1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ lưu quang vũ

26 266 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 151 KB

Nội dung

Nếu Tố Hữu là ngọn cờ đầu tiên trong phong trào cách mạng, thơ ông được biếtđến là những lí tưởng khai sáng những con người đến với con đường cách mạng bằngtất cả nhiệt huyết của con tim

Trang 1

MỞ ĐẦU

Theo sự vận động của tiến trình văn học Việt Nam, giai đoạn văn học 1945 –

1975 đã giữ một vị trí vô cùng quan trọng Trong giai đoạn này, chúng ta nhận thấyđược sự cách tân mạnh mẽ về lối viết văn, cũng như quan điểm nghệ thuật của mỗingười nghệ sĩ Phần lớn các tác giả thời kì này đi theo con đường văn học chínhthống với nội dung hướng đến phục vụ cách mạng, cổ vũ tinh thần đấu tranh chốnggiặc ngoại xâm Bên cạnh đó vẫn còn một số tác giả đi theo dòng văn học phụ lưu,phản ánh hiện thực cuộc sống, đi sâu vào góc khuất con người, bề sâu đời sống nộitâm Nếu Tố Hữu là ngọn cờ đầu tiên trong phong trào cách mạng, thơ ông được biếtđến là những lí tưởng khai sáng những con người đến với con đường cách mạng bằngtất cả nhiệt huyết của con tim; thì Lưu Quang Vũ được mọi người biết đến như một

“hiện tượng” trong thời kì này Khuynh hướng thế sự đời tư được thể hiện vô cùngsắc nét qua từng tác phẩm của ông, tạo nên một điểm nhấn đặc biệt trong giai đoạnvăn học 1945-1975 Tuy không được phổ biến như dòng văn học chính lưu – văn họcCách Mạng, song dòng văn phụ lưu mang cảm hứng thế sự đời tư lại thành côngtrong việc tạo nên một “ngã rẽ mới” cũng như làm phong phú thêm diện mạo mớicho chặng đường văn học nước nhà

Trang 2

Từ 1970 đến 1978: xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh, làm ở Xưởng Cao

su Đường sắt do Tạ Đình Đề làm Giám đốc, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giảiphóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa–nô, áp–phích,

Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầusáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của VũDuy Kỳ

1.2 Sự nghiệp sáng tác

Trước năm 1978, Lưu Quang Vũ chỉ sáng tác thơ và truyện ngắn là chủ yếu, thơông tuy không sắc sảo và dữ dội như kịch nhưng giàu cảm xúc và trăn trở khát khao.Các tập thơ chính của ông như:

- Hương cây – Bếp lửa (in cùng Bằng Việt, 1968)

- Mây trắng của đời tôi (NXB Tác phẩm mới, 1989)

- Bầy ong trong đêm sâu (NXB Hội nhà văn, 1993)

- Lưu Quang Vũ, thơ và đời (NXB Văn hóa thông tin, 1997)

- Gửi tới các anh (NXB Quân Đội Nhân dân, 1998)

- Những bông hoa không chết (in chung cùng phần Nhật ký, NXB Lao động,2008)

- Nhiều bài thơ khác chưa được in thành tập

Ngoài ra ông còn là tác giả của một số truyện ngắn:

- Thị trấn ven sông (1968)

- Mùa hè đang đến (1983)

- Người kép đóng hổ (1984)

- Một vùng mặt trận

Trang 3

Sau năm 1978, Lưu Quang Vũ bắt đầu sáng tác kịch Ông được xem là một hiệntượng sân khấu kịch đặc biệt, một nhà biên soạn kịch tài năng Một số sáng tác kịchtiêu biểu như:

- Sống mãi tuổi mười bảy

- Hồn Trương Ba da hàng thịt (1981)

- Nàng Sita (1982)

- Người trong cõi nhớ (1982)

- Ngọc Hân công chúa (1984)

2.2 Cảm hứng thế sự đời tư trong văn học 1945 – 1975

Cách mạng tháng Tám thành công, sau hơn 80 năm nô lệ, dân tộc ta đã giànhđược độc lập tự do Cả nước sục sôi trong niềm vui của những người lần đầu tiên làmchủ đất nước Những người được hâm mộ nhất lúc bấy giờ là những người ở chiến khu

về, là cán bộ Việt Minh, chiến sĩ giải phóng quân Người ta thích sinh hoạt chính trị,thích nói chính trị, thích gọi nhau là đồng bào, đồng chí,… Độc lập tự do chưa giànhđược bao lâu thì giặc Pháp đã trở lại, sau đó Mỹ kéo vào Cả nước đứng lên, sẵn sàngchống kẻ thù Thanh niên tình nguyện đi bộ đội, chịu mọi sự gian khổ, hi sinh vì đấtnước Lợi ích cộng đồng, lợi ích đất nước được đặt lên hàng đầu, mọi lợi ích khác đềutạm thời phải xếp lại, lợi ích cá nhân lại càng trở nên tầm thường, thậm chí là vô nghĩa.Lúc đó, Đảng đề ra văn nghệ sĩ phải đứng trên lập trường kháng chiến, ra sứctuyên truyền chính trị, cổ vũ chiến đấu Do đó, chủ đề chính trong thơ ca 1945– 1975

là tình cả công dân, tình cảm chính trị, tình đồng chí đồng bào, tình quân dân, tình cảmvới Đảng, với Hồ chủ tịch,… Cảm hứng chính trị trở thành thi nguồn lớn mạnh nuôidưỡng nền thi ca Việt Nam lúc bấy giờ

Trang 4

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

(Tố Hữu)

“Những buổi vui sao cả nước lên đường Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục Sung sướng bao nhiêu, tôi là đồng đội Của những người đi, vô tận, hôm nay”

Tuy nhiên, bên cạnh dòng chính lưu văn học tuyên truyền cách mạng, nền vănhọc Việt Nam vẫn tồn lại các dòng phụ lưu khác mang cảm hứng thế sự đời tư Nhữngtác phẩm này mang hơi thở của cuộc sống thường ngày, những mất mát trong đauthương, những trắc trở trong con đường đi tìm hạnh phúc của con người, đồng thời thểhiện cái tôi cá nhân mạnh mẽ, mang dấu ấn cá tính riêng biệt

2.3 Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ là thế hệ nhà thơ mang áo lính, cùng với Hoàng Nhuận Cầm,Thanh Thảo, Bằng Việt – một học sinh, đi thẳng từ cánh cổng nhà trường vào quânngũ, thì chắc hẳn trong ba lô của ông mang theo rất nhiều hành trang, tư trang Trong

đó có một tiếng chim kêu gọi mùa vải đỏ, con sông Thương, có một đêm thao thứckhông ngủ trên con đường hành quân,… Tất cả tâm hồn thơ của Lưu Quang Vũ lúcbấy giờ là một hình ảnh dân tộc, chưa được nhìn qua lăng kính đổ vỡ đời tư Nhữngnăm 1960, đặc biệt là năm 1968, thì ông thể hiện cái tôi công dân, quyện tình cảm cánhân của mình vào tình yêu đất nước Ông viết:

“Em ơi, em là Hà Nội Anh chưa bao giờ yêu Hà Nội như hôm nay”

Tâm hồn sáng tác của Lưu Quang Vũ rộn rã như một bản hoan ca “Anh chưa bao giờ yêu Hà Nội như hôm nay” Lời tự tình đó dành cho những trái tim chưa trải

qua những nghịch cảnh đời tư

Trang 5

Đầu những năm 1970, một người nghệ sĩ trải qua một trang đời tư, những cơn dưchấn tinh thần trong độ tuổi mới xây dựng hạnh phúc đầu đời, nhà thơ không cònmang “ngoài bút” để tô điểm cho quê hương xứ sở Trong khi Phạm Tiến Duật, Phan

Thị Thanh Nhàn chìm đắm trong tình yêu lý tưởng của thời chiến: “Anh lên xe trời đổ cơn mưa/ Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ” trong trẻo, lạ thường thì chặng đó qua rất nhanh trong Hương cây bếp lửa, để cơn địa chấn đời tư đến Lưu Quang Vũ dám nhìn vào dân tộc bằng ánh mắt mang bi kịch đời tư Việt Nam ơi, Đất nước đàn bầu, Giấc mộng đêm, Đó là điểm khác biệt của Lưu Quang Vũ so với những người bạn cùng

thời

Lưu Quang Vũ đem đến cho người đọc cảm giác: những điều hôm qua tưởngtuyệt vời tốt đẹp, đến nay thành không tưởng nữa rồi Khi con người bị va đập bởi mộtchấn động tình cảm đời tư thì họ nhìn quê hương không còn thanh tâm nguyên vẹnnữa Xã hội Việt Nam chìm trong biển máu, Lưu Quang Vũ đã nhìn sâu vào mặt tráicủa chiến tranh, dám viết nên những câu thơ:

“Những áo quần rách rưới Những hàng cây đắm mình vào bóng tối Chiều mờ sương leo lắt đèn dầu

Lũ trẻ ngồi quanh mâm gỗ Lèo tèo mì luộc canh rau”

(Việt Nam ơi).

3 Khuynh hướng thế sự đời tư trong thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn 1945 – 1975 3.1 Thể hiện trong nguồn cảm hứng dân tộc, quê hương đất nước

Lưu Quang Vũ đã đi vào cuộc kháng chiến với sức mạnh của niềm tin và tuổi trẻ.Cảm hứng về đất nước, nhân dân trong thơ ông vì mang một cảm xúc, một cá tínhsáng tạo riêng không bị hòa lẫn trong dòng thơ lúc bấy giờ

Cảm hứng về đất nước trong thơ thường được khơi nguồn từ những con người,

sự vật thân thương, gần gũi Mỗi con sông gắn với mỗi vùng đất, đều có nét riêng Qualăng kính của Lưu Quang Vũ tên mỗi con sông cũng hiện lên chính cái hồn của nó vậy

Qua sông Thương… vừa mềm mại, trìu mến, mộng mơ:

“Sao tên sông lại là Thương

Để cho lòng anh nhớ?”

Trang 6

Đạn bom chiến tranh không thể làm phai đi chất thơ mộng, mĩ miều của đôi dòngnặng trĩu phù sa:

“Đất nước nặng tình phù sa bát ngát Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng”

Cùng con người, sông cũng thao thức cùng chiến tuyến chống quân thù Sôngvẫn thở và người vẫn hát, hát trong lửa đạn chiến tranh:

“Sông Thương ơi, đang những ngày đánh Mỹ Nên đôi bờ nòng pháo hướng trời mây

Những cô lái đò súng khoác trên vai Đời đẹp vô cùng dòng lệ hóa dòng vui

… Nghe sông gọi người đi đánh giặc Đất nước nặng tình phù sa bát ngát”

Trong nỗi nhớ của mỗi người có ai không nhớ về những dòng sông êm đềm, thơmộng? Sông Thương vẫn cứ mãi êm đềm, thơ mộng như chính tự nó

Là thi sĩ, Lưu Quang Vũ không thể không phải lòng trước vẻ đẹp Cánh đồng vàng thu:

“Lúa xanh đã nặng hạt vàng Đồng xa đã gặt, đường làng trải rơm

… Nỗi thương muôn vạn muôn trùng Tìm nhau trong sắc cánh đồng vàng thu”

Mùa thu lại gắn với mùa gặt, với sắc vàng của những gánh lúa trĩu hạt của chốnđồng quê Mùa thu của anh giản dị, hiện đại và không quá chau chuốt nhưng chính sựbình dị ấy đã khiến cho người đọc dễ hiểu, dễ đồng cảm và thân thuộc:

“Thu đi lạnh giục đông sang Núi nhoà sương trắng chiều hôm mất rồi”

Cảm hứng về đất nước trong thơ Lưu Quang Vũ còn là từ truyền thống văn hóa,lịch sử Đánh giá cảm hứng dân tộc trong thơ Lưu Quang Vũ, Vũ Quần Phương nhậnxét: quan tâm đến vẻ đẹp đất nước, “ngợi ca tầm vóc vĩ đại và sự hi sinh cao cả

Trang 7

của người dân” Một tuổi thơ được thở trong hơi ấm của tình thương gia đình nên tận

sâu bên trong Lưu Quang Vũ luôn dành cho mẹ những tình cảm thiêng liêng Gửi mẹ

(1969) được viết khi đang tại ngũ là bài thơ mang xúc cảm vô cùng chân thực sâu lắng

“Trên đời chẳng ai lo cho ta bằng mẹ Cũng chẳng ai ta làm khổ nhiều như mẹ của ta”

Con mới chính là người làm khổ mẹ Người lo lắng cho con nhiều nhất Mẹ traocon tình yêu từ những câu ru “à ơi” qua hàng bao đêm thâu, cho đến từng miếngcơm… Với tình cảm không hề sáo rỗng, “con” ước:

“Ước mẹ trẻ hoài như buổi mới gặp cha Ước con được sống suốt đời bên mẹ”

để mẹ luôn là người phụ nữ đẹp, để được phụng dưỡng, chăm sóc mẹ khi ốmđau, khi trái gió, trở trời cho tròn đạo làm con như bao người con có hiếu

“Nhưng xứ sở ta quân Mỹ tới rồi Cùng bè bạn con lên đường đuổi giặc”

Đứng lên đánh giặc là trách nhiệm của mỗi trái tim khi quân thù mang dã tâmgiày xéo quê hương, đất nước thân yêu của mình Đó là truyền thống đẹp đẽ của dântộc ta được hun đúc qua chiều dài hàng ngàn năm lịch sử

Mẹ của tác giả trong bài thơ cũng như bao bà mẹ Việt Nam khác: chịu thương,chịu khó, yêu chồng, thương con Mẹ vui vẻ thực hiện thiên chức với ý thức tựnguyện Tình thương của mẹ bao la là vậy sao có thể nào không thường trực trong nỗinhớ của con Để rồi trong một đêm ở nơi “rừng xa gió lạnh” hình ảnh mẹ lại hiện lên:

“Mẹ nghỉ chưa hay đã thức rồi Suốt một đời chưa có lúc nghỉ ngơi”

Vì nhiều lẽ, mà có thể nhất là Tổ Quốc đang còn giặc giã Mẹ không nghỉ ngơi là

để làm thêm nhiều việc cho gia đình, cho đất nước để chiến tranh mau kết thúc, đểsớm có ngày được gặp lại con

Trước cuộc đời gian lao, vất vả đầy rẫy những biến cố bất ngờ phía trước, nhàthơ nguyện sẽ vượt qua tất cả bằng nghị lực của mình, bằng tình yêu thương, sự hysinh lớn lao mà mẹ dành tặng cho:

“Dẫu cuộc đời là con đường dài thế Con sẽ đi qua mọi đèo dốc chông gai Bằng đôi chân của mẹ mẹ ơi”

Trang 8

Sau Hương cây, Lưu Quang Vũ đối mặt với những biến cố lớn trong cuộc đời:

Hôn nhân đầu đổ vỡ, rời quân ngũ, Cùng một lúc, tâm hồn đa cảm của anh phải gánhchịu cả nỗi đau và sự mất mát, khi đó cũng là lúc mà chiến tranh ngày càng lấy đixương máu của nhân dân Tất cả mọi thứ sụp đổ dưới mắt nhìn của nhà thơ, bởi chiếntranh luôn đem lại những vết thương không bao giờ lành

Những chuyển đổi mạnh mẽ trong đời sống tâm hồn và tư duy nghệ thuật xuấthiện Biểu hiện trước tiên là từ tình cảm quê hương đất nước, anh đã bắt sâu hơn vàocảm hứng dân tộc, nhân dân Vào một đêm năm 1972, Lưu Quang Vũ viết một bài thơ,

mà các nhà phê bình gọi đó là nhật kí cho quê hương Việt Nam, “Ghi vội một đêm 1972”:

Nhận thức về chiến tranh trước hết là nhận thức về nỗi đau thương tột cùng màdân tộc Việt Nam, con người Việt Nam phải gánh chịu

“Ngực nghẹn lại không còn khóc được Thương mọi người cơ cực mấy mươi năm”.

Càng đi sâu vào cuộc chiến, phải chứng kiến nhiều hơn những cảnh tượng giếtchóc kinh hoàng, đẫm máu, thế hệ những người lính ấy không còn đủ vô tư để ca hát:

“Bom ném lên cao những đường tàu gẫy nát Những bàn ghế những lá thứ những cánh tay người Mùi thịt cháy rợn mình mùi khói cay

Ta đứng lặng trong tiếng gầm báo động”

Nhận thức về chiến tranh là nhận thức về tội ác man rợ của kẻ thù Nhưng hơnthế, nó còn được nhận thức như một sức mạnh tàn bạo của cái ác, của sự thù hận Nhàthơ miêu tả chiến tranh như một cỗ máy hủy diệt kinh rợn và tất thảy, nhân tính, tìnhyêu, hạnh phúc, đều bị nghiền nát trong guồng quay của nó Để rồi hình ảnh một ViệtNam đau thương hiện lên trong nỗi xúc động nghẹn ngào:

“Kẻ mất người thân lặng lẽ bước trên đường Đứa trẻ nhà ai bỗng khóc thét lên”.

Cùng với những thay đổi về cách thức cảm thụ cuộc sống Lưu Quang Vũ cònthể hiện một cái nhìn khác về tiếng Việt của chúng ta:

“Tiếng chẳng mất khi loa thành đã mất Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già

Trang 9

Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi”.

Với cách nhìn của mình, Lưu Quang Vũ khẳng định lòng tự tôn dân tộc là tiếngViệt còn thì nước ta còn Cho dù nước ta làm nô lệ thì đất nước vẫn còn nếu tiếng Việtđược giữ gìn, cất lên đòi quyền sống Tiếng kêu ai oán nhất của xã hội Việt Nam vẫn làtiếng kêu của dân tộc Việt Nhờ tiếng Việt đó mà cho dù dân tộc Việt Nam bị đào thải

đi chẳng nữa thì tiếng Việt vẫn thuộc về phạm trù vĩnh cửu, tiếng Việt luôn sống trongtâm hồn người Việt Lưu Quang Vũ bắt được mạch đó đưa vào trong sáng tác củamình

Ở sáng tác của Lưu Quang Vũ còn là sự xuất hiện của “niềm tin” tôn giáo rấtđặc biệt:

“Tôi không tin

Lỗ đinh trong tay tượng Chúa Chúa của tôi ngồi ở ven đường Ngủ gục trên nắp hầm trú ẩn Chúa của tôi bom thiêu cháy xém Chúa của tôi hát xẩm trên tàu điện Chúa của tôi bới gạch vụn tìm con Chúa của tôi đêm nay lang thang”

Một đất nước, một dân tộc Việt Nam trước năm 1975, không thể ngưỡng vọnghình ảnh tôn giáo Ở đây, Lưu Quang Vũ không hề báng bổ thần thánh mà ý của ông làước muốn Chúa ở trên cao hãy hòa nhập vào đời sống thống khổ của nhân tình thế tháiViệt Nam, hiểu cho nỗi đau của người con mất cha, người vợ mất chồng, người mẹmất con Phạm Tiến Duật từng nói:

“Tôi với bạn tôi đi trong yên lặng Cái yên lặng bình thường đêm sau chiến tranh

Có mất mát nào lớn bằng cái chết Khăn tang, vòng tròn như một số không”

Ý muốn nói quân đội ông đi ngang từ bên bờ này sang bờ bên kia, ông vào bạnông vào đi luồng vào các thi thể, xác người thối rửa rồi nhưng không còn con đườngnào để sang bên kia cả, phải đi vào giữa xác người chết chồng chất lên nhau, nên

Trang 10

không thể có niềm tin tuyệt đối vào tôn giáo Bởi vậy, Lưu Quang Vũ hi vọng thốngthiết Chúa hãy xuống soi xét dân tình, đó là ý của bài thơ.

Đối với bất cứ một dân tộc nào, chiến tranh là hiểm hoạ, là tổn thất nặng nề màmọi cố gắng bù đắp của con người chỉ có thể xoa dịu chứ không thể làm lành vếtthương khủng khiếp đó Là một tâm hồn nhạy cảm với đau buồn, mất mát, ngay từgiữa cuộc chiến nhà thơ hiểu ngay rằng chính nhân dân là người phải gánh chịu tất cả

3.2 Thể hiện qua lăng kính đời tư

3.2.1 Cái tôi trữ tình đổ vỡ trong tự vấn đời tư

Lưu Quang Vũ là nhà thơ có phong cách với tư tưởng đầy triển vọng

Cơn địa chấn đầu tiên khi Lưu Quang Vũ bước chân từ nhà trường vào conđường quân đội bị trung đội trưởng gọi lên, bắt đốt gia tài thơ của mình và đi ra khỏiquân đội Bị coi là đào ngũ – chính là một trong những vết chàm đầu tiên của ông Sau khi kết hôn với nữ nghệ sĩ Tố Uyên với sự đổ vỡ trong hôn nhân Lưu Quang

Vũ đã rơi vào bi kịch tình yêu và không hề kêu oán một lời mà ông tự nhận về phầnmình khi tưởng trái tim và gia cảnh “ngọc vàng” nhưng ngược lại đó là “ván nát sànhoang”

“Anh thương em suốt đời trên sóng nước Cướp được tàu anh tưởng có ngọc vàng Ngờ đâu chỉ là ván nát sàn hoang Còn trơ lại một hồn thơ tai ác quá”

Vì không chịu nổi cái nghèo “cơm, áo, gạo, tiền” nên con chim vành khuyên củamàn ảnh Việt đã để lại đứa con của mình và dứt áo ra đi Lưu Quang Vũ từng nói vớicon rằng:

“Con ơi! Con hãy tha thứ cho cha Cha không thể sống cùng mẹ nữa Đời cha nắng gắt

Mà mẹ con cần suối mát của đồng vuông”

Cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ vẫn rất vị tha, nồng hậu Phải chăng, khikhông còn chỗ dựa dẫm, con người trở nên tuyệt vọng, khổ đau của cửa ải ái tình, khi

đó người ta tự trấn an cuộc đời để vượt lên khổ đau Những chấn động đời tư đã ảnhhưởng trong thơ của ông sau này:

“Mất hạnh phúc rồi ư nhưng anh cần chi hạnh phúc

Trang 11

Hai tiếng xa vời hiểu rõ từ lâu

Ừ thì ngẩn ngơ anh đành nhận thế Giọt lệ trong không tuổi hổ gì đâu”

(Anh đã mất chi, anh đã được gì)

Dẫu đổ vỡ hôn nhân là thế, nhưng sau đó bao giờ Lưu Quang Vũ cũng hướng đếnthềm cao của niềm tin:

“Đời sống là bờ Giấc mơ là biển

Bờ không còn Nếu chẳng có khơi xa”

(Giấc mơ của anh hề)

Chính điều này tạo nên phong cách của ông in đậm vào cá tính sáng tạo và sinhthời những người bạn của Lưu Quang Vũ đã từng nhận xét rằng: “Thất vọng trong tìnhyêu, đổ vỡ trong hôn nhân là vậy” Nếu người phụ nữ nào đó đến sau, bước vào cuộcđời lắm tổn thương, lắm cay đắng của ông, thì Lưu Quang Vũ vẫn yêu, yêu hết mìnhvới ngọn lửa tình yêu say đắm:

“Trước tình em đáng lẽ phải lặng yên Nhưng hạnh phúc làm anh không níu được Như biển cả vỗ bên mình tổ quốc”.

Và như bù đắp cho tất cả những đau thương, mất mát nơi trái tim hàng nghìn vếtthương, vết sẹo chằng chịt ấy, người phụ nữ thứ hai đã đến bên ông, thắp lại cho ôngnhững niềm vui, niềm hạnh phúc, sự hòa hợp, đồng điệu từ suy nghĩ đến tình yêu Đóchính là nữ thi sĩ Xuân Quỳnh Nếu Lưu Quang Vũ ngổn ngang với sự đổ vỡ trong hônnhân thì mái ấm của nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng không khá hơn là mấy Chính vì lẽ đó,

mà họ đã phải lòng nhau, yêu thương cho hoàn cảnh của nhau và khi hai tâm hồn hòachung nhịp đập, họ đã cùng nhau vượt qua, cùng nhau xây nên một mái nhà hạnhphúc Nhưng thật không may, trong chuyến đi ở bãi biển Đồ Sơn cả hai bị tai nạn, họ

ra đi trong niềm tiếc thương khôn xiết của mọi người

3.2.2 Cái tôi trữ tình cô đơn đến tuyệt vọng

Lưu Quang Vũ từ nhỏ đã mang trái tim của người nghệ sĩ, có tình yêu nghệ thuậtnồng cháy Ông đến với thơ như chim về với tổ, như nước về với nguồn Thơ ông là

Trang 12

tiếng lòng nhớ nhung, là nỗi nhớ yêu thương hay phải chăng thơ ông là nỗi buồn mà

xa hơn nữa là nỗi cô đơn, đâu chỉ vậy nỗi cô đơn ấy đã đi đến cô độc

Khi con người ta có những dư chấn trong cuộc đời thì thơ là tiếng lòng trảinghiệm của họ:

“Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh Thắp một ngọn đèn hồng như ánh lửa Đêm sâu quá đêm nào biết ngủ

Chỉ con người đến ngủ giữa đêm thôi”

(Bầy ong trong đêm sâu)

Từng trải qua bao mất mát con người ta sẽ tự cảm thấy bản thân như ngày càng

bị xã hội ruồng bỏ, họ trở nên bi lụy Đầu tiên đó là sự dằn vặt bản thân, về đêm là lúccon người ta sống thật với bản thân mình nhất, họ suy nghĩ về bản thân Ban ngày kìmnén bao nhiêu thì ban đêm khi ở một mình bản thể con người bộc lộ nỗi niềm thầm kínbấy nhiêu Bởi trong tâm thức ấy đã quá tải và đang rên rỉ một cách nhọc nhằn Conngười tự hòa mình vào màn đêm u uẩn “chỉ con người đến ngủ giữa đêm thôi” Dĩvãng kéo ta về, tương lai gọi ta đến, nỗi buồn, sự cô đơn cứ dai dẳng xảy đến Trongcon người Lưu Quang Vũ lúc này, nỗi buồn đã bước lên một cung bậc khác đó là nỗiđau đớn, mệt mỏi:

“Hai ta không đi một ngã đường dài Không chung khổ đau không cùng nhịp thở Những gì em cần anh chẳng có

Em không màng những ngọn gió anh trao Như dao cắt lòng anh như đổ nát

Phố ngoài kia ngột ngạt những con tàu.”

(Từ biệt)

Con người ấy cảm thấy mệt mỏi khi những gì mình có không đáp ứng được nhucầu của người mình yêu Cuộc sống là bông hoa đen mà chú ong nào đó hút mãi chẳngcho mật ngọt Lời thơ toàn đắng cay và dường như chủ thể bị mất phương hướng

giống như tâm trạng: Đứng ở quê hương mà nhớ quê hương vậy.

Chính sự ham muốn về đời sống nội tâm trong con người Lưu Quang Vũ nhưngkhông được thỏa mãn nên những vần thơ của ông lúc nào cũng quặn thắt sự cô đơn,

Có những lúc:

Trang 13

“Tôi khát khao yêu người

Mà không sao yêu được”

Rồi khi không đạt được, người nghệ sĩ cảm thấy bản thân bị lạc loài giữa hàng

vạn con người

“Tôi chỉ là cây trong nỗi buồn bão gió Lòng tôi trắng mà mùa thu gió độc Bao giấc mộng gió đuổi vào dĩ vãng”

Đôi lúc ông tự thân hòa nhập vào thiên nhiên, nhưng lại bế tắc quá rồi cảm thấymình lạc lõng “Lòng tôi trắng mà mùa thu gió độc” là hình ảnh toát lên sự chân chính,cái tôi vững chãi giữa cuộc đời rối ren Trong thời cuộc này, mọi mơ ước, khát khaokhông thể hiện thực hóa được mà chỉ biến nó thành giấc mộng và buồn hơn là đưa vào

dĩ vãng Và con người sống trong xã hội ấy không thể không lạc loài, chơi vơi giữacuộc đời của chính họ

Nỗi cô đơn như là điểm xuyết, như là dấu ấn riêng trong trang thơ của Lưu

Quang Vũ, dư chấn đời tư làm cho anh cô đơn đến giằng xé:“Nhớ vai em chập chờn hoa gạo đỏ/ Nhớ vầng trăng xẻ nữa lúc xa xôi”.

Nỗi nhớ ngày càng ăn sâu vào tâm hồn của nhà thơ bởi sự cô đơn đến tuyệt vọng.Ông hoài niệm lại những ký ức xa xưa, một nữa tình yêu của ông thật sự quan trọngđến nhường nào Những người cô đơn, đa cảm thường chuốc lấy nỗi buồn của đời tư,của nhân tình thế thái, của những nỗi đau và hoài niệm Nỗi buồn ấy đâu chỉ là ngâydại, đâu chỉ là quay quắt, mà đó là nỗi cô độc khi con người ta tìm kiếm mãi mà không

có lối ra:

“Đêm nay tôi chẳng biết lối về Phía nào cũng hàng rào trước mặt Thế giới có bao nhiêu tường vách Ngăn cản con người đến với nhau.”

(Mấy đoạn thơ)

Mảnh đất tình yêu được gieo vào hạt giống buồn thương man mác, cái tôi dỗihờn dường như rơi vào cõi đơn độc Ông khắc khoải giữa tình yêu và số phận, đó làtiếng thơ lặng lẽ thương đời:

“Anh là con ong bay giữa đời lận đận Trời đêm dài chẳng có một ngôi sao.”

Ngày đăng: 04/06/2018, 21:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Bích Hạnh, (2014), Thơ trẻ Việt Nam 1965 -1975 khuôn mặt cái tôi trữ tình, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ trẻ Việt Nam 1965 -1975 khuôn mặt cái tôi trữ tình
Tác giả: Bùi Bích Hạnh
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2014
2. Đỗ Lai Thúy (Chủ biên), (2016), Những cạnh khía của lịch sử Văn học, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cạnh khía của lịch sử Văn học
Tác giả: Đỗ Lai Thúy (Chủ biên)
Nhà XB: NXBHội nhà văn
Năm: 2016
3. Lưu Quang Vũ, (2016), Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội nhà văn.Tài liệu Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi
Tác giả: Lưu Quang Vũ
Nhà XB: NXB Hội nhàvăn.Tài liệu Internet
Năm: 2016
4. Blogtho.wordpress.com, (2009), Thơ Lưu Quang Vũ, nguồn:https://blogtho.files.wordpress.com/2009/06/tho-luu-quang-vu-blogtho-wordpress-com1.pdf, ngày truy cập: 13/03/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Lưu Quang Vũ
Tác giả: Blogtho.wordpress.com
Năm: 2009
5. Nguyễn Đăng Mạnh, (2013), Đặc điểm cơ bản của nền văn học mới Việt Nam giai đoạn 1945-1975, nguồn: http://www.hoalinhthoai.com/philology/detail/PP-57/DAC-DIEM-CO-BAN-CUA-NEN-VAN-HOC-MOI-VIET-NAM-GIAI-DOAN-1945-1975.html, ngày truy cập: 11/03/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm cơ bản của nền văn học mới Việt Namgiai đoạn 1945-1975
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Năm: 2013
7. Thivien.net, (2008), Lưu Quang Vũ, nguồn: http://www.thivien.net/L%C6%B0u-Quang-V%C5%A9/author-WpRofb64NUUZVCwLGK-ucg, ngày truy cập: 12/03/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Quang Vũ
Tác giả: Thivien.net
Năm: 2008
8. Lý Hoài Thu, (2017), Thơ Lưu Quang Vũ – gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, nguồn: http://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/doi-song-van-hoa/tho-luu-quang-vu-gio-va-tinh-yeu-thoi-tren-dat-nuoc-toi-254690, ngày truy cập:12/03/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Lưu Quang Vũ – gió và tình yêu thổi trên đất nướctôi
Tác giả: Lý Hoài Thu
Năm: 2017

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w