Sự tự thể hiện trong thơ nôm truyền tụng của hồ xuân hương

47 1.2K 4
Sự tự thể hiện trong thơ nôm truyền tụng của hồ xuân hương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trờng đại học vinh KHoa ngữ văn ~~~~~~~~~~~~~ Sinh viên: Lê Thị Huế sự tự thể hiện trong thơ nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hơng Luận văn tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Văn học trung đại Việt Nam giáo viên hớng dẫn khoa học Tiến Sỹ Trơng Xuân Tiếu Vinh, 2004 Sự tự thể hiện trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân H ơng Lời nói đầu ìm hiểu "Sự tự thể hiện" là đi sâu vào một trong những vấn đề hiện đại của nghiên cứu văn học. Nghiên cứu "sự tự thể hiện" trong thơ Nôm Đờng Luật của Hồ Xuân Hơng là nghiên cứu một vấn đề hết sức cơ bản đối với thơ văn Hồ Xuân Hơng. T Là một tác giả nữ vừa độc đáo vừa đặc biệt của giai đoạn văn học Việt Nam giữa thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, Hồ Xuân Hơng đã thể hiện là một con ngời có cá tính bản lĩnh mạnh mẽ trong cuộc đời cũng nh trong thơ văn. Đi sâu tìm hiểu "Sự tự thể hiện" trong thơ Nôm Đờng Luật của Hồ Xuân Hơng, cần có một cái nhìn biện chứng, quá trình giúp chúng ta tiếp cận khám phá những giá trị tinh thần, quan điểm nghệ thuật trong sáng tác thơ của bà. Luận văn này đợc hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ, động viên, tận tình chu đáo của thầy Trơng Xuân Tiếu, cô giáo Thạch Kim Hơng, các thầy cô giáo trong tổ văn học Việt Nam I và các thầy cô giáo khác trong khoa ngữ văn - Đại học Vinh, khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình với thầy hớng dẫn Tr- ơng Xuân Tiếu và tất cả các thầy cô giáo khác đã giúp đỡ hoàn thành đề tài này. SVTH: Lê Thị Huế 2 GVHD: Trơng Xuân Tiếu Sự tự thể hiện trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân H ơng Phần mở đầu I - Lý do chọn đề tài: Trong số lợng các tác giả nữ ít ỏi của Văn học Trung đại Việt Nam thì Hồ Xuân Hơng là một cây bút tiêu biểu và nổi bật hơn cả. Hồ Xuân Hơng không chỉ nổi bật ở thời đại bà sống, ở cá tính mạnh mẽ mà còn ở trong các sáng tác của mình. Các tác phẩm của bà là sự thể hiện tập trung toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội, cá tính và những khát khao của bà. Trong thời đại bà sống thì sự thể hiện mình của Hồ Xuân Hơng quá mới mẻ, quá mạnh mẽ và bất ngờ nên còn có nhiều ý kiến, nhận định khác nhau về thơ bà, nhng cùng với thời gian và những phơng pháp nghiên cứu của văn học hiện đại thì giá trị của thơ bà ngày càng đợc khẳng định và chấp nhận. Đó là giá trị của văn chơng đích thực. Cái hay của văn chơng không bao giờ cạn. Cái hay của thơ Nôm Hồ Xuân Hơng cũng đúng nh vậy. Góp phần nhằm khẳng định giá trị thơ Hồ Xuân Hơng cần có những cách tiếp cận mới để làm sáng tỏ hơn. Vấn đề của "sự tự thể hiện của Hồ Xuân Hơng trong thơ Nôm truyền tụng" cũng nằm trong những cách thức ấy. Hồ Xuân Hơng còn là một trong những tác giả có nhiều tác phẩm đợc giảng dạy trong chơng trình phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Bởi thế, việc nghiên cứu góp phần phát hiện ra những vẻ đẹp mới trong thơ Hồ Xuân Hơng sẽ đem lại cho thế hệ trẻ nhận thức và thêm yêu nguồn thơ ca dân tộc. Nghiên cứu về Hồ Xuân Hơng từ trớc tới nay đã có nhiều đề tài, song còn rất ít các công trình dùng thi pháp học để tiếp cận thơ Hồ Xuân Hơng. Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn muốn nghiên cứu thơ bà dới một phơng pháp mới, đó là vấn đề "Sự tự thể hiện của Hồ Xuân Hơng trong thơ Nôm truyền tụng"; hy vọng vấn đề này sẽ góp đợc một tiếng nói cho sự khẳng định những giá trị của thơ Hồ Xuân Hơng. II- Phạm vi giải quyết vấn đề: SVTH: Lê Thị Huế 3 GVHD: Trơng Xuân Tiếu Sự tự thể hiện trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân H ơng Hồ Xuân Hơng là một trong ba thi hào lớn của dân tộc vì thế nghiên cứu hình tợng tác giả trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hơng là một vấn đề lớn và cần nhiều thời gian. Cho nên, với mức độ giải quyết của một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ có thể trình bày trên phơng diện "Sự tự thể hiện mình", một trong ba yếu tố tạo thành hình tợng tác giả. Đây là một vấn đề cơ bản ngoài "cái nhìn nghệ thuật" và "giọng điệu" thì sự tự thể hiện là một sự hiện thân, tự biểu hiện con ngời, phong cách mình trong đó. ở đây, phạm vi giải quyết chỉ trong tập thơ Nôm truyền tụng (trừ "Lu Hơng ký" ra) vì sự hạn chế của thời gian của một khoá luận tốt nghiệp không cho phép theo đuổi để nghiên cứu hết. Bên cạnh đó theo các nhà nghiên cứu và giáo s Trần Xuân Hãn thì có những bài thơ đang ở dạng nghi vấn, nghi ngờ nh "Khóc ông Phủ Vĩnh Tờng", "Quả mít", "Chơi Tây Hồ nhớ bạn", "Đánh đu", "Hang cắc cớ", "Động hơng tích", "Lỡm ông cử Võ", "Qua sông phụ sóng", "Đánh cờ ngời", là không phải của Hồ Xuân Hơng. Bởi thế, xin cho phép luận văn không nghiên cứu đến. III- phơng pháp nghiên cứu: Vấn đề "Sự tự thể hiện" là một vấn đề cơ bản của hình tợng tác giả, đi sâu vào "Sự tự thể hiện" là di sâu vào tìm hiểu cái độc đáo về ý thức nghệ thuật, ý thức xã hội của tác giả. Vì vậy cần đợc nghiên cứu trong một phạm vi thống nhất trong chỉnh thể của nó. Luận văn trớc hết nghiên cứu vấn đề "Sự tự thể hiện" dới góc độ thi pháp học, biểu hiện của một hình tợng tác giả. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những phơng pháp nghệ thuật nh: miêu tả, khái quát, đánh giá trên những nghiên cứu duy vật biện chứng lịch sử giữa chủ thể và bộ phận (nội dung và hình thức). IV- Lịch sử vấn đề: Qua cái nhìn tổng quát về lịch sử nghiên cứu thơ văn Hồ Xuân Hơng từ những năm 60 trở lại đây, có khá nhiều bài viết nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học của Hồ Xuân Hơng dới nhiều hình thức và đạt đợc nhiều kết quả khác nhau. SVTH: Lê Thị Huế 4 GVHD: Trơng Xuân Tiếu Sự tự thể hiện trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân H ơng Trong bài viết "Hồ Xuân Hơng - Thiên tài huê nguyệt" của Trơng Tửu, thì ông cho rằng thơ Hồ Xuân Hơng có ba đặc tính: trữ tình, trào phúng, huê nguyệt. Đặc biệt huê nguyệt đến dâm đãng là bản não trọng đích trong thơ Hồ Xuân Hơng. Ông lí giải hiện tợng đó với nhiều lí do: đó là Hồ Xuân Hơng sống cuộc đời cô gái quê tơng đối nghèo, sống nửa đầu cuộc đời trong một thời tan rã của kỷ cơng phong kiến, Hồ Xuân Hơng bất mãn trong một xã