Vì là một nhà thơ lớn, sự nghiệp thơ ca lại đồ sộ và có giá trị trên nhiều phương diện cho nên có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về sự nghiệp của Tố Hữu.. Vì thế chúng tôi đã chọn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
NGUYỄN ANH TUẤN
CẢM HỨNG THẾ SỰ - ĐỜI TƯ
TRONG THƠ TỐ HỮU
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học
HÀ NỘI - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
NGUYỄN ANH TUẤN
CẢM HỨNG THẾ SỰ - ĐỜI TƯ
TRONG THƠ TỐ HỮU
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60220120
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Phạm Thành Hưng
HÀ NỘI - 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể thầy cô giáo khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, phòng sau đại học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Thành Hưng, người thầy đã nhiệt tình, tận tâm trong quá trình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Và tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Anh Tuấn
Trang 4MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 Lí do chọn đề tài 2
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3
3 Đối tượng, mục đích, phạm vi của đề tài 6
3.1 Đối tượng của đề tài 6
3.2 Mục đích của đề tài 6
3.3 Phạm vi nghiên cứu 7
4 Phương pháp nghiên cứu 7
4.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp 7
4.2 Phương pháp cấu trúc - hệ thống 7
4.3 Phương pháp so sánh 7
4.4 Phương pháp phân loại, thống kê 8
5 Bố cục của luận văn 8
B PHẦN NỘI DUNG 9
Chương 1: Những cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố hữu qua các chặng đường thơ 9
1.1 Cảm hứng dân tộc lịch sử 9
1.2 Cảm hứng trữ tình công dân……… 20
1.3 Cảm hứng thế sự - đời tư 27
Chương 2: Hệ thống cảm xúc thế sự - đời tư thường nhật 32
2.1 Những trăn trở, băn khoăn về số phận con người 32
2.2 Những trăn trở, băn khoăn về những biến thiên của thời đại 39
2.3 Những kí ức và hoài niệm về quá khứ 47
Chương 3: Một vài đặc điểm hình thức nghệ thuật 55
3.1 Thể thơ 55
3.1.1 Tăng cường thể thơ Đường luật 55
3.1.2 Giữ vững thể lục bát truyền thống 57
3.1.3 Thơ tự do 60
3.2 Xây dựng hình ảnh 63
3.2.1 Hình ảnh thực 64
3.2.2 Hình ảnh biểu tượng 66
3.2.3 Hình ảnh biểu tượng có tính ước lệ khác 77
3.3 Giọng điệu 80
3.3.1 Giọng điệu ngợi ca 81
3.3.2 Giọng suy tư, chiêm nghiệm 91
C PHẦN KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Trang 5
A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu có một vị trí bề thế, như một trong những cây bút đại thụ có khả năng đón gió thời đại và lặng lẽ tỏa bóng xuống cả một nền thơ Ông đươc coi là người mở đường và là người dẫn đầu tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng và sáng tạo thơ ca Tố Hữu đã để lại một sự nghiệp chính trị danh giá, gắn liền với một sự nghiệp văn chương đầy đặn, trang trọng, có sức bền nghệ thuật lâu dài Thơ ông đã bám rễ sâu vào cuộc sống, nhận được nhiều sự yêu mến của nhiều thế hệ độc giả
Nhớ về Tỗ Hữu là nhớ về một tiếng thơ luôn thủy chung son sắt với Đảng, với cách mạng, với nhân dân trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ của đất nước Đã bao nhiêu năm tháng đi qua, chiến tranh đã lùi xa “Tố Hữu vẫn thủy
chung cùng cây đàn thơ đi cạnh cuộc đời” Từ Từ ấy cho đến những năm tháng Việt Bắc trải qua chặng đường gian khổ để có được thời kỳ Gió lộng, nhà thơ lại cùng dân tộc tiến bước trên con đường Ra trận để có ngày đất nước được thống
nhất, máu nở thành hoa Thơ Tố Hữu qua mỗi thời kỳ lịch sử lại càng gắn bó máu thịt với nhân dân với vận mệnh của Tổ quốc Đi theo tiếng gọi của Đảng,
Tố Hữu trở thành người tiên phong trong đội ngũ nhà thơ đông đảo dâng hiến tài năng và tâm huyết của mình cho cách mạng
Thế rồi chiến tranh cũng đi qua, khép lại thời kỳ văn học là công cụ tư tưởng, là vũ khí tinh thần Khép lại những chặng đường gian nan, máu lửa, thơ
ca cách mạng đã hoàn thành sứ mệnh của mình, như muốn đổi lại quân trang trở
về với những bộ thường phục, trở lại với cuộc sống ngày thường bình dị Trên hành trình trở về với cuộc sống, thơ ca vẫn chảy theo mạch nguồn cảm hứng sử
thi đã thành dòng Thơ Tố Hữu cũng không nằm ngoài quy luật đó Kể từ Từ ấy cho đến Ta với ta ông vẫn buồn vui những nỗi riêng trong niềm chung rộng lớn
Xuyên suốt hơn nữa thế kỷ, mỗi tập thơ của Tố Hữu là một mốc son ghi dấu
Trang 6từng chặng đường lịch sử của dân tộc Từ đó cho đến nay đã, có không biết bao nhiêu bài thẩm định, đánh giá cao về thơ Tố Hữu với rất nhiều công trình nghiên cứu mang tính quy mô rộng lớn và còn hứa hẹn rất nhiều công trình nghiên cứu công phu khác nữa
Vì là một nhà thơ lớn, sự nghiệp thơ ca lại đồ sộ và có giá trị trên nhiều phương diện cho nên có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về sự nghiệp của
Tố Hữu Phần lớn các công trình nghiên cứu lâu nay đi sâu khai thác những đóng góp của nhà thơ trên những bình diện giáo dục tư tưởng yêu nước và cách mạng Các nhà nghiên cứu phê bình cũng quan tâm nhiều nhất tới các giai đoạn sáng tác của Tố Hữu trước thời kỳ Đổi mới, cũng là những giai đoạn nhà thơ đảm đương nhiều trọng trách lãnh đạo Giai đoạn nhà thơ hưu trí, về già với những tập thơ đậm đà cảm xúc thế sự, đời tư gần như ít được giới nghiên cứu để
ý Đặt mạch cảm hứng thế sự - đời tư trong tương quan với các cảm hứng chủ đạo khác trong thơ Tố Hữu để thấy được một tiếng nói nghệ thuật toàn vẹn, sinh động, nhiều cung bậc, một thế giới nghệ thuật đa dạng mà thống nhất, biện chứng của cả một đời thơ là một việc cần thiết và gần như còn dang dở, ít người làm Vì thế chúng tôi đã chọn đề tài “Cảm hứng thế sự - đời tư trong thơ Tố Hữu” với mong muốn trong khuôn khổ chật hẹp của luận văn, góp thêm một tiếng nói nhỏ, thêm một lần khẳng định sự phong phú mà không phức tạp, đa dạng mà không chồng chéo của một hồn thơ trước sau vẫn nhất quán với phong cách sáng tác dựa trên cảm hứng chủ đạo trữ tình chính trị của hồn thơ này
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Việc nghiên cứu cảm hứng thế sự đời tư trong thơ một tác giả, giúp người đọc có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp của họ và những uẩn ức trong thơ Đã có nhiều bài viết bàn về cảm hứng thế sự đời tư
trong những giai đoạn văn học, tác giả văn học như: “Cảm hứng đời tư thế sự trong văn học Việt Nam sau 1975 khi viết về đề tài gia đình’’ (Phùng Việt Văn),
“Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975 - 2000’’ (Trịnh Thị Hằng),
Trang 7“Cảm hứng thế sự - điểm gặp gỡ và khác biệt giữa tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh và tiểu thuyết của một số tác giả miền Bắc cùng thời” (Huỳnh Thị Lan Phương),
“Cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê’’ (Lê Hồ Quang), “Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Trần Nhuận Minh” (Chung Thị Thúy)…
Trong hơn năm thập kỷ qua, thơ Tố Hữu đã trở thành một đối tượng nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình tên tuổi Những công trình nghiên cứu qui mô lớn viết về ông đã nhiều Các bài viết về Tố Hữu tập trung làm nổi bật vai trò một tác giả văn học, một đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam với hàng loạt những sáng tác ghi dấu ấn trong lòng người đọc trong một giai đoạn văn học hiện đại sôi động và vô cùng phong phú, đa dạng
Ngay từ khi thơ Tố Hữu mới xuất hiện rải rác trên báo chí cách mạng vào những năm cuối thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương, cùng với sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng, giới văn học cách mạng đã đánh giá cao thơ ông Trong bài viết đầu tiên giới thiệu về thơ Tố Hữu (Báo Mới, số 1, ngày 1-5-1939) tác giả K và T đã khẳng định: “Thơ Tố Hữu là cả một nguồn sinh lực đem phụng
sự cho lý tưởng”, “Với Tố Hữu, chúng ta có một nhà thơ cách mạng có tài”,
“nhà thơ chiến sĩ”, “nhà thơ của tương lai”…
Từ sau 1954 cho đến sau 1975, có rất nhiều bài viết về thơ Tố Hữu Có
thể nói, chuyên luận “Thơ Tố Hữu” của Lê Đình Kỵ (NXB Đại học và trung học
chuyên nghiệp) xuất bản năm 1979 là công trình nghiên cứu đầu tiên về thơ Tố Hữu cả trên phương diện nội dung và nghệ thuật Qua chuyên luận, tác giả đã khái quát những chủ đề lớn trong thơ Tố Hữu: Chủ đề Nhân dân, chủ đề Đất nước, Đảng, Bác Hồ…Công trình cũng làm sáng rõ một số đặc điểm cơ bản trong phong cách thơ Tố Hữu: Tính dân tộc, trữ tình - cách mạng
Công trình Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử tiếp cận thơ Tố Hữu
theo phương pháp truyền thống, kết hợp khảo cứu công phu, khoa học với cảm thụ nghệ thuật tinh tế đem đến những cảm nhận và đánh giá mới mẻ về thơ Tố
Trang 8Hữu như một chỉnh thể toàn vẹn, có hệ thống, với nhiều phát hiện và đánh giá quý báu theo phương pháp nghiên cứu mác xít Với việc nghiên cứu sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu ở góc độ thi pháp, chuyên luận này đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu lúc bấy giờ Tác giả chuyên luận đi sâu vào một số phạm trù của thi pháp học hiện đại như quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, các hình thức biểu hiện để xem xét thế giới nghệ thuật của nhà thơ
Tác giả Hà Minh Đức cũng là một người bền bỉ, chuyên tâm nghiên cứu
về thơ Tố Hữu qua hai Lời giới thiệu công phu cho hai Tuyển tập thơ Tố Hữu
vào các năm 1979 (Nxb Văn học) và 1995 (Nxb Giáo dục) Đặc biệt, chuyên
luận “Tố Hữu - Cách mạng và thơ” (Nxb ĐHQG HN, 2004) đã tập hợp nhiều
bài viết của các tác giả trong khoảng thời gian gần 20 năm viết về con người và
sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu Chuyên luận gồm hai phần: Trò chuyện và ghi chép về thơ; Tiểu luận văn học Chuyên luận đã tập trung làm nổi bật những thành tựu quan trọng qua những chặng đường thơ của Tố Hữu
Tác giả Nguyễn Bá Thành qua bài viết “Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu” đã đi sâu nghiên cứu sự vận động của cái tôi trữ tình theo hướng biện
chứng từ hướng nội đến hướng ngoại và sau đó lại trở về hướng nội Thơ Tố Hữu và luôn hướng về ánh sáng cách mạng Từ đó tác giả nêu bật được nét khác biệt, sự đổi mới của tư duy thơ Tố Hữu với các nhà thơ đương thời cả về mức độ
và hướng vận động
Cuốn “Tố Hữu về tác giả và tác phẩm” (NXB Giáo dục, 2003) do nhiều
tác giả biên soạn đã tập hợp những bài viết, tiểu luận, phê bình của các nhà nghiên cứu về thơ Tố Hữu trong gần nửa thế kỷ qua Không chỉ đề cập tới quan niệm về văn học nghệ thuật và sáng tạo thơ ca của Tố Hữu, các bài viết còn đi sâu, khai thác một cách toàn diện những giá trị nội dung, nghệ thuật trong sự nghiệp thơ ca của ông
Trang 9Cũng có nhiều bài nghiên cứu về các tập thơ của Tố Hữu Từ tập thơ đầu
tay Từ ấy, đến các tập Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa,…đã có hàng
trăm bài viết, công trình nghiên cứu phê bình phong phú, đa dạng dọc theo đời
thơ Tố Hữu suốt nửa thế kỷ qua Tập thơ Từ ấy có các bài viết tiêu biểu của Đặng Thai Mai, Phan Cự Đệ, Vũ Đức Phúc, Hoài Thanh,… Tập thơ Việt Bắc có
các bài viết tiêu biểu của Vũ Đức Phúc, Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông Tập
thơ Gió lộng có các bài viết tiêu biểu của Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn
Long, Hà Xuân Trường… Các tập thơ khác có các bài viết của Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Hoài Thanh… Ngoài ra, còn có rất nhiều bài nghiên cứu về thơ Tố Hữu cả ở trong và ngoài nước Nhìn chung các bài nghiên cứu đều có sự nhìn nhận đánh giá những giá trị cơ bản và nổi bật của thơ Tố Hữu
Nghiên cứu về thơ Tố Hữu còn nhiều tác giả Mỗi bài viết lại có những phát hiện riêng, hướng khai thác riêng, nhưng tất cả đều hướng tới khẳng định tài năng cũng như những đóng góp không thể phủ nhận của Tố Hữu đối với nền thơ ca dân tộc Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình, bài báo nào có cái nhìn hệ thống và toàn diện về tư tưởng - cảm xúc thế sự đời tư, về những băn khoăn trăn trở đời thường của một nhà thơ sống giữa lòng dân Với đề tài “Cảm
hứng thế sự - đời tư trong thơ Tố Hữu” qua hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với
ta, chúng tôi mong muốn góp tiếng nói bổ sung một cách nhìn mới về thơ Tố
Hữu
3 Đối tƣợng, mục đích, phạm vi của đề tài
3.1 Đối tượng của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cảm hứng thế sự đời tư trong thơ
Tố Hữu qua hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta
3.2 Mục đich của đề tài
Với việc tìm hiểu về cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Tố Hữu qua hai
tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta, luận văn mong muốn có thêm một tiếng nói
Trang 10bổ sung khía cạnh, nhằm góp phần đem lại cái nhìn toàn mới mẻ hơn về sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào khảo sát hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta
của Tố Hữu Trong những trường hợp, văn cảnh cần thiết, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi khảo sát tới những tập thơ khác trong các giai đoạn sáng tác trước, cụ
thể là các tập Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Máu và hoa…
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi vận dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
4.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp
Đây là phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói chung Chúng tôi sẽ vận dụng phương pháp này để phân tích câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho các luận điểm của luận văn Việc phân tích những tác phẩm cụ thể sẽ tìm ra cái hay, cái đặc sắc Rồi từ đó làm cơ sở khái quát chung về cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Tố Hữu
4.2 Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Cảm hứng nghệ thuật nói chung và cảm hứng thế sự đời tư nói riêng là một chỉnh thể, là một nội dung lớn trong thơ trữ tình, luận văn chú trọng việc tìm ra những thành tố tạo nên chỉnh thể này và quy luật cấu trúc nên nó Mọi đối tượng, mọi vấn đề khảo sát được chúng tôi đặt trong tương quan hệ thống, trong quy luật cấu trúc này
4.3 Phương pháp so sánh
Mục đích của việc sử dụng phương pháp so sánh là để khẳng định nét độc đáo, đặc sắc của phong cách thơ Tố Hữu trong mối tương quan so sánh với các tác giả, tác phẩm khác ở cả hai chiều lịch đại và đồng đại Với việc sử dụng
Trang 11phương pháp này chúng tôi có cơ sở để tìm hiểu, lí giải và xác định rõ những giá trị cũng như đóng góp của thơ Tố Hữu trên nhiều bình diện khác nhau
4.4 Phương pháp phân loại, thống kê
Đối với từng thành tố trong chỉnh thể, đối với các yếu tố thuộc phương thức, phương tiện trữ tình trong thơ Tố Hữu, khi cần thiết luận văn thực hiện phân loại và thống kê qua các con số cụ thể
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Những cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố hữu qua các chặng
đường thơ
Chương 2: Hệ thống cảm xúc thế sự - đời tư thường nhật
Chương 3: Một vài đặc điểm hình thức nghệ thuật