1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư, thế sự trong thơ lưu quang vũ luận văn thạc sĩ ngữ văn

103 1,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 619,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lưu Quang là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Kịch của ông có chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng lâu nay đã được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, về thơ là lĩnh vực mà ông dành tâm huyết bỏ bao công sức trong suốt 20 năm, đến nay vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu. Trong bối cảnh đó, thực hiện một đề tài luận văn về thơ Lưu Quang là việc làm có nhiều ý nghĩa, sẽ góp thêm những căn cứ để đánh giá một cách đầy đủ hơn về tầm vóc của một tác gia đã từng được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 1.2. Lưu Quang thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mỹ. Thơ ông có chung nhiều đặc điểm với thơ của các nhà thơ cùng thế hệ này. Tuy nhiên, bên cạnh việc hòa giọng vào cái chung, thơ Lưu Quang vẫn chứa đựng những tìm tòi riêng mà càng ngày ta càng nhận ra tính độc đáo của chúng. Với đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu về mối tương tác giữa phong cách cá nhân phong cách thời đại trong thơ Lưu Quang - một vấn đề cho đến nay vẫn chưa được nhiều người nghiên cứu chú ý đúng mức. 1.3. Trong thơ Lưu Quang Vũ, giữa cảm hứng sử thi cảm hứng đời tư, thế sựsự gắn bó, thống nhất cao. Trong khi hướng về những “đại tự sự”, nhà thơ đã không quên thiên chức của nhà văn là quan tâm đến số phận con người, đến những nông nỗi của đời người. Chính vì sự trung thành với trải nghiệm thật của mình mà nhà thơ đã tạo nên được những trang thơ thoát khỏi lối mòn gây được ám ảnh. Qua việc thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn làm sáng tỏ thêm vấn đề bản lĩnh nhà văn trong những môi trường sáng tạo không hiếm chông gai, thử thách. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tập thơ Hương cây, Bếp lửa (in chung với Bằng Việt) - Nxb Văn học là tập thơ đầu tay của Lưu Quang Vũ. Nhưng “chỉ riêng 20 bài thơ trong tập này thôi, Lưu Quang đã là một trong những đỉnh cao của thơ ca chống Mỹ, vẫn là hồn thơ được nhiều người ưu ái nhất”. Hai mươi năm sau khi ông mất, thơ ông mới tiếp tục được công bố rộng rãi: Năm 1989: Mây trắng của đời tôi - Nxb Tác phẩm mới Năm 1993: Bầy ong trong đêm sâu - Nxb Tác phẩm mới Năm 1994: Thơ Xuân Quỳnh - Lưu Quang - Nxb Giáo dục Năm 1994: Thơ Xuân Quỳnh - Lưu Quang - Nxb Hội Nhà văn Năm 1997: Lưu Quang Thơ đời - Nxb Văn hoá Thông tin Năm 1998: Lưu Quang Thơ truyện ngắn - Nxb Hội Nhà văn Năm 2008: Lưu Quang Di cảo Nhật Ký - Thơ - Nxb Lao động Năm 2010: Gió tình yêu thổi trên đất nước tôi - Nxb Hội Nhà văn Nhìn vào sự ra đời của các tập thơ, ta thấy một thời gian dài thơ của ông không đến được với độc giả. Bởi vậy, sự phổ biến thơ Lưu Quang bị hạn chế. Từ năm 1989 trở lại đây, các tập thơ của ông liên tiếp ra đời, là tiền đề để thơ ông được khẳng định với công chúng yêu thơ. 2.2. Tình hình nghiên cứu thơ Lưu Quang Vũ: Ngoài bài viết của Hoài Thanh đánh giá về tập thơ Hương cây - Bếp lửa trước đây là đáng chú ý, theo chúng tôi, kể từ năm 1988 trở lại đây có một số bài viết thực sự đáng quan tâm về thơ Lưu Quang Vũ, đó là: - Đọc thơ Lưu Quang (Vũ Quần Phương - 1989) - Nỗi lao lung của một hồn thơ mới bước vào đời (Phan Trọng Thưởng - 1993) - Thơ tình Lưu Quang (Nguyễn Thị Minh Thái - 1993) - Lưu Quang với những mối tình