hội đợc triều Nguyễn dựng lại nề nếp phong kiến chặt chẽ. Những lí do đó đã ảnh hởng đến con ngời và tính cách phóng túng của Hồ Xuân Hơng tạo nên trong thơ "sự uẩn ức tâm lí và sinh lí". Ngoài ra Trơng Tửu còn nói đến ngôn ngữ của Hồ Xuân Hơng bắt nguồn từ bình dân. Qua bài viết này tác giả Trơng Tửu đã nhìn Hồ Xuân Hơng với vấn đề "dâm và tục" trong thơ bà, đã cha thấy đợc nhu cầu bản năng, sinh lí tự nhiên của mỗi con ngời trong đời sống. Trong "Việt Nam văn học sử giản ớc bản biên " (Tập II, NXB Đồng Tháp, 1997), bài viết của Phạm Thế Ngũ "Đặc sắc thơ Hồ Xuân Hơng", ngoài việc nghiên cứu tác giả và tác phẩm của Hồ Xuân Hơng, ông còn đa ra giải pháp và một số nghi vấn trong thơ Hồ Xuân Hơng. Ngoài vấn đề trữ tình và trào phúng thì ông Phạm Thế Ngũ vẫn tiếp theo Trơng Tửu nói về những bài thơ tả cảnh thiên nhiên của Hồ Xuân Hơng có những hình ảnh "dâm tục". Ông cho rằng do tình dục không đợc thoả mãn nên mới hiện ra những ám ảnh dâm đãng rồi trút vào những bài thơ ma quái, bên cạnh đó ông còn tìm thấy tiếng nói trào phúng đả kích lên tiếng đòi quyền lợi cho phụ nữ bởi vì "số phận long đong tình cảm đơn chiếc" đã ảnh hởng và đi vào thơ bà. Tóm lại ở bài viết này Phạm Thế Ngũ vẫn tiếp tục nói lên sự dâm - tục trong thơ Hồ Xuân Hơng nhng lại thấy đợc sự tài tình trong việc sử dụng tiếng Nôm một cách tài tình và kết hợp với nghệ thuật độc đáo. Ông vẫn cha thấy đợc con ngời cá nhân bản năng và con ngời xã hội trong thơ Hồ Xuân Hơng làm một. Theo "Việt Nam thi văn giảng luận" (In lần thứ nhất, NXB Sống Mới, Sài Gòn, 1974) trong bài viết "Luận về Xuân Hơng". Hà Nh Chi lại đặt ra một vấn đề đó là "Hồ Xuân Hơng phải chăng là một nhà thơ cách mạng". Bài viết của tác giả Hà Nh Chi đã thực sự quan tâm tới bút pháp tài tình và sự phản kháng mãnh liệt SVTH: Lê Thị Huế 5 GVHD: Trơng Xuân Tiếu Sự tự thể hiện trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân H ơng trong thơ Hồ Xuân Hơng đối với xã hội phong kiến lúc bấy giờ. ở bài viết này, tác giả Hồ Xuân Hơng đã thực sự đợc đề cao song vẫn thấp thoáng một Hồ Xuân H- ơng đấu tranh chứ cha nói ở "sự tự thể hiện" mình trong thơ bà. Trong "Tạp chí văn học" (Số 10 - 1994, trang 20-23) bài viết của Đỗ Lai Thuý "Hồ Xuân Hơng - hoài niệm và phồn thực" thì tác giả này lại đi nghiên cứu những giá trị phồn thực có trong thơ Hồ Xuân Hơng. ở bài viết này ta nhận thấy đợc sự nhạy cảm của Hồ Xuân Hơng trong quan niệm và miêu tả tín ngỡng phồn thực có trong văn hoá dân gian. Triết lí và quan niệm phồn thực là tiếng nói đòi hỏi cho hạnh phúc cá nhân của ngời phụ nữ và sự phản ứng lại với thói đạo đức giả, kinh thờng thân thể của đạo đức Khổng giáo. Bài viết là tiếng nói giải thoát vấn đề dâm tục trong thơ Hồ Xuân Hơng và con ngời cá nhân Hồ Xuân Hơng đợc nhìn nhận ở góc độ mới. Song bài viết vẫn cha tiếp cận vói thi pháp học hiện đại để xây dựng Hồ Xuân Hơng trên khía cạnh "tự thể hiện" thành hình tợng tác giả. Trong cuốn "Các nhà thơ cổ điển Việt Nam" (Tập I, tái bản, NXB Văn hoá, 1998) tác giả xây dựng đã đi vào tìm hiểu, phân tích thơ để làm nổi bật những giá trị độc đáo về cách vận dụng và sáng tạo ngôn ngữ Việt Nam vào thể loại thơ đợc xem là đài các sang trọng - thể hiện thơ Đờng luật Trung Quốc. ở đây Xuân Diệu đã tôn vinh Hồ Xuân Hơng là "Bà chúa thơ Nôm", là một "thiên tài kỷ nữ". Công trình của tác giả Xuân Diệu đã phần nào làm sáng tỏ hơn về một thiên tài, một phong cách độc đáo trong văn học trung đại - Hồ Xuân Hơng. Cũng nh ở các công trình trên, tác giả Xuân Diệu cha đi sâu vào tìm hiểu một quan điểm nghệ thuật, sự tự thể hiện các quan điểm nghệ thuật của tác giả Hồ Xuân Hơng trong tập thơ Nôm truyền tụng. Trong cuốn sách "Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hơng" của nhóm tác giả Lê Trí Viễn, Lê Xuân Lít, Nguyễn Đức Quyền (tái bản, NXB Giáo dục, 1999), các tác giả đã đi vào phân tích các bài thơ cụ thể ở góc độ phân tích. ở bài viết của tác giả Lê Trí Viễn "Hồ Xuân Hơng và dân tộc" cũng đã tập trung đi vào những mới mẻ của xã hội đa vào trong thơ Đờng luật, ngôn ngữ bình dân và sự nhạy cảm củatrong các giác quan Song cũng chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu về thơ Hồ Xuân Hơng gắn liền với dân tộc mà cha quan tâm đến thơ nh là một đối tợng của thi pháp học nghiên cứu. SVTH: Lê Thị Huế 6 GVHD: Trơng Xuân Tiếu Sự tự thể hiện trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân H ơng Đến cuốn "Hồ Xuân Hơng thơ và đời" (NXB Văn học, 2000) tác giả Lữ Huy Nguyên đã đề cập đợc nhiều khía cạnh về cuộc đời sáng tác cũng nh nhiều bài viết về Hồ Xuân Hơng. Cuốn sách chủ yếu tập trung các bài viết của các tác giả khác về con ngời và thơ Hồ Xuân Hơng. Bài viết của Nguyễn Lộc "Hiện tợng thơ Hồ Xuân Hơng" trong giáo trình Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX), tái bản lần thứ ba, NXB Giáo dục, H, 1999, một bài viết tập trung khá đầy đủ cách nhìn mới về cuộc đời và sáng tác của Hồ Xuân Hơng. Đây chính là giáo trình chủ yếu dành cho sinh viên đại học - cao đẳng khoa ngữ văn, cho nên tầm của bài viết có sức khái quát cao, đề cập đến nhiều vấn đề trong đó có con ngời tác giả Hồ Xuân Hơng. Song là vì một tài liệu chính cho một tác giả lớn nên tác giả Nguyễn Lộc không đi sâu nghiên cứu một vấn đề có tính chất nghiên cứu về một phơng diện cụ thể. Nh "sự tự thể hiện mình trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hơng". Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu, tìm hiểu của nhiều tác giả trên các tạp chí trung ơng và địa phơng. Nhìn chung các bài nghiên cứu, các công trình khoa học về thơ Hồ Xuân Hơng cha đi sâu vào tìm hiểu "sự tự thể hiện" là một vấn đề chủ yếu tạo thành hình tợng tác giả, nghiên cứu ở góc độ thi pháp học trong tập thơ Nôm Đờng luật của Hồ Xuân Hơng. V- Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn sẽ đợc triển khai trong 3 chơng: - Chơng I : Vấn đề "Sự thể hiện" và "Sự tự thể hiện thành hình tợng tác giả". - Chơng II: Con ngời cá nhân bản năng trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hơng. - Chơng III: Con ngời xã hội - giới tính trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hơng. - Cuối cùng là th mục tìm hiểu, tham khảo. Phần nội dung SVTH: Lê Thị Huế 7 GVHD: Trơng Xuân Tiếu Sự tự thể hiện trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân H ơng Ch ơng I : Cơ sở