Top 10 tài liệu phân tích tác phẩm Nhớ rừng

Nho rung (chat luong cao)

Nhà thơ Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới giai đoạn đầu những năm 1932 – 1945. Tác phẩm Nhớ rừng” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất, giúp làm nên thành công cho hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn của chính Thế Lữ. 

Với một vai trò và vị thế trong một giai đoạn của nền văn học, thi ca Việt Nam, tác phẩm Nhớ rừng đã được thêm vào chương trình giảng dạy nhằm giúp các bạn học sinh hiểu thêm về bút pháp lãng mạng cũng như tư tưởng lồng ghép trong một tuyệt tác thi ca. Nắm được nhu cầu cần tìm hiểu, nghiên cứu những tư liệu hay về tác phẩm Nhớ rừng, chúng mình đã tổng hợp 10 tài liệu hướng dẫn phân tích cũng như là các công trình nghiên cứu có liên quan đến tác phẩm Nhớ rừng, các bạn hãy cùng chúng mình tham khảo nhé.  

I. Các tài liệu phân tích tác phẩm Nhớ rừng

1. Tài liệu bai tho nho rung cua The Lu

“Tài liệu bai tho nho rung cua The Lu” là một tài liệu cung cấp cho các bạn nội dung nguyên văn bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. Tài liệu được trình bày đơn giản, rõ ràng và đầy đủ, chính xác cũng như chi tiết nội dung tác phẩm không hề sai về mặt nguyên tác. Có thể nói đây là dạng tài liệu tham khảo cơ bản nhất để bắt đầu những bước đầu tiên giúp bạn tiến hành phân tích hay nghiên cứu về tác phẩm Nhớ rừng.

Tài liệu bai tho nho rung cua The Lu
Tài liệu bai tho nho rung cua The Lu

Download tài liệu

2. Nho rung tiet 74 (cuc hay)

Nho rung tiet 74 (cuc hay) là tài liệu giảng dạy của giáo viên Đoàn Thị Hồng. Tài liệu có ưu điểm về cách trình bày bắt mắt, dễ dàng trong việc theo dõi nội dung bài giảng cũng như đáp ứng được những yêu cầu về mặt nội dung, chất lượng bài giảng. Tài liệu cũng có trích dẫn lại tác phẩm cũng như hướng dẫn một cách cơ bản cách đọc hiểu tác phẩm. Đây sẽ là tài liệu tham khảo thú vị đối với giáo viên cũng như là đối với cả các bạn học sinh.

Nho rung tiet 74 (cuc hay)
Nho rung tiet 74 (cuc hay)

Download tài liệu

3. Nho rung (chat luong cao)

Nho rung (chat luong cao) là tài liệu giảng dạy được biên soạn và chỉnh lí bởi giáo viên Tăng Bá Hùng. Tài liệu vừa cung cấp nội dung, kiến thức cơ bản đối với tác phẩm Nhớ rừng và cũng tiến hành hướng dẫn kiểm tra bài cũ và dẫn dắt vào tác phẩm mới. Sau khi kiểm tra bài cũ, tài liệu gợi ý các bước để giới thiệu tác giả Thế Lữ và tác phẩm Nhớ rừng, tiếp đó là phân tích và cuối cùng là những câu hỏi giúp học sinh nhớ và hiểu bài hơn.

Nho rung (chat luong cao)
Nho rung (chat luong cao)

Download tài liệu

4. Nhớ rừng

Nhớ rừng là một tài liệu có cách trình bày khá mới lạ, bằng những hình cắt, dán cũng như những ô trò chuyện rất ngộ nghĩnh. Tài liệu nhờ thế mà có thể dễ dàng tiếp cận học sinh, đem đến một giờ học tập thú vị, hiệu quả bởi nội dung của tài liệu cũng rất đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu về đọc hiểu tác phẩm. Đây sẽ là một tài liệu tham khảo tất tuyệt vời, vừa đáp ứng được yếu tố về hình thức giúp học sinh hứng thú hơn với buổi học và nội dung bài giảng cũng vô cùng đảm bảo.

