Trờng Đại học Vinh Khoa : Giáo dục tiểu họcĐề tài nghiên cứu “Thực trạng kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục của sinh viên năm thứ IV khoa GD tiểu học tr
Trang 1Trờng Đại học Vinh Khoa : Giáo dục tiểu học
Đề tài nghiên cứu “Thực trạng kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh trong quá
trình dạy học và giáo dục của sinh viên năm thứ IV khoa GD tiểu học trờng
ĐH Vinh thông qua quá trình thực tập s phạm ” đợc thực hiện trong thời gianngắn, trong điều kiện không ít khó khăn Trong quá trình hoàn thành đề tài, ngoài
thực trạng kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh trong quá trình dạy học và giáo Dục của sinh viên năm thứ IV khoa gd tiểu học trờng Đh Vinh thông qua quá trình thực tập s phạm
Giáo viên hớng dẫn: ThS Dơng Thị Thanh Thanh
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hoài
Lớp: 44A2 – Tiểu học
Trang 2các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục tiểu học Đặc biệt tôi đã nhận đợc sự hớng
dẫn tận tình, chu đáo và khoa học của cô giáo hớng dẫn - ThS Dơng Thị Thanh Thanh Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Dơng Thị
Thanh Thanh đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ tôi trên con đờng nghiên cứu khoa học,cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục tiểu học, các bạn sinh viên lớp 44Akhoa Giáo dục tiểu học, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luậnvăn này
Là một sinh viên bớc đầu làm quen với công việc nghiên cứu khoa học, chắcchắn không tránh khỏi sai sót Rất mong đợc thầy cô, bạn bè đồng nghiệp đónggóp ý kiến để đề tài này hoàn thiện hơn
Vinh, tháng 5 năm 2007.
Tác giả
Lê Thị Hoài
Trang 3Mục lục
Trang
Chơng
1:
1.3 Sơ lợc về nội dung quy trình đào tạo giáo viên tiểu học có
1.3.1 Nội dung giảng dạy và học tập lí luận,thực hành môn học 45
2.1 Thực trạng kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh
của sinh viên năm IV khoa GD tiểu học trờng Đại họcVinh thông qua quá trình thực tập s phạm 49
2.1.2 Thực trạng kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh
của sinh viên năm thứ IV khoa GD tiểu học trờng Đại học
2.2 Quan hệ giữa kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh với các
2.2.1 Quan hệ giữa kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh của sinh
2.2.2 Quan hệ giữa kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh của sinh
2.3 Một số kiến nghị của sinh viên năm thứ IV khoa GD tiểu
học trờng ĐH Vinh đối với việc đào tạo về kiến thức và
kỹ năng tìm hiểu, chẩn đoán tâm lý học sinh 72
Trang 42.3.1 Đánh giá của sinh viên về mức độ phù hợp giữa nội dung
đào tạo của trờng về kiến thức và kỹ năng tìm hiểu chẩn
đoán tâm lý học sinh với yêu cầu về năng lực hiểu tâm lý
2.3.2 Kiến nghị của sinh viên khoa GD tiểu học năm IV… 74
Phần 1 : Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Nhà giáo dục học vĩ đại ngời Nga V.A Xukhômlinxki đã từng nói : “Để trởthành một giáo viên tốt, bạn hãy hiến dâng trái tim mình cho trẻ Dạy trẻ phải hiểutrẻ, phải trở thành trẻ ở mức độ nào đó Có nh vậy bạn mới tìm ra đợc chiếc chìakhoá thần kỳ để đi vào đời sống tâm hồn trẻ thơ”
Hiểu học sinh là một trong những nhân tố quyết định làm nên thành côngcủa ngời giáo viên Một ngời giáo viên muốn trở thành một giáo viên tốt, giáoviên giỏi thì điều quan trọng là phải biết hoà mình vào cuộc sống của trẻ, phải trởthành trẻ ở một mức độ nào đó, có nh vậy thì mới hiểu đợc trẻ đã có gì và đangcần gì? Tác động một cách tích cực vào mặt mạnh, hạn chế những tiêu cực đangtồn tại đan xen trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ
Nghề dạy học là một nghề phức tạp, mang tính sáng tạo bởi vì lao động sphạm của ngời thầy giáo gắn liền với nhân cách của thế hệ trẻ Đối tợng lao độngcủa ngời giáo viên đa dạng và phức tạp, luôn luôn biến đổi Đó là những con ngờisinh động có thế giới tâm lý phức tạp dồi dào sức phát triển, có những nét độc đáocủa đặc điểm cá nhân Nh K.Đ Usinxki đã nói : “Muốn giáo dục con ngời mộtcách toàn diện, phải hiểu con ngời một cách toàn diện” (1) Ngời giáo viên muốnthành công trong công tác của mình thì phải thấy rõ đợc những diễn biến tâm lýhết sức tinh tế của các em và hiểu học sinh đợc xem là điều kiện đầu tiên giúp chongời giáo viên đạt kết quả tốt trong công tác dạy học và giáo dục của mình
Hiểu học sinh là kết quả của một quá trình lao động đầy trách nhiệm thơngyêu, sâu sát học sinh, nắm vững môn mình dạy, am hiểu đầy đủ về tâm lý trẻ em,tâm lý học s phạm cùng một số phẩm chất tâm lý cần thiết nh sự “tinh ý” s phạm(quan sát) óc tởng tợng, khả năng phân tích và tổng hợp v v…
Trang 5Kỹ năng hiểu học sinh cũng nh các kỹ năng s phạm khác đợc hìnhthành dần dần, hoàn thiện trong quá trình học tập, rèn luyện ở trờng s phạm, thôngqua các đợt kiến tập và thức tập s phạm và trong quá trình giảng dạy, giáo dụcthực tiễn sau này của ngời giáo viên.
Thực tế trong quá trình thực tập s phạm tại các trờng tiểu học, chúng tôi thấygiữa giáo viên và học sinh đang còn có sự cách biệt về tuổi tác, địa vị xã hội, trình
độ kiến thức Giáo viên cha thực sự quan tâm đến đời sống của trẻ, cha hiểu đợcnhững gì có liên quan đến trẻ em Vì vậy việc dạy học vẫn cha đạt kết quả cao.Ngoài ra sinh viên đi thực tập s phạm cha có kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinhhoặc đã có kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh nhng cha đợc cao Vì vậy sinh viên
ra trờng vốn kiến thức, sự hiểu biết về học sinh còn ít, dẫn đến hiệu quả của côngtác giảng dạy tại các trờng tiểu học không cao
Là ngời giáo viên tiểu học tơng lai, chúng tôi ý thức đợc những khó khăn nàycủa nhà trờng tiểu học nên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu:
Thực trạng kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh trong quá trình dạy học và giáo
ợc tâm lý của học sinh và giúp cho họ có khả năng lựa chọn cách thức tác độngphù hợp nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngời giáo viên là hình thành và pháttriển nhân cách ngời học một cách toàn diện Xứng đáng với danh hiệu mà cố thủtớng Phạm Văn Đồng đã trao cho giáo viên: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhấttrong các nghề cao quí Nghề dạy học là nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghềsáng tạo Vì nó sáng tạo ra những con ngời sáng tạo” (1)
dục, 1969.
Trang 62 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh, nhữngthuận lợi, khó khăn của sinh viên khi tìm hiểu tâm lý học sinh trong quá trình thựctập s phạm Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao hiệuquả giáo dục và đào tạo
3 Khách thể, đối tợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tợng nghiên cứu.
Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh của sinh viên năm IV khoa GDtiểu học trờng ĐH Vinh thông qua thực tập s phạm
3.2 Khách thể và phạm vi nghiên cứu
-Nghiên cứu sinh viên năm IV khoa Giáo dục tiểu học thông qua quá trìnhthực tập s phạm
Tổng số sinh viên : 83 sinh viên
Nam : 3 sinh viên Nữ : 80 sinh viên
- Chỉ nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, không tác động
4 giả thuyết khoa học
- Đa số sinh viên đã có kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh nhng còn
ở mức độ cha cao, đặc biệt là các kỹ năng soạn phiếu điều tra học sinh
- Điều này có thể liên quan đến một số yếu tố nh : chơng trình đào tạo, thái
độ nghề nghiệp, học lực của sinh viên, …
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Tìm hiểu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài (kỹ năng, kỹ năng
s phạm, năng lực s phạm, hoạt động s phạm …) )
5.2 Thực trạng kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh của sinh viên năm IV trờng
ĐH Vinh khoa Giáo dục tiểu học thông qua thực tập s phạm.
5.3 Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới thực trạng đó Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp.
6 Phơng pháp nghiên cứu
6.1 Phơng pháp đọc sách và tài liệu.
Thu thập tài liệu, phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở
lý luận nghiên cứu, xây dựng khái niệm công cụ
6.2 Phơng pháp điều tra bằng câu hỏi.
Mục đích của bảng câu hỏi nhằm vào nội dung tìm hiểu thực trạng, ý kiến
đánh giá và sự đánh giá của sinh viên về khả năng thực hiện kỹ năng tìm hiểu đặc
Trang 7điểm tâm lý học sinh của bản thân họ cũng nh những kiến nghị của sinh viên đốivới nhà trờng.
6.3 Phơng pháp phỏng vấn.
Hỗ trợ cho phơng pháp trên nhằm mục đích khẳng định sự chính xác về thựctrạng kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh của sinh viên
6.4 Phơng pháp toán học thống kê.
Chúng tôi sử dụng phơng pháp thống kê toán học để xử lí các kết quả thu đợc
từ phơng pháp trên
Trang 8Phần 2 : Phần nội dung
Chơng 1 : Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề kỹ năng là đối tợng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Đặc biệt làcác nhà tâm lý học, giáo dục học rất quan tâm nghiên cứu đến kỹ năng nói chungcũng nh kỹ năng hoạt động s phạm của ngời giáo viên nói riêng
Công trình nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng phải kể đến là công trình nghiêncứu của nhà bác học lỗi lạc Hi Lạp cổ đại Arixtot (384 – 322 TCN) Trong tácphẩm “Bàn về tâm hồn” , Arixtot đặc biệt quan tâm đến phẩm hạnh của con ngời.Theo ông, nội dung của phẩm hạnh là : “Biết định hớng, biết làm việc, biết tìmtòi” và ông khẳng định ngời có phẩm hạnh là ngời có kỹ năng làm việc Điều nàychứng tỏ Arixtot đã coi kỹ năng nh một phẩm chất, một thành phần của phẩmhạnh con ngời
Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu củacác nhà giáo dục học nổi tiếng: I.A Cômenxki (Tiệp Khắc), J.J Rút xô (Pháp),KĐ Usinxki (Nga),… đã đề cập đến kỹ năng trí tuệ của học sinh và con đờnghình thành kỹ năng này Đầu thế kỷ XX tâm lý học hành vi ra đời, đại diện là J.Watsơn, B.F Skiner, E.L Thordike, Tolmen, Hull, … Mặc dù xuất phát từ quanniệm máy móc về con ngời trong vấn đề rèn luyện kỹ năng, song lý luận dạy họctheo chơng trình hoá của Skiner là một thành tựu mới trong lý luận dạy học ngàynay mà chúng ta cần học tập, nghiên cứu những mặt tiến bộ của nó Tolmen khinghiên cứu quá trình luyện tập của động vật cũng đi đến kết luận : sau một thờigian luyện tập, khả năng quen thực hiện động tác này hay động tác khác ngàycàng mau đi đến kết quả, càng đỡ tốn công sức, đờng đi ngày càng đỡ sai lầm hơnlần trớc Đó là khi động vật đã hình thành đợc “bản đồ nhận thức” ở não “Bản đồnhận thức” bao gồm cả lúc giả định, chờ đợi, quyết định, thực hiện đạt mục đích
Đây chính là một trong những đóng góp rất lớn của Tolmen mà các nhà tâm lýhọc, giáo dục học cần quan tâm nghiên cứu đầy đủ hơn nữa Vấn đề không chỉ làrèn luyện kỹ năng hành động mà cần phải hình thành kỹ năng tổ chức hành động.Việc nghiên cứu kỹ năng s phạm phục vụ đào tạo giáo viên đã đợc nhiều nhàkhoa học giáo dục trong và ngoài nớc bàn đến
Vào những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, vấn đề phẩm chất và năng lực nóichung của ngời giáo viên đợc nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả bàn
đến Sau đó có thời kỳ bị gián đoạn Đến năm 60 - 70 nó lại đợc phát triển mạnh
mẽ và cũng trong thời kỳ này vấn đề kỹ năng s phạm bắt đầu đợc chú ý Trong đóphải kể đến công trình nghiên cứu của Ph.N Gônôbôlin, M.M Rubin Stein, D.M
Trang 9Thôribốc, N.V Cudơmina, v.v đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về vai trò phẩmchất, năng lực, đặc điểm lao động của ngời giáo viên trên hình diện tâm lý học.Trong công trình nghiên cứu của tiến sĩ giáo dục học N.I Bondurep đã nêu ra
kỹ năng, kỷ xảo cần thiết cho hoạt động giảng dạy của ngời giáo viên Apđunlina
có bàn về vấn đề kỹ năng s phạm của ngời giáo viên và phân tích tỉ mỉ những kỹnăng chung (kỹ năng cơ bản) và kỹ năng chuyên biệt
Trong công trình nghiên cứu về kỹ năng hoạt động s phạm, X.I Kixêgôp đãphân tích khá sâu về kỹ năng trong khi tiến hành thực nghiệm hình thành kỹ năng
ở sinh viên s phạm Vì đối tợng của hoạt động này là con ngời đang trong thời kỳhình thành và phát triển nhân cách, hơn nữa mỗi con ngời vừa mang những néttâm lý chung vừa mang những cá tính riêng nên rất phức tạp và đòi hỏi sự sángtạo, không thể hành động theo một khuôn mẫu cứng nhắc Kỹ năng hoạt động sphạm một mặt đòi hỏi tính nghiêm túc, mặt khác tính mềm dẻo ở mức độ cao
P.A Ruđích chỉ đề cập đến kỹ năng bậc thấp, kỹ năng đầu tiên của hành
động Ông chú ý đến mức độ hoàn thiện của kỹ xảo Theo ông mục đích của việctiếp thu hành động là tạo ra kỹ xảo để khi hành động chúng không phải nghĩ đếntừng thao tác, điều này rất cần thiết đối với những hành động có thao tác đòi hỏi
độ chính xác cao trong điều kiện ổn định
A.V.Pêtrơvxki và V.A Kruchetxki xem xét kỹ năng của những hành độngphức tạp, điều kiện hành động không ổn định Hai ông nhấn mạnh cơ sở của sựhình thành kỹ năng là tri thức, kỹ năng có đợc là do thực hiện các hành động tơng
tự trớc đó mang lại
V.V Tsêbusêva là ngời có công rất lớn trong việc nghiên cứu kỹ năng, kỹxảo và đa ra các phơng pháp hình thành kỹ năng Trong công trình nghiên cứu về
kỹ năng kỹ xảo lao động, bà khẳng định : Kỹ năng với t cách là khả năng (trình độ
đợc chuẩn bị) thực hiện một hành động nào đó thì dựa trên cơ sở những tri thức và
kỹ xảo đợc hoàn thiện lên cùng với chúng V.V.Tsêbusêva đã nêu lên điều kiện vàcác bớc hình thành kỹ năng và bà đặc biệt nhấn mạnh vai trò tích cực của ngờihọc trong quá trình hình thành kỹ năng
Từ việc nghiên cứu này tác giả đã đa ra kết luận s phạm rất quan trọng: khimuốn huấn luyện, nếu rút dần vai trò của nhà giáo dục để ngời học tự làm lấy thì
kỹ năng sẽ hình thành nhanh chóng và ổn định hơn Và bà cũng nhấn mạnh nhà
Trang 10trờng phải chú ý đến chất lợng các kỹ năng, kỹ xảo, tránh tình trạng phải dạy lạinhững kỹ năng, kỹ xảo cha hoàn thiện vì việc học lại là một vấn đề phức tạp hơnrất nhiều so với việc học cái mới Trong tác phẩm cuả mình V.V Tsêbusêva đãnêu lên những phơng pháp và điều kiện rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh,
bà cho rằng: Tuỳ thuộc vào đặc điểm của các kỹ năng, kỹ xảo mà định ra nhữnghình thức tổ chức và biện pháp, phơng pháp giảng dạy thích hợp
ở trong nớc nhiều tác giả đã tập chung nghiên cứu các vấn đề khái niệm kỹnăng, kỹ năng lao động, kỹ năng s phạm, kỹ năng tổ chức, kỹ năng quản lý
PGS Trần Trọng Thuỷ đã nghiên cứu kỹ năng lao động công nghiệp, ông đãnêu ra các khái niệm kỹ năng và điều kiện để hình thành kỹ năng hoạt động lao
động công nghiệp
PGS - TS Nguyễn Quang Uẩn trong “ Tâm lý học đại cơng” (1995) đã quanniệm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là điều kiện cần thiết để hình thành năng lực trongmột lĩnh vực nào đó
PGS Lê Văn Hồng, PGS Lê Ngọc Lan nghiên cứu kỹ năng và sự hình thành
kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh
Nghiên cứu về kỹ năng s phạm còn có công trình nghiên cứu của các tác giả
nh PGS - PTS Ngô Công Hoan …
Trong công trình nghiên cứu “Phơng pháp giảng dạy giáo dục học” PTSNguyễn Nh An đã nêu vai trò của trờng s phạm trong việc hình thành kỹ năng sphạm cho sinh viên Ông viết “ trong trờng s phạm nếu các sinh viên không đợcrèn luyện một số kỹ năng tối thiểu cần thiết thì khi trực tiếp làm giáo viên họ sẽlúng túng và không năng cao đợc tay nghề, khó phát triển năng lực nghề nghiệp”
(1) Trong công trình nghiên cứu này của PTS Nguyễn Nh An đã đa ra các kỹ năng
s phạm cần thiết trong hoạt động s phạm của ngời giáo viên cũng nh điều kiện vàcác bớc, quy trình rèn luyện các kỹ năng s phạm đó
Công trình nghiên cứu “Hình thành kỹ năng s phạm cho sinh viên s phạm” ( 1993) của PTS Nguyễn Hữu Dũng đã chỉ ra hạn chế của các trờng s phạm trongviệc hình thành kỹ năng s phạm cho sinh viên và tác giả cho rằng: giai đoạn đàotạo ở trờng s phạm có tác dụng quan trọng trong việc hình thành kỹ năng
Trong luận án PTS của mình tác giả Hoàng Thị Anh đã đi sâu nghiên cứu kỹnăng giao tiếp s phạm, cấu trúc và sự hình thành kỹ năng giao tiếp s phạm nhằmhớng tới giải quyết tình huống có vấn đề nảy sinh trong quá trình giao tiếp
Trang 11PTS Trần Quốc Thành nghiên cứu “Khả năng học tập của sinh viên
s phạm trong điều kiện học theo chế độ học phần” Trong báo cáo hội thảo khoahọc “Đổi mới giảng dạy, nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học” năm 1995, tácgiả đi sâu nghiên cứu kỹ năng học tập của sinh viên theo chế độ học phần nh khảnăng định hớng, kỹ năng thiết kế, kỹ năng thực hiện kế hoạch Đó là những kỹnăng cần thiết trong học tập hiện tại của sinh viên
Nhìn chung kỹ năng hoạt động cũng nh kỹ năng s phạm đợc nhiều nhà khoahọc giáo dục quan tâm nghiên cứu Nhng kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh thì vẫncòn ít đợc quan tâm Để tiếp tục nghiên cứu các kỹ năng trong hoạt động s phạm,chúng tôi tiến hành nghiên cứu kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh củasinh viên năm IV khoa GD tiểu học trờng ĐH Vinh Nhằm tìm hiểu khả năng tìmhiểu đặc điểm tâm lý học sinh của sinh viên đồng thời tìm ra một số nguyên nhânchủ yếu ảnh hởng đến quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên cũng nh khó khăn
và hạn chế của họ, trên cơ sở đó đề xuất những ý kiến nhằm nâng cao bồi dỡng kỹnăng tìm hiểu tâm lý học sinh cho sinh viên
1.2 Một số vấn đề lý luận về năng lực và kỹ năng s phạm
1.2.1 hoạt động s phạm
1.2.1.1 Khái niệm hoạt động s phạm
Quá trình s phạm là quá trình tái tạo có tính chất xã hội các bản chất ngờitrong mỗi con ngời Nói cách khác trong quá trình s phạm mỗi cá nhân ngời họcchiếm lĩnh một cách đầy đủ nhất nền văn hoá xã hội mà loài ngời đã tạo ra, biếnchúng thành các chức năng tâm lý, ý thức và nhân cách, tái tạo bản chất con ngờimang tính xã hội, lịch sử, nó chỉ hình thành và biểu hiện trong các quan hệ xã hội,trong hoạt động của con ngời Sự hình thành và phát triển tâm lý và nhân cách củacon ngời chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong môi trờng s phạm Thông quahoạt động s phạm ngời học chiếm lĩnh đợc đối tợng, phơng tiện hoạt động, chuẩnmực và phơng thức hoạt động, đồng thời phát triển nhân cách một cách hoànthiện
Hoạt động s phạm là hoạt động chung của hai chủ thể Thầy với t cách là chủthể của hoạt động dạy, trò với t cách chủ thể của hoạt động học Hai loại hoạt
động đó dựa vào nhau mà vận động và phát triển thờng xuyên tác động với nhau,trao đổi kết quả, giá trị tinh thần cho nhau Nói cách khác qúa trình s phạm chỉ đ-
ợc thực hiện thông qua mối quan hệ đặc biệt này gọi là mối quan hệ s phạm haymối quan hệ giữa ngời giáo dục và đối tợng giáo dục
Hoạt động s phạm là một trong những lĩnh vực lao động phức tạp của conngời Việc thực hiện thành công hoạt động s phạm đòi hỏi mỗi ngời giáo viên bên
Trang 12cạnh việc nắm vững tri thức khoa học tự nhiên , xã hội, trong đó có khoa học giáodục, có lòng yêu nghề, có tính đảng cao còn phải nắm vững kỹ năng s phạm tơngứng.
1.2.1.2 Cấu trúc của hoạt động s phạm
Xét hoạt động s phạm diễn ra theo cấu trúc chung của hoạt động điều đó cónghĩa là hoạt động s phạm cũng có các yếu tố cấu thành bao gồm một bên là điềukiện cụ thể, nơi diễn ra hoạt động động cơ và mục đích, bên kia là thao tác hành
động và mối quan hệ qua lại giữa các thành tố cấu trúc ấy Đối tợng của hoạt độngnày là tri thức, kỹ năng, thái độ… và suy cho cùng là nhân cách học sinh Hoạt
động s phạm là một hoạt động chung bao gồm 2 loại hoạt động của hai chủ thể(thầy và trò) Thầy là chủ thể của hoạt động dạy, trò là chủ thể của hoạt động học.Hoạt động chính của thầy giáo là tổ chức và điều khiển trẻ tiếp thu, lĩnh hội nhữngkinh nghiệm, những tinh hoa mà loài ngời đã tích luỹ đợc và biến chúng thànhnhững nét nhân cách của chính mình Bằng hoạt động học của mình, học sinh tiếpnối (gắn bó với) hoạt động dạy của thầy nhằm vào nội dung , chơng trình đểchiếm lĩnh các nội dung dạy học hình thành và phát triển nhân cách của chính bảnthân ngời học
Trớc đây ngời ta cha hiểu hoạt động s phạm của ngời thầy bao gồm hoạt
động lựa chọn và sắp xếp tài liệu giảng dạy, cách tổ chức hoạt động học sinh vàhành động thông tin, thông báo, giảng giải, thuyết phục Hay dới chế- độ phongkiến hoạt động s phạm đợc khoanh vùng trong quan hệ “thầy giáo - học sinh” Thầy giáo là chủ thể tuyệt đối trong quá trình dạy học, học sinh là khách thể thụ
động nhất phải tuân thủ theo lời dạy của thầy, nếu hành động trái với lời thầy thì
bị coi là vô lễ bị đuổi khỏi lớp học
Ngày nay do những tiến bộ của khoa học kỷ thuật, trong đó có cả sự tiến bộcủa khoa học giáo dục và nhà tâm lý học, giáo dục học đã nghiên cứu và áp dụngnhững thành tựu đó vào trong thực tiễn dạy học, nhằm phát huy vai trò chủ đạo, tổchức hớng dẫn hoạt động học của học sinh, đồng thời phát huy tính tự giác củahọc sinh trong quá trình tiếp thu lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinhnghiệm trong kho tàng văn hoá nhận loại, để phát triển nhân cách của ngời họcmột cách toàn diện đáp ứng với đòi hỏi của xã hội hiện tại và tơng lai
* Xét về phơng diện hình thành năng lực s phạm
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc hoạt động s phạm
Có quan điểm cho rằng hoạt động s phạm bao gồm :
+ Hoạt động dạy học
Trang 13+ Hoạt động giáo dục
+ Hoạt động tìm hiểu tâm lý học sinh
+ Hoạt động thiết kế (soạn bài)
+ Hoạt động tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục
+ Hoạt động kiểm tra và đánh giá học sinh
+ Hoạt động giao tiếp s phạm
+ Hoạt động bồi dỡng hoàn thiện bản thân
Tơng ứng với 6 hoạt động thành phần trong hoạt động s phạm đó, có 6 nănglực và đợc biểu hiện ở 6 kỹ năng Nói cách khác hoạt động s phạm gồm nhiềuhoạt động cụ thể và mỗi hoạt động cụ thể đó cần có năng lực và kỹ năng tơng ứng.Sáu hoạt động thành phần trên có mối quan hệ tác động qua lại biện chứng vớinhau, hoạt động này vừa là điều kiện vừa là kết quả của hoạt động kia
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu năng lực và
kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh trong hoạt động tìm hiểu tâm lý họcsinh
điều kiện đảm bảo cho hoạt động thành công Sự phát triển năng lực thống nhấtvới sự phát triển nhân cách và năng lực nghề nghiệp nào đó chỉ hình thành tronghoạt động tơng ứng Năng lực gắn liền với tri thức kỹ năng, kỹ xảo của con ngời
Trang 14Con ngời càng hiểu biết về một lĩnh vực nào đó thì năng lực về hoạt động này của
động đó
A.G Côvaliov cho rằng : năng lực là một tập hợp hoặc tổng hợp những thuộctính của cá nhân con ngời, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo chohoạt động đạt đợc những kết quả cao (2)
Đức Minh, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuân cho rằng : Những đặc điểm tâm lý nàocủa cá nhân mà là điều kiện cần thiết để hoàn thành tốt đẹp một loại hoạt độngnhất định thì gọi là năng lực.(3) Theo các tác giả thì bất cứ một năng lực lẻ loi nàocũng không thể đảm bảo hoàn thành tốt đẹp đợc một hoạt động nhất định Mà sựhoàn thành bất cứ một hoạt động nào đều do sự kết hợp nhiều năng lực quyết
định Các tác giả cũng khẳng định hoạt động của ngời thầy giáo quyết định đòihỏi một sự kết hợp chặt chẽ năng lực bài giảng có hệ thống, năng lực tổ chức vànhiều loại năng lực khác nữa
Trên cơ sở hiểu đợc Khái niệm năng lực, chúng ta thấy rằng năng lực là tổhợp những thuộc tính nhân cách, sự phát triển năng lực gắn liền với sự phát triểnnhân cách và năng lực hoạt động nghề nghiệp nào đó chỉ hình thành trong hoạt
động tơng ứng Nh vậy năng lực s phạm cũng đợc hình thành và phát triển tronghoạt động s phạm
(1) Gônôbôlin Ph N – Những phẩm chất tâm lý của ngời giáo viên NXB GD - 1976, Tr 76.
(2) Côvaliôv A G – Tâm lý học cá nhân, tập II NXB GD Hà Nội - 1971, Tr 90.
Trang 151.2.2.1.2 Năng lực s phạm
Hoạt động của ngời thầy giáo biểu hiện ở tất cả các hình thức khác nhau củacông tác s phạm, nhng tựu chung lại ở hai dạng đặc trng : công tác dạy học vàcông tác giáo dục Tuy nhiên sự phân chia này cũng chỉ là tơng đối khi tiến hànhcông tác dạy học thì cũng đạt đợc mục đích giáo dục Ngợc lại, muốn giáo dục thìphải dựa trên cơ sở dạy học Vả lại dạy học hay giáo dục thực chất cũng là tạo ranhững cơ sở trọng yếu, cơ bản để “xây cất nhân cách cho thế hệ trẻ”
A.V Pêtrôvxki cho rằng : Năng lực s phạm là một tổ hợp xác định phẩm chấttâm lý của nhân cách, những điểm phẩm chất này là điều kiện để đạt đợc kết quảcao trong việc dạy học và giáo dục trẻ em Và A.V Pêtrôvxki đã chỉ ra rằng : sựphát triển các năng lực s phạm gắn liền hữu cơ với việc nắm vững các kỹ năng, kỹxảo s phạm Các năng lực s phạm với t cách là những cấu thành nhân cách (trọnvẹn) đảm bảo cho hoạt động của ngời giáo viên – nhà giáo dục thu đợc kết quảcao, đợc bộc lộ, phát triển và đợc hình thành trong quá trình nắm vững và vậndụng những kỹ năng và kỹ xảo đó vào trong các tình huống khác nhau (1)
Phạm Minh Hạc và một số tác giả cho rằng : Năng lực s phạm là một tổ hợpnhững đặc điểm tâm lý cá nhân của nhân cách đáp ứng yêu cầu của hoạt động sphạm và quyết định sự thành công trong việc nắm vững hoạt động ấy.(2)
Ngoài ra còn nhiều tác giả khác đa ra các khái niệm về năng lực s phạm.Chúng tôi tán thành ý kiến của Đức Minh : Năng lực s phạm là tổ hợp nhữngthuộc tính nhân cách đáp ứng nhu cầu của hoạt động s phạm, đảm bảo cho hoạt
động này đạt kết quả tốt và chất lợng cao
Trang 16+ Năng lực tìm hiểu học sinh
+ Năng lực t duy độc lập và sáng tạo
+ Năng lực định hớng nhanh và chính xác
+ Năng lực tổ chức làm việc với học sinh (1)
Ph.N Gônôbôlin đã tổn1g kết và đa ra các năng lực s phạm điển hình (đối với ngờigiáo viên có công tác kết quả) bao gồm :
+ Năng lực thấy trớc đợc kết quả công tác của mình
+ Năng lực sáng tạo trong dạy học và giáo dục
+ Năng lực kịp thời và nhanh chóng định hớng
+ Năng lực tạo khả năng nắm vững và tái hiện kịp thời năng lực giảng dạy (2)
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kinh nghiệm và thực tế công tác giảng dạy
và giáo dục, các tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan và một số tác giả khác đãtổng kết và đa ra các năng lực s phạm cần thiết của ngời giáo viên, bao gồm :
* Nhóm năng lực dạy học
- Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục
- Tri thức và tầm hiểu biết của ngời thầy giáo
- Năng lực chế biến tài liệu học tập
1 (1) Lêvitôv N.Đ - Tâm lý học trẻ em và tâm lý học s phạm, Tập 3 NXB GD Hà Nội – 1972, trang 332–
336.
Trang 17- Năng lực tìm hiểu tâm lý học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục.
- Năng lực thiết kế các hoạt động dạy học và giáo dục
- Năng lực kiểm tra và đánh giá học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục
- Năng lực giao tiếp s phạm
- Năng lực bồi dỡng hoàn thiện bản thân
Chúng tôi nhận thấy dù sự phân chia cấu trúc năng lực s phạm của ngời giáoviên của tác giả có khác nhau nhng các tác giả đều quan niệm trong quá trìnhdạy học và giáo dục cần thiết phải có năng lực tìm hiểu tâm lý học sinh ở đâychúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn năng lực tìm hiểu tâm lý học sinh trong qúa trìnhdạy học và giáo dục học
Dạy học là một qúa trình thuận nghịch, thống nhất của hai hoạt động dạy học
do hai thực thể (thầy và trò) đảm nhiệm Trong quá trình đó chức năng của thầy là
tổ chức và điều khiển hoạt động của trẻ, chức năng của trò là chiếm lĩnh nền vănhoá xã hội, dạy học chỉ có hiệu quả khi quá trình đó thực sự là quá trình điềukhiển đợc Kết quả của sự điều khiển một phần tuỳ thuộc vào tần số trao đổi thôngtin giữa ngời dạy và ngời học, nói cách khác thầy càng hiểu trò và càng hiểu kịpthời bao nhiêu thì càng có căn cứ để tổ chức và điều khiển quá trình dạy học vàgiáo dục của mình Vì vậy năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáodục đợc xem là chỉ số cơ bản của năng lực s phạm
PGS Lê Văn Hồng, PTS Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành cho rằng: Nănglực hiểu học sinh đó là năng lực “xâm nhập” vào thế giới bên trong của trẻ, sựhiểu biết tờng tận về nhân cách của chúng cũng nh năng lực quan sát tinh tếnhững biểu hiện tâm lý trong quá trình dạy học và giáo dục (1)
V.A Crutchetxki không gọi là năng lực hiểu học sinh mà ông gọi là năng lựcnhận biết: “ là năng lực đi sâu vào thế giới bên trong của học sinh, năng lực quansát tâm lý gắn liền với sự hiểu biết tinh tế nhân cách của học sinh và những trạngthái tâm lý tạm thời của nó” (2)
Ph N Gônôbôlin (trong cách phân chia năng lực s phạm) đã quan niệm:Năng lực hiểu học sinh là dễ dàng nắm vững những đặc điểm tâm lý, tính cáchcủa các em, xác định đúng trình độ tri thức, niềm tin và những phẩm chất đạo đứccủa các em (3)
1 (1) Lê Văn Hồng (chủ biên) – Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học s phạm NXB ĐHQG Hà Nội,
1997, Tr 212.
(2) Cruchetxki.V.A – Những cơ sở của tâm lý học s phạm NXB ĐHQG Hà Nội 1991, Tr 230.
(3) Gônôbôlin Ph.N – Những phẩm chất tâm lý của ngời giáo viên NXB GD 1976, Tr 83
Trang 18Một ngời giáo viên có năng lực hiểu học sinh đợc biểu hiện từ khi chuẩn bịbài giảng phải tính đến trình độ văn hoá, trình độ phát triển của các em, phải hìnhdung đợc từng em cái gì chúng cha biết, biết đến đâu cái gì có thể quên và khóhiểu Do đó khi chế biến tài liệu cũng nh trong khi trình bày tài liệu biết đặt mìnhvào vị trí của ngời học
Biểu hiện trớc hết của năng lực hiểu học sinh là ở chỗ thầy biết xác định khốilợng kiến thức đã có, mức độ, phạm vi lĩnh hội của nó và từ đó xác định khối lợngkiến thức mới cần trình bày trong quá trình dạy học hay giáo dục
Biểu hiện thứ hai của năng lực hiểu học sinh đó là ngời thầy giáo căn cứ vàomột loạt dấu hiệu do quan sát tinh tế có thể xây dựng những biểu tợng chính xác
về những lời giảng giải của mình đã đợc học sinh khác nhau lĩnh hội nh thế nào.Ngời thầy giáo có năng lực hiểu học sinh còn thể hiện ở chỗ dự đoán đợcnhững thuận lợi và khó khăn, xác định đúng đắn mức độ căng thẳng cần thiết khithực hiện các nhiệm vụ nhận thức
Năng lực hiểu học sinh nói riêng cũng nh năng lực s phạm nói chung khôngphải tự nhiên mà có, nó đợc hình thành dần dần trong quá trình hoạt động s phạm.Năng lực hiểu học sinh là kết quả của một quá trình lao động đầy tráchnhiệm, thơng yêu, sâu sát học sinh, nắm vững môn mình giảng dạy, am hiểu đầy
đủ về tâm lý trẻ em, tâm lý học s phạm cùng với một số phẩm chất tâm lý cầnthiết nh sự “tinh ý” s phạm (quan sát), óc tởng tợng, khả năng phân tích tổnghợp v.v
Năng lực hiểu học sinh là một trong những năng lực s phạm quan trọng cầnthiết, gắn bó chặt chẽ với các năng lực s phạm Năng lực hiểu học sinh vừa là kếtquả, vừa là phơng tiện đảm bảo cho hoạt động s phạm thành công
ở phần trên chúng ta đã khẳng định một trong những điều kiện đảm bảo chohoạt động s phạm thành công đòi hỏi ngời giáo viên phải có năng lực s phạm và
kỹ năng s phạm Năng lực là thuộc tính, là đặc điểm của nhân cách; còn kỹ năng
là những hành động riêng lẻ của hoạt động Năng lực đợc hiện thực hoá trong cáctri thức, kỹ năng, kỹ xảo Và năng lực s phạm cũng đợc hiểu trên cơ sở khái niệmnăng lực
Nh vậy năng lực s phạm đợc hiện thực hoá trong kỹ năng s phạm, điểu đó cónghĩa là năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục cũng đợc hiệnthực hoá trong các kỹ năng tìm hiểu học sinh
* Năng lực thiết kế các hoạt động dạy học và giáo dục
Năng lực thiết kế nhằm giúp giáo viên đạt kế hoạch công tác giảng dạy vàgiáo dục ở nhà trờng và hoạt động xã hội Sau khi nắm vững đợc đối tợng và nắm
Trang 19đợc yêu cầu, nội dung dạy học – giáo dục, ngời giáo viên tơng lai phải biết dựkiến và thiết kế kế hoạch dạy học và giáo dục của mình cho phù hợp với đối tợng
và sát với thời gian, sát với các điều kiện học tập và giáo dục, thiết kế bài giảng(giáo án)
Biểu hiện năng lực thiết kế các hoạt động giáo dục và dạy học của ngời giáoviên :
- Kế hoạch hoá từng tiết lên lớp hay toàn bộ hệ thống bài giảng theo chơngtrình dạy học
- Kế hoạch hoá toàn bộ công tác giáo dục hay từng nhiệm vụ giáo dục riêngbiệt
- Lập kế hoạc công tác chủ nhiệm
- Kế hoạch công tác Đội thiếu niên tiền phong, Đoàn thanh niên cộng sản
- Kế hoạch hoá công tác của lớp, tham gia các hoạt động chính trị, xã hội,lao động sản xuất với địa phơng
* Năng lực tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục
Ngời thầy giáo vừa là ngời tổ chức lao động cho cá nhân và tập thể học sinhtrong những điều kiện s phạm khác nhau, vừa là hạt nhân để gắn học sinh thànhmột tập thể, vừa là ngời tuyên truyền liên kết phối hợp với các lực lợng giáo dục.Năng lực tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục là tất yếu, cần có trongnăng lực của ngời thầy giáo
Biểu hiện của năng lực tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục ở ngờithầy giáo :
- Tổ chức và cổ vũ học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của công tácdạy học và giáo dục ở trên lớp, ngoài trờng, nội khoá, ngoại khoá …
- Biết đoàn kết học sinh thành một tập thể thống nhất lành mạnh, có kỷ luật,
có nề nếp đảm bảo cho hoạt động của lớp diễn ra một cách thuận lợi
- Ngời thầy giáo có năng lực tổ chức hoạt động s phạm không những biết tổchức và đoàn kết học sinh, mà còn biết tổ chức vận động nhân dân, cha mẹ họcsinh và các tổ chức xã hội tham gia vào sự nghiệp theo một mục tiêu xác định
* Năng lực kiểm tra và đánh giá học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục
Trong quá trình dạy học và giáo dục cần thiết phải có năng lực kiểm tra và
đánh giá học sinh
Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích thu những thông tin ngợc về hoạt độngcủa học sinh, phát hiện và uốn nắn kịp thời những thiếu sót của ngời dạy và ngờihọc Đánh giá đợc kết quả hoạt động học tập trên cơ sở mục đích và yêu cầu học
Trang 20tập đã dự định để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình dạy học và giáo dục, tăng c ờng vũ trang tri thức khoa học phổ thông cơ bản hiện đại, phát triển t duy sáng tạo
-và phát triển các phẩm chất đạo đức, lý tởng con ngời mới xã hội chủ nghĩa
Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục và dạy học là một trong những nội dunglớn và hết sức quan trọng của ngời giáo viên Bởi lẽ nó không chỉ phản ánh kếtquả giáo dục, dạy học mà còn phản ánh nội dung, phơng pháp dạy học, giáo dụccủa các lực lợng giáo dục nói chung, của ngời thầy giáo nói riêng
Biểu hiện của năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình dạy học
và giáo dục :
- Kiểm tra, đánh giá phải khách quan, chính xác, phản ánh đúng trình độthực chất của học sinh
- Kiểm tra, đánh giá công khai, rõ ràng đồng thời phải kèm theo lời nhận xét
cụ thể chỉ ra những chỗ đúng, chỗ sai của học sinh
- Công bằng không định kiến, không thiên vị, khuyến khích từng cố gắngnhỏ của học sinh
- Giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá qua thái độ, qua lời nhận xét, qua hoạt
động trên lớp, qua bài làm kiểm tra, qua giáo viên bộ môn, qua những học sinhtrong lớp
* Năng lực giao tiếp s phạm
Đó là năng lực nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bề ngoài và nhữngdiễn biến tâm lý bên trong của học sinh và của bản thân, đồng thời biết sử dụnghợp lí các phơng tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức điều chỉnh,
điều khiển quá trình giao tiếp nhằm đạt đợc mục đích giáo dục
Năng lực giao tiếp đợc biểu hiện ở một số kỹ năng sau :
- Kỹ năng định hớng
- Kỹ năng định vị
- Kỹ năng điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp s phạm
- Kỹ năng sử dụng phơng tiện ngôn ngữ và phơng tiện phi ngôn ngữ
* Năng lực bồi dỡng, hoàn thiện bản thân
Ngời giáo viên chỉ có thể hoạt động ở mức độ cao khi họ thờng xuyên tự bồidỡng, tự hoàn thiện bản thân Vì ngời giáo viên không phải là ngời truyền thụchân lý đến cho học sinh mà là ngời điều khiển, tổ choc cho học sinh đi tìm chân
lý Vì vậy việc bồi dỡng hoàn thiện bản thân đối với ngời giáo viên là rất quantrọng Một mặt là sự bổ sung thờng xuyên các thông tin nghề nghiệp, văn hoá
Trang 21chung, mặt khác nh là sự đổi mới thờng xuyên kinh nghiệm của cá nhân trongbình diện rộng nhất.
Biểu hiện của năng lực bồi dỡng hoàn thiện bản thân :
- Bồi dỡng hoàn thiện những tri thức xã hội – chính trị, tìm hiểu nhữngthành tựu mới nhất của khoa học khác nhau, làm phong phú thêm các biểu tợngvăn học và thẩm mĩ, tìm hiểu các xu thế và hiện tợng mới trong đời sống văn hoá
- Bổ sung các tri thức về bộ môn giảng dạy và tìm hiểu những tài liệu mớinhất của khoa học tơng ứng với bộ môn đó, sự phát triển tri thức và kỹ năng giáodục học, tâm lý học và phơng pháp dạy học bộ môn Muốn đạt đợc những điều đó,giáo viên phải theo dõi và đọc thờng xuyên các sách, báo và tạp chí của ngành …
Nh phần trên chúng tôi đã khẳng định có rất nhiều quan điểm khác nhau,phân chia cấu trúc năng lực của ngời giáo viên Điều đó cũng khẳng định các tácgiả khác nhau đã nêu lên tầm quan trọng của năng lực s phạm trong hoạt động sphạm cần thiết phải có ở ngời giáo viên Trong đó các tác giả đề cập đến năng lựchiểu đặc điểm tâm lý học sinh, năng lực này đợc coi nh là một trong những điềuquan trọng đảm bảo cho hoạt động s phạm thành công, đem lại hiệu quả cho côngtác giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện.Tóm lại, hoạt động s phạm đòi hỏi phải có năng lực s phạm, trong đó khôngthể thiếu đợc năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục Nănglực s phạm đợc hiện thực hoá trong các kỹ năng s phạm Kỹ năng s phạm là mộtvấn đề thuộc năng lực s phạm của ngời giáo viên và nó luôn luôn gắn liền với hoạt
động của ngời giáo viên trong lao động s phạm Ngời có kỹ năng s phạm phải làngời nắm vững các phơng thức, các thủ thuật của hoạt động s phạm (tức là phảiứng dụng có ý thức các tri thức chuyên môn, tri thức, phơng pháp giáo dục và thựctiễn s phạm)
1.2.3 Kỹ năng s phạm
1.2.3.1 Khái niệm kỹ năng
1.2.3.1.1 Kỹ năng
Trong bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào, con ngời muốn tiến hành hoạt
động thì không những phải có tri thức về đối tợng hoạt động mà còn phải biết sửdụng tri thức vào cải tạo hiện thực Nghĩa là phải có tri thức về hành động Nhữngtri thức về phơng pháp hành động trong tâm lý học gọi là kỹ năng
Các tác giả nghiên cứu kỹ năng ở các khía cạnh khác nhau đã đa ra nhiềuquan điểm khác nhau Do đó họ đa ra những khái niệm về kỹ năng cũng khácnhau
Trang 22A.G Côvaliov quan niệm kỹ năng là những phơng thức thực hiện hành độngthích hợp với mục đích và những điều kiện hành động ở đây Côvaliov chỉ đề cập
đến phơng thức thực hiện hành động mà không đề cập đến kết quả của hành động.Nhng ông lại cho rằng kết quả của hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
đó quan trọng hơn cả là năng lực của con ngời chứ không đơn giản là cứ nắmvững cách thức hoạt động thì đem lại kết quả tơng ứng (1)
PGS Lê Văn Hồng cho rằng : “Kỹ năng – khả năng vận dụng kiến thức(khái niệm, cách thức, phơng pháp,…) để giải quyết một nhiệm vụ mới” (2)
Theo tác giả thì bất cứ một kỹ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết đó
là kiến thức Tác giả còn cho rằng : Muốn kiến thức là cơ sở của kỹ năng thì kiếnthức đó phải phản ánh đầy đủ thuộc tính, bản chất, đợc thử thách trong thực tiễn
và tồn tại trong ý thức với t cách là công cụ của hành động
PGS Trần Trọng Thuỷ, TS Nguyễn Nh An và một số tác giả khác cũng quanniệm kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con ngời nắm đợc cách thức củahành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng (3)
Các tác giả ở trên đều quan niệm kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, làphơng thức thực hiện hành động hay kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức vàogiải quyết một nhiệm vụ mới
Khác với các tác giả này, V.A Cruchetxki cho rằng : Kỹ năng - đó là sự thựchiện có kết quả một hành động hay là một hoạt động nào đó nhờ sử dụng nhữngthủ thuật, những phơng thức đúng đắn (2)
Theo ông kỹ năng đợc hình thành trong quá trình luyện tập nhng không phải
sự luyện tập nào cũng dẫn đến sự hình thành kỹ năng Ông cho rằng nếu nh trongquá trình luyện tập đó con ngời không biết một cách chính xác “cần phải làmgì?” , “phải đạt đợc kết quả gì?” thì có luyện tập hàng ngàn lần cũng không trởthành kỹ năng Điều đó chứng tỏ rằng Cruchetxki đã đề cập đến những phơngthức, thủ thuật cũng nh kết quả trong khi con ngời tiến hành thực hiện một hành
động nào đó
N.Đ Lêvitov – nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) cho rằng : Kỹ năng là sự thựchiện có kết quả một động tác nào đó hay hoạt động phức tạp hơn bằng cách ápdụng hay lựa chọn những cách thức đúng đắn có chiếu cố đến những điều kiệnnhất định Theo Lêvitov, ngời có kỹ năng hành động là ngời phải nắm đợc và vậndụng đợc đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kếtquả Ông nhấn mạnh để hình thành kỹ năng cho con ngời không chỉ nắm vững lý
1 Côvaliov A.G – Tâm lý học cá nhân NXB HN 1994.
(2) Lê Văn Hồng – Tâm lý học s phạm, trờng ĐHQG HN 1995, Tr 49.
(3) Trần Trọng Thuỷ – Tâm lý học lao động, ĐHSP HN 1975.
Trang 23thuyết về hành động mà phải biết vận dụng lý thuyết đó vào thực tiễn Xuất phát
từ lý do này, N.Đ Lêvitov đa ra hai loại kỹ năng :
- Kỹ năng sơ bộ : là loại biểu hiện ở những thể nghiệm đầu tiên trong việcthực hiện động tác đạt đến những kết quả cần thiết
- Kỹ năng tổng hợp : là loại kỹ năng phát triển ở trình độ cao bằng luyện tậpthông qua hoạt động thực tiễn và dần trở thành kỹ xảo càng hoàn thiện hơn
Tác giả cho rằng con đờng hình thành kỹ năng bằng cách bắt chớc các kỹnăng mẫu, bắt chớc các gơng thật nỗi bật bằng thử làm và luyện tập, song bao giờcũng phải qua luyện tập thực tiễn
Q.V Pêtrôvxki quan niệm : Kỹ năng đợc hiểu đó là năng lực sử dụng, các dữkiện các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiệnnhững thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm
vụ lý luận hay thực hành xác định (1) Nh vậy, Pêtrôvxki đã đề cập đến kết quả củaquá trình hành động, nói chính xác hơn là ông cho rằng kỹ năng là năng lực giảiquyết thành công nhiệm vụ lí luận hay thực hành Nhng ở đây ông đã thu hẹp nộihàm của năng lực, ông đã cho rằng năng lực chính là kỹ năng của con ng ời Thực
ra năng lực đợc hiện thực hoá trong các tri thức kỹ năng, kỹ xảo ấy Năng lực làthuộc tính là đặc điểm của nhân cách, còn kỹ năng là những hành động riêng lẻcủa hoạt động do con ngời thực hiện Pêtrôvxki đã đồng nhất kỹ năng hành độngvới năng lực hoạt động
P.A Ruđích cho rằng : Kỹ năng là động tác mà cở sở của nó là sự vận dụngthực tế các kiến thức đã tiếp thu đợc để đạt đợc kết quả trong một hình thức hoạt
động cụ thể (2)
ở khái niệm này Ruđích cũng đề cập đến kết quả hành động của kỹ năng.Theo ông trong kỹ năng các thao tác cha hoàn thiện mà chỉ đến kỹ xảo thao tácmới trở nên hoàn thiện hơn
Một số tác giả trong nớc nh Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn ánh Tuyết, TrầnQuốc Thành, Ngô Công Hoàn, Hoàng Thị Anh, … cũng đa ra quan niệm về kỹnăng, coi kỹ năng là một năng lực của con ngời thực hiện một công việc có kếtquả
Trong sách “Một số vấn đề tâm lý học về giao tiếp s phạm” (tài liệu bồi dỡngthờng xuyên Chu kỳ 1992 – 1996 cho giáo viên cấp II) đã đa ra khái niệm : Kỹnăng là tổng hợp những thao tác, cử chỉ phối hợp hài hoà, hợp lý nhằm đảm bảo
1 (1) Pêtrôvxki Q.V – Tâm lý học và tâm lý học s phạm, Tập 2 NXB GD 1982, Tr 149 (2) P.A Ruđích – Tâm lý học NXB TDTT HN 1990, Tr 124.
Trang 24cho hoạt động đạt kết quả cao với sự tiêu hao năng lợng thần kinh, cơ bắp ít nhấttrong điều kiện thay đổi.
Nh vậy, trong các công trình nghiên cứu về kỹ năng, vì nghiên cứu ở các góc
độ khác nhau nên các tác giả đa ra các khái niệm về kỹ năng có khác nhau đôichút Nhng tựu chung lại chúng ta thấy có hai quan niệm khác nhau
Quan niệm thứ nhất coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác hành động haymột hoạt động nào đó
Khác với quan niệm thứ nhất, quan niệm thứ hai coi kỹ năng không chỉ đơnthuần là mặt kỹ thuật của hành động mà là một biểu hiện năng lực của con ngời,
đòi hỏi con ngời phải luyện tập theo một qui trình nhất định mới hình thành đợc
kỹ năng đó Các tác giả theo quan niệm này còn chú ý đến kết quả của kỹ năng
Về sự phân loại kỹ năng cũng có nhiều quan điểm khác nhau N.Đ Lêvitov
đ-a rđ-a hđ-ai loại kỹ năng mà chúng tôi đã đề cập ở trên đó là:
đều đi đến thống nhất ở một số điểm chủ yếu sau :
+ Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động hay thao tác nhất định Kỹ năng là
sự vận dụng các tri thức vào giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận haythực tiễn Nói cách khác kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một thao tác hay trongmột hành động nào đó
+ Kỹ năng nằm trong cấu trúc hoạt động và ở cấp độ hành động vì thế cơ chếcủa kỹ năng thực chất là cơ chế của sự hình thành ( sự hình thành) hành động Tức
là việc hình thành kỹ năng phải tuân thủ theo lôgic thao tác làm nên mặt kỹ thụâtcủa hành động, phải sử dụng các phơng tiện, điều kiện để đạt đợc mục đích hành
động hay nói cách khác, kỹ năng không phải ngẫu nhiên có ở con ngời mà nó đợchình thành và hoàn thiện dần trong quá trình học tập, rèn luyện và cả trong hoạt
động thực tiễn
+ Kỹ năng là một thành phần của năng lực, là mặt biểu hiện của năng lực, trithức kỹ xảo tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thúc đẩy sự phát triển của năng lực Đồng
Trang 25thời năng lực làm cho việc nắm tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nhanh chónghơn
Trên cơ sở nghiên cứu các quan niệm trên chúng tôi thấy rằng : Kỹ năng là
sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức,những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với các điều kiện cho phép Kỹnăng không chỉ đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện củanăng lực, trình độ thao tác t duy của chủ thể hành động
Nh vậy ngời có kỹ năng hành động là ngời phải có những tri thức cần thiết vềmục đích của hành động, cách thức để đi đến kết quả cũng nh các điều kiện cầnthiết để triển khai cách thức hành động đó Nhng chỉ có tri thức cần thiết thì cha
đủ để hành động mà phải biết vận dụng tri thức đó để hành động có kết quả Vàchỉ khi nào con ngời hành động có kết quả thì lúc đó con ngời mới có kỹ năng vềhành động Hơn nữa trong quá trình tiến hành hành động, con ngời phải tuân thủtheo đúng yêu cầu của nó Mặt khác ngời có kỹ năng hành động là ngời đạt kếtquả hành động không chỉ dừng lại ở những điều kiện quen thuộc mà cả ở những
điều kiện khác nhau
Nhìn chung các tác giả đều đánh giá rất cao vai trò của hoạt động thực tiễnvới công việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo Con ngời muốn có kỹ năng hành độngthì phải học tập, rèn luyện đồng thời kỹ năng còn đợc phát triển và hoàn thiện dầntrong hoạt động tơng ứng
Trang 261.2.3.1.2 Quy trình hình thành kỹ năng
Trong tác phẩm “Tâm lý học xã hội” , A.G Côvaliov quan niệm : Kỹ năng làkhả năng nắm đợc tri thức về hành động và áp dụng hay lựa chọn phơng thức đểthực hiện hành động có kết quả
Điều đó có nghĩa là muốn có kỹ năng thì con ngời phải đợc trang bị về trithức, phải đợc luyện tập theo quy trình nhất định Nắm vững tri thức hành độngtức là nắm vững mục đích hoạt động, trình tự các thao tác để tiến hành hành động
và hành động có kết quả Điều đó là do quá trình luyện tập đem lại
Từ giai đoạn nắm lý thuyết cho đến giai đoạn thực hiện hành động đòi hỏi sựtham gia của ý chí rất cao Lúc đấy hành động còn chậm chạp, rời rạc, cha gắnliền với nhau, thậm chí hành động đôi lúc còn lúng túng, sai sót do đó phải luyệntập nhiều thì hành động mới có kết quả cao Kết quả của hành động cao hay thấptuỳ thuộc vào khả năng vận dụng tri thức nắm đợc Nh vậy muốn có kỹ năng trớchết con ngời phải có tri thức, song kỹ năng chỉ đợc hình thành qua hoạt động chứkhông phải chỉ có tri thức là có kỹ năng Vì vậy để hình thành kỹ năng ở bất cứlĩnh vực hoạt động nào thì phải tổ chức hoạt động Chúng ta cần lu ý rằng, kỹnăng đợc cũng cố hoàn thiện và tự động hoá dần là nhờ có sự luyện tập một cách
có ý thức Kỹ năng không phải là đặc tính cố hữu vốn có ở mỗi ngời, nó luôn vận
động biến đổi tuỳ thuộc vào mục đích, điều kiện, phơng thức và tính chất của hoạt
động
Về giai đoạn hình thành kỹ năng cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau.K.K Platonôv và G.G Golubev đã cho rằng trong quá trình hình thành kỹ năngbao gồm 5 giai đoạn và ứng với 5 giai đoạn có 5 mức độ hình thành kỹ năng nhsau :
- Giai đoạn 1 : Giai đoạn đầu tiên có kỹ năng sơ đẳng Con ngời ý thức đợc
mục đích hành động và tìm kiếm cách thức thực hiện hành động dựa trên vốn hiểubiết về kỹ xảo sinh hoạt đời thờng, hành động đợc thực hiện bằng cách thử sai
- Giai đoạn 2 : Biết cách làm nhng không đầy đủ, có hiểu biết về phơng thức
thực hiện hành động, sử dụng đợc các kỹ xảo đã có nhng không phải là kỹ xảochuyên biệt dành cho hoạt động này
- Giai đoạn 3 : Có kỹ năng chung nhng còn mang tính chất riêng lẻ, có hàng
loạt kỹ năng phát triển cao nhng còn mang tính chất riêng lẻ, các kỹ năng này cầnthiết cho hoạt động tiếp theo
- Giai đoạn 4 : Có kỹ năng phát triển cao, sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết và
các kỹ xảo đã có, ý thức đợc không chỉ mục đích hành động mà cả động cơ lựachọn cách thức đạt mục đích
Trang 27- Giai đoạn 5 : Sử dụng một cách sáng tạo đầy triển vọng các kỹ năng khác
Nh vậy quy trình hình thành kỹ năng nói chung có thể đợc chia ra làm bagiai đoạn nh sau :
- Giai đoạn thứ nhất : giai đoạn nhận thức Đây là giai đoạn con ngời nhận
thức đầy đủ mục đích, cách thức, điều kiện hành động ở giai đoạn này ngời tamới chỉ nắm đợc lý thuyết chứ cha hành động thực sự Giai đoạn này rất quantrọng bởi vì nếu không xác định đợc mục đích sẽ không có hớng hoạt động đúng
đắn Đồng thời để hành động có kết quả con ngời phải hiểu đợc các điều kiện đểthực hiện hành động đó Điều đó cũng có nghĩa là con ngời nhận thức đợc mình sẽphải làm cái gì và đạt tới cái gì? Phải tiến hành nh thế nào để đạt đợc mục đích đó,thực hiện trong bao nhiêu thời gian, ở đâu? Tức là phải có kế hoạch đầy đủ, cụ thể
và rõ ràng
- Giai đoạn thứ hai : Giai đoạn làm thử (trên cơ sở đã quan sát mẫu) Sau khi
đã nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động con ngời bắt
đầu hành động, có thể hành động theo mẫu hay làm thử vài lần dới sự kiểm tracủa ngời hớng dẫn ở giai đoạn này thì hành động vẫn còn sai sót, các thao táccòn chậm, lúng túng, cha gắn với nhau, phải luôn luôn dừng lại để đối chiếu giữatri thức đã có với lời hớng dẫn, với hành động, với thao tác mẫu, đồng thời hìnhdung khâu tiếp theo là gì? Trong giai đoạn này hành động có thể đạt đợc kết quả ởmức độ thấp hoặc cũng có thể cha đạt đợc kết quả
- Giai đoạn thứ ba : giai đoạn luyện tập (sau khi làm thử ngời ta có thể tiến
hành luyện tập)
Muốn ghi nhớ các hành động và liên kết các thao tác riêng lẻ thì phải luyệntập để dần dần hành động trở nên liên tục Chính trong quá trình luyện tập, cácthao tác của hành động đợc điều chỉnh và chính xác hơn, động tác sẽ nhanh hơn, ít
