Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương

55 2.3K 18
Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Hơng Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đợc sự hớng dẫn, giúp đỡ tận tình, chu đáo, sự động viên khích lệ của thầy giáo Tiến sĩ- Trơng Xuân Tiếu, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy. Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo và bạn bè, ngời thân đã giúp đỡ, ủng hộ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian vừa qua. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Đặng Thị Hơng 1 Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Hơng A. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài Thời giankhông gian là hai chiều tồn tại của bất cứ sự vật nào. Sự cảm nhận thời gian trong nghệ thuật gắn liền với trạng thái, t tởng của chủ thể sáng tạo. Thời gian trong tự nhiên mang tính khách quan, có thể đo một cách chính xác. Khi đi vào nghệ thuật nó đợc khúc xạ qua tâm trạng, t tởng, tình cảm của chủ thể sáng tạo rồi mới biến thành không gian, thời gian nghệ thuật. Do đó, không gian - thời gian nghệ thuật vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Đối với văn học trung đại, không gianthời gianthời gian là hình thức tồn tại của thế giới, của cuộc sống con ngời. Do vậy, mọi cảm nhận về tồn tại của con ngời đều gắn với cảm nhận không gian, thời gian. Cuối thế kỷ XVIII đầu XIX, thi pháp văn học trung đại có những biến động, thay đổi nho giáo bị lung lay đến tận gốc rễ, tác động mạnh đến quan điểm thẩm mỹ. Giai đoạn này xuất hiện các tác giả mà tác phẩm của họ vợt ra ngoài thi pháp văn học trung đại. Trong nhiều tác phẩm cái Tôi cá nhân đã xuất hiện nh tác phẩm của Phạm Thái, Nguyễn Du, đặc biệt là Hồ Xuân Hơng. Nghiên cứu thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng theo thi pháp học truyền thống đã có nhiều thành tựu, nhng nghiên cứu theo thi pháp học hiện đại thì chỉ là những kết quả bớc đầu. Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong thơ Nôm Hồ Xuân H- ơng là một vấn đề quan trọng của thi pháp học hiện đại, đã đợc một số ngời đề cập bàn bạc trao đổi nhng cha tập trung và cha thành hệ thống. Bởi vậy, khóa luận của chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng một cách tỉ mỉ, toàn diện với tất cả lòng nhiệt thành, yêu thích, khát khao muốn hiểu rõ để dạy tác phẩm cụ thể cho thật tốt. 2 Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Hơng II. Mục đích yêu cầu: - Nghiên cứu thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng để thấy rõ đặc điểm thi pháp, quan niệm của Hồ Xuân Hơng về thế giới khách quan. - Từ đó, ta hiểu sâu hơn về nét mới trong quan niệm nghệ thuật về con ngời trong thơ Hồ Xuân Hơng. - Từ nhìn nhận quan niệm nghệ thuật về thời gian, không gian và quan niệm nghệ thuật về con ngời ta sẽ hiểu cách thể hiện, phơng thức, phơng tiện thể hiện trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng có nét khác biệt độc đáo. - Trên cơ sở đó, giúp cho quá trình giảng dạy những bài thơ Nôm ở tr- ờng phổ thông, trung học cơ sở đợc sâu sắc, chính xác hơn. III. Phạm vi giải quyết đề tài: Về văn bản, thơ Hồ Xuân Hơng có hiện tợng thơ Nôm truyền tụngthơ Nôm trong tập chữ Hán "Lu hơng ký". Nhng, do tính chất đề tài, nên chúng tôi chỉ đi vào những bài thơ Nôm truyền tụng, tuyệt nhiên không bàn đến những bài trong "Lu hơng ký". Cụ thể đề tài này gồm các chơng mục lớn sau: Chơng I: Thời gian nghệ thuật trong thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng I. Giới thuyết chung về thời gian nghệ thuật I.1. Thời gian nghệ thuật trong thơ Đờng luật