Nhớ rừng
Nhớ rừng

Download tài liệu

5. Nhớ rừng

Nhớ rừng là một giáo án giảng dạy của giảng viên bộ môn Ngữ văn. Tài liệu cung cấp kiến thức lý thuyết cơ bản đối với tác phẩm Nhớ rừng, hướng dẫn phân tích tác phẩm và chỉ ra những đặc điểm nổi bật làm nên sức hút của toàn bộ tác phẩm. Tài liệu tập trung đi sâu vào phân tích, chứng minh các giá trị về mặt nội dung, hình thức của tác phẩm và vai trò của nó đối với dòng chảy lịch sử văn chương, những tác động của tác phẩm được coi là mở đầu cho một thể loại thi ca mới: Thơ mới.

Nhớ rừng
Nhớ rừng

Download tài liệu

6. Trữ tình trong Nhớ rừng(GS Chu Văn Sơn-ĐHSP HN)

Trữ tình trong Nhớ rừng(GS Chu Văn Sơn-ĐHSP HN) là một tài liệu nghiên cứu chuyên sâu đối với tác phẩm Nhớ rừng, ở đây chính là yếu tố trữ tình, yếu tố lãng mạn trong các tác phẩm của Thế Lữ và ở đây chính là tác phẩm Nhớ rừng. tài liệu này được biên soạn rất cẩn thận, chỉn chu thể hiện sự nghiêm túc của tác giả đối với đề tài của mình. Tài liệu ngoài việc giới thiệu bài thơ Nhớ rừng, tiến hành phân tích bài thơ và đồng thời cũng chỉ ra, tiến hành phân tích và chứng minh yếu tố nghệ thuật tạo hình chính là điểm nhấn của tác phẩm này.

Trữ tình trong Nhớ rừng(GS Chu Văn Sơn-ĐHSP HN)
Trữ tình trong Nhớ rừng(GS Chu Văn Sơn-ĐHSP HN)

Download tài liệu

7. Bai 19.nho rung

Bai 19.nho rung là giáo án giảng dạy dành cho giáo viên bộ môn Ngữ Văn. Tài liệu này giúp các bạn cảm nhận được niềm khao khát được sống tự do, chán ghét thực tại, cuộc sống tầm thường giả dối qua những phân tích trong tài liệu. Ngoài ra, tài liệu còn giúp bạn đọc nhận ra và hiểu được cũng như phân tích được giá trị của bút pháp lãng mạn mà tác giả đã sử dụng trong bài thi.

Bai 19.nho rung
Bai 19.nho rung

Download tài liệu

8. Bài soạn nho rung

Bài soạn nho rung là tài liệu giảng dạy được thực hiện bởi giáo viên Lê Đình Viên. Đây là tài liệu tham gia cuộc thi giáo án điện tử nên điểm mạnh nhất của tài liệu này chính là hình thức đẹp, cách trình bày khoa học, rõ ràng và lôi cuốn. Tài liệu đối với từng nội dung đều lồng ghép những hình ảnh tượng trưng hết sức sinh động và thu hút người xem. Chính nhờ hình thức đẹp mà nội dung tài liệu cũng được chú ý theo dõi, đem lại hiệu quả trong công tác giảng dạy và là tài liệu tham khảo tuyệt vời cho các giáo viên khác.

Bài soạn nho rung
Bài soạn nho rung

Download tài liệu

9. Giáo án tiết 73-74 nho rung

Giáo án tiết 73-74 nho rung là giáo án giảng dạy đối với bộ môn Ngữ văn. Tài liệu sẽ giúp các bạn đọc hiểu được một tác phẩm lãng mạn trong phong trào thơ mới và đồng thời là phân tích được tác phẩm này đúng nhất, đầy đủ các ý nhất. Ngoài nội dung tác phẩm, tài liệu cũng sẽ giúp các bạn thấy được chiều sâu trong tư tưởng yêu nước thầm kín và hình tượng nhân vật, yếu tố nghệ thuật vô cùng độc đáo của bài thơ.

Giáo án tiết 73-74 nho rung
Giáo án tiết 73-74 nho rung

Download tài liệu

10. Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ – Bài mẫu 1

Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ – Bài mẫu 1 là tài liệu hướng dẫn phân tích tác phẩm Nhớ rừng. Tài liệu đưa ra các ý chính và hướng dẫn phân tích vô cùng cụ thể, chi tiết về tác phẩm, ngoài nội dung cơ bản còn chỉ ra các yếu tố nghệ thuật, các giá trị nghệ thuật của tác phẩm để bạn đọc có thể nắm được và từ đó tiến hành phân tích tác phẩm hiệu quả hơn. 

Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ - Bài mẫu 1
Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ – Bài mẫu 1

Download tài liệu

100+ Tài liệu về tác phẩm Nhớ rừng hay

II. Tác giả Thế Lữ và tác phẩm Nhớ Rừng

  • Tác giả
  • Thế Lữ tên đầy đủ là Nguyễn Thứ Lễ, sinh năm 1907, mất năm 1989, quê ở Bắc Ninh, được đánh giá là một trong những ngọn cờ tiên phong của trào lưu Thơ mới (1932 – 1945).
  • Ngoài tuyển tập Mấy vần thơ xuất bản năm 1935, Thế Lữ còn sáng tác nhiều thể loại khác như truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng, kịch… cụ thể có thể kể đến như: Bảy bài trong tập thơ đã được đưa vào hợp tuyển thơ Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh – Hoài Chân, gồm có Nhớ rừng, Tiếng trúc tuyệt vời, Tiếng sáo Thiên Thai, Vẻ đẹp thoáng qua, Bên sông đưa khách, Cây đàn muôn điệu và Giây phút chạnh lòng. Đối với những tác phẩm thuộc Thơ mới, chúng ta đặc biệt biết đến bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu nhất có thể kể đến là tập truyện Vàng và máu (1934).
  • Thế Lữ được coi là một người tiên phong, không chỉ trong phong trào Thơ mới, trong lĩnh vực văn chương trinh thám, kinh dị, đường rừng, mà còn là người có đóng góp rất lớn trong việc chuyên nghiệp hóa nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở Việt Nam. Thế Lữ đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1984 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000.
  • Tác phẩm

Thơ Thế Lữ nói lên khát khao được sống tự do, thoát khỏi tù túng để đến với thế giới bao la hơn. Bài thơ Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thảo, được xem là đã diễn tả tâm sự của một lớp người đang đau khổ trong cuộc sống “bị nhục nhằn tù hãm”, chán ghét thực tại tầm thường giả dối, nhưng bất lực và chỉ biết chìm đắm vào dĩ vãng oai hùng, thể hiện tư tưởng giải phóng cá nhân và khát vọng tự do.

  • Bài thơ Nhớ rừng được in trong tập Mấy vần thơ (1935)
  • Bài thơ được viết theo thể Thơ mới, có thể hiểu là một thể thơ tự do
  • Nhớ rừng dù được viết theo thể tự do nhưng vẫn theo lối thơ tám chữ truyền thống
  • Đề tài của tác phẩm Nhớ rừng là về khát vọng tự do
  • Bố cục bài thơ thường được chia làm 4 phần

Bài thơ nổi bật với cảm hứng lãng mạn cũng như hóa thân của tác giả vào vai chúa sơn lâm để nói lên khát vọng của chính bản thân ông cũng như thời cuộc lúc bấy giờ.

