1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM yên hưng quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học

72 3,1K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DUNG CHẾ PHẨM SINH HỌCEM TỎI TRONG QUY TRÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

(Penaeus Vannamei)THƯƠNG PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIM –

YÊN HƯNG – QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Người thực hiện: Phạm Đình Phong

Người hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Thức Tuấn

VINH - 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đạihọc Vinh, Ban chủ nhiệm Khoa Nông – Lâm - Ngư, Tổ bộ môn NTTS đã ủnghộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt quá trình thựctập tốt nghiệp.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáoThS Nguyễn Thức Tuấn người đã tận tình định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ tôitrong suốt quá trình thực hiện luận văn

Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo khu nuôi côngnghiệp thủy sản BIM_Minh Thành_Quảng Ninh và tập thể anh chị em côngnhân viên trong công ty đã có những sự giúp đỡ quý báu về cơ sở vật chấtcũng như tinh thần giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin được tới các thầy, cô giáo Ngành NTTS – Khoa Nông - Lâm –Ngư, Trường Đại học Vinh lòng biết ơn sâu sắc trước sự dạy bảo tận tìnhtrong thời gian ngồi trên ghế nhà trường.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, các bạn đồngmôn trong lớp 48K_NTTS – những người đã nhiệt tình giúp đỡ và độngviên tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống

Vinh tháng 7 năm 2011 Sinh viên

Phạm Đình Phong

Trang 3

MỞ ĐẦU

Theo số liệu của tổng cục thống kê trong vòng mười đến mười lăm năm trở lại đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ Chỉ tính riêng năm 2000 thì tổng diện tích mặt nước được sử dụng là 641.9 triệu ha và cho đến năm 2007 con số này đã tăng lên là 1008 triệu ha Bên cạnh đó việc áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghề vào sản xuất, hoàn thiện trong quy trình nuôi, đa dạng hóa con giống, đang là thế mạnh cho sự phát triển bền vững của ngành.

Tuy vậy còn tồn tại nhiều vấn đề bất cấp lầm kìm hãm, gây khó khăn cho sự phát triển của ngành nói chung và nghề nuôi tôm thịt nói riêng: đó là tính rủi ro cao của nghề, sự phụ thuộc lớn vào khí hậu và thời tiết, trong khi đó vốn đầu tư cho hoạt động là rất lớn.Đặc biệt là nghề nuôi tôm thương phẩm.

Theo tính toán của nhiều nhà sản xuất cho thấy có tới 40 – 60 % chi phí sản xuất trong nuôi tôm thương phẩm được sử dụng cung cấp thức ăn cho tôm Vậy làm thế nào để có thể quản lý tốt thức ăn và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm để có thể giảm tính rủi ro và tăng lợi nhuận đang là một câu hỏi lớn cho các nhà nghiên cứu Một trong những giải pháp đặt ra là trộn thêm chế phẩm vi sinh vào thức ăn một cách hiệu quả và hợp lý

Từ thực tế như vậy, tôi đưa ra đề tài nghiên cứu:“Đánh giá hiệu quảcủa việc sử dụng chế phẩm sinh học EM tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chântrắng(Penaeus Vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM – Yên Hưng– Quảng Ninh”.

Nghiên cứu nhằm: đánh giá hiệu quả của việc sử dụng EM tỏi trộn vào thức ăn từ đó đưa ra đề xuất về việc sử dụng sản phẩm này trong quy trình nuôi tôm thương phẩm tại công ty cổ phần BIM – Yên Hưng – Quảng Ninh.

Trang 4

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Một số đặc điểm của Tôm Thẻ Chân Trắng

1.1.1 Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái

1.1.1.1 Hệ thống phân loại

Ngành: chân khớp Arthropoda Lớp: Giáp xác Crustacea Bộ: Mười chân Decapoda Bộ phụ: Bơi lội Natantia Họ: Tôm he Penaeidae

Giống: Tôm he Litopenaeus

Loài: Tôm nhiệt đới Penaeus Vannamei, Boone 1931.

- Tên tiếng Anh :  WhiteLeg shrimp

- Tên khoa học : Penaeus Vannamei, (Boone, 1931)

- Tên thường gọi : Tôm bạc Thái Bình Dương, tôm bạc bờ Tây châu Mỹ, Camaron blanco, Langostino.

- Tên của FAO : Camaron patiblanco - Tên Việt Nam : Tôm Thẻ Chân Trắng.[1]

1.1.1.2 Đặc điểm hình thái

Cơ thể chia làm hai phần: đầu ngực (Cephalothorax) và phần bụng (Abdomen)

Phần đầu ngực có 14 đôi phần phụ bao gồm:

+ Chủy tôm gồm có 2 răng cưa ở bụng và 8-9 răng cưa ở lưng + 1 đôi mắt kép có cuống mắt.

+ 2 đôi râu: Anten 1(A1) và Anten 2(A2) A1 ngắn, đốt 1 lớn và có hốc mắt, hai nhánh ngắn A2 có nhánh ngoài biến thành vẩy râu (Antennal scale),

Trang 5

nhánh trong kéo dài Hai đôi râu này giữ chức năng khứu giác và giữ thăng bằng.

+ 3 đôi hàm: đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đôi hàm nhỏ 2.

+ 3 đôi chân hàm (Maxilliped) có chức năng giữ mồi, ăn mồi và hỗ trợ hoạt động bơi lội của tôm.

+ 5 đôi chân bò hay chân ngực (walking legs), giúp cho tôm bò trên mặt đáy.

Ở tôm cái, giữa gốc chân ngực 4 và 5 có thelycum ( cơ quan sinh dục ngoài, nơi nhận và giữ túi tinh từ con đực chuyển sang).

Phần bụng có 7 đốt: 5 đốt đầu, mỗi đốt mang một đôi chân bơi hay còn gọi là chân bụng ( Pleopds hay Swimming legs) Mỗi chân bụng có một đốt chung bên trong Đốt ngoài chia làm hai nhánh: Nhánh trong và nhánh ngoài, đốt bụng thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi phân thành nhánh tạo thành đuôi giúp cho tôm chuyển động lên xuống và búng nhảy Ở tôm đực, hai nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực - là bộ phận sinh dục bên ngoài của tôm

Màu sắc của tôm: tôm có màu trắng đục.[1]

1.1.2 Đặc điểm phân bố và nguồn gốc

Tôm thẻ chân trắng (Penaeus Vannamei) có nguồn gốc từ vùng biển

xích đạo Ðông Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La tinh), phân bố chủ yếu ở ven biển Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, từ ven biển Mexico đến miền trung Pêru, nhiều nhất ở biển gần Ecuador Hiện nay tôm chân trắng đã có mặt hầu hết ở các khu vực ôn và nhiệt đới bao gồm Đài Loan, Trung Quốc và các nước ven biển thuộc khu vực Đông Nam Á Tôm Thẻ Chân Trắng có thể sống ở độ sâu 72m, đáy bùn, nhiệt độ nước ổn định từ 25- 32°C, độ mặn từ 28- 34 ‰, pH từ 7,7- 8,3 , giai đoạn tôm con sống ở vùng cửa sông, giai đoạn trưởng thành sống ở biển sâu.[1]

Trang 6

1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng và nhu cầu về chất của Tôm Thẻ Chân Trắng

1.1.3.1 Đặc điểm dinh dưỡng

Trong thiên nhiên thức ăn của tôm thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và có liên quan mật thiết đến sinh vật phù du và sinh vật đáy Tôm chân trắng là động vật ăn tạp.

+ Giai đoạn Nauplius

Tôm dinh dưỡng bằng noãn hoàng dự trữ, chưa ăn thức ăn ngoài Đến cuối N6 hệ tiêu hóa bắt đầu có sự chuyển động nhu động.

+ Giai đoạn Zoea

Ấu trùng Zoea thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn là thực vật nổi, chủ yếu là tảo Silic như: Skeletonema costatum, Chaetoceros, Cossinodiscus, Nitzschia, Rhizosolena Ở giai đoạn này ấu trùng ăn mồi liên tục, thức ăn trong ruột không ngắt quảng, đuôi phân dài cho nên mật độ thức ăn trong môi trường nước phải đạt mật độ đủ cho Zoea có thể lọc mồi liên tục suốt giai đoạn này Mật độ thức ăn tăng dần từ Z1 đến Z3 Ngoài hình thức ăn lọc là chủ yếu, ở giai đoạn này ấu trùng còn có khả năng bắt mồi chủ động Khả năng này tăng dần từ Z1 đến Z3 đặc biệt là cuối Z3 trở đi.