Trung Quốc. I.2. Thời gian nghệ thuật trong thơ Nôm Đờng luật. I.3. Thời gian nghệ thuật trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng. Chơng II: Không gian nghệ thuật trong thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng II. Giới thuyết chung về không gian nghệ thuật. II.1. Không gian nghệ thuật trong thơ Đờng luật Trung Quốc II.2. Không gian nghệ thuật trong thơ Nôm Đờng luật. 3 Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Hơng II.3. Không gian nghệ thuật trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng. IV. Phơng pháp giải quyết đề tài: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng các phơng pháp chính sau đây: 1. Phơng pháp khảo sát, thống kê, phân loại những bài thơ thể hiện thời giankhông gian trực tiếp trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng. 2. Phơng pháp so sánh: Đặt thơ Nôm Hồ Xuân Hơng trong lịch sử thơ Nôm Đờng luật để thấy đợc nét giống và khác nhau, nét riêng của Hồ Xuân H- ơng trong cảm quan thời giankhông gian nghệ thuật. 3. Phơng pháp hệ thống: Nhìn sự vật hiện tợng trên phơng diện yếu tố cấu thành và có mối liên hệ mật thiết lôgic. Bên cạnh việc vận dụng kết hợp các phơng pháp trên chúng tôi còn quán triệt quan điểm duy vật lịch sử và quan điểm duy vật biện chứng khi nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hơng. V. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Xây dựng một hệ thống hình tợng nghệ thuật khác về cơ bản, khác về chất so với truyền thống văn học trung đại, ngời có công lớn là nữ sĩ Hồ Xuân Hơng. Riêng về mặt này, "Bà chúa thơ Nôm" cũng rất xứng đáng với danh hiệu nhà cách tân của thơ Nôm Đờng luật. Do vậy, đã có không ít những công trình nghiên cứu về các tác phẩm của Hồ Xuân Hơng, đặc biệt là phần thơ Nôm truyền tụng, đợc nghiên cứu từ nhiều góc độ và yêu cầu khác nhau. - Giáo trình của Nguyễn Lộc. - Giáo trình của Đặng Thanh Lê. - "Hồ Xuân Hơng về tác giả và tác phẩm" của Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh (biên soạn). - Đỗ Lai Thúy có cuốn "Hồ Xuân Hơng hoài niệm phồn thực". - "Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại" của Trần Đình Sử. 4 Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Hơng - "Thi pháp thơ Đờng" của Nguyễn Thị Bích Hải - Cuốn "Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân H- ơng" của Trơng Xuân Tiếu. Tóm lại, chúng tôi thấy ở các công trình nghiên cứu trên, phần lớn các tác giả mới đề cập đến một cách khái quát, hoặc chỉ là giới thiệu chung về thơ Nôm Hồ Xuân Hơng, hay chỉ là một mảng về thi pháp, chứ cha đi sâu "mổ xẻ" tìm hiểu cụ thể, toàn diện. Bởi thế, khóa luận của chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu kĩ về thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng. B. Phần nội dung Ch ơng I: 5 Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Hơng thời gian nghệ thuật trong thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng I. Giới thuyết chung về thời gian nghệ thuật: Thời gian nghệ thuật trong văn học không phải đơn giản chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian, mà là một hình tợng thời gian sinh động, gợi cảm, là sự ý thức về thời gian đợc dùng làm hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm. Là sự phản ánh của thời gian khách quan, thời gian nghệ thuật cũng có độ dài, có quãng tính, có nhịp độ, tốc độ, có ba chiều: quá khứ, hiện tại, tơng lai và có sự vận động không đảo ngợc, theo một trật tự trớc - sau liên tục. Khác với thời gian của hiện thực khách quan, có khi thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan của con ngời "trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê". Thời gian có thể thong thả, mà cũng có thể trôi nhanh nh "bóng ngựa câu phi nhanh qua cửa". Một khoảnh khắc có thể dừng lại, nhng một thời đại có thể vụt qua. Tuy nhiên tác phẩm văn học cũng sử dụng cả thời gian, trên nguyên tắc thống nhất giữa thời gian đợc phản ánh và thời gian của ngời xem. Sự cảm thụ thời gian gắn liền với ý thức về ý nghĩa của cuộc đời, với quan niệm về thế giới và lịch sử, ớc mơ, lý tởng và hoạt động của con ngời. Nh vậy ý thức về thời gian, về tồn tại của con ngời, sự phát hiện về thời gian giúp chúng ta nhận thức sâu hơn về cuộc sống. Khó có thể nói tới thời gian nghệ thuật trong thơ trung đại Việt Nam mà không nói tới các phạm trù ấy trong thơ trung đại Trung Quốc, nh những mẫu gốc trong tâm t, dĩ nhiên ngời Việt Nam luôn luôn có sự lựa chọn của mình. Lấy thời gian vũ trụ làm bản vị, Đạo gia chỉ thấy thiên nhiên vũ trụ là vĩnh hằng, vô hạn, vô thủy, vô chung; con ngời, muôn vật đều ngắn ngủi, chóng tàn, và thời gian vũ trụ tĩnh tại, biến chất là hai chủ đề thời gian tiêu biểu trong thi ca Trung Quốc. 6 Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Hơng Từ một số nguyên tắc trên, trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX đã thể hiện phong phú hình thức thời gian nghệ thuật mới. Trong phong trào chung của thời đại ấy, Hồ Xuân Hơng là một nhà thơ đầy sáng tạo. Các nghệ sĩ tài năng đều tuân thủ thi pháp của thời đại mình và vi phạm, phá vỡ quy tắc ấy, sáng tạo phong cách của riêng mình. Hồ Xuân Hơng sáng tạo một phong cách thơ luật Đờng mới, một thế giới sống động thắm tơi, một thiên nhiên tràn đầy sức sống, một triết lý tự nhiên của cuộc đời trần thế, của say mê, và sự vận động hối hả. Thời gian nghệ thuật trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng nằm trong bớc phát triển của thời gian nghệ thuật trong thơ ca dân tộc với nhiều biểu hiện phong phú. Thời gian trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng là thời gian tuyến tính (con ngời - cõi đời), thời gian trần tục, gắn liền với cuộc sống hàng ngày, một đi không trở lại. Thế giới trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng là thế giới đầy sức sống luôn hoạt động, đầy sự phá cách. I.1. Thời gian nghệ thuật trong thơ Đờng luật Trung Quốc: Thơ Đờng chứa đầy cảm giác về thời gian, không chỉ ở các từ chỉ ngày, tháng, năm, mùa mà nó còn đợc biểu hiện trong ánh trăng "nguyệt dạ" ("dạ" là thời gian nhng ở đây ánh trăng vừa là thời gian vừa là không gian) "Xuân giang hoa nguyệt dạ" (Đêm hoa trăng trên sông xuân) Trong sông nớc, trong mây: "Bạch vân thiên tải không du du" (Hoàng Hạc Lâu - Thôi Hiệu) (Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi) Trong tuyết: ."Thiên thu tuyết" (Đỗ Phủ) Ta còn bắt gặp các từ chỉ thời gian kèm theo hành động của con ngời: 7 Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Hơng "Xuân mộng thu sầu" (Giấc mộng mùa xuân, nỗi sầu mùa thu) "Tảo phát mộ qui" (Buổi sáng ra đi, buổi chiều trở về) Từ sự quan sát cảm giác về thời gian nh thế nên cácnhà nghiên cứu đã chia ra làm nhiều loại khác nhau. * Giáo s Trần Đình Sử chia thời gian nghệ thuật trong thơ Đờng thành "năm phạm trù thời gian": +) Thời gian sinh mệnh cá thể (thời gian của cuộc đời, của con ngời) Trong sự cảm nhận của các nhà thơ là đời ngời chỉ sống một lần trong khoảng thời gian rất ngắn, sự ngắn ngủi đó đợc tính bằng từ: Hôm nay - ngày mai, sớm - chiều, năm nay- năm sau. Sự cảm nhận này tràn ngập trong thơ Đ- ờng: "Cuộc đời nh giấc chiêm bao Tội chi mà phải lao đao cho đời" (Xuân nhật túy khởi ngôn chí - Lý