Kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh và ý nghĩa của nó trong dạy học và giáo dục

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục của sinh viên năm thứ IV khoa tỉểu học trường đại học vinh thông qua quá trình thực tập sư phạm (Trang 42 - 47)

- Phê phán khoa học công việc của ngời khác nhằm cải tiến chất lợng giảng dạy và giáo dục.

- Xây dựng mục tiêu, chơng trình hoạt động dài hạn nhằm phát triển năng lực bản thân.

- Hiện thực hoá chơng trình phát triển cá nhân.

- Điều chỉnh hoạt động bồi dỡng của bản thân theo thực tiễn.

Nhóm kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục :

- Hiểu mức độ học tập và sự tiến bộ của học sinh trong các giờ dạy và giáo dục.

- Phán đoán bản chất của học sinh qua các biểu hiện ngôn ngữ, hành vi. - Lờng trớc phản ứng cúa học sinh khi mình tác động đến các em. - Soạn phiếu điều tra học sinh.

- Hình dung khó khăn và thuận lợi của học sinh khi tiếp thu tài liệu mới. - Xây dựng, quản lý và khai thác hồ sơ học sinh.

- Phân loại học sinh theo tiêu chí khác nhau. - Nhận biết sự phát triển của tập thể học sinh. - Nhận dạng các nhóm nhỏ trong tập thể học sinh.

1.2.3.2.3. Kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh và ý nghĩa của nó trong dạy học vàgiáo dục giáo dục

Vì trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục. Còn những nhóm kỹ năng mà chúng tôi đã nêu ở trên chỉ mang tính chất liệt kê để có hệ thống. Hơn nữa, trong quá trình điều tra chúng tôi cũng sử dụng cả các nhóm kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý của giáo sinh trong quá trình thực tập đã đạt đợc đến đâu và kỹ năng nào cần chú trọng bổ sung.

* Một số kỹ năng thành phần của kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh trong dạy học và giáo dục

- Hiểu mức độ học tập và sự tiến bộ của học sinh trong các giờ dạy và giáo dục.

Giáo viên phát hiện đợc những thực trạng và kết quả học tập của học sinh cũng nh nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng và kết quả học tập của học sinh cũng nh đặc điểm chung của chúng về các mặt nhất là mặt năng lực nhận thức và động cơ, tinh thần, thái độ học tập. Đồng thời giáo viên đánh giá xem mức độ hiểu bài của học sinh đạt đến mức độ nào? Học sinh có tích cực, tự giác tham gia vào hoạt động học tập không? Có nh vậy việc lựa chọn, điều chỉnh vận dụng nội dung, phơng pháp, hình thức tác động phù hợp nhằm giúp học sinh hiểu bài một cách tốt nhất.

Hơn nữa do trình độ nhận thức ở mỗi học sinh khác nhau là khác nhau. Có những em trong một giờ học rất hiểu bài nhng có em lại không hiểu gì cả. Giáo viên phải tính đến điều này để giúp cho các em khá giỏi tiến bộ hơn, còn những em trung bình, yếu kém thì đạt đến mức độ nhận thức chung. Giáo viên theo dõi học sinh hiểu bài không chỉ thông qua câu trả lời mà chính qua thắc mắc của học sinh hoặc căn cứ vào các dấu hiệu bề ngoài dờng nh không đáng kể (một sự ngập ngừng trong câu trả lời, một từ, một câu bị tẩy xoá trong bài làm, một ánh mắt, một nụ cời hay một tiếng xì xào của lớp …) mà có thể hiểu đợc những biến đổi nhỏ nhặt trong tâm hồn học sinh, dự đoán đợc mức độ hiểu bài và có khi phát triển đợc cả mức độ hiểu sai lệch của chúng.

- Phán đoán bản chất của học sinh qua các biểu hiện ngôn ngữ, hành vi

Giáo viên không những chỉ nhìn thấy và nghe thấy rõ những điều xảy ra trên lớp mà còn biết đi sâu vào bản chất của hiện tợng tâm lý, nắm bắt đợc những nguyên nhân phát sinh, nguồn gốc của hành vi… Nhìn thấy rõ đặc điểm nội tâm, những quá trình tâm lý, và những cảm xúc… của học sinh.

Chẳng hạn ngời giáo viên có kinh nghiệm thờng căn cứ vào những biểu hiện bên ngoài (nét mặt, ánh mắt, giọng nói và những dấu hiệu khác) để xác định một cách không lầm lẫn rằng đứa trẻ nói thật hay nói dối, em có nhận thức đợc mình có lỗi hay không.

