Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 87 - 94)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.6.Kết quả thực nghiệm

Về kiến thức:

Để kiểm định hiệu quả của các biện pháp, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh hai mẫu tương quan: Cho HS làm bài kiểm tra và đánh giá theo thang điểm 10 trước và sau khi sử dụng các biện pháp, sau đó chọn ngẫu nhiên 30 bài để chấm điểm và tính đại lượng kiểm dịnh theo công thức Điểm trung bình: X = ∑ = k i N 1 1 nixi

Trong đó: ni là tần số xuất hiện điểm số xi

N là tổng số HS TN

k là tần số xuất hiện điểm

X là điểm trung bình Lớp Tổng số HS Điểm số X Độ lệch điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN4A1 30 0 0 0 0 0 3 4 6 7 5 5 7,7 0,8 ĐC4B1 30 0 0 0 2 1 5 5 7 6 3 1 6,9 TN4A2 30 0 0 0 0 1 2 3 7 8 7 2 7,6 1,4 ĐC4B2 30 0 0 0 2 2 6 7 6 4 3 0 6,2 TN5A1 30 0 0 0 0 0 4 2 8 8 6 2 7,5 1,0 ĐC5B1 30 0 0 0 4 3 6 5 5 4 3 0 6,5 TN5A2 30 0 0 0 0 1 3 4 5 6 8 3 7,6

1,5 ĐC5B2 30 0 0 0 2 3 7 6 6 3 3 0 6,1 TN 120 0 0 0 0 2 12 13 26 29 26 12 7,62 1,4 ĐC 120 0 0 0 1 0 9 24 23 24 17 12 1 6,22

- Từ các bảng trên ta thấy: Điểm trung bình bài thi kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường ở các lớp TN cao hơn ở các lớp ĐC một cách rõ rệt ( điểm trung bình ở các lớp TN là 7,62 trong khi đó ở các lớp ĐC là 6,22 )

- Ở nhóm TN hầu hết các HS đạt kết quả khá- giỏi ( Giỏi 31,7%, khá 45,8% ), tỉ lệ HS yếu chiếm một tỉ lệ rất nhỏ( 1,7 %) còn ở các lớp ĐC tỉ lệ học sinh đạt điểm khá- giỏi thấp, điểm yếu vẫn còn chiếm tỉ lệ cao ( yếu 15,8 %).

- Tóm lại, so sánh kết quả sau TN về kiến thức giữa nhóm TN và nhóm ĐC cho thấy: Nhóm TN đạt kết quả ở mức độ cao toàn diện so với nhóm ĐC. Điều đó chứng tỏ sử dụng giải pháp GDBVMT về đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp dạy học GDBVMT là khả thi và hiệu quả.

Về thái độ:

- Để đánh giá thái độ của HS đối với môi trường, chúng tôi cho các em làm một số bài trắc nghiệm, một số bài tập tình huống, sau đó kiểm chứng kết quả thông qua mối tương quan giữa kiến thức, thái độ và tính bằng công thức tương quan thứ bậc Sperman( R).

Rs = 1- ) 1 ( 6 2 − ∑ n n di (-1≤ Rs ≤ 1) - Trong đó: di là hiệu số thứ bậc n là tổng số học sinh

- Kết quả tính toán cho thấy, giữa kiến thức và thái độ có mối tương quan chặt chẽ ( R> Rs). Điều đó chứng tỏ HS TN có thái độ tích cực đối với vấn đề GDBVMT hơn HS nhóm ĐC,

Về kĩ năng bảo vệ môi trường:

Sau khi tiến hành TN, chúng tôi kiểm tra những kĩ năng của HS bằng hệ thống các bài tập thực hành và nhận thấy sự khác biệt giữa nhóm HS nhóm ĐC và nhóm TN. Kết quả bài thực hành kĩ năng bảo vệ môi trường cuả lớp TN và lớp ĐC. Kết quả đó thể hiện qua bảng sau:

