩn bị chu đáo nên chưa phát huy được hết khả năng GDBVMT cho HS trong quá trình hướng dẫn HS làm quen với môi trường xung quanh, hình thành nhân cách, hành vi đúng đắn của HS với môi trường.

- Tuy nhiên,việc tích hợp kiến thức MT vào môn Đạo đức của phần lớn GV hiện nay còn mang tính cơ học, lắp ghép, tản mản, không hệ thống và chưa thống nhất trong toàn chương trình. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện mục tiêu, nội dung GDBVMT thông qua môn Đạo đức.

- Hiện nay vẫn chưa có một bộ tài liệu nào mang tính chất tổng hợp đề cập tới các vấn đề như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDBVMT cho HS tiểu học qua môn học này.

- Do chưa được đào tạo và bồi dưỡng về GDBVMT trong môn Đạo đức nên đa số các giáo viên còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc xác định các hình thức và phương pháp tổ chức GDBVMT cho Hs tiễu học thông qua bộ môn này.

Thực trạng công tác GDBVMT như vậy đã dẫn đến hậu quả là : HS mới có được những biểu tượng và tri thức sơ đẳng về MT sống, về vệ sinh MT , song những tri thức đó chưa đủ để hình thành ở các em các thái độ trách nhiệm đối với MT: Hầu như các HS chưa có được những kỹ năng và hành vi bảo vệ MT cần thiết.

Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó do nguyên nhân chủ yếu thuộc về vấn đề bồi dưỡng nâng cao khả năng cho giáo viên và sự chỉ đạo của ngành giáo dục về nội dung, chương trình kiểm tra, đánh giá trong GDBVMT của phân môn Đạo đức. Thực tế trên là cơ sở để các nhà làm chính sách, chiến lược về GDBVMT có những giải pháp cụ thể triển khai GDBVMT trong các nhà trường nói chung và các trường tiểu học nói riêng. 2.3. Nguyên nhân của thực trạng:

2.3.1. Nguyên nhân thành công:

Từ những thực trạng trên chúng tôi thấy rằng, công tác GDBVMT cho HS các trường tiểu học qua môn Đạo đức ít nhiều đã đạt kết quả.Có được điều này, đó là có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, đặc biệt là

Phòng Giáo Dục và ĐàoTạo, cũng như Ban Giám hiệu các nhà trường. Mặt khác, giáo viên đã có bộ tài liệu hướng dẫn giảng dạy tích hợp GDBVMT trong các môn học. Điều kiện dạy học về GDBVMT cũng đã được cải thiện, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet,… giáo viên có thể tải các trang tin, hình ảnh về môi trường và công tác GDBVMT để làm tư liệu giảng dạy, cơ sở vật chất được đầu tư từ các dự án đáp ứng tốt cho công tác giáo dục nói chung và GDBVMT nói riêng.

2.3.2. Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót:

Tuy nhiên, công tác giáo dục trong đó có GDBVMT ở các trường tiểu học vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Đó là mặt nhận thức, thái độ, hành động và việc sử dụng các biện pháp GDBVMT cho HS trong môn Đạo đức còn nhiều hạn chế. Sỡ dĩ còn tình trạng trên là vì:

- Giáo viên chưa được đào tạo chuyên môn, tập huấn về công tác GDBVMT trong môn Đạo đức. Nội dung GDBVMT chỉ được đề cập trong một số buổi bồi dưỡng tập trung, các buổi học chuyên đề do Phòng Giáo Dục và Đào Tạo tổ chức. Mặt khác, ngay cả trong chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên của các trường sư phạm, nội dung GDBVMT chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, giáo viên chưa đủ kiến thức và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ GDBVMT. GDBVMT được lồng ghép trong môn Đạo đức nhưng các tài liệu hướng dẫn “GDBVMT trong nhà trường” còn quá ít, chưa có tài liệu hướng dẫn một cách rõ ràng cách giảng dạy kiến thức GDBVMT và các kĩ năng cần thiết thông qua các môn học. Mặt khác, do cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu các thiết bị nghe- nhìn nên việc áp dụng phương pháp dạy học mới gặp nhiều khó khăn, giáo viên ít có điều kiện để cập nhật thông tin về GDBVMT trong khu vực và quốc tế, cảnh quan trường học, lớp học nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện GDBVMT. HS chưa có đủ tài liệu tham khảo về GDBVMT.

- Giáo viên, HS và phụ huynh chỉ tập trung nhìn nhận tầm quan trọng của môn Toán, Tiếng Việt hay những môn học có trong hệ thống thi cử (nhất là đối với HS cuối bậc tiểu học).Trong khi đó, nội dung GDBVMT trong môn Đạo đức chưa được chú ý đúng mức do đánh giá bằng nhận xét còn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 51)