lí thuyết Vấn đề "Sự thể hiện" và "Sự tự thể hiện" thành hình tợng tác giả 1.1. Khái niệm sự thể hiện: Văn học của nhà nớc phong kiến gắn liền với t tởng nho giáo bởi vậy nền văn học phát triển dới chế độ phong kiến là một nền văn học phi ngã, chỉ có thể nhận thức trong một tập thể dân tộc, chứ không phải là những suy nghĩ của một cá nhân cụ thể. Nho giáo thừa nhận cái chung mà không thừa nhận cái riêng, thấy nghĩa vụ và bổn phận của con ngời, thấy đạo đức mà không thấy cuộc sống a hớng tới cái cũ. "Sự thể hiện" là một khái niệm gắn liền với ý thức của một cá nhân cụ thể. Bởi vậy, văn học minh hoạ, rập khuôn không thể hiện đợc những quan điểm, tình cảm của chủ thể trữ tình. Bởi "sự thể hiện" là làm cho ngời khác thấy rõ nội dung trừu tợng nào đó bằng một hình thức cụ thể của một cá nhân đối với cá nhân hoặc xã hội. Có thể chúng ta sẽ bắt gặp cái tôi cá nhân đối với nhà vua, đối với sức mạnh của tập thể cộng đồng dân tộc. Song đó chỉ là cái tôi bổn phận phải thể hiện mình trong hoàn cảnh khác nhau, làm theo chỉ dẫn của một ngời hoặc của tập thể mà không tự thể hiện ý thức của mình vào một hành động cụ thể làm nổi bật con ngời mình. Song nếu những cá nhân xuất sắc của nền văn học phi ngã đó dù vô tình hay cố ý cũng đã thể hiện đợc con ngời cá nhân của mình vào trong sáng tác văn ch- ơng. Đó là không bao giờ các cá nhân tìm cách tự khẳng định trong mối quan hệ ngang hàng cộng đồng. Chẳng hạn nh: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong lúc lui về ở ẩn đã xem mình là một ngời không thuộc thế giới này, và tự đặt mình đứng trên, đứng ra ngoài xã hội, tìm tự do tự tại cho chính mình: Thế sự mặc dù ai hỏi đến SVTH: Lê Thị Huế 8 GVHD: Trơng Xuân Tiếu Sự tự thể hiện trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân H ơng Bảo rằng ông điếc cả hai tai (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Đến giai đoạn sau, ở thế kỷ XVIII - XIX thì con ngời thị dân đã thâm nhập vào t tởng của tầng lớp có học, ở đây đã xuất hiện một số cá nhân đã nhận thức đ- ợc tầm quan trọng của con ngời trong tự nhiên cũng nh trong xã hội. Văn học giai đoạn này bắt đầu quan tâm đến việc lí giải những vấn đề có liên quan đến con ng- ời, từ đó các tác giả thể hiện quan điểm thẩm mĩ, t tởng của mình, làm nên một hệ thống thẩm mĩ mới, làm nền cho văn học hiện đại sau này. 1.2. "Sự tự thể hiện thành hình t ợng tác giả" : Nh ta đã biết, sự thể hiện gắn với sự ra đời của cá nhận, và vấn đề "sự tự thể hiện" trong thi pháp học chính là một trong ba yếu tố cấu thành xây dựng nên hình tợng tác giả trong văn thơ của mình. Theo ông Trần Đình Sử, trong cuốn "Dẫn luận thi pháp học" NXB Giáo dục, 1998, trang 107 thì "sự tự thể hiện" là một nhu cầu thờng thấy trong giao tiếp hằng ngày. Qua giao tiếp với ngời đối thoại thì nhu cầu biểu hiện mình rất cao theo những yêu cầu tiến bộ của xã hội. Vì thế, trong văn học các nhà văn thờng biểu hiện mình nh ngời phát hiện, khám phá cái mới, có nhãn quan cấp tiến, có cá tính nghệ sĩ, điều đó trở thành quy ớc đối với ngời đọc. L. Tônxtôi còn nói khi đọc một tác phẩm văn học, hứng thú chủ yếu chính là tính cách của tác giả thể hiện trong đó. Nhà thơ Đức, I. W Gốt nhận xét: mỗi nhà văn bất kể muốn hay không đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt. Có nghĩa là nhà văn tự biểu hiện cảm nhận của mình về thế giới, cách suy nghĩ của mình và ngôn ngữ, cách diễn đạt biểu hiện của một chủ thể trớc thế giới, cộng đồng. Nhìn từ góc độ phản ánh luận thì "sự tự thể hiện" chính là cái tôi cá nhân của nhà thơ tự ý thức, tự đánh giá và tự miêu tả mình của nhà thơ. Bởi nh chúng ta biết, cái tôi tâm lý với nhu cầu tự biểu hiện, nhu cầu giao tiếp, tìm sự đồng cảm và đợc bộc lộ bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Tự biểu hiện chính là bộc lộ chính mình, xuất phát từ nhu cầu ý thức về giá trị, về sự tồn tại, về quyền sống của cái tôi gắn với nhu cầu của xã hội, từ đó dẫn đến ý thức về sự đồng cảm đợc hiểu trong sự đồng vọng của trái tim ngời khác. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà thơ phát biểu "Thơ là một điệu hồn đi tìm cái hồn đồng điệu" hay "Thơ là SVTH: Lê Thị Huế 9 GVHD: Trơng Xuân Tiếu Sự tự thể hiện trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân H ơng tiếng nói tri âm". Song "Sự tự thể hiện" đó chỉ đợc thực hiện khi cái tôi ý thức đợc bằng những ngôn ngữ nghệ thuật của mình, tức là xây dựng đợc một hình tợng tác giả nghệ thuật phản ánh tồn tại tinh thần nhất định của cái tôi trữ tình trong thơ. Mà, cái tôi trữ tình với thế giới trữ tình đó là một chỉnh thể thống nhất có ngôn ngữ và quy luật riêng, chịu sự chi phối, quy định của những quan niệm nghệ thuật riêng phụ thuộc vào lịch sử thời đại và lịch sử cá nhân. Theo định nghĩa của V.V.Vinôgơrađốp thì "Đó là sự sáng tạo ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm, là ngời đại diện cho những quan niệm, t tởng nghệ thuật nhất định đợc thể hiện trong tác phẩm". Nh vậy để thấy rằng, cái tôi ý thức về chủ thể, cá nhân, cá tính đòi hỏi phải đợc khẳng định nh một giá trị tự ý thức về mình, xác định chỗ đứng của mình trớc thế giới, trong các quan hệ xã hội và cá nhân. Chính điều đó đã tạo nên trong tác phẩm của mình một cái tôi cần đợc thể hiện, cần tìm đợc cho mình một tiếng nói riêng mang đậm cá tính sáng tạo của cái tôi ấy. Chính cái tôi ấy với sự ý thức về chủ thể còn có ý thức về thời đại, nhà thơ viết về "lịch sử" tâm hồn mình và gián tiếp về lịch sử thời đại mình. Tóm lại, nói đến cái tôi cá nhân, sự tự thể hiện là nói đến ý thức của chủ thể đối với xã hội là nói đến cá tính sáng tạo của tác giả trong văn học. Ta thấy trong "ức trai thi tập" cũng nh "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi, thì ấn tợng rõ nhất là hình ảnh một con ngời luôn trăn trở, thao thức về cuộc đời, về xã tắc, về tấm lòng u quốc ái dân, về đạo "quân thân": Bui một tấc lòng u ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nớc triều đông hay Bui có một lòng trung mấy hiếu Năm canh thức dậy nẻo ba canh Nguyễn Trãi thể hiện mình là một con ngời cô đơn, bế tắc trớc hoàn cảnh xã hội, một con ngời luôn sẵn trong mình lý tởng sống vì dân vì nớc. Đó chính là bức tợng đài về anh hùng dân tộc, về danh nhân văn hoá thế giới. SVTH: Lê Thị Huế 10 GVHD: Trơng Xuân Tiếu

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan