Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3.2. Hiệu quả kinh tế
Hạch toán kinh tế là công việc cuối cùng với mục đích quan trọng nhất là tính toán lợi nhuận thu được, đánh giá hiệu quả kinh tế cho cả vụ nuôi. Lợi nhuận được tính dựa trên hai chỉ tiêu chính là tổng thu và tổng chi. Hai chỉ tiêu này cụ thể hóa cho mức độ đầu tư, khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm cũng như tổng sản lượng tôm thu được. Kết thúc thời gian thí nghiệm
chúng tôi tiến hành hạch toán kinh tế nhằm so sánh lợi nhuận giữa các nghiệm thức, trên cơ sở đó xác định được sự ảnh hưởng của các loại thức ăn trong thí nghiệm đến hiệu quả kinh tế. Kết quả hạch toán kinh tế được tổng hợp trung bình cho mỗi ao nuôi có diện tích 5000m2, mật độ 150con/m2. Giá thành các loại thức ăn tính bình quân là 22.000 đồng/kg, con giống 65 đồng/con, giá bán bình quân tôm tại thời điểm thu hoạch 120.000 đồng/kg. Giá thành EM gốc 40.000 đồng/lít, giá tỏi 24.000 đồng/kg. Các chi phí khác được tổng hợp tại bảng 3.7
Bảng 3.8. Bảng hạch toán kinh tế bình quân của các nghiệm thức(x1000VNĐ)
Chi phí Nghiệm thức CT 1 CT 2 Thức ăn 257185 255871 Con giống 48750 48750 Thuốc, hóa chất 15000 15000 EM tỏi 7500 Nhân công 10000 10000
Khấu hao tài sản 20000 20000
Chi phí khác 20000 20000
Tổng chi 378435 369621
Tổng thu 900800,004 877800
Lợi nhuận 522365 508179
Tỷ suất lợi nhuận(%)
138.03a ± 1.06 137.48a ± 3.87 Các ao nuôi trong thí nghiệm được bố trí đồng đều, cùng chế độ chăm sóc quản lý nên các chi phí là như nhau, chỉ khác nhau về chi phí bổ sung EM tỏi, tuy nhiên sự chênh lệch này là không lớn. Vì vậy lợi nhuận mỗi ao nuôi phụ thuộc nhiều vào tổng sản lượng tôm thu được. Kết quả là lợi nhuận bình quân của ao nuôi bằng CT1 212449000 vnđ, CT2 508179000 vnđ. So sánh
bằng phương pháp thống kê cho thấy tỷ suất lợi nhuận giữa hai nghiệm thức không có sai khác mang ý nghĩa thống kê (α < 0.05). Kết quả này cho ta thấy lợi nhuận của vụ nuôi không chịu ảnh hưởng lớn từ việc sử dụng thức ăn có bổ sung EM tỏi. Tuy vậy, chúng ta vẫn nên sử dụng EM tỏi bổ sung vào thức ăn với mục đích tăng thêm một phần lợi nhuận và giảm bớt tính rủi ro của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm.