Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM yên hưng quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 35)

2.1. Đối tượng nghiên cứu.

Tôm Thẻ chân trắng Penaeus vannamei.

2.2. Vật liệu nghiên cứu.

+ Chế phẩm EM tỏi

+ Thức ăn Grobest cho tôm ở các giai đoạn của công ty TNHH Grobest & i-mei-industrial (Việt Nam)

+ Ao nuôi diện tích 5000m2, được phủ bạt bờ. + Nước nuôi với độ mặn 25-280/00.

+ Một số dụng cụ cân đo , đong đếm và dụng cụ hổ trợ khác.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng EM tỏi thông qua các chỉ tiêu: + Các yếu tố môi trường trong ao nuôi thí nghiệm

+ Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống

+ Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu môi trường

Bảng 2.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường Yếu tố Thời điểm đo Định kỳ đo Dụng cụ đo Oxy hòa tan 6 - 7h và

14 - 15h 2 lần/ ngày Test đo DO Nhiệt độ 6 - 7h và

14 - 15h 2 lần/ ngày Nhiệt kế

pH 6 - 7h và

14 - 15h 2 lần/ ngày Test đo pH Độ kiềm 14 - 15h 5 ngày/lần Test đo độ kiềm

2.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm

2.4.2.1. Theo dõi sự tăng trưởng của tôm

-Cân trọng lượng tôm bằng cân điện tử chính xác đến 0,01(g) - Đo chiều dài tôm bằng giấy kẻ ô ly chia vạch mm.

- Thu thập trực tiếp qua các lần cân, đo với mẫu ngẫu nhiên là 15 con/lần. - Các công thức tính toán:

* Tính tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng tôm (%/ngày). (t ) W 100 W W DWG tb1 1 2 tb1 tb2 × × − − = t

* Tính tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng tôm (g/ngày) 1 2 1 2 t t W W W tb tb w − − = Trong đó:

DWG (%/ngày): Tốc độ tăng tương đối về khối lượng tôm. Ww : Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng tôm. Wtb2: Trọng lượng trung bình tôm cân ở thời điểm T2. Wtb1: Trọng lượng trung bình tôm cân ở thời điểm T1. t2- t1 : khoảng thời gian giữa hai lần cân (ngày).

* Tính tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thân tôm (cm/ngày) 1 2 1 2 t t L L DLG tb tb L − − =

* Tính tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài thân tôm (%/ngày).

100 ) ( (%) 1 1 2 1 2 × × − − = tb tb tb L t t L L L L Trong đó:

DLG (cm/ngày): Tốc độ tăng trưởng tương đối chỉ số chiêu dài thân tôm. LL (%): Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chỉ số chiêu dài thân tôm.

Ltb1: Chiều dài trung bình toàn thân tôm đo được ở thời điểm t1. t2 - t1: khoảng thời gian giữa hai lần cân (ngày).

2.4.2.2. Theo dõi tỷ lệ sống của tôm

Dùng chài định kỳ kiểm tra tôm chài ở 5 điểm trong ao ( 4 điểm xung quanh và một điểm ở giữa ao) sau đó lấy trung bình và tính lượng tôm trong toàn ao.

- Công thức tính :

Tổng số tôm chài được(con)

Số tôm trong ao = X Diện tích ao(m2) Tổng diện tích chài(m2)

Số tôm hiện có trong ao(con)

Tỷ lệ sống(%) = X 100% Số tôm ban đầu (con)

2.4.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm

* Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp đối chứng, các công thức thí nghiệm gồm:

+ Công thức thí nghiệm 1(CT1): Sử dụng EM tỏi bổ sung vào thức ăn (Bố trí từ A1 – A3) bắt đầu từ ngày nuôi thứ 30 với liều lượng 10ml/1kg thức ăn.

+ Công thức thí nghiệm 2(CT2): Sử dụng thức ăn bình thường không bổ sung EM tỏi ( Bố trí từ A4 – A6). Đây là công thức đối chứng.

+ Mỗi công thức lặp lại 3 lần.

* Sơ đồ nghiên cứu

CT 1

Nghiệm Thức

A2

A1 A3 A4 A5 A6

- Theo dõi các yếu tố môi trường ao nuôi - Theo dõi tỷ lệ sống, sự tăng trưởng của tôm - Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế

2.4.4. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế và một số chỉ tiêu khác

* Phương pháp tính toán và so sánh hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) - Theo dõi, tính toán lượng thức ăn sử dụng và khối lượng tôm trong thời gian nuôi từ đó so sánh FCR giữa 2 công thức thí nghiệm.

+ Khối lượng tôm

Công thức tính khối lượng tôm trong ao như sau:

Khối lượng đàn tôm (g) = Tỷ lệ sống x Số lượng tôm giống thả ban đầu x Khối lượng trung bình (g/con)

+ Lượng thức ăn sử dụng:

Lượng thức ăn sử dụng(kg/ngày) = % cho ăn x khối lượng đàn tôm (g) 1000

+ Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)

- Công thức tính hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) như sau: FCR = MTA

Mt

Trong đó:

- MTA: Tổng khối lượng thức ăn

- Mt: Tổng khối lượng tôm thu hoạch -

+ Năng suất được tính theo công thức

Năng suất (kg/ao) = Tỷ lệ sống ao nuôi x số lượng tôm giống thả ban đầu x khối lượng trung bình (g/con)

+ Lợi nhuận được xác định: Lợi nhuận (VNĐ)= Tổng thu – tổng chi + Tỷ suất lợi nhuận(%) = Lợi nhuận / Tổng chi

2.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Số liệu được thu thập từ ngày nuôi thứ 30 trở đi.

Các mẩu thí nghiệm được lấy thông qua việc quăng chài tại 3 vi trí trong ao: phía trong đường ăn, phía ngoài đường ăn và ở giữa ao.

Định kỳ 10 ngày thu thập số liệu một lần. Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học và phần mềm Excel 2003.

2.6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

+ Thời gian: Từ ngày 1/3/2011 đến 30/6/2011.

+ Địa điểm: khu nuôi thủy sản công nghiệp Minh Thành – thôn Động

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học em tỏi trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM yên hưng quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w