Top 10 tài liệu về tác phẩm Truyện Kiều hay nhất

Hành vi cảm thán trong Truyện Kiều

Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác của văn học Việt Nam ở mọi thời đại, là tiểu thuyết bằng thơ kể về cuộc đời bất hạnh của một cô gái trẻ phải vật lộn với bao nhiêu hiểm họa, khó khăn, cạm bẫy để giành lấy tình yêu và cuộc sống của chính mình. Hiện tại những đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm Truyện Kiều xuất hiện ở mọi cấp học và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong cả quá trình học tập nói riêng và vẫn còn lưu giữ những giá trị to lớn đối với nền văn học nước nhà nói chung.

Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề và nhu cầu thực tế của các bạn học sinh, sinh viên đang trong quá trình học tập, nghiên cứu về tác phẩm. Trong bài viết dưới đây, chúng mình sẽ tổng hợp 10 tài liệu liên quan đến tác phẩm Truyện Kiều để các bạn có thể cùng nghiên cứu và tham khảo nhé.

I. Các tài liệu về tác phẩm Truyện Kiều

1. Chuyên đề truyện kiều

Chuyên đề truyện kiều là tài liệu hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm cũng như những nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Truyện Kiều. Tài liệu này cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản để có thể hiểu cũng như nắm được nội dung, tư tưởng cốt lõi của tác phẩm. Những bút pháp miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của con người,… đều được trình bày cụ thể, chi tiết, chính xác.

Chuyên đề truyện kiều
Chuyên đề truyện kiều

Download tài liệu

2. Sự giao thoa của tư tưởng nho giáo và phật giáo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Sự giao thoa của tư tưởng nho giáo và phật giáo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là tài liệu nâng cao đối với việc nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều. Tài liệu giúp cho chúng ta hiểu được những tư tưởng mới lạ ngoài vẻ đẹp, hình tượng của các nhân vật trong truyện. Đó chính là những tư tưởng về tôn giáo, cụ thể là phật giáo, nho giáo. Cùng với đó là những phân tích sự tác động, ảnh hưởng của hệ tư tưởng tôn giáo đối với tác phẩm Truyện Kiều.

Sự giao thoa của tư tưởng nho giáo và phật giáo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Sự giao thoa của tư tưởng nho giáo và phật giáo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Download tài liệu

3. Hành vi cảm thán trong Truyện Kiều

Hành vi cảm thán trong Truyện Kiều là một luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học của tác giả Phạm Kim Thoa. Tài liệu này là một nghiên cứu được đánh giá cao bởi cách trình bày khoa học, dễ dàng trong việc theo dõi, quan sát cùng với nội dung đầy đủ, chi tiết. Tài liệu tập trung vào phân tích hành vi nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều, đây cũng là một nội dung nghiên cứu rất mới lạ trong các tài liệu về các tác phẩm văn học cổ điển nói chung và Truyện Kiều nói riêng.

Hành vi cảm thán trong Truyện Kiều
Hành vi cảm thán trong Truyện Kiều

Download tài liệu

4. Cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong Truyện Kiều

Cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong Truyện Kiều là một luận văn thạc sĩ ngôn ngữ của tác giả Nguyễn Thu Nguyệt. Tài liệu giúp các bạn hiểu về khái niệm tiểu đối và phân tích, chứng minh nó bằng tác phẩm Truyện Kiều. Tiếp đó là những phân tích về vai trò, nhiệm vụ của tiểu đối đối với dòng thơ Truyện Kiều. Cuối cùng là phân tích các cấu tạo của tiểu đối để giảng định giá trị của tiểu đối trong tuyệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong Truyện Kiều
Cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong Truyện Kiều

Download tài liệu

5. Ngôn từ và thi pháp trong “thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều”

Ngôn từ và thi pháp trong “thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều” là tài liệu dưới dạng tiểu luận thi pháp học. Tài liệu này giúp các bạn hiểu khái niệm về thi pháp học, các phương pháp nghiên cứu và tiến hành lý giải cũng như phân tích về những nghệ thuật sử dụng ngôn từ và thi pháp trong tác phẩm Truyện Kiều.

Ngôn từ và thi pháp trong “thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều”
Ngôn từ và thi pháp trong “thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều”

Download tài liệu

6. Quan điểm và cách nhìn mới của Nguyễn Du về thuyết “Hồng nhan bạc mệnh” trong Truyện Kiều

Quan điểm và cách nhìn mới của Nguyễn Du về thuyết “Hồng nhan bạc mệnh” trong Truyện Kiều là một tiểu luận lấy chủ đề rất mới lạ đó là Truyện Kiều nhìn từ góc độ văn hóa. Tài liệu giúp chúng ta đánh giá Truyện Kiều theo những cách, những yếu tố rất khác khi chúng ta nhìn nó không phải như một tác phẩm văn chương mà là một giá trị văn hóa phi vật thể.

Quan điểm và cách nhìn mới của Nguyễn Du về thuyết “Hồng nhan bạc mệnh” trong Truyện Kiều
Quan điểm và cách nhìn mới của Nguyễn Du về thuyết “Hồng nhan bạc mệnh” trong Truyện Kiều

Download tài liệu

7. Thi pháp nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thi pháp nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là tài liệu hướng dẫn phân tích tác phẩm Truyện Kiều cũng như tập trung vào lý giải, khai thác yếu tố nhân vật văn học. Ngoài việc phân tích tác phẩm, tài liệu là một nghiên cứu vô cùng đầy đủ về khái niệm nhân vật văn học, đi từ giải thích khái niệm cho đến phân tích chức năng, vai trò của nó. Có thể nói đây là một đề tài mới lạ và rất đáng để tham khảo nếu bạn đang nghiên cứu Truyện Kiều ở những khía cạnh khác ngoài văn chương.

Thi pháp nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Thi pháp nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Download tài liệu

8. Đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều

Đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều là là tài liệu tập trung nghiên cứu ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Từ lâu, ngôn ngữ của Truyện Kiều đã là một đề tài vô cùng thú vị và luôn được đưa ra để thảo luận bởi vẻ đẹp mà nó mang lại. Tài liệu giúp chúng ta hiểu thêm về tác phẩm và cũng được bổ sung thêm một lượng lớn kiến thức nâng cao, chuyên ngành.  

Đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện KiềuĐặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều
Đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều

Download tài liệu

9. Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du

Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du là luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Thanh Xuân. Tài liệu nghiên cứu một vấn đề rất mới lạ thuộc đề tài Truyện Kiều. Tài liệu chỉ ra và hệ thống lại những biểu hiện của thế giới tâm linh đối với hai tác phẩm Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du.

Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du
Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du

Download tài liệu

10. Giáo án tuần 6n – Phần Truyện Kiều

Giáo án tuần 6n – Phần Truyện Kiều là một giáo án giảng dạy dành cho giáo viên bộ môn Ngữ Văn. Tài liệu này cung cấp những kiến thức cơ bản về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều cùng những giá trị về mặt nội dung, nghệ thuật khác. Tài liệu hướng dẫn giáo viên đưa ra những câu hỏi để giúp học sinh tiếp cận bài giảng dễ hơn, chủ động hơn và cũng có những hướng dẫn trả lời rất đầy đủ, chi tiết. Có thể nói đây là tài liệu rất tốt để giúp học sinh hiểu bài và giúp giáo viên có một giờ giảng bài Truyện Kiều hiệu quả.

Giáo án tuần 6n - Phần Truyện Kiều
Giáo án tuần 6n – Phần Truyện Kiều

Download tài liệu

100+ Tài liệu về Truyện Kiều hay nhất

II. Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tuyệt tác Truyện Kiều

1. Giới thiệu về Nguyễn Du

  • Cuộc đời của một thi sĩ:
  • Tên, hiệu và năm sinh năm mất: Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh năm 1765, mất năm 1820.
  • Quê hương: quê cha ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà TĨnh; quê mẹ ở Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long. Nhờ đó, Nguyễn Du dễ dàng tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa.
  • Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn và say mê ca kỹ.
  • Cuộc đời: Nguyễn Du có một cuộc đời đầy bi kịch, ông sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở với anh trai. Gia đình Nguyễn Du tan tác, bản thân ông cũng đã từng lưu lạc ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những năm tháng cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian.
  • Nguyễn Du làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn. Ông là vị quan thanh liêm, được nhân dân tin yêu, quý trọng.
  • Sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác “Truyện Kiều “và “Văn tế thập loại chúng sinh “.
  • Nội dung: 

Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung. Tác phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.

  • Nghệ thuật:

Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc.

Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có.Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.

Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du là Đoạn trường tân thanh (tức Truyện Kiều) và Văn tế thập loại chúng sinh, đều viết bằng quốc âm. Đoạn trường tân thanh được gọi phổ biến là Truyện Kiều, là một truyện thơ lục bát. Cả hai tác phẩm đều xuất sắc, tràn trề tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, phản ánh sinh động xã hội bất công, cuộc đời dâu bể. Tác phẩm cũng cho thấy một trình độ nghệ thuật bậc thầy.

2. Giới thiệu về “Truyện Kiều”

  • Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột) hay Truyện Kiều
  • Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.
  • Nguồn gốc: “Truyện Kiều” được sáng tác dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” – tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nguyễn Du đã “hoán cốt đoạt thai” tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và đem lại cho “Truyện Kiều” những sáng tạo mới mẻ cả về nội dung và nghệ thuật
  • Thể loại: truyện thơ Nôm.

