Top 10 tài liệu Chinh phụ ngâm khúc hay nhất

Người phụ nữ trong thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương và Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn

Tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn có thể coi là tác phẩm thơ xuất sắc nhất của văn học Trung đại Việt Nam. Nhà thơ mượn những dòng tâm sự của người chinh phụ nhớ thương người chồng ra chiến trường, Đặng Trần Côn đã gửi gắm trong đó rất nhiều tâm sự. Tác phẩm được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm dịch ra tiếng Nôm ở thể song thất lục bát và được đưa vào chương trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn lớp 10.

Nắm được yêu cầu của tác phẩm đối với việc học trên lớp cũng như các bài kiểm tra và kiến thức đạt được sau khi học tác phẩm, chúng mình đã tổng hợp 10 tài liệu có liên quan đến tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc. Sau đây, xin mời các bạn cùng chúng mình nghiên cứu và tham khảo các tài liệu nhé.

 I. 10 tài liệu “Chinh phụ ngâm khúc” hay nhất

1. Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn

Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn là một tài liệu cung cấp toàn bộ tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của tác giả Đặng Trần Côn bản chữ hán và bản chữ Nôm của dịch giả Đoàn Thị Điểm. Đây là tài liệu tham khảo vô cùng đầy đủ, chi tiết và chính xác về mặt nội dung văn bản, rất phù hợp đối với các nghiên cứu chuyên sâu cần tham khảo bản thảo gốc cũng như bản dịch gốc.

Chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn
Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn

Download tài liệu

2. Bước đầu tìm hiểu giá trị Chinh phụ ngâm khúc bằng phương pháp văn hóa học

Bước đầu tìm hiểu giá trị Chinh phụ ngâm khúc bằng phương pháp văn hóa học là một tài liệu được thực hiện bởi sinh viên Lê Tùng Lâm, dưới sự hướng dẫn của giảng viên Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Nho Thìn. Tác phẩm này nghiên cứu một chủ đề vô cùng mới lạ đối với tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc khi tiến hành tìm hiểu cũng như nghiên cứu về giá trị của tác phẩm này  thông qua các phương pháp của ngành văn hóa học chứ không phải văn học. Kết hợp lồng ghép các yếu tố về triết học, tư tưởng, chính trị đã khẳng định và chứng minh được những giá trị rất mới lạ đối với tuyệt tác Chinh phụ ngâm khúc.

Bước đầu tìm hiểu giá trị Chinh phụ ngâm khúc bằng phương pháp văn hóa học
Bước đầu tìm hiểu giá trị Chinh phụ ngâm khúc bằng phương pháp văn hóa học

Download tài liệu

3. Phân tích Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm)

Phân tích Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm) là tài liệu tập trung vào tiến hành phân tích những yếu tố liên quan đến cảm xúc của nhân vật, cụ thể ở đây là nỗi nhớ người chồng chinh chiến xa nhà. Tài liệu không chỉ phân tích, còn chỉ ra những điểm đặc sắc cần lưu ý, trích dẫn thơ ở các điểm tiến hành phân tích để người đọc dễ dàng trong việc quan sát và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.

Phân tích Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm)
Phân tích Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm)

Download tài liệu

4. Phân tích diễn biến tâm lý người chinh phụ trong chinh phụ ngâm khúc

Phân tích diễn biến tâm lý người chinh phụ trong chinh phụ ngâm khúc là tài liệu phân tích những biến đổi trong tâm lý, diễn biến tâm lý của người chinh phụ. Liệu những diễn biến trong tâm lý của người chinh phụ có ảnh hưởng đến kết cấu của tác phẩm, những giá trị nào đi kèm với sự thay đổi trong cảm xúc của người thiếu phụ,… tất cả những câu hỏi đó sẽ được trả lời trong tài liệu này.

Phân tích diễn biến tâm lý người chinh phụ trong chinh phụ ngâm khúc
Phân tích diễn biến tâm lý người chinh phụ trong chinh phụ ngâm khúc

Download tài liệu

5. Phân tích nỗi buồn của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm khúc

Phân tích nỗi buồn của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm khúc là tài liệu tập trung vào phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc, cụ thể ở đây chính là nỗi buồn. Nỗi buồn từ sự cô đơn, vắng bóng người chồng, nỗi buồn từ cảnh vật, không gian thời gian và chính con người cũng tác động vào ngoại cảnh đó. Tài liệu sẽ phân tích và chứng minh cho chúng ta thấy những giá trị cụ thể được đem lại từ nỗi buồn của người thiếu nữ, một yếu tố tạo nên thành công cho tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc.

Phân tích nỗi buồn của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm khúc
Phân tích nỗi buồn của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm khúc

Download tài liệu

6. Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du) là luận văn thạc sĩ văn học của tác giả Hoàng Thị Thu Hà. Tài liệu này với hình thức là một luận văn nên được trình bày vô cùng chỉn chu, khoa học, giúp những nhà đánh giá hay độc giả dễ dàng trong việc theo dõi và phân tích nội dung hơn. Tài liệu đi sâu vào nghiên cứu khái niệm bút pháp tả cảnh ngụ tình và lấy tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc để chứng minh cho luận điểm của mình và đồng thời là lấy tác phẩm Truyện Kiều để so sánh, làm nổi bật điều đó.

Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Download tài liệu

7. Chữ nôm sáng tạo trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm

Chữ nôm sáng tạo trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm là khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Văn học Việt Nam của sinh viên Nguyễn Thị Hà. Đối với tài liệu này, ngoài những nội dung liên quan đến kiến thức cơ bản về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc, các bạn sẽ được tiếp cận với các kiểu chữ Nôm sáng tạo, những vị trí, vai trò của chữ Nôm đối với tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc và thấy được sự tài tình, uyển chuyển trong cách dịch và sử dụng ngôn từ thay thế cho bản gốc của dịch giả Đoàn Thị Điểm.

Chữ nôm sáng tạo trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm
Chữ nôm sáng tạo trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm

Download tài liệu

8. Người phụ nữ trong thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương và Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn

Người phụ nữ trong thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương và Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn là luận văn thạc sĩ ngữ văn của sinh viên Nguyễn Thị Hà dưới sự hướng dẫn của giảng viên, Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Nho Thìn. Có thể nói đây là một tài liệu tiến hành so sánh khá thú vị về hai nữ nhân vật trong thi ca, văn học Việt Nam.

Tài liệu cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng về hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại, Cho ta thấy nhan sắc, tài năng, đức hành và những gì họ phải trải qua trong cuộc sống. Từ những giá trị chung, tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích và chứng minh qua hai nhân vật đó là người phụ nữ của Hồ Xuân Hương và người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm khúc.

Người phụ nữ trong thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương và Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn
Người phụ nữ trong thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương và Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn

Download tài liệu

9. Soạn bài “Sau phút chia ly” (Trích chinh phụ ngâm khúc)

Soạn bài “Sau phút chia ly” (Trích chinh phụ ngâm khúc) là một hướng dẫn soạn tác phẩm cung cấp cho các bạn những thông tin về tác giả, tác phẩm và những thông tin liên quan khác có thể xuất hiện trong bài. Tài liệu được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh có thể dễ dàng tiếp thu, yêu cầu duy nhất đối với độc giả và phải nghiên cứu thật kỹ và nắm được những nội dung cơ bản, những ý chính của tài liệu.

Soạn bài “Sau phút chia ly” (Trích chinh phụ ngâm khúc)
Soạn bài “Sau phút chia ly” (Trích chinh phụ ngâm khúc)

Download tài liệu

10. Phân tích Nỗi Buồn của người chinh phụ trong bài “Chinh Phụ Ngâm Khúc” 

Phân tích Nỗi Buồn của người chinh phụ trong bài “Chinh Phụ Ngâm Khúc” là tài liệu tập trung vào phân tích nỗi buồn của người chinh phụ. Bằng những dẫn chứng từ chính những câu thơ của tác phẩm, tài liệu giúp chúng ta hiểu hơn về nỗi nhớ nhung sầu muộn và làm nổi bật tư tưởng ghét chiến tranh, đòi quyền sống tự do, hạnh phúc cho người thiếu nữ. Đây là một tài liệu tham khảo tuyệt vời nếu bạn muốn liên hệ với những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội ngày nay.

Phân tích Nỗi Buồn của người chinh phụ trong bài "Chinh Phụ Ngâm Khúc" 
Phân tích Nỗi Buồn của người chinh phụ trong bài “Chinh Phụ Ngâm Khúc”

Download tài liệu

100+ Tài liệu về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc

Đọc thêm:

Top 10 giáo án ngữ văn 11 chuyên sâu nhất

Tổng hợp những tài liệu giáo án ngữ văn 10 hay nhất

II. Tác giả Đặng Trần Côn và tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc

1. Tác giả

  • Tác giả Đặng Trần Côn hiện nay còn rất ít thông tin có thể xác thực về ông, năm sinh năm mất của ông cũng không có bất cứ tài liệu nào ghi chép lại một cách chính xác, chỉ biết ông sinh khoảng năm 1700 và mất khoảng 50 đến 60 năm sau đó.
  • Đặng Trần Côn sinh ra ở huyện Thanh Trì, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Lịch sử ghi chép lại rằng ông có làm quan nhưng không mấy nổi bật. Tất cả những gì mà hậu thế biết về ông chính là những tuyệt tác văn chương sống mãi trong dòng chảy của lịch sử. 
  • Đặng Trần Côn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, chỉ còn lưu lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ. Ông chính là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam. Chinh phụ ngâm ra đời đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương thời. Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học chữ Nôm đang nở rộ cho nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm, trong đó có một số bản dịch được coi là sát nghĩa nhất có thể kể đến như bản dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn, Phan Huy Ích….

2. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh ra đời: Đặng Trần Côn đã “cảm thời thế mà làm ra” khi chứng kiến đầu đời vua Lê Hiền Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long, triều đình cất quân đánh dẹp.
  • Giá trị nội dung và nghệ thuật: Giá trị nội dung ở tác phẩm này là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm này có thể kể đến như thể thơ trường đoản cú (đối với nguyên tác) hay song thất lục bát (đối với bản dịch). Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và phải cảm ơn nội dung bản dịch đã đưa ngôn ngữ dân tộc lên một tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển hơn rất nhiều.
  • Nội dung thông tin cơ bản: Chinh phụ ngâm khúc có nghĩa là khúc ngâm của người vợ có chồng đi chinh chiến, được Đặng Trần Côn viết khoảng năm 1741, nguyên tác chữ Hán dài 476 câu theo lối tập cổ. Xuyên suốt tác phẩm là lời độc thoại nội tâm của người vợ xa chồng.
  • Chinh phụ ngâm có hình thức là một lời độc thoại nội tâm mà vai chính, cũng là vai duy nhất đứng ra độc thoại trong truyện là một người vợ có chồng tham gia cuộc chiến do triều đình phong kiến chủ xướng, kể về nỗi khổ, nỗi cô đơn buồn tủi phải xa chồng. 
  • Tác phẩm mở đầu với khung cảnh của chiến tranh ác liệt và nhà vua truyền hịch kêu gọi mọi người tham gia chiến cuộc. Trong bối cảnh này, nàng chinh phụ hình dung cảnh chồng nàng lên đường phò vua giúp nước, ra đi với quyết tâm giành hàng loạt thành trì dâng vua, hùng dũng trong chiếc chiến bào thắm đỏ và cưỡi con ngựa sắc trắng như tuyết.
  • Cuộc tiễn đưa lưu luyến kết thúc, người chinh phụ trở về khuê phòng và tưởng tượng ra cảnh sống của chồng nơi chiến địa. Những xúc cảm về một hình ảnh “lẫm liệt” của chồng phút chia ly đã dần mờ nhòe, thay thế vào đó là nỗi lo sợ khủng khiếp về số phận của chồng giữa chiến trường khốc liệt, đầy oan hồn tử khí, và niềm đau khổ khôn nguôi về thân phận đơn chiếc của bản thân nàng.
  • Trong phần tiếp theo, câu chuyện chủ yếu diễn tả tâm trạng trăn trở, cô quạnh của người chinh phụ. Đó là việc chồng quá hạn không về, cũng không có tin tức gì, và người chinh phụ đành phải tính thời gian bằng chu kỳ quyên hót, đào nở, sen tàn. Đó là tâm trạng “trăm sầu nghìn não” khi người chinh phụ quanh quẩn trước hiên, sau rèm, vò võ dưới đêm khuya vắng, đối diện với hoa, với nguyệt. Đó là tâm trạng chán chường khi tìm chồng trong mộng nhưng mộng lại buồn hơn, lần giở kỷ vật của chồng mong tìm chút an ủi nhưng sự an ủi chỉ le lói, thấy thân phận của mình không bằng chim muông, cây cỏ có đôi liền cành. Cuối cùng, chán chường và tuyệt vọng, người chinh phụ đã không còn muốn làm việc, biếng lơi trang điểm, ngày đêm khẩn cầu mong được sống hạnh phúc cùng chồng.
  • Kết thúc khúc ngâm, người chinh phụ hình dung ngày chồng nàng chiến thắng trở về giữa bóng cờ và tiếng hát khải hoàn, được nhà vua ban thưởng và cùng nàng sống hạnh phúc trong thanh bình, yên ả.

Bởi sự kết hợp tuyệt vời giữa nội dung tác phẩm và hình thức câu, từ. “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn có thể nói là tác phẩm thơ xuất sắc nhất của văn học Trung đại.

 

III. Hướng dẫn phân tích tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc

Chinh phụ ngâm khúc (khúc ngâm của người chinh phụ) là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Đặng Trần Côn. Tác phẩm được sáng tác theo thể thơ song thất lục bát và có một dung lượng vô cùng đáng kể. Dưới đây chúng mình sẽ hướng dẫn phân tích bài thơ chinh phụ ngâm khúc với đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ nằm trong chương trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 10.

  • Phân tích 8 câu đầu bài thơ chinh phụ ngâm – đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Nỗi cô đơn và lẻ loi của người chinh phụ.

Không gian: 

  • Hiên vắng: vắng vẻ, hiu quạnh
  • Khuê phòng: cô đơn, nhớ nhung- Thời gian:+ Đèn: ban đêm, thời gian của tâm trạng
  • Hoa đèn: thời gian qua lâu gợi nỗi niềm khắc khoải

Hành động của người chinh phụ:

  • Dạo – gieo từng bước: đi đi lại lại, quanh quanh, quẩn quẩn

⇒ Nỗi nhớ như ngưng đọng trong từng bước đi

  • Rủ thác: hành động vô thức, không có chủ đích 
  • Nghe ngóng tin tức: nhớ mong, khao khát người chồng trở về
  • Giãi bày, chia sẻ với ngọn đèn – vật vô tri vô giác

Biện pháp nghệ thuật:

  • Điệp ngữ vòng: đèn biết chăng – đèn có biết, diễn tả tâm trạng buồn triền miên, kéo dài lê thê trong thời gian và không gian, dường như không bao giờ đứt, ngừng.
  • Câu hỏi tu từ: đèn biết chăng? 

⇒ như một lời than thở, thể hiện nỗi khắc khoải đợi chờ và hy vọng luôn day dứt không yên trong người chinh phụ.

  • 8 câu thơ đầu của tác phẩm đã tạo nên một không gian vắng vẻ hiu quạnh từ ngoài vào trong. Bên ngoài là mái hiên vắng vẻ, phía bên trong là khuê phòng cô đơn…. Cùng với thời gian ban đêm vốn càng nhấn mạnh đến nỗi cô độc của người chinh phụ.
  • Trong bức tranh không gian và thời gian (đã phân tích ở trên) thấm đượm nỗi buồn ấy, những hành động của người vợ những tưởng chừng như sẽ làm mờ đi được nỗi nhớ nhung nhưng trái lại, nó càng gợi thêm sự cô đơn và trống trải. Người chinh phụ “dạo – gieo” từng bước, đi loanh quanh luẩn quẩn trên hiên nhà, khiến nỗi nhớ như ngưng đọng lại trong từng bước đi. Người vợ trở vào buồng và giãi bày với “ngọn đèn” – là một vật vô tri vô giác để thỏa nỗi lòng của chính bản thân mình.

=> Khi tiến hành phân tích bài thơ chinh phụ ngâm cần chú ý đến câu hỏi tu từ “Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?” Câu hỏi tu từ đã nhấn mạnh thêm sự khắc khoải đợi chờ trong cô đơn của người chinh phụ.

=> Với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ vòng: “đèn biết chăng – đền có biết dường bằng chẳng biết”, diễn tả tâm trạng buồn lê thê triền miên quanh quẩn trong không gian. Chính những độc giả như chúng ta có thể thấy rằng nỗi cô độc ấy sẽ không bao giờ có thể ngừng lại được.

  • Phân tích 8 câu tiếp theo bài thơ chinh phụ ngâm – đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Nỗi niềm lo lắng và bất an của người chinh phụ (tiếp)

Cảnh vật thiên nhiên:

  • Gà eo óc gáy – sương năm trống: gà gáy báo hiệu canh năm, báo hiệu người vợ trẻ xa chồng đã thao thức suốt đêm

⇒ Tiếng gà khắc khoải như xoáy sâu vào tính chất tĩnh lặng của không gian, đồng thời cũng xoáy sâu vào tâm trạng người chinh phụ

  • Hòe phất phơ: cảnh vật quạnh hiu – Cảm thức của người chinh phụ về thời gian:
  • Hòe: bóng cây hòe ngoài sân, trong vườn ngắn rồi lại dài, dài rồi lại ngắn, thể hiện sự trôi đi của thời gian – thời gian của xa cách và nhớ thương

Hành động của người chinh phụ:

  • Đốt hương tìm sự thanh thản nhưng tình cảm lại mê man theo những suy nghĩ viển vông, khắc khoải, những dự cảm chẳng lành 
  • Soi gương nhưng chỉ thấy hiện lên đó gương mặt đau khổ đầm đìa nước mắt.
  • Gượng gảy đàn sắt đàn cầm để ôn lại kỉ niệm vợ chồng nhưng lại lo lắng có điềm gở. Sự lo lắng không chỉ cho thấy nỗi cô đơn mà còn cho thấy niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.

⇒ Sự mâu thuẫn giữa cảm xúc và lý trí 

⇒ 16 câu thơ đầu của bài thể hiện tình cảnh lẻ loi, nỗi cô đơn sầu muộn của người chinh phụ.

  • Chuyển sang các câu thơ tiếp theo, chúng ta có thể thấy không gian thiên nhiên đã mở rộng ra bên ngoài. Cụ thể là đoạn thơ đã có sự xuất hiện của âm thành tiếng gà gáy, của hình ảnh cây hòe phất phơ. Tiếng gà gáy khắc khoải đã nhấn mạnh sự tĩnh lặng của không gian xung quanh. Thời gian của tâm trạng được thể hiện bằng các cụm khắc “giờ – niên”; “mối sầu – biển xa” khiến nỗi cô độc càng được kéo dài ra mênh mang.
  • Chuyển đến những hành động trong 8 câu giữa bao gồm: “đốt hương, soi gương, gảy đàn”. Đây là chuỗi hành động tích cực những khi kết hợp với từ ngữ mang tâm thế “gượng” đã làm cho chúng trở nên đầy bất an. 

=> Đến đây chúng ta có thể thấy hành động người chinh phụ đốt hương để tìm kiếm sự bình an song nàng dường như đã để tâm hồn miên man theo những suy nghĩ về người chồng. Người chinh phụ soi gương nhưng lại bật khóc, nàng chơi đàn nhưng lại lo lắng về điềm gở. Đàn cầm sắt vốn chỉ tình cảm vợ chồng hòa hợp song “Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng” đã làm cho người chinh phụ lo sợ.

  • Phân tích 8 câu cuối bài thơ chinh phụ ngâm – đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ
  • 6 câu thơ đầu:

Hình ảnh thiên nhiên:

  • Gió đông: gió mùa xuân, gió báo tin vui, thể hiện sự sum họp, đoàn viên.
  • Non Yên: núi Yên Nhiên, nơi phương bắc xa xăm – nơi người chồng đang chinh chiến.

Biện pháp nghệ thuật:

  • Hình ảnh ước lệ: non Yên.
  • Điệp ngữ vòng: non Yên, trời
  • Từ láy: thăm thẳm, đau đáu.

⇒ Không gian vô tận, mênh mông, không giới hạn, không chỉ là không gian vô tận ngăn cách hai vợ chồng, mà còn là nỗi nhớ không nguôi, không tính đếm được của người chinh phụ, là tình yêu thương của người vợ nơi quê nhà.

  • 2 câu thơ cuối:
  • Hai câu thơ mang tính khái quát, triết lý sâu sắc
  • Lời thơ chuyển sang độc thoại nội tâm, trực tiếp bày tỏ nỗi lòng người chinh phụ với hình ảnh người chinh phụ tràn ngập trong tâm tưởng.

⇒ 8 câu thơ cuối như lời gửi gắm nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi đến người chồng nơi biên ải xa xôi.

8 câu thơ cuối cùng, giờ đây vẫn là hình ảnh thiên nhiên được tác giả khắc họa với vài nét chấm phá, không gian trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích đã mở rộng ra vô tận mênh mông. Đó không chỉ là không gian địa lý ngăn cách người chinh phụ với chồng, mà đó còn là không gian trống vắng của nỗi nhớ cồn cào, dai dẳng. 

  • Giá trị nội dung:

Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc (đoạn trích được sử dụng trong sách giáo khoa lớp 10) đã miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. 

  • Giá trị nghệ thuật:

Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc (đoạn trích được sử dụng trong sách giáo khoa lớp 10) đã miêu tả tâm lí nhân vật (tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm… Các biện pháp nghệ thuật khác như điệp ngữ, so sánh, từ láy, câu hỏi tu từ… cũng được sử dụng rất hiệu quả.

Đọc thêm:

Top 10 luận án tiến sĩ luật đúng chuẩn nhất

Top 10 slide bảo vệ luận văn thạc sĩ đúng chuẩn nhất

Chúng mình đã tổng hợp và gửi đến các bạn 10 tài liệu liên quan đến tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc để các bạn có thể tham khảo thêm giúp cho quá trình học tập, nghiên cứu trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Những tài liệu được chúng mình tổng hợp là những tài liệu được đánh giá hay nhất, ấn tượng nhất và mong rằng có thể giúp ích nhiều cho các bạn trong quá trình thực hiện những bài phân tích tác phẩm tốt nhất cũng như hiểu hơn, nắm rõ được nội dung, tư tưởng của tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc. Chúc các bạn thành công.