- Năng suất: Năng suất ở nghiệm thức sử dụng thức ăn bổ sung EM tỏi vào thức ăn đạt 7506.7 (kg/ao/vụ) và nghiệm thức đối chứng đạt 7315 (kg/ao/vụ) . Sự chênh lệch về năng suất là không đáng kể.
- Hệ số chuyển đổi thức ăn: FCR của hai nghiệm thức là tương đương nhau.
- Lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận của nghiệm thức bổ sung EM tỏi vào thức ăn là 138.03a ± 1.06 %, nghiệm thức đối chứng là 137.48 % ± 3.87. Giữa hai nghiệm thức không có sai khác mang ý nghĩa thống kê (α < 0.05).
KIẾN NGHỊ
Qua quá trình tìm hiểu tại địa bàn thực tập, theo dõi thí nghiệm và tổng hợp kết quả, tôi có một số ý kiến đề xuất sau:
- Nên sử dụng thức ăn có bổ sung EM tỏi trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng vào thời kỳ khoảng 1 – 60 ngày nuôi đầu vì thời kỳ này EM tỏi có tác dụng hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hoá còn chưa được hoàn thiện của tôm. Giúp tôm tăng sức đề kháng và sinh trưởng phát triển tốt. để đạt tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn là cao nhất, góp phần giảm thiểu tính rủi ro của nghề.
- Vì thời gian nghiên cứu còn ngắn nên cần có những nghiên cứu khác mở rộng và sâu kỹ hơn để đánh giá một cách cụ thể, rõ ràng hơn về vấn đề này.
- Cần phải có quy hoạch cụ thể cho từng vùng nuôi tôm chân trắng và phải xây dựng một quy trình kiểm soát quá trình nuôi tôm phù hợp với điều kiện của từng địa phương và từng thời điểm khác nhau. Đảm bảo diện tích nuôi tôm chân trắng không xâm hại đến hệ thống rừng phòng hộ, không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân tại địa phương
PHỤ LỤCA. Một số hình ảnh trong quá trình thí nghiệm A. Một số hình ảnh trong quá trình thí nghiệm
Quạt nước (“Lông nhím”)
Nhá kiểm tra tôm
Thu mẫu tôm Đếm mẫu tôm