Kiến nghị với các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agriseco) (Trang 71 - 74)

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRISECO)

3.3.1. Kiến nghị với các cơ quan quản lý

3.3.1.1. Về phương diện pháp luật

Thị trường chứng khoán ra đời vào tháng 7 năm 2000 nhưng cho đến năm 2003 mới có nghị định 144 ban hành ngày 28/11/2003 điều chỉnh tương đối khái quát thị trường chứng khoán lúc bấy giờ. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh cũng còn hạn chế, gây cản trở cho hoạt động ở cả hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. Đến ngày 29/06/2006 Luật chứng khoán ra đời và có hiệu lực vào ngày 01/01/2007 cũng đã có những kết quả đáng kể: quy mô, tính thanh khoản của thị trường được mở rộng; thông qua thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp, Chính phủ đã huy động vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thực hiện ngày càng công khai, minh bạch hơn. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể, Luật đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, một số vấn đề chưa được Luật hiện hành điều chỉnh phát sinh trong quá trình hoạt động, một số quy định chưa thực sự phù hợp với thực tế gây khó khăn trong việc thực hiện quy định về công bố thông tin, nghiệp vụ của tổ chức kinh doanh chứng khoán, về xử lý vi phạm... Tuy ngoài Luật chứng khoán, Chính phủ cũng đưa ra một số văn bản hướng dẫn thi hành và bổ sung như Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Chứng khoán Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán, Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Nghị định số 36/2007/NĐ-CP... Nhiều đối tượng đã lợi dụng hệ thống pháp luật quản lý thị trường chứng khoán vẫn lỏng lẻo đã thực hiện lách luật nhằm chuộc lợi cá nhân gây ảnh hưởng tới các thành viên khác trên thị trường. Thực tế đã nảy sinh nhiều tình huống, trường hợp chưa được đề cập trong Luật Chứng khoán khiến cơ quan quản lý lúng túng, quyền lợi nhà đầu tư đôi lúc không được đảm bảo.

Chính vì lẽ đó, để tạo hành lang pháp lý an toàn và chặt chẽ các cơ quan làm luật nên tập trung thực hiện các mục tiêu như sau:

- Khắc phục những thiếu sót trong hệ thống luật điều chỉnh trên thị trường chứng khoán. Thông qua việc học hỏi những tinh hoa từ Luật chứng khoán của các nước có thị trường chứng khoán phát triển để áp dụng một cách phù hợp vào thực tế Việt Nam. Trưng cầu ý kiến của những thành viên trên thị trường như các công ty chứng khoán, nhà đầu tư để thấy được nhu cầu thực sự của thị trường qua đó sửa chữa những quy định được cho là không phù hợp với tình hình hoạt động của thị trường trong hiên tại và tương lai.

- Thành lập một bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng hệ thống luật chứng khoán hoàn chỉnh để không có hiện tượng khi thị trường cần mới đưa ra xem xét, bàn bạc rồi soạn dự thảo, trưng cầu ý kiến, và cuối cùng mới đưa ra thông tư, nghị định.

- Nên sớm có hướng dẫn và tổ chức đưa vào giao dịch các loại hợp đồng tương lai, quyền chọn để nhà đầu tư có thêm công cụ tự bảo vệ mình trước những biến động trái chiều rủi ro của thị trường nhằm đa dạng hơn về cơ cấu các sản phẩm giao dịch trên thị trường nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư cũng như tăng tính hấp dẫn cho thị trường. Đây là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán cần có một hệ thống luật hoàn chỉnh như thế mới tạo đà cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định lâu dài. Do đó, việc hoàn thiện khung pháp lý là nhu cầu cấp bách đối với thị trường và là nhiệm vụ tối quan trọng của các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý thị trường chứng khoán.