Đọc thêm:

Top 10 giáo án ngữ văn 11 chuyên sâu nhất

Tổng hợp những tài liệu giáo án ngữ văn 10 hay nhất

III. Hướng dẫn phân tích tác phẩm Nhớ Rừng 

Trong nền văn học Việt Nam, có thể thấy phong trào Thơ mới là một trong những phong trào tạo ra sức sống mãnh liệt nhất đối với những người làm thơ văn của thời kỳ đó. Thơ mới không còn chịu sự gò bó và ép buộc của những quy tắc về mặt trình bày và nội dung nữa. Người nghệ sĩ qua đây được tự do thể hiện tình cảm, tâm tư của mình đối với mọi thứ mà mà mình quan tâm. Và Thế Lữ chính là một trong những cây bút đi đầu của phong trào Thơ mới.

Tác phẩm ghi lại dấu ấn của ông là bài thơ “ nhớ rừng”. Tuy miêu tả hình ảnh, tình cảm cùng những suy nghĩ của con hổ trong vườn bách thú nhưng qua đó, tác giả như khéo léo nói lên nguyện vọng của chính những con người Việt Nam trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

1. Mở bài

  • Đề tài yêu nước luôn là một đề tài lớn, xuyên suốt trong văn học Việt Nam
  • Đối với các nhà thơ Mới, họ thường gửi gắm nỗi niềm thầm kín trong thơ của mình và Thế Lữ cũng vậy, ông gửi gắm nỗi lòng yêu nước thông qua “Nhớ rừng”
  • Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ thông qua tâm trạng uất hận trước hoàn cảnh thực tại và nỗi nhớ thời quá khứ vàng son của con hổ để nói lên tâm trạng của chính những người dân đang chịu cảnh mất nước lúc bấy giờ.

2. Thân bài

  • (Đoạn 1+4): Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú. 

Đoạn 1- Hoàn cảnh bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một thứ đồ chơi

  • Tâm trạng căm hờn, phẫn uất tạo thành một khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn nghiền nát, nghiền tan: “Ta nằm dài” – cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chúa tể 

⇒ Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi, nằm buông xuôi bất lực- “Khinh lũ người kia”: Sự khinh thường, thương lại cho những kẻ (Gấu, báo) tầm thường nhỏ bé, dở hơi, vô tư trong môi trường tù túng

⇒ Từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ u uất diễn tả tâm trạng căm hờn, uất ức, ngao ngán

⇒ Tâm trạng của con hổ cũng giống tâm trạng của người dân mất nước, căm hờn và phẫn uất trong cảnh đời tối tăm.

Đoạn 4- Cảnh tượng vẫn không thay đổi, đơn điệu, nhàm chán do bàn tay con người sửa sang 

⇒ tầm thường giả dối

⇒ Cảnh tù túng đáng chán, đáng ghét

⇒ Cảnh vườn bách thú là thực tại của xã hội đương thời, thái độ của con hổ chính là thái độ của người dân đối với xã hội đó

  • (Đoạn 2+3): Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ. 

Đoạn 2- Cảnh núi rừng đầy hùng vĩ với “bóng cả cây già” đầy vẻ nghiêm thâm

  •  Những tiếng “gió gào ngàn”, “giọng nguồn hét núi” 

⇒ Sự hoang dã của chốn thảo hoa không tên không tuổi

⇒ Những từ ngữ được chọn lọc tinh tế nhằm diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao mạnh mẽ, bí ẩn thiêng liêng

  • Bước chân dõng dạc đường hoàng 

⇒ vẻ oai phong đầy sức sống

⇒ Vẻ oai phong của con hổ khiến tất cả đều phải im hơi, diễn tả vẻ uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại vừa uyển chuyển của vị chúa sơn lâm

Đoạn 3- “Nào đâu … ánh trăng tan” 

⇒ Cảnh đẹp diễm lệ khi con hổ đứng uống ánh trăng thật lãng mạn- “Đâu những ngày …ta đổi mới” 

⇒ Cảnh mưa rung chuyển đại ngàn, hổ lãng mạn ngắm giang sơn đổi mới.- “Đâu những bình minh…tưng bừng”

⇒ Cảnh chan hòa ánh sáng, rộn rã tiếng chim ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm.- Cảnh tượng cuối cùng cho thấy hổ là loài mãnh thú đợi màn đêm buông xuống nó sẽ là chúa tể muôn loài⇒ Một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, cho thấy những cảnh thiên nhiên hoang vắng đẹp rợn ngợp và con hổ với tư thế và tầm vóc uy nghi, hoành tráng

  • (Đoạn 5): Niềm khao khát tự do mãnh liệt
  • Sử dụng câu cảm thán liên tiếp

⇒ lời kêu gọi thiết tha 

⇒ khát vọng tự do mãnh liệt nhưng bất lực

⇒ Nỗi bất hòa sâu sắc với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt

⇒ Tâm sự của con hổ chính là tâm sự của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nô lệ và tiếc nhớ những năm tháng tự do oanh liệt với những chiến thắng vẻ vang trong lịch sử

  • Nghệ thuật
  • Thể thơ tự do hiện đại, phóng khoáng, dễ dàng bộc lộ cảm xúc 
  • Ngôn ngữ độc đáo, có tính gợi hình, gợi cảm cao 
  • Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công: nhân hóa, so sánh, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác… 
  • Giọng điệu, nhịp thơ linh hoạt, khi thì buồn thảm, khi hào hùng, lẫm liệt, theo trình tự logic hiện thực – quá khứ – hiện thực – quá khứ…

3. Kết bài

  • Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật: 

“Nhớ rừng” không chỉ thành công ở nghệ thuật tinh tế, mà còn có giá trị lớn về nội dung, đại diện cho tiếng lòng của mọi người dân Việt Nam đang sục sôi trước hoàn cảnh đất nước.

  • Liên hệ và đánh giá tác phẩm: 

Bài thơ góp phần to lớn vào sự thành công của phong trào Thơ mới.

Kiệt tác của Thế Lữ, bài thơ Nhớ rừng mượn lời một con hổ ở vườn Bách thú. Đề tài này có thể nói là đầy kịch tính. Cảnh ngộ là một thân tù hèn mọn, bất lực, hồn vía là một chúa sơn lâm. Ông chúa này đã hết thời đập phá hung dữ đòi tự do. Ông đã thấm thía sự bất lực và ý thức được tình thế của mình, cam chịu cảnh gặm nhấm một khối căm hờn, nằm dài trông ngày tháng qua, mặc cho thân thế bị tụt xuống ngang cấp với các loài hèn kém. Nhìn bề ngoài, người ta có thể nói con hổ này đã được thuần hóa, chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Nhưng đấy chỉ là bề ngoài thôi, còn thế giới bên trong của mãnh thú, tội nghiệp thay, vẫn ngùn ngụt lửa. Bút pháp lãng mạn của Thế Lữ có dịp tung hoành, có dịp chứng tỏ sức diễn đạt phong phú của thơ mới khi dựng lại khung cảnh kỳ vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn lâm.

Đọc thêm:

Top 10 bài viết hay nhất hướng dẫn soạn thảo văn bản

Top 10 bài viết hay nhất về bài soạn văn học

Chúng mình đã tổng hợp và gửi đến các bạn 10 tài liệu hướng dẫn phân tích tác phẩm Nhớ rừng của Thế Lữ để các bạn có thể tham khảo thêm giúp cho quá trình học tập, nghiên cứu trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Những tài liệu được chúng mình tổng hợp là những tài liệu được đánh giá hay nhất, ấn tượng nhất và mong rằng có thể giúp ích nhiều cho các bạn trong quá trình thực hiện những bài phân tích tác phẩm tốt nhất cũng như hiểu hơn, nắm rõ được nội dung, tư tưởng của bài thơ Nhớ rừng. Chúc các bạn thành công.