1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu học môn bóng chuyền của học sinh khối 11 trường THPT ba đình nga sơn thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học

46 830 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 362,5 KB

Nội dung

Trang 1 khóa Luận tốt nghiệp đại họcThực trạng và một số giải pháp nhằm đáp ứngnhu cầu học môn bóng chuyền của học sinh khối 11trờng THPT Ba Đình - Nga Sơn - Thanh HóaSinh viên thực hiện

Trang 1

khóa Luận tốt nghiệp đại học

Thực trạng và một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu học môn bóng chuyền của học sinh khối 11

trờng THPT Ba Đình - Nga Sơn - Thanh Hóa

Sinh viên thực hiện: Trịnh Văn Tuấn

Vinh – 2011 2011

Trang 2

khóa Luận tốt nghiệp đại học

Thực trạng và một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu học môn bóng chuyền của học sinh khối 11

trờng THPT Ba Đình - Nga Sơn - Thanh Hóa

Giáo viên hớng dẫn: GVC.ThS lê mạnh hồng Sinh viên thực hiện : Trịnh Văn Tuấn

Lớp : 48A – 2011 GDQP

Vinh – 2011 2011

Trang 3

người hướng dẫn chỉ đạo, nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp cuối khoá này.

Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa thể dục trường Đại học Vinh, các thầy cô giáo tổ thể dục – quốc phòng và toàn thể các em học sinh trường THPT Ba Đình – Nga Sơn – Thanh Hoá đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Và qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập xử lý số liệu của đề tài.

Dù đã cố gắng hết sức mình nhưng điều kiện về thời gian cũng như điều kiện không cho phép, đề tài mới chỉ bước đầu nghiên cứu trong phạm

vi hẹp, nên không tránh khỏi những sai sót nhất định Vì vậy, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các bạn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 5 năm 2011

Người thực hiện

Trịnh Văn Tuấn

Trang 4

Bảng 1

Bảng 2 Thực trạng sân bãi, dụng cụ dành cho tập luyện TDTT ở

trường THPT Ba Đình – Nga Sơn – Thanh Hóa 14Bảng 3 Những môn thể thao được học sinh khối 11 trường THPT

Bảng 5 Kinh phí phục vụ cho hoạt động TDTT hàng năm của

trường THPT Ba Đình – Nga Sơn – Thanh Hóa 18

Bảng 6

Kết quả học tập môn bóng chuyền từ học kỳ II năm học

2009 -2010 đến kỳ II năm học 2010 -2011của học sinh

khối 11 trường THPT Ba Đình – Nga Sơn – Thanh Hóa

19

Bảng 7 Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên đối với môn học

Bảng 8:

Đánh giá mức độ hứng thú học môn bóng chuyền của học

sinh khối 11 trường THPT Ba Đình – Nga Sơn – Thanh

Hóa

22

Trang 6

Biểu đồ 1 học sinh khối 11 trường THPT Ba Đình – Nga Sơn –

Thanh Hóa

15

Biểu đồ 2

Đánh giá nhịp tăng trưởng, kinh phí hàng năm phục

vụ công tác giáo dục thể chất và phong trào thể dục

thể thao của nhà trường

29

Biểu đồ 3

Đánh giá mức độ tập luyện môn bóng chuyền của

học sinh khối 11 trường THPT Ba Đình – Nga Sơn –

Thanh Hóa

30

Biểu đồ 4

Đánh giá kết quả học tập môn bóng chuyền của học

sinh khối 11 trường THPT Ba Đình – Nga Sơn –

Thanh Hóa

31

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG KHÓA LUẬN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG KHÓA LUẬN

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Đặc điểm tính chất của môn bóng chuyền 3

1.2 Đặc điểm giải phẩu sinh lý lứa tuổi trung học phổ thông 4

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

2.1 Đối tượng nghiên cứu 7

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

2.2.2 Nhiệm vụ 1 7

2.2.3 Nhiệm vụ 2 7

2.3 Phương pháp nghiên cứu 8

2.3.1 Phương pháp đọc và tổng hợp tài liệu 8

2.3.2 Phương pháp phỏng vấn 8

2.3.4 Phương pháp toán học thống kê 8

2.4 Tổ chức nghiên cứu 9

2.4.1 Thời gian nghiên cứu 9

2.4.2 Địa điểm nghiên cứu 10

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 11

3.1 Xác định thực trạng về môn bóng chuyền ở trường THPT Ba Đình – Nga Sơn – Thanh Hóa 11

Trang 8

sinh nhóm thực nghiệm 24

3.3.1 Nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường 24

3.3.2 Nâng cao được vị trí, vai trò, tác dụng khi học tập và tập luyện môn bóng chuyền 25

3.3.3 Đảm bảo cơ sở, vật chất, khinh phí phục vụ công tác học tập và giảng dạy môn bóng chuyền trong nhà trường 25

3.3.4 Cải tiến phương pháp giảng dạy môn thể dục, mạnh dạn đưa môn học bóng chuyền thành môn tự chọn bắt buộc trong những giờ học thể dục 26

3.3.5 Tăng cường và nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên .27

3.3.6 Tổ chức xúc tiến các hoạt động thi đấu bóng chuyền ngoại khoá, xây dựng câu lạc bộ bóng chuyền trong các chi đoàn trong nhà trường và thường xuyên tổ chức các giải thể thao 27

KẾT LUẬN 33

KIẾN NGHỊ 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

PHỤ LỤC 37

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một bộ phận cơ bản trong hệthống giáo dục thể chất quốc gia Đây là một trong những vấn đề đượcĐảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm góp phần không nhỏ cho sự pháttriển của đất nước Thế hệ trẻ được giáo dục đào tạo là khỏe về thể chất vàsảng khoái về tinh thần Có khả năng lao động trí óc, lao động cơ bắp mộtcách sáng tạo, mưu trí dũng cảm trong chiến đấu và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ

sự nghiệp của Đảng Việc tập luyện thể dục, bồi dưỡng sức khỏe được Bác

Hồ xác định đó là quyền lợi, là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân

yêu nước: “Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng

nên làm và ai cũng làm được… Dân cường thì nước thịnh Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục Tự tôi ngày nào cũng tập”

Mục tiêu công tác giáo dục thể chất trong nhà trường đến năm 2015

của nước ta là: “Xây dựng và bước đầu hoàn thiện Giáo Dục thể chất trong

trường học từ cấp mầm non đến đại học, thực hiện dạy thể dục một cách nghiêm túc và thực hiện chế độ giáo dục thể chất trong nhà trường”.

Hiện nay bóng chuyền là một trong những môn đã và đang đượcphát huy mạnh mẽ thu hút đông đảo các tầng lớp trong nhân dân tham giatập luyện Vì bóng chuyền là sự tổng hợp của những phương pháp và biệnpháp chuyên môn về giáo dục thể chất, được nảy sinh trong quá trình pháttriển của lịch sử loài người Tính chất chuyên môn của hoạt động bóngchuyền có ảnh hưởng rất lớn đến người tập về mặt giáo dục Việc tổ chứctập luyện chặt chẽ, nghiêm khắc yêu cầu cao về tính chính xác thực hiệnđộng tác, vẽ đẹp của động tác và cơ thể người tập, khơi dậy ở mỗi conngười ý thức tự rèn luyện khát vọng vươn tới cái đẹp của nghệ thuật và sựhoàn thiện

Trang 10

Ngoài ra khi tập luyện bóng chuyền nó có tác dụng củng cố và nângcao sức khỏe, giáo dục cho con người những phẩm chất quí giá như: Tínhtập thể, tinh thần đoàn kết, lòng dũng cảm và những phẩm chất ý chí vữngvàng tạo cho họ có đủ năng lực trong cuộc sống và sự nghiệp, góp phầnxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Thế nhưng thực tiễn giảng dạy bóng chuyềnhiện nay ở các trường phổ thông cho thấy không phải bất cứ một trườngphổ thông nào cũng đáp ứng đầy đủ dụng cụ sân bãi và đội ngũ giáo viêncho các em học tập môn bóng chuyền Vì vậy chúng tôi đã tiến hành

nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu

cầu học môn bóng chuyền của học khối 11 sinh trường THPT Ba Đình Nga Sơn – Thanh Hóa”.

-Mục tiêu của đề tài.

- Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu học môn bóng chuyền củahọc sinh khối 11 trường trung học phổ thông Ba Đình - Nga Sơn – ThanhHóa

- Hiệu quả của việc ứng dụng một số giải pháp nhằm đáp ứng nhucầu của học môn bóng chuyền cho học sinh khối 11 trường trung học phổthông Ba Đình - Nga Sơn – Thanh Hóa

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Đặc điểm tính chất của môn bóng chuyền

“Bóng chuyền là môn thể thao mà khi hoạt động chủ yếu dùng bàn tay vàcẳng tay trực tiếp đánh vào bóng”

Hai đội thi đấu ở hai bên sân, mỗi bên 6 người, có lưới ngăn cách ởgiữa sân, số lần chạm bóng không quá 3 lần ở mỗi đội

Thời gian thi đấu không quy định, kết quả thi đấu tình theo hiệp vàđiểm, có thể thi đấu 5 hiệp hoặc 3 hiệp mỗi trận: thắng 3 hoặc 2 coi nhưthắng cuộc mỗi hiệp có số điểm là 25, nếu có tỷ số các hiệp thông thườngbằng nhau 24 /24 thì đội thắng phải cách 2 điểm Hiệp quyết thắng 15điểm, nếu hai đội có tỷ số 14/14 thì đội thắng phải cách 2 điểm

Quá trình thi đấu bóng qua lại hai bên sân, có thể chạm vào lướitrong phạm vi đã được luật quy định đều coi là hợp lệ còn nếu bóng chạmsân hoặc bất cứ một chướng ngại nào đều coi là bóng hỏng

Hoạt động bóng chuyền là hoạt động không chu kỳ, trong thi đấuthường xuyên có những tình huống khác nhau xảy ra và diễn biến liên tục

vị trí thi đấu của vận động viên luôn thay đổi sau mỗi lần tranh giảnh quyềnphát bóng và vị trí đấu thủ luân chuyên theo chiều kim đồng hồl do vậy đòihỏi mỗi đấu thủ phải cố thể lực tốt, trình độ kỹ chiến thuật toàn diện biếtvận dụng các tư thế kỹ thuật khác nhau như vậy mới có khả năng hoànthành chức năng, nhiệm vụ ở bất kỳ vị trí nào trên sân

Kỹ chiến thất luôn thau đổi, biến hóa đa dạng nhưng vẫn mang tínhchất liên hoàn, nhịp điệu

Có tính hấp dẫn, sôi nổi, sinh động

Trang 12

Điều kiện bị đơn giản, dễ tập, thi đấu hấp dẫn dễ phổ cập, được quầnchúng ưa thích tập luyện.

Thi đấu bóng chuyền có tính chất đối kháng cao nhất là khâu đậpbóng và chắn bóng

1.2 Đặc điểm giải phẩu sinh lý lứa tuổi trung học phổ thông

Lứa tuổi trung học phổ thông là lứa tuổi đầu thanh niên, là thời kỳđạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể cònkém so với sự phát triển cơ thể của nguời lớn Có nghĩa là ở lứa tuổi này cơthể các em đang phát triển mạnh, khả năng hoạt động của các cơ quan vàcác bộ phận cơ thể được nâng cao Cụ thể là :

* Hệ vận động

- Hệ xương: Ở lứa tuổi này phát triển một cách đột ngột về chiều dài,

độ dày, đàn tính xương giản, độ giản xương do hàm lượng Magie, photpho,canxi trong xương tăng Quá trình cốt hóa xương ở các bộ phận chưa hoàntất Chỉ xuất hiện ở một số bộ phận cơ ( cột xương sống ) Các tổ chức sụnđược thay thế bằng mô xương nên cùng với sự phát triển chiều dài củaxương cột sống thì khoảng cách biến đổi của cột sống không giảm mà tráilại tăng lên có xu hướng cong vẹo Vì vậy trong quá trình giảng dạy cầntránh cho học sinh tập luyện với dụng cụ có trọng tải quá nặng và các hoạtđộng gây chấn động quá mạnh

- Hệ cơ: Ở lứa tuổi này cơ của các em phát triển với tốc độ nhanh để

đi đến hoàn thiện, nhưng phát triển không đều và chậm hơn so với hệxương Cơ to phát triển nhanh hơn so với cơ nhỏ, cơ chi trên phát triểnnhanh hơn so với cơ chi dưới Khối lượng cơ tăng lên rất nhanh, đàn tính

cơ tăng lên không đều, chủ yếu nhỏ và dài Do vậy khi cơ hoạt động dẫn

Trang 13

đến chóng mệt mỏi Vì vậy khi tập luyện giáo viên giảng dạy cần chú ýphát triển cơ bắp cho các em.

* Hệ thần kinh

Ở lứa tuổi này hệ thống thần kinh trung ương đã khá hoàn thiện, hoạtđộng phân tích trên vỏ não về tri giác có định hướng sâu sắc hơn Khả năngnhận hiểu cấu trúc động tác và tái hiện chính xác hoạt động vận động đượcnâng cao Ngay từ tuổi thiếu niên đã diễn ra quá trình hoàn thiện cơ quanphân tích và những chức năng vận động quan trọng nhất, nhất là các cảmgiác bản thể trong điều kiện động tác Ở lứa tuổi này học sinh không chỉhọc các học phần động tác đơn lẻ như trước ( chạy, nhảy, bật, bay và chạmđất khi nhảy, ném tại chỗ và có đà….) mà chủ yếu là từng bước hoàn thiệnnhững phần đã học trước thành các liên hợp động tác tương đối hoàn chỉnh,

ở các điều kiện khác nhau, phù hợp với từng đặc điểm của học sinh Vì vậykhi giảng dạy cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện, vận dụng các hìnhthức trò chơi, thi đấu để hoàn thành tốt những bài tập đã đề ra

* Hệ hô hấp

Ở lứa tuổi này phổi của các em phát triển mạnh nhưng chưa đều,khung ngực còn nhỏ, hẹp nên các em thở nhanh và nông, không có sự ổnđịnh của dung tích sống, không khí, đó chính là nguyên nhân làm cho tần

số hô hấp của các em tăng cao khi hoạt động và gây nên hiện tượng thiếuôxy, dẫn đến mệt mỏi

Trang 14

của tim đối với các lượng vận động thể lực đã khá chính xác, tim trở nêndẻo dai hơn.

Từ những đặc điểm tâm lý để lựa chọn một số bài tập bổ trợ trên cơbản khối lượng, cường độ phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học phổthông, đặc biệt khi áp dụng các bài tập bổ trợ cần căn cứ vào đặc điểm thểlực phù hợp với khối lượng vận động Đồng thời điều chỉnh thời gian tậpluyện cho phù hợp tâm sinh lý của học sinh để cho quá trình giảng dạy đạtkết quả cao, giúp cho học sinh trở thành con người phát triển toàn diện vềthể chất, tinh thần Đồng thời nâng cao kết quả học tập và phần nào lôicuốn các em hăng say tham gia tập luyện và thi đấu ở trường phổ thông

Trang 15

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh khối 11 trường trung học phổ thông Ba Đình Nga Sơn Thanh Hóa

-2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích mà đề tài nghiên cứu đặt ra chúng tôi phảitiến hành giải quyết 2 nhiệm vụ dưới đây

2.2.2 Nhiệm vụ 1

Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu học môn bóng chuyền của học sinh khối 11 trường trung học phổ thông Ba Đình - Nga Sơn – Thanh Hóa.

- Xác định thực trạng, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để họcmôn bóng chuyền cho học sinh khối 11 trường THPT Ba Đình - Nga Sơn -Thanh Hóa

- Đánh giá nhu cầu học môn bóng chuyền của học sinh khối 11trường THPT Ba Đình - Nga Sơn - Thanh Hóa

2.2.3 Nhiệm vụ 2

Hiệu quả của việc ứng dụng một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu học môn bóng chuyền cho học sinh khối 11 trường THPT Ba Đình - Nga Sơn – Thanh Hóa.

- Xác định các giải pháp để đáp ứng nhu cầu học môn bóng chuyềncho học sinh khối 11 trường THPT Ba Đình - Nga Sơn – Thanh Hóa

Trang 16

- Áp dụng các giải pháp để đáp ứng nhu cầu học môn bóng chuyềncho học sinh khối 11 trường THPT Ba Đình - Nga Sơn – Thanh Hóa.

- Đánh giá các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu học môn bóngchuyền cho học sinh khối 11 trường THPT Ba Đình - Nga Sơn – ThanhHóa

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra chúng tôi phải sử dụngmột số phương pháp sau:

2.3.1 Phương pháp đọc và tổng hợp tài liệu

Từ các văn kiện, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, sách, báo, tạp chí, tàiliệu khoa học, các phương tiện thông tin đại chúng và những kết quả cóliên quan đến đề tài đã được công bố, tiến hành phân tích tổng hợp phục vụcho việc nghiên cứu đề tài

2.3.2 Phương pháp phỏng vấn

- Sử dụng phiếu hỏi để phỏng vấn

- Phỏng vấn trực tiếp đội ngũ giáo viên và lớp

2.3.4 Phương pháp toán học thống kê

Phương pháp này dùng để sử lý số liệu đã thu thập được để rút ra kếtluận có thể tin cậy

Các công thức được sử dụng để tính bao gồm:

* Công thức tính %

* Tính số trung bình thống kê:

Trang 17

xi X

n i

n i x

X x

X X

B

B A A

B A

2  2

2.4 Tổ chức nghiên cứu

2.4.1 Thời gian nghiên cứu

Để tài này được tiến hành từ ngày 15/10 đến 15/5/2011 và được chialàm các giai đoạn sau:

Trang 18

1 15/10/2010 – 15/11/2010 Đọc tài liệu lựa chọn hướng nghiên cứu

2 15/11/2010 – 12/12/2010 Giải quyết nhiệm vụ 1 của đề tài

3 12/12/2010 – 25/4/2011 Giải quyết nhiệm vụ 2 của đề tài

4 25/4/2011 – 05/2011 Hoàn thiện khóa luận

2.4.2 Địa điểm nghiên cứu

- Trường đại học Vinh

- Tại trường THPT Ba Đình - Nga Sơn – Thanh Hóa

Trang 19

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1.Thực trạng về môn bóng chuyền ở trường THPT Ba Đình - Nga Sơn – Thanh Hóa

Trường THPT Ba Đình – Nga Sơn đã thực hiện đầy đủ chương trìnhGDTC của bộ giáo duc và đào tạo, mặt khác thường xuyên chú trọng đếncông tác TDTT quần chúng, thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khoá,thi đấu giữa các chi đoàn và thi đấu giao hữu với các đơn vị trong địa bànhuyện Môn bóng chuyền là một trong những môn thể thao đang còn khámới mẽ với đa số học sinh của trường THPT Ba Đình, tuy rằng trang bị vậtchất của nhà trường rất đầy đủ, nhưng qua tình hình thực tế thì trường hiệnnay vẫn chưa có sân bóng chuyền riêng Mặt khác trường Ba Đình là mộttrong năm trường chuẩn quốc gia của tỉnh Thanh Hoá, do đó phong tràohọc tập các môn văn hoá được đặt lên hàng đầu Do vậy, để tạo hứng thúcho các em học sinh học tập và chơi môn bóng chuyền vẫn đang còn rất ít,

và hầu như không có

Chúng tôi đã tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến công tácgiáo dục thể chất, phong trào học tập và chơi môn bóng chuyền của nhàtường Qua thực tế công tác giảng dạy và học tập TDTT ở trường THPT BaĐình, tất cả các giáo viên và học sinh đều thực hiện tốt và có mục đíchcông tác dạy học Số lương cán bộ giáo viên TDTT chưa đáp ứng đủ về sốlượng mặc dù trong thời gian gần đây đã được bổ sung Vấn đề này đượcthể hiện qua bảng 1

Trang 20

Bảng 1: Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường THPT Ba Đình – Nga Sơn – Thanh Hóa

Giai đoạn

Tổngsốgiáoviên

Giáoviênnữ

Tỉ lệHS/GV

Thâmniêntrên 10năm

Thạ

c sĩ

Đại học

Sư phạmhọcTDTTchínhquy

ĐạihọcTDTTtạichức

Cao đẳng

sư phạmTDTTchínhquy

Tuổi đời

Giáoviênmới

Trang 21

Nga Sơn – Thanh Hoá, đội ngũ cán bộ giảng dạy TDTT đã không ngừngphát triển về số lượng và nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị đểđáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo.

Thực trạng đội ngũ giáo viên trong tổ thể dục – quốc phòng củatrường qua hai giai đoạn 2001 – 2006 và 2006 – 2011 tương ứng với sự pháttriển quy mô đào tạo của trường được đánh giá như sau:

- Số lượng giáo viên giảng dạy là 6 giáo viên trong giai đoạn 2001 –

2006 thì tỷ lệ học sinh/giáo viên là 270 học sinh/giáo viên

- Trong giai đoạn hiện nay thì tỷ lệ học sinh/giáo viên đã được giảmxuống còn 231 học sinh/giáo viên Với đội ngũ giáo viên như hiện nay về cơbản đã đáp ứng được nhu cầu học tập các môn thể dục của học sinh trongtrường

Đối với trình độ giáo viên tốt nghiệp thạc sĩ TDTT là không có nhưng

về kinh nghiệm giảng dạy thì tổ thể dục - quốc phòng lại là tổ có thâm niênlâu năm trong nhà trường Đây cũng là tiềm năng góp phần to lớn cho việcthực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho các em học sinh trong nhàtrường, tổ chức tập luyện các đội tuyển, chỉ đạo phong trào, tổ chức và trọngtài các giải thể thao quần chúng trong nhà trường cũng như trong địa bànhuyện Nga Sơn

- Ngược lại, số giáo viên có tuổi đời lớn hơn 50 chiếm 1 giáo viên,không có giáo viên nào ở trình độ trung cấp, và đa phần các giáo viên đềuhọc ở các trường cao đẳng chính quy Do vậy về đào tạo, bồi dưỡng hoànthiện và nâng cao trình độ chuyên môn là rất cấp bách

Trang 22

thì cơ sở vật chất sân bãi và kinh phí dành cho công tác GDTC nói chungcũng như phong trào chơi và học tập môn bóng chuyền cho các em học sinh

là một vấn đề cần quan tâm, điều này được thể hiện qua bảng 2

Bảng 2: Thực trạng sân bãi, dụng cụ cho tập luyện TDTT ở trường THPT

Ba Đình – Nga Sơn – Thanh Hóa

Số lượng Chất lượng Số lượng Chất lượng

Chúng tôi đã tìm hiểu về những môn thể thao mà học sinh ưa thích vàthường xuyên tham gia tự tập qua phỏng vấn 500 em học sinh của 12 lớpkhối 11 bao gồm các lớp sau: 11A,11B, 11C, 11D, 11E, 11G, 11H, 11I,11K, 11 M, 11N, 11P

Với câu hỏi: Bạn ưa thích môn thể thao nào nhất? Bạn có thườngxuyên tập luyện môn thể thao đó không?

Trang 23

của nhà trường Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3: Những môn thể thao được học sinh khối 11 trường THPT Ba Đình – Nga Sơn – Thanh Hóa

sinh

Bóngchuyền Bóng đá

Bóngbàn Bóng rổ Cầu lông

Biểu đồ 1: Đánh giá được tỷ lệ các môn thể thao được ưa thích của học sinh

khối 11 trường THPT Ba Đình – Nga Sơn – Thanh Hóa

Qua đó ta thấy: các môn thể thao được ưa thích nhất là môn bóng đáchiếm tỷ lệ 39,4 %, môn bóng chuyền chiếm tỷ lệ 12 %, môn bóng rổ chiếm

tỷ lệ 26 %, môn cầu lông chiểm tỷ lệ 13,6 % và môn thể thao được các en ítchơi nhất là môn bóng bàn chiếm tỷ lệ 9%, trong các môn trên thì môn cầulông là môn nằm trong khung chương trình giảng dạy của bộ môn

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 Thực   trạng   đội   ngũ   giáo   viên   TDTT   trường   THPT   Ba - Thực trạng và một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu học môn bóng chuyền của học sinh khối 11 trường THPT ba đình   nga sơn   thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 1 Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường THPT Ba (Trang 4)
Bảng 1: Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường THPT Ba Đình – Nga Sơn – Thanh Hóa - Thực trạng và một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu học môn bóng chuyền của học sinh khối 11 trường THPT ba đình   nga sơn   thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 1 Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường THPT Ba Đình – Nga Sơn – Thanh Hóa (Trang 19)
Bảng 5: Kinh phí phục vụ hàng năm dành cho TDTT của trường THPT Ba  Đình – Nga Sơn – Thanh Hóa - Thực trạng và một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu học môn bóng chuyền của học sinh khối 11 trường THPT ba đình   nga sơn   thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 5 Kinh phí phục vụ hàng năm dành cho TDTT của trường THPT Ba Đình – Nga Sơn – Thanh Hóa (Trang 25)
Bảng 7: Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên đối với môn học qua   phỏng vấn cán bộ giáo viên - Thực trạng và một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu học môn bóng chuyền của học sinh khối 11 trường THPT ba đình   nga sơn   thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 7 Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên đối với môn học qua phỏng vấn cán bộ giáo viên (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w