Bạch) hay: "Đời ngời có đợc bao lâu Nh tạm gửi trong chốn trời đất" (Thu sơn - Bạch C Dị) Do cảm nhận cuộc đời ngắn ngủi, nên các nhà thơ vô cùng yêu quý khoảnh khắc hiện tại, thấy bồn chồn, hoảng hốt vì thời gian trôi nhanh. Từ dó hoài nghi đối với tơng lai: "Năm nay mùng bảy nhớ suông nhau Mùng bảy sang năm biết ở dâu" (Đỗ Phủ) Hoặc tích cực trở lại, hởng lạc những thú vui ở đời: 8 Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Hơng "Thánh hiền tên tuổi bạc đi Chỉ phờng khách rợu tiếng vi muôn đời" (Lý Bạch) Các nhà thơ thờng biểu hiện thiên nhiên vào vũ trụ là những yếu tố bất biến: "Đào hoa y cựu tiếu đông phong" (Thôi Hiệu) Còn con ngời thì luôn thay đổi vô thờng và ý thức về sự vô thờng, về sự một lần đi qua không trở lại đã làm nên mối sầu "vạn cổ" trong thơ Đờng +) Thời gian lịch sử (thời gian của loại thơ vịnh sử, hoài cổ) Đợc bắt nguồn từ sự cảm thấy cái lẽ hng vong thịnh suy ở đời trong khi cảm nhận đợc sự biến đổi theo chiều hớng xấu, tấm lòng của con ngời cũng là một mối sầu: "Nhật mộ hơng quan hà xứ thị Yên hoa giang thợng sử nhân sầu" (Hoàng Hạc Lâu - Thôi Hiệu) Cái sầu của nhà thơ không phải chỉ vì nhìn thấy khói sóng trên sông mà còn có nguyên nhân sâu xa hơn. Trớc tiên là vì thấy sự hoang vắng không có linh hồn khác với vẻ huy hoàng đẹp đẽ ngày xa của lầu, nay lầu thì không còn Hạc vàng, ông tiên và đi từ cái vinh đến cái vong, cái thịnh đến cái suy. Từ đó tác giả suy nghĩ về cái hữu hạn - vô hạn, mất - còn (cái đẹp là hữu hạn nhng nó không tồn tại đợc lâu) Từ nỗi sầu hoài cổ, mới thấy khói sóng trên sông chỉ là chất xúc tác để cho những nguyên nhân sâu xa trở thành ngôn ngữ trực tiếp. Đây không phải là bài thơ nhớ quê, mà lớn hơn là nỗi sầu vạn cổ, nuối tiếc quá khứ. +) Thời gian vũ trụ tự nhiên: 9 Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Hơng Mang đặc trng: Vô hạn, vô cùng, là thiên cổ, vạn cổ, cổ kim, cổ lai. Đấy là thời gian của sự vĩnh cửu bất biến. Nó đợc hóa thân vào tự nhiên. Thời gian vũ trụ thiên nhiên này đã khiến ccác nhà thơ nơng náu vào đó để tìm sự yên tĩnh cho tâm hồn. +) Thời gian siêu nhiên: Là thời gian của thế giới thần tiên ,thời gian thần thoại , thần thánh, thời gian của trí tởng tợng của con ngời. Thực chất đây là thời gian sinh ra từ sự sợ hãi cái chết, muốn giải thoát vào một thế giới tự do vĩnh viễn. Loại thời gian này thờng tìm thấy trong thơ Lý Bạch. +) Thời gian sinh họat: Đợc tính bằng ngày, bằng tuổi và nó đi liền với sự kiện của đời sống. Đây là thời gian gắn với cuộc sống đời thờng. * Đến Nguyễn Thị Bích Hải trong "thi pháp thơ Đờng" đã chia thời gian nghệ thuật trong thơ Đờng thành hai phạm trù. + ) Thời gian vũ trụ (tơng đơng bốn phạm trù đầu của Trần Đình Sử). Là nơi để con ngời vũ trụ tồn tại và nó chính là thời gian trong cảm xúc, trong tâm tởng các nhà thơthời gian vũ trụ trong thơ Đờng có các tính chất sau: - Luôn có quan hệ biện chứng với không gian (luôn luôn đợc đặt trong mối quan hệ đi đôi với không gian) thể hiện trong một số nhan đề bài thơ:" Bạch đế hoài cổ", "Nguyệt dạ" (Đỗ Phủ) . Có lúc yếu tố thời gian không xuất hiện nhng đằng sau yếu tố không gian đã ẩn chứa thời gian và nhắc thời gian gợi nhớ đến một thời điểm cụ thể nh bài "Dịch Thủy tống biệt" thì các địa danh Dịch Thủy đã gợi lên trong tâm trí khoảng thời gian dằng dặc từ thời Yên Đan tiến Kinh Kha đi vào đất Tần thời chíên quốc. Thời gian vũ trụ trong thơ Đờng đợc đo bằng kích thớc: "vạn cổ", "thiên cổ", "thiên thu", "cổ lai", "cổ kim". Ví dụ: 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 22:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan