Quy trình hình thành kỹ năng

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục của sinh viên năm thứ IV khoa tỉểu học trường đại học vinh thông qua quá trình thực tập sư phạm (Trang 31 - 34)

Trong tác phẩm “Tâm lý học xã hội”, A.G. Côvaliov quan niệm : Kỹ năng là khả năng nắm đợc tri thức về hành động và áp dụng hay lựa chọn phơng thức để thực hiện hành động có kết quả.

Điều đó có nghĩa là muốn có kỹ năng thì con ngời phải đợc trang bị về tri thức, phải đợc luyện tập theo quy trình nhất định. Nắm vững tri thức hành động tức là nắm vững mục đích hoạt động, trình tự các thao tác để tiến hành hành động và hành động có kết quả. Điều đó là do quá trình luyện tập đem lại.

Từ giai đoạn nắm lý thuyết cho đến giai đoạn thực hiện hành động đòi hỏi sự tham gia của ý chí rất cao. Lúc đấy hành động còn chậm chạp, rời rạc, cha gắn liền với nhau, thậm chí hành động đôi lúc còn lúng túng, sai sót do đó phải luyện tập nhiều thì hành động mới có kết quả cao. Kết quả của hành động cao hay thấp tuỳ thuộc vào khả năng vận dụng tri thức nắm đợc. Nh vậy muốn có kỹ năng trớc hết con ngời phải có tri thức, song kỹ năng chỉ đợc hình thành qua hoạt động chứ không phải chỉ có tri thức là có kỹ năng. Vì vậy để hình thành kỹ năng ở bất cứ lĩnh vực hoạt động nào thì phải tổ chức hoạt động. Chúng ta cần lu ý rằng, kỹ năng đợc cũng cố hoàn thiện và tự động hoá dần là nhờ có sự luyện tập một cách có ý thức. Kỹ năng không phải là đặc tính cố hữu vốn có ở mỗi ngời, nó luôn vận động biến đổi tuỳ thuộc vào mục đích, điều kiện, phơng thức và tính chất của hoạt động.

Về giai đoạn hình thành kỹ năng cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau. K.K. Platonôv và G.G. Golubev đã cho rằng trong quá trình hình thành kỹ năng bao gồm 5 giai đoạn và ứng với 5 giai đoạn có 5 mức độ hình thành kỹ năng nh sau :

- Giai đoạn 1 : Giai đoạn đầu tiên có kỹ năng sơ đẳng. Con ngời ý thức đợc

mục đích hành động và tìm kiếm cách thức thực hiện hành động dựa trên vốn hiểu biết về kỹ xảo sinh hoạt đời thờng, hành động đợc thực hiện bằng cách thử sai.

- Giai đoạn 2 : Biết cách làm nhng không đầy đủ, có hiểu biết về phơng thức

thực hiện hành động, sử dụng đợc các kỹ xảo đã có nhng không phải là kỹ xảo chuyên biệt dành cho hoạt động này.

- Giai đoạn 3 : Có kỹ năng chung nhng còn mang tính chất riêng lẻ, có hàng

loạt kỹ năng phát triển cao nhng còn mang tính chất riêng lẻ, các kỹ năng này cần thiết cho hoạt động tiếp theo.

- Giai đoạn 4 : Có kỹ năng phát triển cao, sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết và

các kỹ xảo đã có, ý thức đợc không chỉ mục đích hành động mà cả động cơ lựa chọn cách thức đạt mục đích.

- Giai đoạn 5 : Sử dụng một cách sáng tạo đầy triển vọng các kỹ năng khác

nhau.

Trong luận án PTS của mình (kỹ năng tổ chức trò chơi chi đội trởng chi đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, 1992) tác giả Trần Quốc Thành đa ra 3 giai đoạn hình thành kỹ năng bao gồm :

+ Giai đoạn nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức điều kiện hành động. + Giai đoạn quan sát mẫu và làm thử theo mẫu.

+ Giai đoạn tập luyện để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu điều kiện hành động nhằm đạt mục đích đã đề ra. Chúng tôi thấy rằng quan điểm của PTS Trần Quốc Thành dễ hiểu và trong thực tế khi hành động kỹ năng cho giáo sinh có rất nhiều trờng đại học đã vận dụng quy trình này.

Nh vậy quy trình hình thành kỹ năng nói chung có thể đợc chia ra làm ba giai đoạn nh sau :

- Giai đoạn thứ nhất : giai đoạn nhận thức. Đây là giai đoạn con ngời nhận

thức đầy đủ mục đích, cách thức, điều kiện hành động. ở giai đoạn này ngời ta mới chỉ nắm đợc lý thuyết chứ cha hành động thực sự. Giai đoạn này rất quan trọng bởi vì nếu không xác định đợc mục đích sẽ không có hớng hoạt động đúng đắn. Đồng thời để hành động có kết quả con ngời phải hiểu đợc các điều kiện để thực hiện hành động đó. Điều đó cũng có nghĩa là con ngời nhận thức đợc mình sẽ phải làm cái gì và đạt tới cái gì? Phải tiến hành nh thế nào để đạt đợc mục đích đó, thực hiện trong bao nhiêu thời gian, ở đâu? Tức là phải có kế hoạch đầy đủ, cụ thể và rõ ràng.

- Giai đoạn thứ hai : Giai đoạn làm thử (trên cơ sở đã quan sát mẫu). Sau khi

đã nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động con ngời bắt đầu hành động, có thể hành động theo mẫu hay làm thử vài lần dới sự kiểm tra của ngời

hớng dẫn. ở giai đoạn này thì hành động vẫn còn sai sót, các thao tác còn chậm, lúng túng, cha gắn với nhau, phải luôn luôn dừng lại để đối chiếu giữa tri thức đã có với lời hớng dẫn, với hành động, với thao tác mẫu, đồng thời hình dung khâu tiếp theo là gì? Trong giai đoạn này hành động có thể đạt đợc kết quả ở mức độ thấp hoặc cũng có thể cha đạt đợc kết quả.

- Giai đoạn thứ ba : giai đoạn luyện tập (sau khi làm thử ngời ta có thể tiến

hành luyện tập).

Muốn ghi nhớ các hành động và liên kết các thao tác riêng lẻ thì phải luyện tập để dần dần hành động trở nên liên tục. Chính trong quá trình luyện tập, các thao tác của hành động đợc điều chỉnh và chính xác hơn, động tác sẽ nhanh hơn, ít bị sai hơn.

+ Giai đoạn đầu của quá trình luyện tập kỹ năng bắt đầu hình thành. ở giai đoạn này ngời ta có thể hành động độc lập ít sai sót, các thao tác thuần thục hơn. Hành động đạt đợc kết quả trong những điều kiện quen thuộc.

+ Giai đoạn sau của quá trình luyện tập : Hành động thực hiện có kết quả không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả ở những điều kiện khác nhau. Các thao tác trở nên thuần thục, hành động thực hiện có sáng tạo.

Nh vậy quá trình hình thành kỹ năng lần lợt đợc diễn ra qua 3 giai đoạn. Nhng để hình thành kỹ năng có kết quả phải có những điều kiện nhất định.

* Điều kiện để hình thành kỹ năng

- Vốn tri thức hiểu biết về kỹ năng : càng hiểu sâu tri thức có liên quan càng nắm vững cách thức tiến hành hành động thì kỹ năng tơng ứng cần xây dựng càng nhanh chóng đợc hình thành.

- Phải tuân thủ theo quy trình nhất định

- Để luyện tập kỹ năng có kết quả thì phải có đủ phơng tiện, điều kiện, luyện tập có hệ thống liên tục.

- Phải đợc kiểm tra, tự kiểm tra liên tục.

- Phải đợc cũng cố bằng cách vận dụng vào thực tế một cách thờng xuyên và có hệ thống để khắc sâu chúng …

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục của sinh viên năm thứ IV khoa tỉểu học trường đại học vinh thông qua quá trình thực tập sư phạm (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w