- Lờng trớc phản ứng của học sinh khi mình tác động đến các em

Ngời giáo viên phải hình dung ra các phản ứng của học sinh khi nêu ra câu hỏi, các yêu cầu … đối với học sinh nh thế nào? Đồng thời dự kiến đợc phản ứng hay nói cách khác là cách thức xử lý các tình huống s phạm có thể xảy ra trong quá trình dạy học và giáo dục. Nhanh chóng xác định đợc vấn đề xảy ra, kịp thời áp dụng những biện pháp thích hợp để giải quyết.

- Soạn phiếu điều tra học sinh

Soạn các phiếu điều tra về tri thức của bài học, về quan điểm đạo đức, tác phong của con ngời… trên cơ sở đó góp phần đánh giá học sinh chính xác hơn.

- Hình dung khó khăn và thuận lợi của học sinh khi tiếp thu tài liệu mới, xác định đúng đắn mức độ căng thẳng cần thiết khi thực hiện các nhiệm vụ nhận thức.

Điều này thể hiện đầu tiên ở quá trình chế biến tài liệu, giáo viên phải tính đến mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chơng trình với trình độ nhận thức của các em, làm sao vừa đảm bảo yêu cầu chung về kiến thức của chơng trình, vừa làm cho tài liệu đó vừa sức với khả năng nhận thức của trẻ. Đồng thời khi giảng bài, giáo viên phải phân tích để học sinh hiểu đợc cái gì là bản chất, là cơ bản, cái gì là thứ yếu, cung cấp cho học sinh những kiến thức chính xác, liên hệ và vận dụng vào thực tiễn… Có nh vậy mới có thể giúp học sinh nhận thức thuận lợi và khó khăn tốt hơn.

- Xây dựng, quản lý, khai thác hồ sơ học sinh

Tìm hiểu, nắm vững những đặc điểm về hoàn cảnh sống; những đặc điểm về thể chất, tâm lý, những phẩm chất đạo đức, năng khiếu, sở thích… của từng học sinh là hết sức quan trọng. Nắm vững những đặc điểm này, giúp cho giáo viên lựa chọn những biện pháp tác động s phạm phù hợp nhằm khơi dậy và phát huy đợc những mặt mạnh sẵn có ở mỗi em, đồng thời hình thành cho từng em cuộc sống tâm hồn, tình cảm phong phú, trong sáng cao cả, nhân hậu, có năng lực và sức khoẻ dồi dào đáp ứng với yêu cầu của xã hội.

- Phân loại học sinh theo các tiêu chí khác nhau

Trong quá trình học tập đã diễn ra sự phân hoá trình độ ở học sinh dới ảnh h- ởng của xu hớng, tính cách, điều kiện sống, điều kiện sức khoẻ khác nhau, đặc biệt là năng lực nhận thức khác nhau, mặc dù thế nhng việc dạy học đợc tiến hành nh

nhau cho mọi học sinh. Vì vậy cần có sự phân loại học sinh theo các tiêu chí khác nhau :

+ Về trình độ nhận thức : có học sinh học tập khá giỏi, có học sinh có học sinh có lực học yếu, kém.

+ Về tính tích cực hoạt động : có học sinh tích cực, có học sinh cha tích cực. + Về đạo đức : có học sinh ngoan, có học sinh cha ngoan… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa trên cơ sở phân loại để có phơng pháp đối xử cá biệt (theo năng lực nhận thức của học sinh thì để giúp các em học sinh khá giỏi tiếp tục phát triển lên trình độ cao hơn, giúp các em học yếu kém đạt đến trình đến trình độ chung cho yêu cầu của chơng trình. Hay đối với học sinh cha ngoan, cha tích cực thì phải giáo dục kịp thời, có cách thức tác động phù hợp nhằm giúp các em ngoan hơn, tích cực hơn) đối với từng học sinh.

Trong khi phân loại học sinh nh vậy, giáo viên phải đồng thời xoá bỏ sự khác biệt giữa các em, loại trừ những cái không phải là bản chất, có hại nảy sinh trong con ngời của các em do ảnh hởng của các yếu tố bên ngoài.

- Nhận biết sự phát triển của tập thể học sinh

Ngời giáo viên phải có kỹ năng nhận biết sự phát triển của tập thể học sinh đang ở giai đoạn phát triển nào? Cao hay thấp? Tập thể học sinh đó đoàn kết hay không? Các em có tự giác tích cực giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động học tập cũng nh hoạt động chung của lớp hay không? Các yêu cầu mục đích của bản thân có tự giác thực hiện hay không? Trạng thái tâm lý d luận tập thể ra sao, các thành viên trong tập thể quan hệ với nhau nh thế nào? v..v…

Ngời giáo viên có kỹ năng nhận biết tập thể học sinh sẽ giúp họ có kế hoạch, biện pháp xây dựng tập thể học sinh ngày càng đoàn kết, vững mạnh, thúc đẩy hoạt động tích cực của học sinh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra. Làm sao để tập thể thực sự là môi trờng, là phơng tiện để mỗi cá nhân phát triển toàn bộ nhân cách của mình.

- Nhận dạng các nhóm nhỏ của tập thể học sinh

Trong môi trờng học sinh thờng hình thành các nhóm nhỏ học sinh theo hứng thú về một loại hình hoạt động theo thiện cảm với nhau, theo chỗ ở gần nhau… Giáo

viên phải phát hiện đợc trong các nhóm nhỏ đó có những nhóm bạn luôn hăng hái đi đầu trong mọi hoạt động của tập thể nhng có nhóm bạn lại chỉ hăng hái trong loại hoạt động này nhng không sôi nỗi lắm trong loại hoạt động khác, nhng lại có những nhóm bạn sống biệt lập với tập thể chỉ quan tâm đến hứng thú riêng của mình. Trên cơ sở phát hiện đó nhà giáo dục học phải có nhiệm vụ lôi cuốn tất cả các nhóm nhỏ đó tích cực tham gia vào đời sống tập thể, giúp họ biết đem lại những mục đích trớc đã liên kết họ với nhau phục vụ những mục đích chung có ích cho xã hội, cho tập thể.

Nh vậy, các kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh có mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ với nhau nhằm giúp giáo viên hiểu học sinh một cách chính xác hơn. Trên cơ sở đó lựa chọn cách thức tác động phù hợp với đặc điểm chung cũng nh đặc điểm cá biệt của học sinh nhằm giúp học sinh tiến bộ, hình thành và phát triển nhân cách của các em, đáp ứng yêu cầu hiện tại cũng nh trong tơng lai của xã hội.

* ý nghĩa của kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh trong hoạt động s phạm

Để thành công trong hoạt động của mình, ngời thầy giáo không những nắm vững am hiểu một cách sâu sắc những kiến thức khoa học chuyên ngành cũng nh các khoa học có liên quan mà phải nắm vững một hệ thống các kỹ năng nghề nghiệp. Trong số các kỹ năng đó, kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh giữ vai trò quan trọng. Nhờ có kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh ngời thầy giáo hiểu đợc tâm lý chung cũng nh đặc điểm cá biệt của học sinh để lựa chọn cách thức tác động phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh giúp học sinh nắm vữn bài giảng, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho các em.

Bằng cuộc đời lao động sáng tạo của mình, V.A. Xukhômlinxki đã đặt ra: “Tôi tin rằng có những phẩm chất của tâm hồn mà nếu thiếu chúng không thể trở thành giáo dục chân chính, và những phẩm chất đó đứng hàng đầu là những kỹ năng đi sâu vào tâm hồn”.

Năng lực hiểu biết sâu sắc đặc điểm tâm lý học sinh ngay từ khi bắt đầu tiếp xúc và trong suốt quá trình hoạt động với các em giúp cho giáo viên tìm hiểu đầy

đủ hoàn cảnh sống riêng, hứng thú sở thích, phát triển năng khiếu… trên cơ sở đó phân loại học sinh để sử dụng biện pháp thích hợp.

Hoạt động s phạm đòi hỏi ngời giáo viên phải nắm vững những kỹ năng s phạm cơ bản để thực hiện tốt những chức năng giáo dục của mình. Vì vậy việc nắm vững kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh cũng nh những kỹ năng s phạm nói chung sẽ giúp cho sự hình thành và phát triển năng lực s phạm của ngời giáo viên. Đồng thời ngời giáo viên có kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh là điều kiện quan trọng để thực hiện tốt những nhiệm vụ s phạm của mình.

Với ý nghĩa đó, nhà trờng s phạm cần quan tâm hơn nữa đến quá trình rèn luyện kỹ năng s phạm nói chung và kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh nói riêng cho giáo sinh. Giáo sinh nắm vững kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh sẽ giúp họ dễ dàng tìm hiểu đợc học sinh của mình trong hoạt động nghề nghiệp sau này của họ.

Một phần của tài liệu Thực trạng kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục của sinh viên năm thứ IV khoa tỉểu học trường đại học vinh thông qua quá trình thực tập sư phạm (Trang 42 - 47)