Khái niệm kỹ năng 1 Kỹ năng

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục của sinh viên năm thứ IV khoa tỉểu học trường đại học vinh thông qua quá trình thực tập sư phạm (Trang 26 - 31)

1.2.3.1.1. Kỹ năng

Trong bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào, con ngời muốn tiến hành hoạt động thì không những phải có tri thức về đối tợng hoạt động mà còn phải biết sử dụng tri thức vào cải tạo hiện thực. Nghĩa là phải có tri thức về hành động. Những tri thức về phơng pháp hành động trong tâm lý học gọi là kỹ năng.

Các tác giả nghiên cứu kỹ năng ở các khía cạnh khác nhau đã đa ra nhiều quan điểm khác nhau. Do đó họ đa ra những khái niệm về kỹ năng cũng khác nhau.

A.G. Côvaliov quan niệm kỹ năng là những phơng thức thực hiện hành động thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động. ở đây Côvaliov chỉ đề cập đến phơng thức thực hiện hành động mà không đề cập đến kết quả của hành động. Nhng ông lại cho rằng kết quả của hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hơn cả là năng lực của con ngời chứ không đơn giản là cứ nắm vững cách thức hoạt động thì đem lại kết quả tơng ứng. (1)

PGS. Lê Văn Hồng cho rằng : “Kỹ năng – khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phơng pháp,…) để giải quyết một nhiệm vụ mới”. (2)

Theo tác giả thì bất cứ một kỹ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết đó là kiến thức. Tác giả còn cho rằng : Muốn kiến thức là cơ sở của kỹ năng thì kiến thức đó phải phản ánh đầy đủ thuộc tính, bản chất, đợc thử thách trong thực tiễn và tồn tại trong ý thức với t cách là công cụ của hành động.

PGS. Trần Trọng Thuỷ, TS. Nguyễn Nh An và một số tác giả khác cũng quan niệm kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con ngời nắm đợc cách thức của hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng. (3)

Các tác giả ở trên đều quan niệm kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, là phơng thức thực hiện hành động hay kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một nhiệm vụ mới.

1 Côvaliov A.G – Tâm lý học cá nhân. NXB HN 1994.

(2) Lê Văn Hồng – Tâm lý học s phạm, trờng ĐHQG HN 1995, Tr 49. (3) Trần Trọng Thuỷ – Tâm lý học lao động, ĐHSP HN 1975.

Khác với các tác giả này, V.A. Cruchetxki cho rằng : Kỹ năng - đó là sự thực hiện có kết quả một hành động hay là một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những thủ thuật, những phơng thức đúng đắn. (1)

Theo ông kỹ năng đợc hình thành trong quá trình luyện tập nhng không phải sự luyện tập nào cũng dẫn đến sự hình thành kỹ năng. Ông cho rằng nếu nh trong quá trình luyện tập đó con ngời không biết một cách chính xác “cần phải làm gì?”, “phải đạt đợc kết quả gì?” thì có luyện tập hàng ngàn lần cũng không trở thành kỹ năng. Điều đó chứng tỏ rằng Cruchetxki đã đề cập đến những phơng thức, thủ thuật cũng nh kết quả trong khi con ngời tiến hành thực hiện một hành động nào đó.

N.Đ. Lêvitov – nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) cho rằng : Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay hoạt động phức tạp hơn bằng cách áp dụng hay lựa chọn những cách thức đúng đắn có chiếu cố đến những điều kiện nhất định. Theo Lêvitov, ngời có kỹ năng hành động là ngời phải nắm đợc và vận dụng đợc đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông nhấn mạnh để hình thành kỹ năng cho con ngời không chỉ nắm vững lý thuyết về hành động mà phải biết vận dụng lý thuyết đó vào thực tiễn. Xuất phát từ lý do này, N.Đ. Lêvitov đa ra hai loại kỹ năng :

- Kỹ năng sơ bộ : là loại biểu hiện ở những thể nghiệm đầu tiên trong việc thực hiện động tác đạt đến những kết quả cần thiết.

- Kỹ năng tổng hợp : là loại kỹ năng phát triển ở trình độ cao bằng luyện tập thông qua hoạt động thực tiễn và dần trở thành kỹ xảo càng hoàn thiện hơn.

Tác giả cho rằng con đờng hình thành kỹ năng bằng cách bắt chớc các kỹ năng mẫu, bắt chớc các gơng thật nỗi bật bằng thử làm và luyện tập, song bao giờ cũng phải qua luyện tập thực tiễn.

Q.V. Pêtrôvxki quan niệm : Kỹ năng đợc hiểu đó là năng lực sử dụng, các dữ kiện các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực hành xác định. (2) Nh vậy, Pêtrôvxki đã đề cập đến kết quả của quá trình

1(1) Cruchetxki. V.A – Những cơ sở tâm lý học s phạm, Tập 2. NXB GD 1981, Tr 88.

hành động, nói chính xác hơn là ông cho rằng kỹ năng là năng lực giải quyết thành công nhiệm vụ lí luận hay thực hành. Nhng ở đây ông đã thu hẹp nội hàm của năng lực, ông đã cho rằng năng lực chính là kỹ năng của con ngời. Thực ra năng lực đợc hiện thực hoá trong các tri thức kỹ năng, kỹ xảo ấy. Năng lực là thuộc tính là đặc điểm của nhân cách, còn kỹ năng là những hành động riêng lẻ của hoạt động do con ngời thực hiện. Pêtrôvxki đã đồng nhất kỹ năng hành động với năng lực hoạt động.

