Tự doanh cổ phiếu niêm yết (SGD) Tự doanh cổ phiếu chưa niêm yết
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.5.2.1. Hạn chế
Thứ nhất: Đối tượng đầu tư thiếu đa dạng, chủ yếu là trái phiếu với đặc trưng
là mức độ an toàn tương đối cao và khả năng sinh lời thấp. Hiện nay, TTCK Việt Nam đã phát triển rất sôi động, số cổ phiếu niêm yết cũng như chưa niêm yết ngày càng tăng, kinh doanh cổ phiếu cũng đã được thực tế chứng minh là có khả năng sinh lời cao, mang lại lợi nhuận lớn nhưng mảng hoạt động tự doanh cổ phiếu của Agriseco vẫn chưa được coi trọng, thể hiện ở doanh số rất nhỏ so với các hoạt động khác.
Thứ hai: Các loại hình đầu tư còn đơn điệu. Hiện Agriseco mới chỉ dừng lại ở
hoạt động đầu tư hưởng lợi chứ chưa triển khai được các hoạt động tự doanh ở đẳng cấp hơn như đầu tư nắm quyền kiểm soát, đầu tư mạo hiểm, hoạt động tạo lập thị trường… cũng chính vì vậy mà Agriseco cũng chưa khẳng định vị thế của một nhà đầu tư có tổ chức trên thị trường.
Thứ ba: Hiệu quả hoạt động tự doanh chưa đạt mức tối ưu, nhất là khi có sự so
sánh với kết quả tự doanh của các CTCK khác trên thị trường.
2.5.2.2. Nguyên nhân
∗ Nguyên nhân chủ quan
- Về yếu tố nhân lực
Nhân lực là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong hoạt động của các doanh nghiệp và yếu tố này càng được chú trọng trong các CTCK. Mọi hoạt động của CTCK đều cần có những cán bộ không những phải có trình độ chuyên môn mà còn phải có sự nhạy bén trong nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. Do những yêu cầu đặc trưng của ngành nghề như vậy mà việc bổ sung thêm cán bộ tự doanh của công ty còn rất hạn chế. Với một khối lượng công việc không nhỏ vậy mà hiện tại hoạt động tự doanh của CTCK chỉ do 6 nhân viên đảm nhiệm dưới sự quản lý trực tiếp của trưởng phòng tự doanh. Những cán bộ tự doanh đều là những người có trình độ, năng động, nhậy bén song họ đều là những người còn khá trẻ về cả tuổi đời và tuổi nghề. Bên cạnh
đó là việc thiếu nhân lực chất lượng cao là hiện tượng phổ biến ở thị trường đã phần nào gây khó khăn cho hoạt động này cũng như CTCK Agriseco.
- Quy trình tự doanh còn nhiều bất cập
Theo quy trình tự doanh của CTCK Agriseco hiện nay, cán bộ tự doanh được toàn quyền đưa ra các quyết định đầu tư trong hạn mức của mình, có trách nhiệm báo cáo các giao dịch phát sinh hàng ngày cho trưởng phòng. Trong trường hợp cán bộ tự doanh đưa ra các phương án tự doanh vượt quá hạn mức cho phép thì phải được sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty. Sự bất cập trong quy trình tự doanh được thể hiện ở một số điểm sau:
+ Có thể các quyết định của các cán bộ tự doanh xung đột lẫn nhau do họ có toàn quyền đưa ra các quyết định trong hạn mức của mình, và trong quy trình tự doanh không quy định cụ thể những loại chứng khoán mà cán bộ tự doanh được thực hiện giao dịch.
+ Trách nhiệm quá lớn tập trung vào Giám đốc
+ Việc phải chờ đợi quyết định của Hội đồng đầu tư khi dự án vượt quá hạn mức có thể sẽ dẫn đến mất cơ hội đầu tư.
+ Việc chia hạn mức như vậy rất khó cho công tác kiểm tra, kiểm soát danh mục đầu tư của công ty
+ Thủ tục còn rườm rà
- Công tác phân tích còn nhiều vướng mắc
Trên thực tế, hoạt động tự doanh là một hoạt động phân tích đầu tư do đó các cán bộ tự doanh cũng là những nhà phân tích. Các kết quả phân tích của họ không chỉ phục vụ cho các quyết định đầu tư của chính họ mà còn để tham chiếu cho các bộ phận khác của công ty. Ví dụ, khi nhân viên môi giới thực hiện tư vấn đầu tư cho khách hàng, ngoài những nhận định riêng về thị trường, về công ty nào đó... họ còn có thể tham khảo những kết quả phân tích do phòng tự doanh cung cấp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động tư vấn. Hiện nay, hoạt động tự doanh chứng khoán của Agriseco đang gặp nhiều vướng mắc bởi chiến lược đầu tư mà công ty đặt ra dễ bị xáo trộn giữa chiến lược ngắn hạn và dài hạn.
Không chỉ đối với phòng tự doanh mà đối với tất cả các nghiệp vụ của công ty thì trang thiết bị và công nghệ là rất cần thiết. Hiện nay, cơ sở hạ tầng của TTCK nói chung và các CTCK nói riêng còn khá lạc hậu, thiếu đồng bộ và có thể nói là chưa an toàn đã gây nên những khó khăn cho hoạt động tự doanh chứng khoán.
∗ Nguyên nhân khách quan
- Tình hình kinh tế
Nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng trong thời gian qua đã trải qua nhiều biến động. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông... Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Trong nước, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sống và bảo đảm quốc phòng an ninh ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều phải chịu những tác động lớn của cuộc khủng hoảng này. Thị trường chứng khoán được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế, chính vì thế cũng có sự biến động khó lường. Do đó, ảnh hưởng đến hoạt động của các CTCK nói chung và Agriseco nói riêng.
- Diễn biến Thị trường chứng khoán
Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000 nhưng đến ngày 01/01/2007 Luật chứng khoán mới có hiệu lực áp dụng. Đây cũng là một trong những lý do khiến hàng loạt các CTCK đua nhau thành lập vào cuối năm 2006. Luật chứng khoán có hiệu lực từ 01/01/2007 song trên thực tế hành lang pháp lý cho hoạt động của CTCK nói chung và hoạt động tự doanh nói riêng vẫn chưa đầy đủ và vững chắc. Ngoài ra, hoạt động của CTCK còn chịu sự chi phối của
nhiều bộ luật như Luật ngân hàng tài chính, Luật doanh nghiệp, Luật thuế... Trong điều kiện các bộ luật đang trong quá trình hoàn thiện, do đó, khó khăn đối với CTCK là rất lớn. Vì vậy, đa số các CTCK đều phải tự xây dựng quy chuẩn hạn mức và điều chỉnh theo sự phát triển của công ty và thị trường.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có đa số các cổ phiếu với tính thanh khoản kém và chỉ có khoảng tầm 20 cổ phiếu có vốn hóa thị trường và thanh khoản cao. Ngoài ra, mặc dù vốn hóa thị trường của nhiều cổ phiếu cao (trên 2 tỷ USD), nhưng tỷ lệ cổ phiếu không bị hạn chế chuyển nhượng trên giá trị vốn hóa của nhiều cổ phiếu rất thấp (dưới 5%). Hơn nữa, nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế Room đầu tư vào cổ phiếu của các công ty đại chúng, làm hạn chế sự tham gia của nhiều nhà đầu tư khiến họ bỏ cơ hội đầu tư vào Việt Nam.
Pháp chế của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa cho phép giao dịch cổ phiếu trong ngày và chưa có phương tiện cho vay và vay chứng khoán để cho phép các thành viên, các nhà tạo lập thị trường và các nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể mua và bán khống dễ dàng trong việc quản lý rủi ro trạng thái.
Mức biến động giá các cổ phiếu niêm yết trên thị trường Việt Nam khá cao so với các thị trường chứng khoán trong khu vực vì chính sách vĩ mô như lãi suất, ngoại hối hay thuế vẫn chưa thật sự ổn định.
Chính sách quản lý rủi ro thị trường của nhiều công ty chứng khoán vẫn chưa đủ chuẩn để tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh, đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm quản lý rủi ro để phòng ngừa các sự cố liên quan đến các sự kiện gây biến động giá cao.