những bài thơ sống với thời gian (Lưu Khánh Thơ - 1996). - Lưu Quang - Tâm hồn trở gió (Phạm Xuân Nguyên - 1998) - Xuân Quỳnh - Lưu Quang tình yêu số phận (Phong Lê - 1998) - Lưu Quang tài năng lao động nghệ thuật (Nhiều tác giả - 2001) - Những vần thơ viển vông cay đắng u buồn (Vương Trí Nhàn - 2002) - Đọc thơ Lưu Quang gió tình yêu thổi trên đất nước tôi (Lê Hồ Quang - 2010). Nhìn chung những bài viết trên đã đề cập đến những vấn đề cơ bản sau về thơ Lưu Quang Vũ: 2.2.1. Về nội dung * Về thơ tình: Đáng chú ý nhất là các bài viết của Nguyễn Thị Minh Thái, Lưu Khánh Thơ, Phong Lê… Các tác giả này đã bám rất sát các mối tình trong đời Lưu Quang để lý giải, cảm nhận thơ tình của ông. Lưu Khánh Thơ, Nguyễn Thị Minh Thái chú ý đặc biệt đến hình ảnh người con gái trong thơ Lưu Quang Vũ. Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: “Em, vừa có thể là người tình, vừa có thể là nỗi khát khao không đạt đến, sự cứ rỗi cho linh hồn đau buồn của chàng, em mang nhưng tên gọi khác nhau, đầy âu yếm thương cảm”. Lưu Khánh Thơ có cách cảm nhận tương tự: “Hình ảnh người con gái trong thơ tình Lưu Quang thường rất đẹp… Có khi là người là người tình cụ thể, cũng có khi chỉ là một hình bóng mơ hồ, một nỗi khát khao không đạt đến”… Phong Lê nhận định trong bài Xuân Quỳnh - Lưu Quang - tình yêu số phận: riêng đối thoại tình yêu Quỳnh - trong thơ, một đối thoại bậc nhất trong thơ Việt Nam hiện đại. * Về cảm hứng dân tộc: là cảm hứng xuyên suốt, bền chắc trong thơ Lưu Quang Vũ. Đáng chú ý nhất là bài viết của Quần Phương. Ông đã chỉ ra cái đặc biệt của cảm hứng dân tộc trong thơ Lưu Quang Vũ, in đậm phong cách của tác giả ở chỗ quan tâm đến “vẻ hùng vĩ của đất đai, vẻ đẹp óng ánh của ngôn ngữ, đời sống trận mạc, gian lao của người dân”, “yêu thương gợi ca yêu các dân tộc, ngợi ca tầm vóc vĩ đại hy sinh cao cả của người dân” [69]. Ông nhấn mạnh: “Sự ngợi ca này của anh dễ lẫn vào giọng ca chung của cả nền thơ nếu anh không biết cá thể hoá nó. Anh đã cá thể hoá bằng bút pháp, bằng cái tài hoa của Lưu Quang có nhiều nét cá biệt” [69]. Phạm Xuân Nguyên đi tìm cái riêng của Lưu Quang giữa “dàn đồng ca ca ngợi đất nước thời trận mạc”. Lưu Quang nhìn chiến tranh từ góc độ không tô vẽ, không lý tưởng hoá. Tâm hồn thi của anh rất nhạy cảm với đất nước đau thương, thấm đẫm mồ hôi máu. Anh vật đau đớn lo ngại cho đất nước đói nghèo cơ cực trong cuộc chiến tranh dai dẳng. Từ đó nhà thơ xác định con đường đi của riêng mình: chối bỏ những chữ ngọt ngào lộng lẫy, để lựa chọn “Những chữ lấm lem đứng dậy từ đời thực” (Lưu Quang một tâm hồn trở gió). * Về thơ cho người thân: Là mảng thơ giúp ta hình dung toàn diện về chân dung tinh thần Lưu Quang Vũ. Viết về mảng thơ này có các bài của Lưu Khánh Thơ, Quần Phương, Nguyễn Thị Minh Thái. Tóm lại, các nhà phê bình đã cho biết các cảm hứng lớn trong thơ Lưu Quang đều in đậm dấu ấn phong cách của ông. 2.2.2. Về hình thức * Về biểu tượng của thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ: Phạm Xuân nguyên trong bài Lưu Quang tầm hồn trở gió đã phát hiện gió là biểu tượng biểu trưng cho toàn bộ thế giới thơ Lưu Quang Vũ, làm nên bản sắc riêng của thế giới nghệ thuật ấy. Gió biểu thị cho sự luôn luôn vươn lên, không yên ổn trong những cái mực thước, khuôn phép, vừa phải, lưng chừng, rồi tác giả khẳng định: Lưu Quang là người “nổi gió sớm trong thơ như về sau nổi gió đầu trong kịch”. Vương Trí Nhàn lại tìm thấy một biểu tượng khác gắn với rất nhiều câu thơ, bài thơ tài hoa của Lưu Quang Vũ: mưa. Vương Trí Nhàn nhận thấy: “Trong các thi đương thời là người nhậy cảm với mưa, thân thuộc với mưa hơn ai hết. Ở anh, mưa cho thấy sự trôi qua của thời gian mà con người thấy bất lực, không sao níu kéo nổi, mưa làm cho hiện tại trở nên vô nghĩa tương lai trở nên lờ mờ không xác định”. Phan Trọng Thưởng chú ý đến biểu tượng bầy ong như hình bóng của tác giả: “Hình như anh cảm thấy có một sự đồng thanh, đồng phận nào đấy giữa mình với con ong: sự cần mẫn, lam lũ, ý thức chắt chiu, tìm kiếm, nhỏ nhoi, giản dị”. Như vậy, mỗi bài viết phát hiện ra những biểu tượng khác nhau trong thơ Lưu Quang Vũ, nhưng mỗi biểu tượng ấy đều giàu sức biểu cảm in đậm phong cách thơ Lưu Quang Vũ. * Về giọng điệu: là yếu tố được nói đến khá nhiều trong các bài viết về thơ Lưu Quang Vũ. Hoài Thanh: “Câu thơ Lưu Quang thường ngọt ngào, hiền hậu”, “ngọt lịm”. Anh Ngọc: “Hồn thơ tràn đầy mẫn cảm, đằm thắm đến ngọt lịm”, “một thứ nhạc điệu du dương êm ái đặc biệt”, “Sức chảy ào ạt của dòng tình cảm đã phá vỡ mọi khuôn khổ khiến thơ anh có sức lôi cuốn mạnh mẽ”. Đáng chú ý nhất là nhận định của Quần Phương: “Giọng thơ đắm đuối”. Ông viết: “Đắm đuối là một đặc điểm của suốt đời thơ Lưu Quang Vũ. Vui hay buồn, tin cậy hay hoang mang… bao giờ anh cũng đắm đuối”. Lưu Khánh Thơ nhiều tác giả khác cũng dùng từ “đắm đuối” để nói về giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ. Nhìn chung, các tác giả đã nêu bật trúng được giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ, hé lộ nhiều hướng nghiên cứu về sau cho đề tài thơ Lưu Quang Vũ. 2.3.2. Có thể thấy tất cả các bài viết đều đề cập đến một phương diện nào đó về nội dung hay hình thức thơ Lưu Quang Vũ, qua đó khẳng định tài năng thơ ca của Lưu Quang xác lập vị trí của Lưu Quang trong dòng thơ ca chống Mỹ nói riêng, thơ ca hiện đại nói chung. Các nhà nghiên cứu đều hướng đến khẳng định - có thể dẫn một nhận định tiêu biểu của Quần Phương: “Đọc hết các bản thảo anh để lại, tôi thấy thơ mới là nơi anh ký thác nhiều nhất tôi tin nhiều bài thơ của anh sẽ thăng được thời gian . Tôi thấy trước sau cốt cách thi vẫn là nét trội nhất trong tâm hồn anh. Tôi trộm nghĩ, về lâu dài sự đóng góp của Lưu Quang về thơ còn lớn hơn về kịch” [69, 357]. Cùng với thời gian, cùng với việc thơ Lưu Quang được công bố rộng rãi, thơ ông ngày càng được khẳng định, yêu thích. Các nhà phê bình đã tiếp cận thơ ông Lưu Quang ở các góc độ: cái độc đáo của từng chặng thơ trong đời ông; những đề tài lớn: tình yêu, dân tộc, nhân dân, thơ cho người thân; giọng điệu, hệ thống biểu tượng… Các tác giả đã chỉ ra được những nét riêng, không dễ lẫn với các giọng thơ khác cùng thời. Rõ ràng, đã định hình một phong cách thơ Lưu Quang Vũ: “Đã có một giọng điệu riêng, đã ổn định một bản sắc thơ nhất quán” (Anh Ngọc). Tuy nhiên cần phải nói thêm, ngoài các bài viết trên, từ năm 1999 trở lại đây, thơ Lưu Quang đã trở thành một đề tài nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học. Gần đây nhất, cuối năm 2010, TS. Lê Hồ Quang (Đại học Vinh) với bài viết Đọc tuyển thơ Lưu Quang - Gió tình yêu thổi trên đất nước tôi đã có cái nhìn khá toàn diện về thơ Lưu Quang Vũ. Mở đầu bài viết, tác giả trích dẫn câu thơ biểu hiện đặc trưng tâm hồn thơ Lưu Quang Vũ: “Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh” sau đó tác giả lần lượt đi vào phân tích một số vấn đề của Tuyển thơ. Nói chung bài viết gồm những nội dung sau: + Khẳng định nét riêng Lưu Quang với “dàn đồng ca” của phong trào thơ chống Mỹ. Từ đó, tác giả nhấn mạnh đến sự đổi mới sớm sủa của thơ Lưu Quang trong dòng chảy chung của thơ ca Việt Nam hiện đại. + Khẳng định cái nhìn “phi sử thi” của Lưu Quang về chiến tranh, đất nước, dân tộc “sự chuyển dịch từ tư duy thi sang tư duy thế sự, đờitrong khai thác đề tài chiến tranh của Lưu Quang Vũ” [53]. Tuy nhiên, khi nhấn mạnh vấn đề này, bài viết cũng đề cập đến “sáng tác đầu tay của ông, âm hưởng sử thi của thời đại xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai rất đậm nét” [53] “nhà thơ còn nhận ra vẻ đẹp sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của dân tộc ẩn chứa trong chiều dài lịch sử, văn hoá, trong đời sống trận mạc lao động lam lũ của người dân. Trong vẻ đẹp đắng cay mà trong trẻo của tiếng Việt” [53]. + Bàn về sự tự ý thức của cái tôi Lưu Quang trong thơ. + Bàn về tình yêu trong thơ Lưu Quang Vũ. + Chỉ ra hình thức diễn tả, cách cảm thụ đời sống trong thơ Lưu Quang Vũ. Trên đây là một số phương diện tiêu biểu tập trung nhất mà các nhà nghiên cứu, phê bình văn học thường hay đề cập khi viết về thơ Lưu Quang Vũ. Bên cạnh đó, rải rác có những ý kiến, những phát hiện khách nhau tuỳ thuộc vào góc độ soi chiếu của từng tác giả về thơ Lưu Quang Vũ. Chúng tôi nhận thấy các bài viết, các ý kiến trên thực sự là những gợi mở hết sức quý báu, có giá trị to lớn cho hướng khai thác xây dựng luật văn Sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi cảm hứng đời tư, thế sự trong thơ Lưu Quang Vũ. 3. Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Qua khảo sát các tập thơ chủ yếu của Lưu Quang là: Lưu Quang - Thơ đời, Nxb Văn hoá Thông tin, 1997; Gió tình yêu thổi trên đất nước tôi, Nxb Hội Nhà văn, 2010, chúng tôi tập trung làm nổi bật sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi cảm hứng đời tư, thế sự trong thơ Lưu Quang Vũ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Định vị Lưu Quang trong đội ngũ các nhà thơ thế hệ chống Mỹ. 3.2.2. Phân tích nội dung cảm hứng sử thi, cảm hứng đời tư, thế sự sự thống nhất của chúng trong thơ Lưu Quang Vũ. 3.2.3. Khảo sát những hình thức biểu hiện cảm hứng sử thi cảm hứng đờithế sự trong thơ Lưu Quang Vũ. 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp loại hình, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê… 5. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở kế thừa phát triển những luận điểm tiếp cận về thơ Lưu Quang của những người đi trước, luận văn khẳng định sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi cảm hứng đờithế sự trong thơ Lưu Quang Vũ. Đây là vấn đề dường như còn mới mẻ, ít thấy các bài viết đề cập đến. Theo chúng tôi sự thống nhất ấy được biểu hiện cụ thể như sau: - Hai nguồn cảm hứng này tồn tại thống nhất trong suốt quá trình sáng tác của Lưu Quang Vũ. - Trong từng giai đoạn sáng tác cụ thể, sự thống nhất của hai nguồn cảm hứng này có những biểu hiện khác nhau. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương Chương 1. Lưu Quang trong đội ngũ các nhà thơ thế hệ chống Mỹ. Chương 2. Nội dung của cảm hứng sử thi cảm hứng đờithế sự trong thơ Lưu Quang Vũ. Chương 3. Những hình thức biểu hiện cảm hứng sử thi cảm hứng đờithế sự trong thơ Lưu Quang Vũ. . về thơ Lưu Quang Vũ của những người đi trước, luận văn khẳng định sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư thế sự trong thơ Lưu Quang Vũ. . trong thơ Lưu Quang Vũ. Chương 3. Những hình thức biểu hiện cảm hứng sử thi và cảm hứng đời tư thế sự trong thơ Lưu Quang Vũ. Chương 1 LƯU QUANG VŨ TRONG

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Thị Hoàng Anh (2007), “Cảm thức cô đơn trong thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn 1971-1973”, Báo cáo Khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm thức cô đơn trong thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn 1971-1973
Tác giả: Đỗ Thị Hoàng Anh
Năm: 2007
2. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1975
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1997
3. Lại Nguyên Ân (1998), Đọc lại người trước đọc lại người xưa, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc lại người trước đọc lại người xưa
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1998
4. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
5. Nguyễn Thị Thanh Bình (2008), Đặc điểm ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình
Năm: 2008
6. Nhị Ca (1977), Dọc đường văn học, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dọc đường văn học
Tác giả: Nhị Ca
Nhà XB: Nxb Quân đội Nhân dân
Năm: 1977
7. Nguyễn Thị Kim Chi (2004), Đặc sắc thơ Lưu Quang Vũ, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc sắc thơ Lưu Quang Vũ
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Chi
Năm: 2004
8. Phan Huy Dũng (1999), Kết cấu thơ trữ tình, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết cấu thơ trữ tình
Tác giả: Phan Huy Dũng
Năm: 1999
9. Phan Huy Dũng (2001), “Nhận diện nhịp điệu thơ trữ tình”, Ngôn ngữ, (16) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện nhịp điệu thơ trữ tình”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Phan Huy Dũng
Năm: 2001
10. Đặng Anh Đào (2007), Việt Nam và phương Tây - tiếp nhận và giao thoa trong văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam và phương Tây - tiếp nhận và giao thoa trong văn học
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
11. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
12. Nguyễn Đăng Điệp (2005), “Thơ chống Mỹ - Thành tựu và kinh nghiệm nghệ thuật thơ”, Phụ bản báo Văn nghệ, (23) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ chống Mỹ - Thành tựu và kinh nghiệm nghệ thuật thơ”, "Phụ bản báo Văn nghệ
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Năm: 2005
13. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
14. Phan Thị Hương Giang (2006), Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm
Tác giả: Phan Thị Hương Giang
Năm: 2006
15. Đỗ Xuân Hà (2006), Văn học thế giới thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học thế giới thế kỷ XX
Tác giả: Đỗ Xuân Hà
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
16. Lê Bá Hán, Hà Minh Đức (1977), Cơ sở lý luận văn học, Tập 2, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1977
17. Hà Thị Hạnh (2005), Cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ, Khóa Luận tốt nghiệp Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ
Tác giả: Hà Thị Hạnh
Năm: 2005
18. Nguyễn Lệ Hằng (2004), Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy
Tác giả: Nguyễn Lệ Hằng
Năm: 2004
19. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Văn học … Gần & xa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học … Gần & xa
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
20. Đào Huy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại
Tác giả: Đào Huy Hiệp
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 2008

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w