Lớp Tổng số HS Điểm số X Độ lệch điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN4A1 30 0 0 0 0 0 3 3 6 7 6 5 7,8 1,2 ĐC4B1 30 0 0 0 2 1 5 5 7 6 3 1 6,6 TN4A2 30 0 0 0 0 0 2 4 5 8 7 4 7,9 1,8 ĐC4B2 30 0 0 0 1 4 7 7 4 4 3 0 6,1 TN5A1 30 0 0 0 0 0 3 3 6 5 6 7 8,0 1,9 ĐC5B1 30 0 0 0 2 3 7 6 5 4 3 0 6,1 TN5A2 30 0 0 0 0 0 3 3 5 6 8 5 7,9 1,6 ĐC5B2 30 0 0 0 2 2 7 6 6 3 3 1 6,3 TN 120 0 0 0 0 0 11 13 22 26 27 21 7,9 1,62 ĐC 120 0 0 0 7 1 0 26 24 22 17 12 2 6,28

Như vậy, sau TN, trình độ kĩ năng bảo vệ môi trường giữa nhóm TN và nhóm ĐC có sự khác nhau rõ rệt. Cụ thể:

Điểm trung bình cộng của HS nhóm TN cao hơn nhóm ĐC ( nhóm TN là 7,9, nhóm ĐC là 6,28). HS nhóm TN đã biết quan sát, nhận biết và biết cách thực hiện một số biện pháp để bảo vệ rừng, để tiết kiệm nước, cách vệ sinh cá nhân, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp giảm ô nhiễm,…

Ở nhóm TN, tỉ lệ HS đạt kết quả cao hơn hẳn HS nhóm ĐC ( ở lớp TN loại giỏi chiếm 40%, khá 40%, trong khi đó ờ ĐC tỉ lệ HS đạt loại giỏi chỉ chiếm 11,7%, khá chiếm 32,5%). Tỉ lệ HS đạt loại yếu ở lớp TN là 0%, trong khi đó lớp ĐC là 14,2%.

Kết luận chung về thực nghiệm

Theo kết quả kiểm tra ban đầu, chúng tôi thấy lớp TN và lớp ĐC có trình độ tương quan nhau, tức các em có cùng một điểm xuất phát. Sau quá trình TN, chúng tôi thấy được sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức, kĩ năng, thái độ và xu hướng hành vi của nhóm HS lớp TN. Cụ thể: Điểm trung bình các bài kiểm tra kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường ở lớp TN cao hơn lớp ĐC.Mặc khác, ở các lớp TN, các em trở nên quan tâm , chú ý đến vấn đề môi trường hơn, biết cách chia sẻ cho nhau những hiểu biết về môi trường, những kinh nghiệm về hành vi bảo vệ môi trường; HS tích cực, chủ động, mạnh dạn hơn trong việc trình bày các ý tưởng, sáng kiến của mình, các em trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động; không chỉ dừng lại ở việc nghe và làm theo hướng dẫn, các em đã chủ động tham gia vào việc xây dựng các kế hoạch bảo vệ môi trường ở trường, lớp và địa phương; các em đã biết sử dụng thành thạo các kĩ năng bảo vệ môi trường

cần thiết trong cuộc sống; các em đã chủ động hơn trong việc tuyên truyền mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường.

Những kết quả trên cho thấy:

Việc tổ chức GDBVMT cho HS thông qua các môn học với những biện pháp giáo dục phù hợp sẽ giúp HS có hiểu biết nhiều hơn về môi trường và bảo vệ môi trường, từ đó, làm cho HS tiểu học hiểu rõ về trách nhiệm của mình đới với việc bảo vệ môi trường. Qua đó, các em có hành vi thiết thực để bảo vệ môi trường như tiết kiệm điện, tiết kiệm nước…

Những biện pháp GDBVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu mà chúng tôi đã đề xuất là phù hợp với trình độ của GV, HS cũng như điều kiện của nhà trường tiểu học hiện nay.

Kết luận chương 3

Để tạo sự chuyển biến về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi, phải trải qua một quá trình giáo dục liên tục từ lớp nọ đến lớp kia, phải kết hợp nhiều hinh thức giáo dục và nhiều lực lượng giáo dục.

Kiến thức môi trường được tích hợp, lồng ghép trong các môn học để thực hiện tốt mục tiêu GDBVMT, GV cần khai thác triệt để các nội dung bài học. Ngoài ra, GV cũng cần căn cứ vào đặc điểm tâm lí và lứa tuổi để chủ động lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với thực tế và nhận thức của HS, đặc biệt là trong việc tổ chức các hoạt động độc lập và trong giảng dạy lồng ghép trong môn Đạo đức thì việc khai thác nội dung bài cần xây dựng, thiết kế kiểu môđun dạy học để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, trong việc nắm bắt kiến thức và hình thành kĩ năng, thái độ.

Việc hình thành các kĩ năng nghiên cứu và kĩ năng bảo vệ môi trường phải được tổ chức thường xuyên, từ đơn giản tới phức tạp. Dần dần biến

những kĩ năng đó thành thói quen bảo vệ môi trường bằng cách xây dựng dư luận tập thể tích cực, động viên, khuyến khích các em và biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để hình thành cho HS thái độ tích cực đối với những vấn đề môi trường, phải kết hợp nhiều biện pháp và phải trải qua một quá trình chuyển biến từ kiến thức tới thái độ. Các biện pháp phải tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với thiên nhiên, tham gia các trò chơi sắm vai, thi hùng biện…là các biện pháp mang lại hiệu quả cao. Mặt khác, giáo dục thái độ cho các HS các lớp nhỏ dễ hơn cho các HS lớp lớn, do đó giáo dục thái độ cho HS cần phải bắt đầu từ những lớp nhỏ, khi mà cảm xúc các em chưa ổn định .

Việc giáo dục hành vi cho HS không phải là đơn giản mà phải trải qua một quá trình, phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố, có sự kiểm soát của các tỗ chức trong và ngoài nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trước những thách thức về môi trường hiện nay thì GDBVMT được coi là giải pháp hữu hiệu nhất và lâu dài để bảo vệ và phát triển môi trường. GDBVMT trong nhà trường phổ thông nói chung và trong trường tiểu học nói riêng đã trở thành nhu cầu cấp thiết nhằm tăng hiểu biết của HS về tự nhiên, xã hội và góp phần hình thành cho HS thế giới nhân sinh quan đúng đắn trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, ở học sinh tiểu học, nó được tiến hành chủ yếu thông qua các môn học, trong đó có Đạo đức. Nhưng trên thực tế, kết quả GDBVMT chưa mang lại hiệu quả cao. Một trong những nguyên nhân chính là giáo viên tuy đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề GDBVMT ở bậc tiểu học, song do chưa được đào tạo, tập huấn đầy đủ về GDBVMT nên GV chưa có hiểu sâu sắc về vấn đề này. Các cấp ,

các ngành vẫn chưa quan tâm đúng mức. Thực trạng này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp tri thức, hình thành kĩ năng, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường của HS. Do đó, HS mặc dù đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ môi trường, song thái độ trách nhiệm của các em đối với môi trường chưa sâu sắc, vẫn còn một khoảng cách khá xa giữa mặt nhận thức và thái độ, hành vi ứng xử của các em đối với môi trường. Chính vì vậy, việc đề xuất một số biện pháp GDBVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học là một yêu cầu cấp thiết nhằm mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác GDBVMT, góp phần đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện cho HS.

Từ việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề sau:

- Hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài: khái niệm môi trường, GDBVMT, khái niệm biện pháp, biện pháp GDBVMT. Đó là cơ sở lí luận để đề xuất các biện pháp GDBVMT cho HS cuối bậc tiểu học thông qua dạy học môn Đạo Đức.

- Điều tra, khảo sát để làm sáng tỏ thực trạng GDBVMT ở các trường tiểu học Quận Bình Tân, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đó. Đó là những căn cứ quan trọng để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDBVMT cho HS.

- Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn để xây dựng một số biện pháp GDBVMT cho HS cuối bậc tiểu học thông qua dạy học môn Đạo Đức mang tính khoa học, khả thi, phù hợp với đặc điểm tâm lí của HS tiểu học.

- Để kiểm nghiệm hiệu quả các giải pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành TN ở trường tiểu học. TN được tiến hành một cách khoa học theo một quy trình chặt chẽ đã chứng tỏ rằng khi tiến hành GDBVMT cho HS với những biện pháp giáo dục đa dạng, phù hợp với điều kiện cụ thể, tạo ra sự

chuyển biến tích cực về thái độ, kỹ năng và hành vi bảo vệ môi trường cho HS..

- Đề tài đã góp phần giải quyết được một số vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong giáo dục hiện nay là tìm kiếm một mô hình, một biện pháp cụ thể trong GDBVMT.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 87 - 94)