bị sai hơn
Trang 28+ Giai đoạn đầu của quá trình luyện tập kỹ năng bắt đầu hình thành ở giai
đoạn này ngời ta có thể hành động độc lập ít sai sót, các thao tác thuần thục hơn.Hành động đạt đợc kết quả trong những điều kiện quen thuộc
+ Giai đoạn sau của quá trình luyện tập : Hành động thực hiện có kết quảkhông chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả ở những điều kiện khác nhau Cácthao tác trở nên thuần thục, hành động thực hiện có sáng tạo
Nh vậy quá trình hình thành kỹ năng lần lợt đợc diễn ra qua 3 giai đoạn
Nh-ng để hình thành kỹ năNh-ng có kết quả phải có nhữNh-ng điều kiện nhất định
Trang 29* Điều kiện để hình thành kỹ năng
- Vốn tri thức hiểu biết về kỹ năng : càng hiểu sâu tri thức có liên quan càngnắm vững cách thức tiến hành hành động thì kỹ năng tơng ứng cần xây dựng càngnhanh chóng đợc hình thành
- Phải tuân thủ theo quy trình nhất định
- Để luyện tập kỹ năng có kết quả thì phải có đủ phơng tiện, điều kiện, luyệntập có hệ thống liên tục
- Phải đợc kiểm tra, tự kiểm tra liên tục
- Phải đợc cũng cố bằng cách vận dụng vào thực tế một cách thờng xuyên và
có hệ thống để khắc sâu chúng …
1.2.3.1.3 Mối quan hệ giữa kỹ năng và năng lực
Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cáchvận dụng những tri thức, những kinh nghiệm để hành động phù hợp với mục đích
và điều kiện cho phép
Năng lực là sự phù hợp giữa một tổ hợp những thuộc tính của cá nhân vớiyêu cầu đặc trng của một hoạt động nhất định, đợc thể hiện ở sự hoàn thành tốt
ợc năng lực cần phải nắm vững và biết cách vận dụng sáng tạo những tri thức, kỹnăng, kỹ xảo đã đợc hình thành vào trong quá trình hoạt động thực tiễn của xã hộilịch sử Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thúc đẩy sự phát triển năng lực hoạt động của cánhân Nếu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho một hoạt động nào đó thì sẽ ảnhhởng không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển năng lực ở lĩnh vực đó Ví
dụ không chỉ gọi ngời giáo viên nào đó có năng lực s phạm nếu họ không có trithức, kỹ năng, kỹ xảo s phạm
Con ngời càng hiểu biết về một lĩnh vực nào đó thì năng lực, kỹ năng về lĩnhvực hoạt động đó càng phát triển Mặt khác, năng lực có ảnh hởng trở lại thúc đẩy
sự phát triển kỹ năng, kỹ xảo của cá nhân Năng lực làm cho việc nắm tri thức, rènluyện kỹ năng, kỹ xảo đợc tiến hành nhanh chóng hơn Trình độ và sự khó dễ của
Trang 30việc nắm tri tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng phụ thuộc vào sự phát triển của bảnthân năng lực Chúng ta khẳng định rằng sẽ không thể đạt tới mức độ cao trongviệc phát triển mặt kỹ thuật của hành động nếu không có sự hình thành đầy đủ cácnăng lực phù hợp Tuỳ theo các năng lực mà các kỹ năng đợc hình thành theonhiều cách khác nhau, ở những con ngời khác nhau.
Cũng nh kỹ năng, kỹ xảo, năng lực là kết quả của sự luyện tập bền bỉ, luyệntập một cách có ý thức của cá nhân trong quá trình hoạt động thực tiễn Nhngngoài ra để phát triển năng lực cần phải phụ thuộc vào một số yếu tố khác nh
động cơ, mục đích, ý thức, khả năng của từng cá nhân Đồng thời cần phải có các
t chất khác Đó chính là tiền đề cho sự phát triển năng lực T chất là điều kiện pháttriển năng lực một cách thuận lợi
Tuy nhiên giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vẫn có một sự khác biệtlớn Năng lực là một thuộc tính tâm lý tơng đối ổn định của cá nhân, nó chuyểnbiến theo trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo Còn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là cái
mà con ngời thu đợc trong quá trình nhận thức và hoạt động Có ngời cha nắm đợctri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhng đã có biểu hiện về năng lực Ngợc lại có ngời tiếpthu đợc nhiều về lý luận, luyện tập đợc nhiều về năng lực, kỹ xảo nhng thực tế lạikhông có năng lực về lĩnh vực hoạt động đó
Nắm đợc mối quan hệ giữa kỹ năng và năng lực sẽ giúp cho việc xây dựng
kỹ năng ở ngời học đợc nhanh chóng và chất lợng cao nếu biết sử dụng phù hợpvới năng lực của từng ngời với hoạt động
Nh vậy giữa kỹ năng và năng lực có mối quan hệ mật thiết với nhau Songchúng ta phải thấy rằng trong thực tế mối quan hệ giữa kỹ năng và năng lực chỉ cótính chất tơng đối khi xét kỹ năng là một phần quan trọng trong cấu trúc của nănglực
Kỹ năng là khâu cuối cùng của quá trình xã hội hoá, bộc lộ trong hoạt động
đó là sự chín muồi trong phẩm chất nhân cách và năng lực của một cá nhân trongmột nghề nghiệp nhất định Kỹ năng có tiền đề vật chất là cấu tạo và chức nănghoạt động của các giác quan, hệ thần kinh, cơ bắp, gân xơng, tim mạch v v… nh-
ng cái quyết định là tri thức và sự luyện tập của con ngời trong một dạng hoạt
động nhất định Với ý nghĩa đó, muốn có kỹ năng s phạm phải đợc tập luyệnnhiều trong quá trình đào tạo ở nhà trờng s phạm và tiếp tục rèn luyện trong quátrình dạy học ở nhà trờng phổ thông
Trên cơ sở hệ thống các kỹ năng chung, các nhà tâm lý học, giáo dục học đisâu ngiên cứu và xác định hệ thống các kỹ năng s phạm trong các loại hình trờng
1.2.3.2 Kỹ năng s phạm
Trang 311.2.3.2.1 Khái niệm kỹ năng s phạm
Hoạt động s phạm là một trong những lĩnh vực lao động phức tạp nhất củacon ngời Việc thực hiện thành công hoạt động s phạm đòi hỏi mỗi giáo viên bêncạnh việc nắm vững các tri thức khoa học tự nhiên và xã hội, còn phải nắm vững
kỹ năng s phạm tơng ứng
Có rất nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học nghiên cứu về kỹ năng s phạm đãcoi kỹ năng s phạm là một phần của năng lực s phạm
Trên cơ sở nghiên cứu gần nh thống nhất của các tác giả trong và ngoài nớc
về kỹ năng, chúng tôi đồng ý với khái niệm của tác giả Nguyễn Nh An về kháiniệm kỹ năng s phạm Tác giả cho rằng: Kỹ năng s phạm là khả năng thực hiện cókết quả một số thao tác hay một loạt thao tác phức tạp của một loạt hành động sphạm bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức, những quytrình đúng đắn (1)
Theo tác giả, cần lu ý những điểm sau :
- Kỹ năng s phạm là sự vận dụng các tri thức (hiểu biết) và các kỹ xảo đã cóvào việc giải quyết một số thao tác hay một loạt các thao tác phức tạp của hành
động s phạm (dạy học, giáo dục, soạn bài, bài giảng, kiểm tra đánh giá kết quảdạy học, giáo dục, chỉ đạo các hoạt động s phạm khác)
- Cách vận dụng tri thức vào thực tiễn này phải tiến hành theo quy trình hợp
lí với cách thức đúng đắn chứ không phải tiến hành theo kiểu thử sai không có kếhoạch Vai trò của sự luyện tập là đặc biệt quan trọng trong việc hình thành kỹnăng và kỹ xảo theo các giai đoạn chặt chẽ
- Kỹ năng trong quá trình phát triển có một số thao tác đã đạt đến trình độthành thục trở thành kỹ xảo Kỹ xảo là loại hành động đợc luyện tập thành thục ,
đợc tự động hoá không cần có sự kiểm tra trực tiếp thờng xuyên mà vẫn đạt kếtquả
Và tác giả kết luận rằng : muốn hình thành có kết quả một kỹ năng s phạmngời sinh viên phải tự giác nhận thức đợc về ý nghĩa và có nhu cầu nắm kỹ năng
đó, hiểu biết cụ thể về công việc và các động tác cụ thể, luyện tập liên tục, tự kiểmtra thờng xuyên, củng cố và ôn tập những kỹ năng, kỹ xảo, thói quen đã hìnhthành
Kỹ năng s phạm là một thành phần thiết yếu tạo nên năng lực s phạm của
ng-ời giáo viên, là một hệ thống lôgic những hành động s phạm đảm bảo cho hoạt
động s phạm có kết quả cao Nh vậy kỹ năng s phạm luôn gắn liền với hoạt động
1 (1) Nguyễn Nh An – Hệ thống kỹ năng trên lớp về môn Giáo dục học và quy trình rèn
Trang 32của ngời giáo viên trong lao động s phạm Và sự hình thành kỹ năng s phạm cũngtuân theo qui trình của sự hình thành kỹ năng chung.