+ Giai đoạn Mysis

Tôm bắt mồi chủ động Thức ăn chủ yếu là động vật nổi như luân trùng, ấu trùng Nauplius Copepoda, Nauplius artemia, ấu trùng động vật thân mền Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy ấu trung Mysis vẫn có khả năng ăn được tảo Silic.

+ Giai đoạn Postlarvae

Tôm bắt mồi chủ động Thức ăn chủ yếu là động vật nổi như: Artemia, Copepoda, ấu trùng của giáp xác, ấu trùng của động vật thân mềm, Cần chú ý ở giai đoạn này, tôm thích ăn mồi sống nên trong sản xuất nếu cho ăn thiếu N- Artemia, Postlarvae sẽ ăn thịt lẫn nhau.

Trang 7

+ Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành

Từ thời kỳ ấu niên, Tôm Thẻ thể hiện tính ăn của loài (ăn tạp, thiên về ăn động vật) Thức ăn của tôm là các động vật khác như giáp xác, động vật thân mềm, giun nhiều tơ, cá nhỏ.

Trong sản xuất giống nhân tạo ấu trùng Tôm Thẻ còn được cho ăn các loại thức ăn nhân tạo tự chế biến như lòng đỏ trứng, sửa đậu nành, thịt tôm, thịt hầu và các loại thức ăn nhân tạo sản xuất công nghiệp thường gọi là thức ăn tổng hợp.[1]

1.1.3.2 Nhu cầu dinh dưỡng của Tôm Thẻ

+ Protein

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn của tôm, là nguyên liệu tạo các mô và các sản phẩm khác trong cơ thể và còn là chất xúc tác, thực hiện chức năng vận chuyển, bảo vệ…Nhu cầu protein thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của tôm, Postlarvae yêu cầu tỉ lệ 40% protein trong thức ăn, cao hơn các giai đoạn sau.

Tôm chân trắng không cần khẩu phần ăn có lượng protein cao như tôm sú Theo nghiên cứu của Colvin and Brand (1977) là 30%, Kureshy and Davis (2002) là 32% Trong đó, thức ăn có lượng protein 35% được coi như là thích hợp hơn cả, trong đó khẩu phần ăn có thêm mực tươi rất được tôm ưa chuộng Men tiêu hoá protein của tôm chủ yếu ở dạng trypsine, không có pepsine (Vonk, 1970) Ngoài ra trong dạ dày tôm có 85% số vi khuẩn tạo thành chitinase Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, quan trọng nhất là giúp tôm có khả năng tiêu hoá chitinase một phức hợp của protein [2]

+ Hydratcacbon.

Hydratcacbon là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể (khoảng 60% năng lượng cho hoạt động sống của động vật) Tuy khả năng sản sinh ra nhiệt lượng của hydratcacbon kém hơn so với lipid, song

Trang 8

hydratcacbon lại có ưu thế hoà tan được, vì vậy quá trình tiêu hoá hấp thu dễ dàng.

Ở giáp xác có nhiều men tiêu hoá hydratcacbon như: amylaza, maltaza, kitinaza, cellulaza (Kooiman, 1964), nhờ đó giáp xác có thể tiêu hoá một thành phần cellulose nên chúng có thể ăn thực vật và rong tảo.

Thức ăn nhiều xơ sẽ đưa kết quả xấu vì cơ quan ruột, dạ dày của tôm ngắn, thức ăn nhanh chóng đi qua và thời gian tiêu hoá bị hạn chế Nhưng chất xơ đóng vai trò là chất nền cho quá trình lên men của vi sinh vật sống trong ống tiêu hoá, vì vậy trong thức ăn tôm người ta thường bổ sung khoảng 5% bột cỏ hoặc rong biển Ngoài vai trò là chất nền trong chất xơ tồn tại một lượng nước nhất định, chính lượng nước này có tác dụng duy trì dịch ruột làm tăng quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.[2]

+ Lipid

Cùng với Hydratcacbon thì chất béo tạo ra năng lượng Nếu năng lượng của thức ăn quá thấp thì tôm sẽ sử dụng nguồn năng lượng từ các dưỡng chất khác, như protein để thoả mãn nhu cầu về năng lượng, làm nâng cao chi phí thức ăn Nếu năng lượng trong thức ăn quá cao thì sẽ làm giảm sự hấp thu thức ăn và chất đạm tiêu hoá không đủ để tôm phát triển.

Thành phần lipid có trong thức ăn tôm khoảng 6% - 7,5% không nên quá 10% Với hàm lượng lipid trong thức ăn >10% sẽ dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng, tăng tỉ lệ tử vong.[2]

+ Vitamin

Vitamin là nhóm chất hữu cơ mà động vật yêu cầu số lượng rất ít so với các chất dinh dưỡng khác nhưng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể và duy trì cuộc sống của nó, cơ thể động vật có nhu cầu một lượng nhỏ trong thức ăn để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường.

Trang 9

Nhu cầu vitamin ở tôm tùy thuộc vào kích cỡ, tuổi, tốc độ sinh trưởng, điều kiện dinh dưỡng, nhu cầu từng loại vitamin thực tế cho từng loài tôm, cho từng giai đoạn vẫn chưa được biết nhiều Vì thế trong thức ăn, lượng vitamin bổ sung thường vượt qua nhu cầu thực tế của tôm nhằm bù đắp lượng mất đi do hòa tan trong nước, do phân hủy trong quá trình sản xuất thức ăn và bảo quản

Vitamin nhóm B, C và E được cho là cần thiết phải cho vào thức ăn Vitamin D, C khi dùng với số lượng nhiều đã cho thấy phản ứng đối kháng, dẫn đến bệnh thừa vitamin Trong thành phần các premix vitamin dùng cho tôm luôn có vitamin A và K.[2]

+ Chất khoáng

Giống như các động vật thủy sinh khác, tôm có thể hấp thụ và bài tiết chất khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua mang và bề mặt cơ thể Vì vậy, nhu cầu chất khoáng ở tôm phụ thuộc nhiều vào hàm lượng chất khoáng có trong môi truờng tôm đang sống.[2]

1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của Tôm Thẻ Chân Trắng(Litopenaeus vannamei Boone, 1931)

Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với mật độ 100con/m2, sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực

Sự tăng trưởng về kích thước của Tôm Thẻ có dạng bậc thang, thể hiện sự sinh trưởng không liên tục Kích thước giữa hai lần lột xác hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể và sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác Trong khi đó sự tăng trưởng về trọng lượng có tính liên tục hơn Tôm Thẻ có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, tốc độ tăng trưởng tùy thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, giới tính và điều kiên môi trường, dinh dưỡng

Trang 10

Từ ấu trùng đến đầu thời kỳ thiếu niên, không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa tôm đực và tôm cái Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thời kỳ thiếu niên, con cái lớn nhanh hơn con đực.[1]

+ Sự tăng trưởng từ thời kỳ hậu ấu trùng đến trưởng thành

Tôm ấu niên tăng trưởng CL 1-2mm/tuần, tương đương với TL 0,8mm/ngày Trong tuần đầu tôm tăng khối lượng thân gấp 6 lần Khi vào trong cửa sông 6-7 tuần, tốc độ tăng trưởng giảm, chỉ còn gấp 2 lần/ 2 tuần Khi đạt CL ≈ 10mm, tốc độ tăng trưởng bắt đầu có sự khác biệt giữa hai giới.

Trong thực tế sản xuất, P10 có chiều dài thân từ 9- 11mm sau 7- 10 ngày ương đạt cỡ 1-2 cm (TL), sau 15- 20 ngày đạt cỡ 2- 3cm, sau 20- 25 ngày đạt cỡ 3- 5 cm và sau 25- 30 ngày đạt cỡ 4- 6 cm Nếu thả nuôi trong ao từ P15 sau 1 tháng nuôi đạt khoảng 1-2 g/con Tôm nuôi 4 tháng đạt kích cỡ thương phẩm, đa sỗ loại 3 (30- 40 con/kg), một số loại 2 (20- 30 con/kg) Ở những ao nuôi điều kiện tốt (độ mặn 10- 25‰) tôm tăng trưởng nhanh có thể thu hoạch đạt loại 3, loại 2 sau 2,5 – 3 tháng nuôi.[1]

Sự lột xác

+ Cơ chế sinh học của quá trình lột xác

Để sinh trưởng được, tôm cũng như tất cả các động vật chân khớp khác phải tiến hành lột xác Sự lột xác chỉ là kết quả cuối cùng của 1 quá trình phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, được chuẩn bị từ nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước đó Quá trình chuẩn bị diễn ra ở tất cả các mô có liên quan thông qua hoạt động như: huy động nguồn lipid dự trữ ở gan, tụy, sự phân bào gia tăng và các ARN thông tin được tạo thành và tiếp theo là quá trình sinh tổng hợp các protein mới Trong thời gian này trạng thái của tôm cũng thay đổi.[3] Sự lột xác trải qua 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn sau lột xác + Giai đoạn giữa lột xác

Trang 11

+ Giai đoạn trước lột xác + Giai đoạn lột xác.[3]

Cũng có tác giả chia sự lột xác làm 5 giai đoạn: A- Ngay sau lột xác, B-Sau lột xác, C- Giữa lột xác, D- Trước lột xác, E- Lột xác Theo sự phân chia này thì giai đoạn D (trước lột xác) là dài nhất Mỗi giai đoạn được phân chia thành nhiều giai đoạn phụ, căn cứ trên các biến đổi về hình thái rất chi tiết và phức tạp.[3]

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lột xác

+ Ánh sáng: cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng đều ảnh hưởng đến quá trình lột xác Khi han chế thời gian chiếu sáng sẽ ức chế thời gian lột xác của tôm, ngược lại nếu kéo dài thời gian chiếu sáng hơn bình thường sẽ rút ngắn thời gian lột xác.

+ Nhiệt độ: nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình lột xác Nhiệt độ thấp hơn 14- 18ºC, sự lột xác bị ức chế Nhiệt độ cao trong khoảng thích hợp, tôm tăng cường hoạt động trao đổi chất, tích lũy dinh dưỡng, chuẩn bị đầy đủ cho quá trình lột xác xảy ra.

+ Độ mặn: ở độ mặn thấp trong khoảng thích hợp tôm sẽ tăng cường lột xác, sinh trưởng nhanh hơn.

+ Các yếu tố, điều kiện môi trường khác: pH, hàm lượng NO3-, NO2-, NH4-, độ cứng đều có sự ảnh hưởng đến sự lột xác Việc bón vôi thường xuyên ở các ao nuôi ít thay nước sẽ làm tăng độ cứng của nước làm cản trở sự lột xác của tôm.

+ Chu kỳ lột xác có liên quan đến chu kỳ thủy triều, thông thường đầu chu kỳ thủy triều tôm mới lột xác rộ.[3]

Trang 12

1.2 Tình hình nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

1.2.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới

Nghề nuôi tôm công nghiệp mới bắt đầu phất triển từ những năm 30 của thế kỷ XX Nhưng nghề nuôi tôm thực sự phát triển vào những thập niên 80 của thế kỷ XX Vì thời điểm này nhu cầu con giống được cung cấp đầy đủ cho nuôi tôm công nghiệp và nghề nuôi tôm phát triển mạnh từ đó tới nay.

Sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới

Năm 2004 sản lượng tôm là 2,4 triệu tấn giai đoạn sau có xu hướng tăng đến năm 2008 đã tăng lên 3 triệu tấn.

Trung Quốc là nước nuôi tôm hàng đầu thế giới, tiếp theo là Thái Lan, Inđônêxia, Ấn Độ, Việt Nam, Braxin, Êcuađo và Bănglađét

Hình 1.1 Sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới (theo FAO)

Chuyển từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng sẽ là xu thế của ngành thuỷ sản toàn cầu trong những năm tới Sản lượng tôm chân trắng sẽ tăng từ 2

2003 2004 2005 2006 2007 2008NămTriệu tấn

Trang 13

triệu tấn hiện nay lên 3 triệu tấn vào năm 2015 hoặc sớm hơn. Từ năm 2000 trở về trước tôm chân trắng chỉ đứng thứ hai sau tôm sú về mức độ phổ biến, nhưng sau đó người nuôi tôm ở Trung Quốc, Thái Lan, Inđônesia và nhiều nước khác đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng khi tôm sú liên tục bị dịch bệnh và gây ra hàng loạt rắc rối khác cho người nuôi Tôm chân trắng lớn nhanh hơn tôm sú, chi phí nuôi  thấp hơn và có thể nuôi với mật độ dày hơn tôm sú, vì thế loài tôm này mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho người nuôi Thời gian cho nuôi một vụ tôm sú tương đương hai vụ nuôi tôm chân trắng.

Trung Quốc: Trung Quốc là nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới với

37% sản lượng trong khi đó Thái Lan chỉ chiếm 16%, Việt Nam: 11%.

Sản lượng tôm nuôi của Trung Quốc tăng nhanh chóng, đặc biệt là năm 2007 sản lượng tôm chân trắng đã tăng 8 lần, tôm sú tăng 1,2 lần Tổng sản lượng tôm ước tính đạt khoảng 1,265 triệu tấn.

Trong giai đoạn 1995 - 2004, sản lượng tôm chân trắng của Trung Quốc đã tăng từ 15% lên tới 57% nhưng sản lượng tôm sú của nước này lại

giảm mạnh từ 62% xuống còn 29%.(Theo FAO)

Trong 3 năm 2008- 2010 sản lượng của Trung Quốc có phần giảm nhẹ và chững lại, năm 2008 là 1,286 triệu tấn, 2009 là 1,18 triệu và 2010 là 899,6 nghìn tấn Song hiện đang có một dấu hiệu đáng mừng là, theo diều tra của Tổ chức nuôi trồng thủy sản và thực phẩm thuộc Liên Hợp Quốc thì sản lượng tôm nuôi tại Trung Quốc năm nay có thể đạt 962.000 tấn, tăng 6,9% so với năm 2010 Sản lượng của nước này trong năm 2012 được dự báo là 1048.000 tấn.

Thái lan: Xuất khẩu tôm của Thái Lan tăng ít nhất 8% trong năm 2010,

do sản lượng tôm của Braxin và Inđônêxia giảm mạnh vì dịch bệnh, trong lúc lượng tôm cá đánh bắt ở Mỹ thấp hơn dự báo do ảnh hưởng của sự cố tràn dầu ở Vịnh Mêhicô Lượng tôm năm 2011 ước tính đạt khoảng 553.200 tấn,

Trang 14

tăng 0,8% so với năm trước đó Tổ chức dự báo lượng tôm của nước này trong năm kế tiếp là 591.500 tấn.

Năm 2011giá tôm trên thế giới có thể tăng 10% sau thảm họa sóng thần Báo Wall Street Journal (Mỹ) ngày 11-1 đăng bài viết nhận định rằng ngành nuôi tôm của Thái Lan và Ấn Độ, hai nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới, bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt sóng thần vừa qua Nhiều trại ươm giống và nuôi ấu trùng tôm ở ven biển hai nước này bị phá huỷ hoàn toàn.

Chủ tịch Hiệp hội tôm của Thái Lan Somsak Paneetassayasai cho rằng phải mất 6 tháng các trại nuôi ấu trùng tôm ở nước này mới có thể hoạt động bình thường trở lại Điều đó có nghĩa là sản lượng tôm của Thái Lan và Ấn Độ sẽ bị giảm sút trong thời gian tới và giá tôm xuất khẩu sẽ tăng.

Theo dự đoán của ông Somsak, giá tôm xuất khẩu sẽ tăng khoảng 10%, trong khi một chuyên gia khác về tôm cũng cho rằng mức tăng này có thể là 15%.

Giá tôm tăng sẽ tác động mạnh nhất tới thị trường Mỹ, nơi trung bình mỗi người dân trong năm 2003 tiêu thụ tới 2 kg tôm và cua, trong khi ngành tôm nội địa của Mỹ đang bị suy yếu nghiêm trọng với lượng cung cấp mỗi năm vào khoảng 100.000 tấn, chỉ đáp ứng chưa đầy 15% nhu cầu của thị

trường.(Theo FAO)

1.2.2 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ,

được du nhập vào Việt Nam vào khoảng các năm 1997-2000 Kể từ đó, việc nuôi tôm chân trắng đã phát triển nhanh, chủ yếu là tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam với một số ưu điểm sau:

+ Chúng dễ sinh sản và thuần dưỡng + Dễ nuôi ở mật độ cao.

+ Đòi hỏi hàm lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với tôm sú.

Trang 15

+ Chịu được nhiệt độ thấp.