Truyện Kiều là tác phẩm đỉnh cao của đại thi hào Nguyễn Du. Tuy mượn cốt truyện, nhân vật của Kim Vân Kiều Truyện nhưng bằng tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, với cảm hứng mới, nhận thức lý giải nhân vật theo cách riêng của tác giả.

Với thể loại truyện thơ khác hẳn Kim Vân Kiều truyện là tác phẩm tự sự bằng văn xuôi, trên một nền tảng nhân đạo chủ nghĩa vững chãi, với tài năng điêu luyện, với sự lựa chọn thể loại truyện thơ kết hợp nhuần nhuyễn với cả chất tự sự và chất trữ tình, với sự am hiểu đồng thời cả ngôn ngữ bình dân cũng như ngôn ngữ văn học bác học, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một kiệt tác độc nhất vô nhị cả văn học trung đại Việt Nam. 

Truyện Kiều là truyện thơ Nôm gồm có ba phần chính, đó chính là gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc; cuối cùng là phần đoàn tụ.

Đọc thêm:

Top 10 giáo án ngữ văn 11 chuyên sâu nhất

Tổng hợp những tài liệu giáo án ngữ văn 10 hay nhất

III. Những điều thú vị về Truyện Kiều

  1. Câu chuyện về cuộc đời của ba người phụ nữ chứ không riêng mình nàng Kiều và những tính cách khác nhau. Đó chính là Thúy Kiều, Thúy Vân và Hoạn Thư.
  2. Truyện Kiều là tác phẩm thơ dài có nhiều bản dịch nhất. Đó có thể là bản dịch thành thơ tự do, thể Alexandrins (thơ 12 chân) hoặc văn xuôi,.. từ rất nhiều các tác giả, dịch giả nổi tiếng trên thế giới.
  3. Truyện Kiều là tác phẩm có nhiều người viết phần tiếp theo nhất. Ví dụ như Đoạn trường vô thanh của Phạm Thiên Thư với 3.296 câu (Sài Gòn, 1972), Đào Hoa Mộng ký diễn ca của Hà Đạm Hiên với 1.190 câu lục bát (Hà Nội, 1917), Đào Hoa Mộng ký của Mộng Liên Đình với khoảng 3.000 câu lục bát,…
  4. Truyện Kiều là tác phẩm duy nhất có thể đọc ngược từ cuối lên đầu về cuộc đời nàng Kiều theo chiều thời gian ngược. Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế đã làm một việc khá kỳ công là gỡ ra và sắp xếp lại toàn bộ các câu thơ trong truyện với cả 3.254 câu Kiều để có cuốn Truyện Kiều đọc ngược mà nội dung vẫn logic. Việc đọc ngược từ cuối lên đến đầu câu chuyện về nàng Kiều giống như ta được xem một cuốn phim “tua” ngược chiều.
  5. Tính cách của người phụ nữ Việt trong cốt cách Thúy Kiều. Mặc dù không gian truyện là đời sống phong kiến, nhưng Thúy Kiều hoàn toàn không có ý thức rằng mình là phận liễu yếu đào tơ cần núp bóng trang nam tử. Thái độ hi sinh cho gia đình, chủ động bán mình cứu cha là sự đánh đổi vì chữ hiếu, vì thương cha và hiểu được vị trí của người cha cần thiết như thế nào. Đặc tính của phụ nữ Việt là gắn với lao động, không ăn bám, phụ nữ Việt không học theo cách bó chân như người Trung Quốc mà quan niệm “tay làm hàm nhai”, như vậy thì đã có tinh thần tự do, tinh thần lao động chân tay.
  6. Đóng góp lớn của Truyện Kiều là ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong Truyện Kiều là sự tài tình, hiếm có trong lịch sử văn học, thi ca Việt Nam.
  7. Truyện Kiều là thi phẩm duy nhất tạo ra loại hình văn hóa Kiều. Truyện Kiều tạo ra quanh nó cả một loạt những loại hình văn hóa – gọi là văn hóa Kiều – với các hình thức vô cùng phong phú và đa dạng như Bình, Vịnh, Đố, Đối, Hát, Phú, Giai Thoại,…

Đọc thêm:

Top 10 luận án tiến sĩ luật đúng chuẩn nhất

Top 10 slide bảo vệ luận văn thạc sĩ đúng chuẩn nhất

Chúng mình đã tổng hợp và gửi đến các bạn 10 tài liệu liên quan đến tác phẩm Truyện Kiều, đó có thể là những bài phân tích hoặc nghiên cứu chuyên sâu,… để các bạn có thể tham khảo thêm giúp cho quá trình học tập trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Những tài liệu được chúng mình tổng hợp là những tài liệu được đánh giá hay nhất, ấn tượng nhất và mong rằng có thể giúp ích nhiều cho các bạn trong quá trình thực hiện những bài phân tích tác phẩm tốt nhất cũng như hiểu hơn, nắm rõ được nội dung, tư tưởng của tác phẩm Truyện Kiều. Chúc các bạn thành công.