P.A. Ruđích cho rằng : Kỹ năng là động tác mà cở sở của nó là sự vận dụng thực tế các kiến thức đã tiếp thu đợc để đạt đợc kết quả trong một hình thức hoạt động cụ thể. (2)

ở khái niệm này Ruđích cũng đề cập đến kết quả hành động của kỹ năng. Theo ông trong kỹ năng các thao tác cha hoàn thiện mà chỉ đến kỹ xảo thao tác mới trở nên hoàn thiện hơn.

Một số tác giả trong nớc nh Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn ánh Tuyết, Trần Quốc Thành, Ngô Công Hoàn, Hoàng Thị Anh, … cũng đa ra quan niệm về kỹ năng, coi kỹ năng là một năng lực của con ngời thực hiện một công việc có kết quả.

Trong sách “Một số vấn đề tâm lý học về giao tiếp s phạm” (tài liệu bồi dỡng thờng xuyên. Chu kỳ 1992 – 1996 cho giáo viên cấp II) đã đa ra khái niệm : Kỹ năng là tổng hợp những thao tác, cử chỉ phối hợp hài hoà, hợp lý nhằm đảm bảo cho hoạt động đạt kết quả cao với sự tiêu hao năng lợng thần kinh, cơ bắp ít nhất trong điều kiện thay đổi.

Nh vậy, trong các công trình nghiên cứu về kỹ năng, vì nghiên cứu ở các góc độ khác nhau nên các tác giả đa ra các khái niệm về kỹ năng có khác nhau đôi chút. Nhng tựu chung lại chúng ta thấy có hai quan niệm khác nhau.

Quan niệm thứ nhất coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác hành động hay một hoạt động nào đó.

Khác với quan niệm thứ nhất, quan niệm thứ hai coi kỹ năng không chỉ đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà là một biểu hiện năng lực của con ngời, đòi

hỏi con ngời phải luyện tập theo một qui trình nhất định mới hình thành đợc kỹ năng đó. Các tác giả theo quan niệm này còn chú ý đến kết quả của kỹ năng.

Về sự phân loại kỹ năng cũng có nhiều quan điểm khác nhau. N.Đ. Lêvitov đa ra hai loại kỹ năng mà chúng tôi đã đề cập ở trên đó là:

- Kỹ năng sơ bộ - Kỹ năng tổng hợp.

X.I. Kixêgốp trong công trình nghiên cứu về kỹ năng hoạt động s phạm ông đã phân biệt hai kỹ năng :

- Kỹ năng bậc thấp (kỹ năng nguyên sinh) : đợc hình thành lần đầu tiên qua các hoạt động đơn giản, nó là cơ sở hình thành kỹ xảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kỹ năng bậc cao : là khả năng nảy sinh lần thứ hai sau khi đã có tri thức và kỹ xảo.

Chúng ta nhận thấy rằng, các tác giả nghiên cứu về các kỹ năng đã đa ra khái niệm cũng nh sự phân loại về kỹ năng có khác nhau. Song nhìn chung các tác giả đều đi đến thống nhất ở một số điểm chủ yếu sau :

+ Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động hay thao tác nhất định. Kỹ năng là sự vận dụng các tri thức vào giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực tiễn. Nói cách khác kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một thao tác hay trong một hành động nào đó.

+ Kỹ năng nằm trong cấu trúc hoạt động và ở cấp độ hành động vì thế cơ chế của kỹ năng thực chất là cơ chế của sự hình thành ( sự hình thành) hành động. Tức là việc hình thành kỹ năng phải tuân thủ theo lôgic thao tác làm nên mặt kỹ thụât của hành động, phải sử dụng các phơng tiện, điều kiện để đạt đợc mục đích hành động hay nói cách khác, kỹ năng không phải ngẫu nhiên có ở con ngời mà nó đợc hình thành và hoàn thiện dần trong quá trình học tập, rèn luyện và cả trong hoạt động thực tiễn.

+ Kỹ năng là một thành phần của năng lực, là mặt biểu hiện của năng lực, tri thức kỹ xảo. tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thúc đẩy sự phát triển của năng lực. Đồng thời năng lực làm cho việc nắm tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nhanh chóng hơn.

Trên cơ sở nghiên cứu các quan niệm trên chúng tôi thấy rằng : Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với các điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện của năng lực, trình độ thao tác t duy của chủ thể hành động.

Nh vậy ngời có kỹ năng hành động là ngời phải có những tri thức cần thiết về mục đích của hành động, cách thức để đi đến kết quả cũng nh các điều kiện cần thiết để triển khai cách thức hành động đó. Nhng chỉ có tri thức cần thiết thì cha đủ để hành động mà phải biết vận dụng tri thức đó để hành động có kết quả. Và chỉ khi nào con ngời hành động có kết quả thì lúc đó con ngời mới có kỹ năng về hành động. Hơn nữa trong quá trình tiến hành hành động, con ngời phải tuân thủ theo đúng yêu cầu của nó. Mặt khác ngời có kỹ năng hành động là ngời đạt kết quả hành động không chỉ dừng lại ở những điều kiện quen thuộc mà cả ở những điều kiện khác nhau.

Nhìn chung các tác giả đều đánh giá rất cao vai trò của hoạt động thực tiễn với công việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Con ngời muốn có kỹ năng hành động thì phải học tập, rèn luyện đồng thời kỹ năng còn đợc phát triển và hoàn thiện dần trong hoạt động tơng ứng.

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục của sinh viên năm thứ IV khoa tỉểu học trường đại học vinh thông qua quá trình thực tập sư phạm (Trang 26 - 31)