Nói tóm lại kỹ năng s phạm là sự thực hiện có kết quả những hành động giáodục và dạy học bằng cách vận dụng những tri thức s phạm, những kinh nghiệm sphạm đã có để tiến hành hoạt động giáo dục, dạy học trong những điều kiện cụthể Kỹ năng s phạm thể hiện trình độ, các thao tác t duy s phạm của ngời giáoviên và mặt kĩ thuật của các hành động s phạm
Quá trình học tập rèn luyện ở trờng s phạm cũng nh thông qua các đợt kiếntập, thực tập s phạm là quá trình tích luỹ tri thức, bài giảng, áp dụng vào thực tiễndạy học, giáo dục để hình thành các kỹ năng s phạm cơ bản của nghề dạy học chogiáo sinh
+ Chức năng nghiên cứu sinh viên
+ Chức năng tổ chức công tác giảng dạy và giáo dục
+ Chức năng tiến hành công tác giáo dục xã hội
Mỗi loại chức năng có nhóm kỹ năng tơng ứng, trong kỹ năng giảng dạy vàgiáo dục là quan trọng hơn cả Ngoài ra để khái quát kết quả công tác s phạm cầnphải có kỹ năng nghiên cứu, rèn luyện (quan sát, phân tích, cách dự án xu hớngphát triển của các hiện tợng giáo dục v v…)
Có tác giả lại phân chia kỹ năng s phạm theo từng chức năng công tác củangời giáo viên
Ngời giáo viên có 3 chức năng đặc trng sau :
+ Nhóm kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục
Trong đó kỹ năng giảng dạy và kỹ năng giáo dục là cơ bản, vì nó tơng ứngvới hoạt động cơ bản của ngời giáo viên
Trang 33Ngoài các kỹ năng đặc trng trên, ngời giáo viên còn phải có kỹ năng chungkhác nhau : kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thiết kế bài giảng… Đó
là những kỹ năng cơ sở giúp cho ngời giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ củamình
Các tác giả chia làm hai nhóm kỹ năng lớn : kỹ năng chung và kỹ năngchuyên môn, hoặc kỹ năng cơ bản (kỹ năng nền tảng) và kỹ năng chuyên biệt
+ Kỹ năng kiểm tra điều chỉnh
- Nhóm kỹ năng chuyên biệt (kỹ năng chuyên môn) gồm :
Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm của các nhà tâm lý học, giáo dục học,chúng tôi đã đi đến thống nhất kỹ năng s phạm gồm sáu kỹ năng cơ bản sau :
- Nhóm kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh trong quá trình hoạt động dạy học
và giáo dục
- Nhóm kỹ năng thiết kế các hoạt động dạy học và giáo dục
- Nhóm kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục trên lớp
- Nhóm kỹ năng kiểm tra và đánh giá học sinh trong quá trình dạy học vàgiáo dục
- Nhóm kỹ năng giao tiếp s phạm
- Nhóm kỹ năng bồi dỡng và hoàn thiện bản thân
Việc phân chia kỹ năng s phạm nh trên chỉ là tơng đối Bởi vì các kỹ năng đó
có quan hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại với nhau Kỹ năng này vừa là
điều kiện, phơng tiện đồng thời lại là kết quả của việc thực hiện kỹ năng kia Sự
Trang 34t-ơng hỗ giữa các kỹ năng s phạm giúp cho hoạt động của ngời giáo viên đạt kếtquả trong công tác dạy học và giáo dục của mình.
* Phân tích một số nhóm kỹ năng s phạm cơ bản
Để hiểu sâu hơn nữa về kỹ năng s phạm chúng ta đi xem xét trong nhóm kỹnăng trên còn bao nhiêu những kỹ năng cụ thể
Nhóm kỹ năng thiết kế các hoạt động dạy học và giáo dục :
- Kỹ năng nghiên cứu mục tiêu cấp học mình sẽ dạy
- Kỹ năng nghiên cứu nội dung, chơng trình cấp học
- Kỹ năng dự kiến các tình huống sẽ xảy ra trong giờ học
- Kỹ năng xác định khái niệm cơ bản trong giờ dạy
- Kỹ năng dự kiến các phơng pháp, phơng tiện phù hợp với nội dung bài dạy
- Kỹ năng dự kiến các hành động học tập mà học sinh cần tiến hành trongbài dạy của mình
- Kỹ năng xác định các kiến thức có liên quan đến bài dạy
- Kỹ năng thể hiện nội dung và phơng pháp học qua giáo án
Nhóm kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục trên lớp :
- Thể hiện nội dung trong giờ giảng
- Phân phối thời gian dạy các phần trong tài liệu
- Sử dụng linh hoạt các phơng pháp, phơng tiện dạy học trong hoàn cảnhthích hợp
- Biểu diễn thực nghiệm, thực hành, đồ dùng dạy học
- Tổ chức chức điều khiển các hành động của học sinh
- Lôi cuốn học sinh vào bài giảng bằng các thủ thuật s phạm
- Huy động vốn hiểu biết của bản thân và của học sinh vào việc giảng dạy vàtiếp thu tri thức mới
- Giải quyết các tình huống phát sinh trong giờ dạy và trong giáo dục
- Tổ chức hoạt động tập thể học sinh nh là phơng tiện giáo dục
Nhóm kỹ năng kiểm tra và đánh giá học sinh :
- Ra các loại câu hỏi kiểm tra, đánh giá
- Quan sát học sinh và thu thập tín hiệu phản hồi
- Xây dựng các chuẩn đánh giá sự tiến bộ của học sinh
- Sử dụng các hình thức đánh giá khách quan, toàn diện kết quả học tập tu dỡngcủa học sinh
- Sử dụng các kết quả đánh giá để điều chỉnh việc giảng dạy và giáo dục củamình
Trang 35- Cách sử dụng thời gian, không gian và hình thức thông báo kết quả đánhgiá cho học sinh
- Hình thành, bồi dỡng tự đánh giá của học sinh
- Kết hợp với phụ huynh và đồng nghiệp trong đánh giá và giám sát học sinh
- Tự đánh giá bản thân
Nhóm kỹ năng giao tiếp s phạm :
- Thiết lập các mối quan hệ với học sinh, phụ huynh và giáo viên
- Nhận dạng và thể hiện sự đáp lại đối với sự phản ứng của học sinh
- Làm chủ hành vi của mình trong quan hệ với học sinh, phụ huynh và đồngnghiệp
- Cảm hoá học sinh bằng năng lực và phẩm chất nhân cách
- Sử dụng các phơng tiện trong giao tiếp
- Khéo léo đối xử s phạm với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp
- Tôn trọng cá tính và đối xử các biệt đối với học sinh, phụ huynh và đồngnghiệp
- Giải quyết linh hoạt các tình huống s phạm trong giao tiếp, giáo dục và dạyhọc
- Huy động vốn văn hoá chung trong giao tiếp s phạm
Nhóm kỹ năng bồi dỡng, hoàn thiện bản thân :
- Đánh giá, giám sát và kiểm soát chơng trình dạy học, giáo dục của bảnthân
- Phát hiện những vấn đề nảy sinh trong dạy học và giáo dục
- Phát triển vấn đề thành đề tài nghiên cứu
- Hiện thực hoá đề tài nghiên cứu thành công trình khoa học
- ứng dụng thành tựu khoa học vào công tác giáo dục, dạy học
- Phê phán khoa học công việc của ngời khác nhằm cải tiến chất lợng giảngdạy và giáo dục
- Xây dựng mục tiêu, chơng trình hoạt động dài hạn nhằm phát triển năng lựcbản thân
- Hiện thực hoá chơng trình phát triển cá nhân
- Điều chỉnh hoạt động bồi dỡng của bản thân theo thực tiễn
Nhóm kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục :
- Hiểu mức độ học tập và sự tiến bộ của học sinh trong các giờ dạy và giáodục
- Phán đoán bản chất của học sinh qua các biểu hiện ngôn ngữ, hành vi
Trang 36- Lờng trớc phản ứng cúa học sinh khi mình tác động đến các em.
- Soạn phiếu điều tra học sinh
- Hình dung khó khăn và thuận lợi của học sinh khi tiếp thu tài liệu mới
- Xây dựng, quản lý và khai thác hồ sơ học sinh
- Phân loại học sinh theo tiêu chí khác nhau
- Nhận biết sự phát triển của tập thể học sinh
- Nhận dạng các nhóm nhỏ trong tập thể học sinh
1.2.3.2.3 Kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh và ý nghĩa của nó trong dạy học và
giáo dục
Vì trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu kỹ năng tìm hiểu
đặc điểm tâm lý học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục Còn những nhóm
kỹ năng mà chúng tôi đã nêu ở trên chỉ mang tính chất liệt kê để có hệ thống Hơnnữa, trong quá trình điều tra chúng tôi cũng sử dụng cả các nhóm kỹ năng tìmhiểu đặc điểm tâm lý của giáo sinh trong quá trình thực tập đã đạt đợc đến đâu và
kỹ năng nào cần chú trọng bổ sung
* Một số kỹ năng thành phần của kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh trong
dạy học và giáo dục
- Hiểu mức độ học tập và sự tiến bộ của học sinh trong các giờ dạy và giáo dục.
Giáo viên phát hiện đợc những thực trạng và kết quả học tập của học sinhcũng nh nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng và kết quả học tập của học sinhcũng nh đặc điểm chung của chúng về các mặt nhất là mặt năng lực nhận thức và
động cơ, tinh thần, thái độ học tập Đồng thời giáo viên đánh giá xem mức độhiểu bài của học sinh đạt đến mức độ nào? Học sinh có tích cực, tự giác tham giavào hoạt động học tập không? Có nh vậy việc lựa chọn, điều chỉnh vận dụng nộidung, phơng pháp, hình thức tác động phù hợp nhằm giúp học sinh hiểu bài mộtcách tốt nhất
Hơn nữa do trình độ nhận thức ở mỗi học sinh khác nhau là khác nhau Cónhững em trong một giờ học rất hiểu bài nhng có em lại không hiểu gì cả Giáoviên phải tính đến điều này để giúp cho các em khá giỏi tiến bộ hơn, còn những
em trung bình, yếu kém thì đạt đến mức độ nhận thức chung Giáo viên theo dõihọc sinh hiểu bài không chỉ thông qua câu trả lời mà chính qua thắc mắc của họcsinh hoặc căn cứ vào các dấu hiệu bề ngoài dờng nh không đáng kể (một sự ngậpngừng trong câu trả lời, một từ, một câu bị tẩy xoá trong bài làm, một ánh mắt,một nụ cời hay một tiếng xì xào của lớp …) mà có thể hiểu đợc những biến đổi