+ Chịu được nước có chất lượng kém hơn so với tôm sú.

Sau khi du nhập vào Việt Nam sự phát triển của nghề nuôi tôm chân trắng đã được Bộ Thủy sản kiểm soát chặt chẽ Tuy nhiên kể từ ngày 25/1/2008, tôm chân trắng được phép nuôi tại các ao thâm canh.

Bảng 1.1 Sản lượng tôm của Việt Nam trong những năm gần đây

Nguồn: Tổng Cục thống kê 2011

Qua bảng 1.1 ta thấy được trong những năm gần đây, nghành thuỷ sản Việt Nam đang có những tiến bộ vượt bậc Sản lượng năm sau luôn cao hơn năm trước Góp phần lớn vào tổng thu nhập quốc doanh của đất nước.

Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu tôm vào 82 thị trường trong đó 10 thị trường đầu tiên chiếm hơn 80% cả về khối lượng lẫn giá trị gồm Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Trung Quốc, Australia, Canađa, Anh và Bỉ.

Tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm trên 75% giá trị xuất khẩu Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng ngày càng chiếm tỉ trọng cao, đạt xấp xỉ 50.000 tấn với kim ngạch cả năm dự kiến đạt 300 triệu USD.

Trang 16

Bảng 1.2 Bảng giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản

Năm 2010 vừa qua là một năm rất thuận lợi đối với sự phát triển của nghề tôm nói chung và sự phát triển của tôm thể nói chung Sản lượng nuôi ở mức cao đạt bình quân 7-8 tấn/ha, bên cạnh đó trên thế gới tôm nguyên liệu trở nên khan hiếm đối với các nhà máy sản xuất chế biến, đông lạnh Điều đó đã dẩn đến nhiều thuận lợi cho người nuôi khi giá tôm liên tục tăng và ở mức cao: giá tôm thẻ đạt 120.000-150.000/1kg/40con,

Trang 17

90.000-110.000/1kg/50-60con Theo đó tính ra chỉ trong lĩnh vực nuôi tôm thẻ chân trăng bình quân sau khi trừ mọi chi phí người nuôi lãi ròng từ 19.000-20000/1kg tôm Từ những quân trắc trước sự biến động của tình hình thế giới và khu vực trong 4 tháng đầu năm Ngành nuôi tôm Việt Nam dự báo sẽ cho ra sản lượng 403.600

tấn trong năm 2011, tăng 12,8% và năm 2012 tăng trưởng hơn 10%

Bảng 1.3 Diện tích và sản lượng thủy sản các vùng trong nước

Trang 18

Bảng 1.3 cho thấy diện tích và sản lượng cũng tăng nhanh theo từng năm và phân bố không đồng đều giữa các vùng ĐBSCL tập trung nhiều diện tích nhất và sản lượng cũng cao nhất so với các vùng khác trong nước Sau đó là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ có diện tích nuôi trồng và sản lượng ít hơn Vùng Tây Nguyên có diện tích và sản lượng ít nhất do điều kiện địa lý không thích hợp cho ngành nuôi trồng thuỷ sản.

1.3 Tình hình nghiên cứu chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản

1.3.1 Nghiên cứu về chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản

EM được thử nghiệm tại nhiều quốc gia : Mỹ, Nam Phi, Thái Lan, Philippin,Trung Quốc, Braxin, Nhật Bản, Singapore, Indonexia, Srilanca, Nepal, Việt Nam, Triều Tiên, Belarus và cho thấy những kết quả khả quan a Trong chăn nuôi :

- Làm tăng sức khoẻ vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu đối với các điều kiện ngoại cảnh

- Tăng cường khả năng tiêu hoá và hập thụ các loại thức ăn, - Kích thích khả năng sinh sản,

- Tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi

- Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi.

- EM có tác dụng đối với mọi loại vật nuôi, bao gồm các loại gia súc, gia cầm và các loài thuỷ, hải sản.[7]

b Trong bảo vệ môi trường :

Do có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây thối (sinh ra các loại khí H2S, SO2,NH3…) nên khi phun EM vào rác thải, cống rãnh, toalet, chuồng trại chăn nuôi…sẽ khử mùi hôi một cách nhanh chóng Đồng thời số lượng ruồi, muỗi, ve, các loại côn trùng bay khác giảm hẳn số lượng Rác hữu cơ được xử lý EM chỉ sau một ngày có thể hết mùi và tốc độ mùn hoá diễn ra rất

Trang 19

nhanh Trong các kho bảo quản nông sản, sử dụng EM có tác dụng ngăn chặn được quá trình gây thối, mốc.

Các nghiên cứu cho biết chế phẩm EM có thể giúp cho hệ vi sinh vật tiết ra các enzym phân huỷ như lignin peroxidase Các enzym này có khả năng phân huỷ các hoá chất nông nghiệp tồn dư, thậm chí cả dioxin Ở Belarus, việc sử dụng EM liên tục có thể loại trừ ô nhiễm phóng xạ.[7]

Yasuda và Taga (1980), cho rằng vi khuẩn có lợi tìm thấy không chỉ là thức ăn đơn thuần mà còn có tác dụng kiểm soát sinh học trong việc ngăn ngừa bệnh ở cá và giúp tăng cường việc tái tạo vật chất dinh dưỡng Vào những năm cuối của thập kỷ 80, những công bố đầu tiên về kiểm soát sinh học trong nuôi trồng thủy sản đã được công nhận và từ đó nhiều nghiên cứu về vấn đề này không ngừng phát triển Nhìn chung, men vi sinh đã được áp dụng trong bể nuôi, trong ao để hạn chế sự nhiễm bệnh đối với các vi khuẩn gây bệnh, mặc dù ảnh hưởng về dinh dưỡng cũng đóng vai trò trong men vi sinh, đặc biệt là việc sử dụng dinh dưỡng mang lại tác dụng làm sạch môi trường Hầu hết men vi sinh sử dụng làm tác nhân kiểm soát sinh học trong nuôi trồng thủy sản là vi khuẩn lactic axít (Lactobacillus, Carnobacterium ), giống Vibrio (Vibrio alginolyticus ), giống Bacillus hoặc giống Pseudomonas (Verschuere et al., 2000).[8]

“Probiotic là hổn hợp bổ sung mang bản chất của các vi sinh vật sống tác động có lợi đối với vật chủ nhờ cải thiện hệ vi sinh liên kết với vật chủ hoặc sống tự do trong môi trường, nó giúp cải thiện việc sử dụng thức ăn hoặc tăng cường giá trị dinh dưỡng của thức ăn, ngoài ra probiotic còn giúp tăng khả năng đề kháng của vật chủ đối với mầm bệnh hoặc nhờ vào sự cải thiện chất lượng của môi trường sống” (Phạm Thị Tuyết Ngân, 2007).  Probiotic bao gồm những vi khuẩn có lợi (vi sinh vật hữu ích) và trong thủy sản hầu hết những sinh vật này là vi khuẩn lactic acid (Lactobacillus

Trang 20

plantarum, L acidophillus, L casei, L rhamnosus, L bulgaricus, Carnobacterium…), giống Vibrio (Vibrio alginolyticus), giống Bacillus (B subtilis, B licheniformis, B megaterium, B polymyxa,…), Actinomycetes, Nitrobacteria…được áp dụng trong các bể ương nuôi, trong ao để hạn chế sự nhiễm bệnh đối với các vi khuẩn gây bệnh (Xiang-Hong et al., 1998; Lê Đình Duẩn và ctv, 2007).

Cũng theo nghiên cứu của Lê Đình Duẩn và ctv (2007) một số thành phần khác cũng được tìm thấy trong probiotic là tập hợp các enzyme có nguồn gốc vi sinh vật như amylase, protease, lipase, cellulase, chitinase, một số vitamin thiết yếu và chất khoáng Ngoài ra, trong các chế phẩm sinh học giúp xử lý nước và nền đáy ao thường bổ sung thêm các chủng nấm sợi và xạ khuẩn (thuộc nhóm Aspergillus, Streptomyses )

Theo Nair et al., 1985 vi khuẩn lactic acid và một số nhóm vi khuẩn khác có khả năng tiết ra chất ức chế các vi khuẩn gây bệnh như Aeromonas hydrophila và Vibrio parahaemolyticus Sử dụng các nhóm vi khuẩn có lợi phân lập từ ruột cá bơn (Scophthalmus maximus) trong ao nuôi có thể kìm hãm vi khuẩn V anguillarum gây bệnh (Olsson et al., 1992), điều này chứng tỏ nhóm vi khuẩn có lợi đã cạnh tranh có hiệu quả với nhóm vi khuẩn gây bệnh.

Nghiên cứu của Xiang-Hong et al., (1998) cũng cho biết một số vi khuẩn hữu ích có thể kích thích hoặc ức chế sự phát triển của tảo Tác giả còn cho biết thêm những vi khuẩn có lợi trong nước sẽ loại trừ nhanh NH3, H2S, vật chất hữu cơ có hại Ngoài ra,chúng còn có thể cân bằng pH trong ao nuôi.  Cải thiện chất lượng nước là một trong những vai trò quan trọng của vi sinh vật hữu ích trong nuôi trồng thủy sản Vì thế, Verschuere (2000) đã nghiên cứu và công bố vi khuẩn Bacillus sp đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến chất lượng nước, do vi khuẩn này đạt hiệu quả cao trong việc chuyển đổi

Trang 21

vật chất hữu cơ thành CO2 Vì vậy, Bacillus sp giúp giảm tích lủy chất hữu cơ và các chất hòa tan (Phạm Thị Tuyết Ngân, 2007).Nghiên cứu về vi sinh vật hữu ích trong nuôi trồng thủy sản vẫn còn đang ở trong giai đoạn mới mẻ và có nhiều vấn đề cần phải đầu tư.

Những dòng vi khuẩn cơ bản như Vibrio, Pseudomonas, Bacillus và vài dòng Lactobacilli đã được kiểm chứng và được xem như như những dòng vi sinh hữu ích trên các đối tượng tôm, cua, nhuyễn thể và cá (Gomez –Gil et al., 2000).

- Kết quả nghiên cứu và ứng dụng trên giáp xác

Maeda và Liao (1992) sử dụng vi khuẩn phân lập từ đất PM-4 cho vào môi trường ương, nhận thấy có ảnh hưởng tốt đối với tỷ lệ sống của ấu trùng tôm Penaeus monodon, do chúng có thể ức chế mầm bệnh

Dòng PM-4 được cấy hàng ngày trong 7 ngày liền vào vào bể ương ghẹ 200 m3 (Portunus trituberculatus), kết quả mật độ Vibrio tỷ lệ nghịch với mật độ PM-4 Tỷ lệ sống trung bình của 7 lần thử nghiệm với PM-4 là 27,2%, tỷ lệ sống của 6 trên 9 lần thử nghiệm không có PM-4 là 6,8% (Maeda và Liao, 1994, Nogami et al., 1992).

Mô hình nuôi thuỷ sản thâm canh thường tích lũy nhiều vật chất hữu cơ ở đáy ao do thức ăn dư thừa, phân và các chất thải khác của thuỷ sinh vật làm môi trường sống của vật nuôi bị ô nhiễm tạo điều kiện cho mầm bệnh bộc phát gây thiệt hại lớn trong nuôi thuỷ sản Chất lượng nước và việc kiểm soát bệnh là vấn đề rất quan trọng trong các ao nuôi, nó có quan hệ trực tiếp và ảnh hưởng nhiều bởi hoạt động của vi sinh vật (Jory, 1998) Vì vậy, vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong thuỷ vực giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh chất lượng nước đối với các hệ thống nuôi thuỷ sản thâm canh (Avnimelech et al., 1995) Hoạt động của vi sinh vật ảnh hưởng đến chất lượng nước chủ yếu là sử dụng oxygen, tái tạo lại các dưỡng chất vô cơ và

Trang 22

loại trừ các sản phẩm độc trong trao đổi chất như NH3, NO2-, H2S (Moriarty,1996).

Nhóm vi khuẩn Gram dương, hiếu khí, hình thành bào tử là Bacillus spp đã được sử dụng như một chế phẩm sinh học từ rất lâu giúp cải tiến chất lượng nước nhờ vào tác dụng phân hủy các hợp chất hữu cơ và làm giảm số lượng mầm bệnh tiếp cận với các loài thuỷ sản nuôi (Wang et al., 1999) Không chỉ vậy bào tử Bacillus cũng được sử dụng như một tác nhân sinh học giúp giảm bệnh Vibrio trong hệ thống nuôi thuỷ sản (Skjermo và Vadstein, 1999; Rengipipat et al., 2000) Bào tử vi khuẩn Bacillus IP5832 đưa vào môi truờng nuôi luân trùng dùng làm thức ăn cho cá bơn (Gatesoupe, 1991)

Theo nghiên cứu của Logan và Walter, việc bổ sung một số lượng vi khuẩn nhất định thuộc các chủng Bacillus lentimorbus, bacillus sttearothermohilus và Bacilus cereus vào các hồ nuôi thủy sản tập trung có tác dụng làm tăng sản lượng cá đến 25% (Logan và cs, 1997).

Năm 1991, Johney Forest đã tiến hành thí nghiệm bổ sung vi khuẩn phân giải các hợp chất hữu cơ xuống các ao đầm bị ô nhiễm Kết quả cho thấy chúng có khả năng phân hủy một lượng đáng kể mùn bã hữu cở dưới đấy đầm Nhờ vậy, từ một cái đầm bị ô nhiễm không thể nuôi đã cải tạo lại thành đầm nuôi cá Chế phẩm sử dụng ở đây có chứa Bacillus subtilis đựoc sản xuất theo phương pháp lên men Sau đó, tất cả dịch thể bao gồm các vi sinh vật, các enzym và các yếu tố khác của quá trình lên men đựoc sấy khô và nghiền nhỏ.[12]

Theo báo cáo khoa học năm 1993 của công ty Environmental Dynamic, việc sử dụng chế phẩm Impact U.TM có chứa Bacillus subtilis với mục đích làm tăng chất lượng nước đã làm tăng sản lượng cá và tôm nuôi trong các trang trại ở Thái Lan, Nhật Bản, Pháp và Mỹ Trước đây , sản lượng nuôi trồng ở đây thấp đựoc xác định là do chất lượng nước kém Sau này nhờ áp

Trang 23

dụng chế phẩm có chứa B.subtilis đã cải thiện đựoc chất lượng môi trường và tăng năng suất tôm cá nuôi lên một cách đáng kể.

Năm 1996, Boy đã công bố việc thử nghiệm thành công khi sử dụng kết hợp các chủng vi sinh vật : Bacillus subtilis, Nitrobacter, Aerobacter, Cellulômnas và Rhopseudomonas trong các ao nuôi thủy sản Kết quả là các ao nuôi thử nghiệm không còn mùi hôi, giảm hàm lượng mùn bã hữu cơ, giảm lượng tảo lam và các hợp chất Nitơ liên kết như: Nitrit (N-NO2) và Amoni (N-NH4), giảm nồng độ H2S, P2O5… giúp ổn định môi trường ao nuôi và tăng sức đề kháng cho tôm cá nuôi, đồng thời hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh trong ao nuôi.[12]

Đầu năm 2000, tại Ấn Độ, chế phẩm Super PS và Super NB đang được đánh giá hiệu quả hơn cả đối với vùng nuôi sinh thái và nuôi quảng canh ở đây.

- Super PS bao gồm 2 chủng vi khuẩn Rhodobacter và Rhodococus với mật độ 109CFU/ml có tác dụng hấp thụ khí H2S, ổn định PH môi trường ao nuôi và làm gia tăng mật độ các vi sinh vật hữu ích.

- Super NB là chế phẩm bao gồm 3 chủng vi sinh vật; Bacillus,

Pseudomonas và Nitrobacter cũng với mật độ khuẩn lạc là 109CFU/ml, có tác dụng phân giải mùn bã hữu cơ, ôxy hóa Amoni và Nitric trong nước, làm giảm các tác nhân gây stres ở tôm và tăng cường sức đề kháng cho tôm [12]

1.3.2 Nghiên cứu về chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Ở Thái Lan Jiravanichpaisal et al., (1997) đã sử dụng Lactobacillus sp trong nuôi tôm sú (Penaeus monodon) Ở Trung Quốc, nghiên cứu men vi sinh trong nuôi thủy sản được tập trung vào vi khuẩn quang hợp Qiao Zhenguo et al., (1992) nghiên cứu 3 chủng vi khuẩn quang hợp sử dụng cho

Trang 24

nuôi tôm thẻ Trung Quốc (Penaeus chinensis) dùng cải thiện chất lượng môi trường nước (http://www.alken-murray.com/China98.htm).[7]

Vi khuẩn Vibrio là một thảm họa cho nghề nuôi tôm ở Philippine, khi việc sử dụng kháng sinh để trị không còn tác dụng nhiều ngược lại còn có thể làm cho vi khuẩn kháng thuốc, mà xa hơn nữa là vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh đến con người nếu sử dụng quá liều lượng Vì lý do đó mà probiotic được ứng dụng rộng rãi cho nghề nuôi tôm ở Philippine, nghiên cứu cho thấy rằng có thể cứu sống 80% tôm bệnh khi trong ao nuôi có sử dụng chế phẩm sinh học (Moriarty,1999).[7]

Sử dụng Bacillus trong nuôi tôm thịt ở Indonesia sẽ an toàn trong 160 ngày, các trại không sử dụng Bacillus hầu như gặp thất bại, bệnh vi khuẩn phát sáng do Vibrio thường làm tôm chết trước 80 ngày (Moriarty, 1998).[12] Một nghiên cứu khác về việc ứng dụng các chế phẩm sịnh học trong nuôi thủy sản cho kết quả rất khả quan, không chỉ cải thiện chất lượng nước, giảm lượng dùng kháng sinh, giảm mầm bệnh trong ao mà còn có thể nâng cao năng suất nuôi và chất lượng của sản phẩm (Xiang-Hong et al., 1998) Probiotic đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi thủy sản Nhưng việc sử dụng Probiotic còn phụ thuộc nhiều vào sự am hiểu về bản chất của các vi sinh vật có ích và đặc điểm sinh học của đối tượng vật nuôi (Balcázar et al., 2006).

Rengpipat và Rukpratanporn (1998) cho rằng Bacillus S11 là vi khuẩn hữu ích có thể bổ sung vào dung dịch giàu hóa Artemia trước khi cho ấu trùng tôm sú ăn Kết quả tôm ít bệnh hơn và phát triển nhanh hơn, đạt tỉ lệ sống 100% khi gây cảm nhiễm với V harveyi, trong khi kết quả đối chứng chỉ đạt 26%.[8]

Garriques và Arevalo, (1995) đưa dòng Vibrio alginolyticus vào bể ương ấu trùng tôm (Litopenaeus vannamei) mỗi ngày Tỷ lệ sống trung bình và trọng lượng thân cao nhất trong bể có thêm vi khuẩn hữu ích so với bể xử

Trang 25

lý bằng kháng sinh oxytetracyline và đối chứng Số bể có bổ sung vi khuẩn Vibrio alginolyticus, không thấy xuất hiện vi khuẩn gây bệnh V parahaemolyticus, trong khi các nghiệm thức còn lại có khoảng 10% mẫu có mặt vi khuẩn này.[8]

Dòng BY-9 được cấy với mật độ 106 CFU/ml vào bể ương ấu trùng tôm sú làm giảm mật độ Vibrio và cho tỷ lệ sống cao hơn đối chứng (Sugama và Tsumura, 1998).

Griffith (1995) cho rằng nhờ đưa men vi sinh vào trong bể ương tôm giống ở Ecuador trong năm 1992, mà các trại nuôi tôm giống giảm thời gian nghỉ để làm vệ sinh các bể nuôi, sản lượng tôm giống tăng 35% và giảm sử dụng các chất diệt khuẩn đến 94%.

Meunpol et al., (2002) sử dụng probiotic với dòng vi khuẩn Bacillus S11 trộn vào thức ăn viên công nghiệp cho ấu trùng tôm sú ăn Sau khi cho ăn thức ăn trộn probiotic trong 1 tháng thì cấy vi khuẩn Vibrio harveyi rồi xục ozone vào từng bể (0,3333 - 0,341 mg O3/ml) Tỉ lệ sống của tôm được xác định sau 6 ngày đạt cao nhất 75% so với nghiệm thức đối chứng tỷ lệ sống chỉ có 18%.

Việc nghiên cứu và sử dụng các vi sinh vật hữu hiệu trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam tuy mới được đẩy mạnh trong những năm gần đây nhưng kết quả ban đầu đã có những thành công đáng ghi nhận Từ những thành công này đã cho ra đời những sản phẩm chế phẩm phục vụ nuôi tôm Sú xuất khẩu như: Chế phẩm của viện sinh học nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh (BIO II, VEM), chế phẩm Men Bac của công ty TNHH ToBa - Việt Nam, đặc biệt là các chế phẩm xử lý môi trường của viện công nghệ sinh học như biochie, bio-DW, hay các chế phẩm EMINA, EM của Viện sinh học nông nghiệp- Đại học Nông Nghiệp I – Hà Nội.[7]

Trang 26

Nghiên cứu của Lê Đình Duẩn và ctv (2007) về nuôi thử nghiệm tôm sú bằng chế phẩm sinh học cho kết quả rất khả quan, các chế phẩm sinh học không những làm tăng khả năng phân giải các chất hữu cơ, làm sạch, và ổn định môi trường nước mà còn tăng năng suất gấp gần 2 lần so với đối chứng.

Theo khảo sát gần đây cho thấy nông dân các tỉnh ĐBSCL đã chuyển mạnh diện tích NTTS bằng chế phẩm sinh học Theo ước tính đã có khoảng 30 – 40% các mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi quảng canh cải tiến trong vùng nông dân đã sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi thấy được lợi ích của việc dùng chế phẩm sinh học, nông dân tỉnh Cà Mau gần đây đã hạn chế sử dụng hóa chất, chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm công nghiệp cho năng suất bình quân hơn 6 tấn/ha/vụ, tôm quảng canh cải tiến năng suất gần 1 tấn/ha/vụ.

1.4 Chế phẩm EM

Khái niệm về chế phẩm EM

EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu Chế phẩm này do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa - trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm 1980 Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc các nhóm : vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ hơn 2000 loài được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men.

Yêu cầu cơ bản để sử dụng chế phẩm EM có hiệu quả là độ ẩm thích hợp và nước ( Công ty phát triển công nghệ Việt - Nhật Bản, 1999 ) Do bản chất ưa nước nên EM được sử dụng rất hiệu quả trong nuôi cá, nuôi các động vật giáp xác đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, EM gốc được điều chế thành nhiều loại EM thứ cấp sử dụng rất hiệu quả như: EM2, EM5, EM tỏi, EM chuối, EM – Bokashi.[8]

Trang 27

+ Thành phần của chế phẩm EM

- Thành phần các loài vi sinh vật hữu ích trong các loại chế phẩm vi sinh EM:

- Vi khuẩn Lactic > 109 tế bào/ml( CFU/ml) - Vi khuẩn Bacillus > 1010 tế bào/ml( CFU/ml) - Vi khuẩn Quang dưỡng > 107 tế bào/ml( CFU/ml) - Nấm men > 107 tế bào/ml( CFU/ml).

- Thành phần nguyên liệu: EM gốc, rỉ đường, phân hữu cơ, nước,… Bảng 1.4. Một số chế phẩm EM, thành phần và công dụng của chúng

2 EM chuối Chuối tây, EM2

- Tạo vỏ tôm trong quá trình

- Chữa bệnh đường ruột và phân trắng cho tôm

- Giảm lượng bùn, khử mùi các loại khí độc.

Trang 28

Bảng 1.4 là các chế phẩm EM được dùng để trộn vào thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản Trong đó EM tỏi là một trong những chế phẩm được sử dụng phổ biến hơn cả trong nuôi tôm Thành phần của EM tỏi là EM5, tỏi xay mịn và nước sạch EM tỏi có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho tôm, hỗ trợ quá trình tiêu hoá thức ăn giúp tôm có thể hấp thu lượng dinh dưỡng trong thức ăn là tốt nhất.

+ Những khâu cơ bản trong quá trình sản xuất EM5 tỏi:

- Pha chế EM5 không có thành phần nước (để sản xuất EM5 tỏi) gồm: 20% EM gốc, 20% rỉ đường, 20% dấm, 40% rượu.

- 1kg tỏi bóc sạch vỏ, xay thành khối mịn đồng thể rồi trộn với 1 lít EM5 không nước và thêm vào đó 8-10 lít nước không clo Sau đó ủ kín lên men khoảng 24-36giờ.

- Khâu cuối cùng là lọc lấy nước để lấy EM5 tỏi sử dụng pH của dung dịch 3,5-4 là tốt.[7]

1.5 Đặc điểm tự nhiên tại Yên Hưng - Quảng Ninh

Vùng đất Yên Hưng - Quảng Ninh với nhiều điều kiện thuận lợi có sẵn: chất đất ổn định tạo điều kiện thuận lợi ổn định độ kiềm, pH nước, độ mặn của nước biển dao động trong khoảng 25-28%0 là điều kiện tốt cho sự phát triển của nền công nghiệp nuôi trồng thủy sản, mà đối tượng chú trọng là tôm

thẻ chân trắng Vốn là một thế mạnh trong phát triển kinh tế của địa phương

nên từ nhiều năm nay ngành thuỷ sản đã được huyện Yên Hưng, Quảng Ninh chú trọng đầu tư, phát triển, nhất là lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản Mặc dù vậy, hiện tại chính lĩnh vực này lại đang phải đối mặt với những khó khăn về cơ sở hạ tầng, về vốn, giống, dịch bệnh, môi trường

Trang 29

Hình 1.2 Khu nuôi thuỷ sản công nghiệp Minh Thành

Khu nuôi công nghiệp thủy sản Minh Thành là khu nuôi có diên tích nuôi trồng khoảng 250ha, được đưa vào sản xuất từ năm 2001 cho đến nay Trong quá trình phát triển công ty đang dần hoàn thiện và phát triển ngày càng lớn mạnh Với một nguồn lực lớn mạnh về con người cũng như trang thiết bị kỹ thuật, hàng năm công ty luôn đạt được năng suất cao trong hoạt động nuôi tôm thẻ thương phẩm.

Trang 30

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu.

Tôm Thẻ chân trắng Penaeus vannamei

2.2 Vật liệu nghiên cứu.

+ Chế phẩm EM tỏi

+ Thức ăn Grobest cho tôm ở các giai đoạn của công ty TNHH Grobest & i-mei-industrial (Việt Nam)

+ Ao nuôi diện tích 5000m2, được phủ bạt bờ + Nước nuôi với độ mặn 25-280/00.

+ Một số dụng cụ cân đo , đong đếm và dụng cụ hổ trợ khác.

2.3 Nội dung nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng EM tỏi thông qua các chỉ tiêu: + Các yếu tố môi trường trong ao nuôi thí nghiệm

+ Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống

+ Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu môi trường

Bảng 2.1 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường

Yếu tố Thời điểm đo Định kỳ đo Dụng cụ đo Oxy hòa tan 6 - 7h và

14 - 15h 2 lần/ ngày Test đo DO Nhiệt độ 6 - 7h và

14 - 15h 2 lần/ ngày Nhiệt kế

14 - 15h 2 lần/ ngày Test đo pH Độ kiềm 14 - 15h 5 ngày/lần Test đo độ kiềm

Trang 31

Độ mặn 7 – 8h 7 ngày/lần Máy đo độ mặn

2.4.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm

2.4.2.1 Theo dõi sự tăng trưởng của tôm

-Cân trọng lượng tôm bằng cân điện tử chính xác đến 0,01(g) - Đo chiều dài tôm bằng giấy kẻ ô ly chia vạch mm.

- Thu thập trực tiếp qua các lần cân, đo với mẫu ngẫu nhiên là 15 con/lần.

DWG (%/ngày): Tốc độ tăng tương đối về khối lượng tôm Ww : Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng tôm Wtb2: Trọng lượng trung bình tôm cân ở thời điểm T2 Wtb1: Trọng lượng trung bình tôm cân ở thời điểm T1 t2- t1 : khoảng thời gian giữa hai lần cân (ngày).

* Tính tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thân tôm (cm/ngày)

* Tính tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài thân tôm (%/ngày)

Trong đó:

DLG (cm/ngày): Tốc độ tăng trưởng tương đối chỉ số chiêu dài thân tôm.

Trang 32

LL (%): Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chỉ số chiêu dài thân tôm Ltb2: Chiều dài trung bình toàn thân tôm đo được ở thời điểm t2 Ltb1: Chiều dài trung bình toàn thân tôm đo được ở thời điểm t1 t2 - t1: khoảng thời gian giữa hai lần cân (ngày).

2.4.2.2 Theo dõi tỷ lệ sống của tôm

Dùng chài định kỳ kiểm tra tôm chài ở 5 điểm trong ao ( 4 điểm xung quanh và một điểm ở giữa ao) sau đó lấy trung bình và tính lượng tôm trong toàn ao.

- Công thức tính :

Tổng số tôm chài được(con)

Số tôm trong ao = X Diện tích ao(m2)

+ Công thức thí nghiệm 1(CT1): Sử dụng EM tỏi bổ sung vào thức ăn (Bố trí từ A1 – A3) bắt đầu từ ngày nuôi thứ 30 với liều lượng 10ml/1kg thức ăn.

+ Công thức thí nghiệm 2(CT2): Sử dụng thức ăn bình thường không bổ sung EM tỏi ( Bố trí từ A4 – A6) Đây là công thức đối chứng.

+ Mỗi công thức lặp lại 3 lần.

* Sơ đồ nghiên cứu

CT 1

Nghiệm Thức

- Theo dõi các yếu tố môi trường ao nuôi - Theo dõi tỷ lệ sống, sự tăng trưởng của tôm - Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế

CT 2

Trang 33

2.4.4 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế và một số chỉ tiêu khác

* Phương pháp tính toán và so sánh hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)

- Theo dõi, tính toán lượng thức ăn sử dụng và khối lượng tôm trong thời gian nuôi từ đó so sánh FCR giữa 2 công thức thí nghiệm.

+ Khối lượng tôm

Công thức tính khối lượng tôm trong ao như sau:

Khối lượng đàn tôm (g) = Tỷ lệ sống x Số lượng tôm giống thả ban đầu x Khối lượng trung bình (g/con)

+ Lượng thức ăn sử dụng:

Lượng thức ăn sử dụng(kg/ngày) = % cho ăn x khối lượng đàn tôm (g)

Trang 34

1000 + Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)

- Công thức tính hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) như sau: FCR = MTA

Trong đó:

- MTA: Tổng khối lượng thức ăn

-+ Năng suất được tính theo công thức

Năng suất (kg/ao) = Tỷ lệ sống ao nuôi x số lượng tôm giống thả ban đầu x khối lượng trung bình (g/con)

+ Lợi nhuận được xác định: Lợi nhuận (VNĐ)= Tổng thu – tổng chi + Tỷ suất lợi nhuận(%) = Lợi nhuận / Tổng chi

2.5 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Số liệu được thu thập từ ngày nuôi thứ 30 trở đi.

Các mẩu thí nghiệm được lấy thông qua việc quăng chài tại 3 vi trí trong ao: phía trong đường ăn, phía ngoài đường ăn và ở giữa ao.

Định kỳ 10 ngày thu thập số liệu một lần Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học và phần mềm Excel 2003.

2.6 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

+ Thời gian: Từ ngày 1/3/2011 đến 30/6/2011.

+ Địa điểm: khu nuôi thủy sản công nghiệp Minh Thành – thôn Động

Linh – xã Minh Thành – huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh.

Trang 35

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường

Quản lý các yếu tố môi trường là một trong những việc quan trọng không thể thiếu trong quá trình nuôi tôm Trong thời gian thí nghiệm, chúng tôi cố gắng điều chỉnh môi trường ao nuôi ở mức phù hợp nhất Các ao trong các nghiệm thức được chuẩn bị giống nhau về mọi khía cạnh như diện tích, độ sâu, chất đất, nguồn nước…cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chế độ chăm sóc quản lý như nhau đối với tất cả các ao nuôi Lịch trình theo dõi, kiểm soát môi trường phụ thuộc vào từng yếu tố nhất định Kết quả theo dõi môi trường được tổng hợp theo từng yếu tố và được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1 Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong ao nuôi

Trang 36

Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của động vật thủy sản nói chung và của tôm nói riêng.

Qua bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ trong các ao nuôi ở các nghiệm thức thay đổi theo thời gian, ban đầu nhiệt độ thấp hơn và có sự chênh lệch khá lớn, về sau nhiệt độ tăng dần và ổn định hơn Tuy nhiên nhiệt độ ao nuôi trong các nghiệm thức tương đối đồng đều, sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức không lớn (<1.5oC) Sự biến động nhiệt độ chủ yếu phụ thuộc vào thời tiêt vì các ao nuôi có diện tích và độ sâu giống nhau Nhiệt độ ban đầu vụ nuôi có khi xuống thấp và một số ngày cuối vụ nuôi có cao hơn ngưỡng thích hợp nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm Nhìn chung nhiệt độ trong suốt thời gian theo dõi tương đối thuận lợi, phù hợp với một số tài liệu đã được công bố như

“Hợp phần hỗ trợ nuôi trồng thủy sản biển và nước lợ (SUMA) Quản lý sứckhỏe tôm trong ao nuôi Bộ thủy sản, 2003”, không trở ngại cho sự sống và

sức khỏe của tôm.

+ pH

pH được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng môi trường nước do sự biến động của pH ảnh hưởng đến những chỉ tiêu khác, sự thay đối bất thường của pH có thể gây những tác hại cho sự sinh trưởng và phát triểncủa tôm pH được theo dõi 2 lần hằng ngày từ đầu đến cuối vụ nuôi

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1.1 Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
1.1.1 Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái (Trang 4)
1.2. Tình hình nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
1.2. Tình hình nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Trang 12)
Hình 1.1. Sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới (theo FAO) - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Hình 1.1. Sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới (theo FAO) (Trang 12)
Bảng 1.1. Sản lượng tôm của Việt Nam trong những năm gần đây - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 1.1. Sản lượng tôm của Việt Nam trong những năm gần đây (Trang 15)
Bảng 1.1. Sản lượng tôm của Việt Nam trong những năm gần đây - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 1.1. Sản lượng tôm của Việt Nam trong những năm gần đây (Trang 15)
Bảng 1.2. Bảng giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 1.2. Bảng giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản (Trang 16)
Bảng 1.2. Bảng giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 1.2. Bảng giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản (Trang 16)
Bảng 1.3. Diện tích và sản lượng thủy sản các vùng trong nước - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 1.3. Diện tích và sản lượng thủy sản các vùng trong nước (Trang 17)
Bảng 1.3. Diện tích và sản lượng thủy sản các vùng trong nước - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 1.3. Diện tích và sản lượng thủy sản các vùng trong nước (Trang 17)
Bảng 1.4. Một số chế phẩm EM, thành phần và công dụng của chúng - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 1.4. Một số chế phẩm EM, thành phần và công dụng của chúng (Trang 27)
Bảng 1.4 là các chế phẩm EM được dùng để trộn vào thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó EM tỏi là một trong những chế phẩm được sử  dụng phổ biến hơn cả trong nuôi tôm - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 1.4 là các chế phẩm EM được dùng để trộn vào thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó EM tỏi là một trong những chế phẩm được sử dụng phổ biến hơn cả trong nuôi tôm (Trang 28)
Bảng 1.4 là các chế phẩm EM được dùng để trộn vào thức ăn trong  nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó EM tỏi là một trong những chế phẩm được sử  dụng phổ biến hơn cả trong nuôi tôm - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 1.4 là các chế phẩm EM được dùng để trộn vào thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó EM tỏi là một trong những chế phẩm được sử dụng phổ biến hơn cả trong nuôi tôm (Trang 28)
Bảng 2.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường Yếu tốThời điểm đoĐịnh kỳ đo Dụng cụ đo Oxy hòa tan6 - 7h và - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 2.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường Yếu tốThời điểm đoĐịnh kỳ đo Dụng cụ đo Oxy hòa tan6 - 7h và (Trang 30)
Bảng 2.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường Yếu tố Thời điểm đo Định kỳ đo Dụng cụ đo Oxy hòa tan 6 - 7h và - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 2.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường Yếu tố Thời điểm đo Định kỳ đo Dụng cụ đo Oxy hòa tan 6 - 7h và (Trang 30)
Bảng 3.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong ao nuôi - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong ao nuôi (Trang 35)
Bảng 3.1. Kết quả theo dừi cỏc yếu tố mụi trường trong ao nuụi - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.1. Kết quả theo dừi cỏc yếu tố mụi trường trong ao nuụi (Trang 35)
Qua bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ trong các ao nuôi ở các nghiệm thức thay đổi theo thời gian, ban đầu nhiệt độ thấp hơn và có sự chênh lệch khá  lớn, về sau nhiệt độ tăng dần và ổn định hơn - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
ua bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ trong các ao nuôi ở các nghiệm thức thay đổi theo thời gian, ban đầu nhiệt độ thấp hơn và có sự chênh lệch khá lớn, về sau nhiệt độ tăng dần và ổn định hơn (Trang 36)
Hình 3.1. Đồ thị về tỷ lệ sống của tô mở các nghiệm thức - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Hình 3.1. Đồ thị về tỷ lệ sống của tô mở các nghiệm thức (Trang 40)
Hình 3.1. Đồ thị về tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Hình 3.1. Đồ thị về tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức (Trang 40)
Hình 3.2. Đồ thị về sự tăng trưởng của khối lượng tôm - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Hình 3.2. Đồ thị về sự tăng trưởng của khối lượng tôm (Trang 42)
Hình 3.2. Đồ thị về sự tăng trưởng của khối lượng tôm - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Hình 3.2. Đồ thị về sự tăng trưởng của khối lượng tôm (Trang 42)
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng tôm (g/con/ngày) - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng tôm (g/con/ngày) (Trang 43)
Sự tăng trưởng về chiều dài của tôm được trình bày qua bảng 3.5 và hình 3.4. - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
t ăng trưởng về chiều dài của tôm được trình bày qua bảng 3.5 và hình 3.4 (Trang 45)
Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tôm (cm/con/ngày) - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tôm (cm/con/ngày) (Trang 47)
Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tôm (cm/con/ngày) - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tôm (cm/con/ngày) (Trang 47)
Bảng 3.7. Hệ số FCR của các nghiệm thức - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.7. Hệ số FCR của các nghiệm thức (Trang 49)
Bảng 3.7. Hệ số FCR của các nghiệm thức - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.7. Hệ số FCR của các nghiệm thức (Trang 49)
Bảng phân tích thống kê về tỷ lệ sống trung bình của tô mở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau Ngày nuôi thứ 30 - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng ph ân tích thống kê về tỷ lệ sống trung bình của tô mở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau Ngày nuôi thứ 30 (Trang 57)
B. Số liệu xử lý thống kê - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
li ệu xử lý thống kê (Trang 57)
Bảng phân tích thống kê về tỷ lệ sống trung bình của tôm ở các nghiệm  thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau Ngày nuôi thứ 30 - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng ph ân tích thống kê về tỷ lệ sống trung bình của tôm ở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau Ngày nuôi thứ 30 (Trang 57)
Bảng phân tích thống kê về khối lượng trung bình của tô mở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng ph ân tích thống kê về khối lượng trung bình của tô mở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau (Trang 61)
Bảng phân tích thống kê về khối lượng trung bình của tôm ở các nghiệm  thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng ph ân tích thống kê về khối lượng trung bình của tôm ở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau (Trang 61)
Bảng phân tích thống kê về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của tôm ở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương  - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng ph ân tích thống kê về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của tôm ở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương (Trang 64)
Bảng phân tích thống kê về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng  của tôm ở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng ph ân tích thống kê về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của tôm ở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương (Trang 64)
Bảng phân tích thống kê về chiều dài trung bình của tô mở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng ph ân tích thống kê về chiều dài trung bình của tô mở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau (Trang 68)
Bảng phân tích thống kê về chiều dài trung bình của tôm ở các nghiệm  thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng ph ân tích thống kê về chiều dài trung bình của tôm ở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau (Trang 68)
Bảng phân tích thống kê tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tô mở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác  nhau - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng ph ân tích thống kê tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tô mở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau (Trang 71)
Bảng phân tích thống kê tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tôm ở  các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác  nhau - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng ph ân tích thống kê tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tôm ở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau (Trang 71)
Bảng phân tích thống kê về tỷ suất lợi nhuận trung bình của tô mở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng ph ân tích thống kê về tỷ suất lợi nhuận trung bình của tô mở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau (Trang 74)
Bảng phân tích thống kê về FCR trung bình của tô mở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng ph ân tích thống kê về FCR trung bình của tô mở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau (Trang 74)
Bảng phân tích thống kê về FCR trung bình của tôm ở các nghiệm thức  bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng ph ân tích thống kê về FCR trung bình của tôm ở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau (Trang 74)
Bảng phân tích thống kê về tỷ suất lợi nhuận trung bình của tôm ở các  nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng ph ân tích thống kê về tỷ suất lợi nhuận trung bình của tôm ở các nghiệm thức bằng phương pháp so sánh cặp với phương sai khác nhau (Trang 74)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w