3.3.1.2. Đẩy mạnh cổ phần hóa, tăng cường cung cầu hàng hóa trên thị trường chứng khoán

Lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay còn chậm do tình hình kinh tế còn khó khăn, việc cổ phần hóa còn nhiều vướng mắc, nhiều doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn vẫn chưa thực hiện cổ phần hóa như Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), VMS – Mobifone, Vinaphone… Do đó, Chính phủ cần đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Đồng thời sau khi thực hiện cổ phần hóa tiếp tục đưa cổ phiếu của các doanh nghiệp đó niêm yết chính thức trên SGDCK tạo nguồn cung hàng hóa lớn cho thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, để tăng cung hàng hóa cần đẩy mạnh huy động vốn thông qua đấu thầu bảo lãnh phát hành trái phiếu và đưa ra giao dịch. Thêm nữa chứng khoán phái sinh có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý rủi ro nên hình thức này giúp nhà đầu tư có thêm tự tin khi tham gia thị trường. Vì vậy, cơ hội phát triển chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam được đánh giá là khá cao và trong định hướng phát triển thị trường, các cơ quan quản lý cũng đã tính đến phương án áp dụng các hình thức này.

Cần tập trung hơn nữa trong việc phát triển thị trường phi tập trung (OTC) một mặt nâng cao kinh nghiệm của các thành viên tham gia thị trường, mức độ quan tâm và nhận thức của công chúng. Mặt khác, thị trường OTC cũng là cơ hội tốt để tăng cung chứng khoán cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các Công ty chưa đủ điều kiện niêm yết có cơ hội tiếp cận với thị trường chứng khoán.

Về vấn đề tăng cầu hàng hóa chứng khoán cần được xây dựng cơ sở nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư tổ chức làm nòng cốt đảm bảo tính ổn định cho thị trường chứng khoán, khuyến khích các định chế đầu tư chuyên nghiệp đầu tư vào thị trường chứng khoán như ngân hàng, quỹ đầu tư…

3.3.1.3. Nâng cao quản lý, giám sát thị trường chứng khoán

Hoạt động thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm là công việc thường xuyên và trọng tâm của UBCKNN. Đặc biệt trong thời gian gần đây thị trường hoạt động có phần sôi động hơn thì công việc này cần được quan tâm nhiều hơn. Mục tiêu chính của công tác thanh tra, giám sát, xử lý hoạt động thị trường không chỉ là phát hiện, xử lý

những vi phạm luật chứng khoán mà nhằm ngăn ngừa những hành vi sai trái này nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt động ổn định, bảo vệ quyền lợi của những thành viên hoạt động đúng theo pháp luật.

Thị trường chứng khoán là một thị trường rất nhạy cảm với thông tin. Chính vì vậy, các tin đồn trên thị trường nhiều khi có ảnh hưởng tới giao dịch của thị trường. Các qui định về công bố thông tin trên TTGDCK chưa được rõ ràng, cụ thể. Pháp luật chưa xác định các thông tin nào doanh nghiệp bắt buộc phải công bố, thông tin nào được quyền giữ kín.

Dù đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý, giám sát thị trường nhưng hoạt động thanh tra của UBCKNN còn thiếu linh hoạt, chưa phát hiện và xử lý được nhiều trường hợp vi phạm đặc biệt là những đối tượng tinh vi. Vì vậy UBCKNN nên nhanh chóng khắc phục những nhược điểm của mình. Một số kiến nghị tới công tác thanh tra, giám sát thị trường của UBCKNN:

- Việc cần làm của cơ quan quản lý, giám sát thị trường là phải hệ thống hóa được dấu hiệu của các tình huống giao dịch bất lợi cho thị trường để tiến hành kiểm tra ngay khi thấy có dấu hiệu vi phạm, không nên để nhà đầu tư chờ đợi kết luận của thanh tra thường là khi đã quá muộn. Ngoài ra, hai SGDCK phải tăng cường giám sát, có cơ chế ngăn chặn các hành vi vi phạm ngay từ lúc manh nha, tạo sự minh bạch trên thị trường.

- Tăng thẩm quyền cho cơ quan thanh tra chứng khoán, tạo tính độc lập cho hoạt động của cơ quan này. Xây dựng đội ngũ thanh tra dày dạn kinh nghiệm, nhanh nhạy với các hoạt động trên thị trường, nắm bắt được các lỗ hổng của thị trường để từ đó phát hiện những hành vi vi phạm.

- Thanh tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động của CTCK bởi có nhiều CTCK vì lợi nhuận cao mà hoạt động không đúng nguyên tắc và vi phạm pháp luật hoặc gián tiếp giúp khách hàng của mình thực hiện hành vi phi pháp.

- Xác định rõ tiêu chí, phân định trách nhiệm giám sát đối với các mảng hoạt động của thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agriseco) (Trang 71 - 74)

w