Hành vi cảm thán trong truyện kiều
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-
PHẠM KIM THOA
HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TRUYỆN KIỀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-
PHẠM KIM THOA
HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TRUYỆN KIỀU
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS Phạm Hùng Việt
Thái Nguyên - 2009
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác
Thái Nguyên, ngày 29 tháng 9 năm 2009
Phạm Kim Thoa
Trang 4môc lôc
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN HÀNH VI CẢM THÁN
VÀ CÁC LOẠI HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TRUYỆN KIỀU 27 2.1 Phương tiện thể hiện hành vi cảm thán trong Truyện Kiều 27
CHƯƠNG 3: VAI TRề CỦA HÀNH VI CẢM THÁN TRONG
3.1 Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng các nhân vật
3.2 Hành vi cảm thán với vai trò thể hiện thái độ của tác giả 104
Trang 5MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngữ dụng học là một bộ môn của ngôn ngữ học nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong mối quan hệ với các nhân tố giao tiếp Tuy ra đời chưa lâu song bộ môn khoa học này đã phát triển mạnh mẽ cả về lí thuyết, cả về những nghiên cứu cụ thể, khiến ngôn ngữ học không còn nằm trong hệ thống khép kín của cấu trúc luận nội tại mà đã đi vào thực tế đa dạng của đời sống ngôn ngữ Nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ, đặc biệt là hành vi ở lời, là phần việc quan trọng của ngữ dụng học
Trong giao tiếp, để bày tỏ được ý định, mục đích của mình, người ta thường dùng nhiều loại hành vi ngôn ngữ, mà mỗi loại hành vi đó lại được thực hiện bằng một số kiểu câu có hình thức, mục đích nói năng nhất định Trong tiếng Việt, theo các nhà ngữ pháp học có bốn kiểu câu thể hiện mục đích nói là: câu trần thuật (còn gọi là "câu kể, câu miêu tả"); câu cầu khiến (còn gọi là "câu mệnh lệnh"); câu nghi vấn (còn gọi là "câu hỏi"); câu cảm thán (còn gọi là "câu cảm") Mỗi kiểu câu nêu trên đều có vai trò khác nhau giúp người nói lựa chọn và sử dụng phương tiện giao tiếp hợp lí nhất Trong đó, câu cảm thán là loại câu biểu thị được tình cảm - cảm xúc rất đa dạng và tinh tế của người Việt Nam
Tuy vậy, các kiểu câu cảm thán được sử dụng khi sáng tác văn chương, ở mỗi tác giả, mỗi tác phẩm (nhất là sáng tác thơ) lại có những điểm khác biệt nhất định
Chọn đề tài với nội dung nghiên cứu “Hành vi cảm thán trong Truyện Kiều”, tác giả luận văn mong muốn sẽ tiếp cận được tác phẩm văn học nổi
tiếng này trên bình diện ngôn ngữ học, nhằm tìm hiểu được sự sáng tạo độc
Trang 6đáo của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn từ để sáng tác nghệ thuật khi viết về thân phận bi thương của nàng Kiều
Hiện nay, trong các trường phổ thông, việc dạy và học Truyện Kiều
chủ yếu mới ở khía cạnh bình giảng văn chương dưới góc độ hình tượng nghệ thuật, mà còn ít đi sâu vào hình thức ngôn từ Chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của đề tài có thể cung cấp thêm cơ sở cho các thầy cô giáo và các em học sinh phân tích, cảm thụ tác phẩm nổi tiếng này
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nguyễn Du là một nhà thơ thiên tài của nền thi ca dân tộc Trong các
tác phẩm của ông, Truyện Kiều là một kiệt tác được viết bằng chữ Nôm Đây
là một cống hiến to lớn của nhà thơ đối với sự phát triển của ngôn ngữ văn
học dân tộc Nghiên cứu ngôn ngữ trong Truyện Kiều là góp phần hiểu biết
sâu sắc hơn về tài năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của nhà thơ
Đã có nhiều nhà nghiên cứu dành nhiều tâm huyết để tìm hiểu về
Nguyễn Du và các tác phẩm của ông (trong đó đặc biệt là Truyện Kiều) Các
tác giả tập trung bàn về hình tượng nghệ thuật, triết lí nhân văn hay mâu thuẫn tư tưởng và nhân cách của nhà thơ Đó là các công trình có giá trị như: “Từ điển Truyện Kiều” và "Khảo luận về Truyện Thuý Kiều"của Đào Duy Anh; “Thi pháp Truyện Kiều” của Trần Đình Sử; “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du qua Truyện Kiều” và "Phương pháp tự sự của Nguyễn Du trong Truyện
Kiều" của Phan Ngọc; "Một vài đặc điểm của ngôn ngữ Truyện Kiều"của Đào
Thản; “Giảng văn Truyện Kiều” và "Truyện Kiều và thể loại truyện nôm"của Đặng Thanh Lê; "Nghệ thuật điển hình hoá và ngôn ngữ trong Truyện Kiều"của Nguyễn Lộc; "Nhân vật Từ Hải"của N.I.Niculin; "Triết lý đạo Phật trong Truyện Kiều"của Cao Huy Đỉnh; "Truyện Kiều của Nguyễn Du" của Đỗ Đức Hiểu; "Mấy lời bình luận về văn chương Truyện Kiều"của Nguyễn Tường Tam; “Bình giảng mười đoạn trích trong Truyện Kiều”của Trương
Trang 7Xuân Tiếu; “Nghệ thuật tái tạo nhân vật trong Đoạn trường Tân Thanh của Nguyễn Du”của Nguyễn Hằng Thanh v.v
Gần đây, có một số công trình nghiên cứu về mặt ngôn ngữ sử dụng trong Truyện Kiều như: “Tìm hiểu về từ ngữ Truyện Kiều” của Lê Xuân Lít;
"Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ trong Truyện Kiều" (luận văn
Thạc sĩ) của Cao Thị Phương Lan; "Tìm hiểu hư từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du" (luận văn Thạc sĩ) của Nguyễn Thị Ninh Ngọc; “Tìm hiểu lập luận miêu tả trong Truyện Kiều” (luận văn thạc sĩ) của Lưu Thị Thanh Mai; “Cách sử dụng trực tiếp và gián tiếp các kiểu câu trong Truyện Kiều” (luận văn thạc sĩ) của Quách Thị Bình Thọ; “Tìm hiểu các phương tiện ngôn ngữ thể hiện hành động cầu khiến trong Truyện Kiều” (luận văn thạc sĩ) của Đặng Thị Thu Hương; “Câu hỏi trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và việc sử dụng câu hỏi để biểu thị hành động nói”(luận văn thạc sĩ) của Trịnh Minh Thành; "Đặc trưng thẩm mĩ của các ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều" của Võ Minh Hải và Nguyễn Quang Linh v.v
Với các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (trong đó có câu cảm thán) cũng đã có rất nhiều tác giả tập trung nghiên cứu ở những công trình lớn, vừa và nhỏ như: “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến; “Ngữ pháp tiếng Việt - Câu” của Hoàng Trọng Phiến; “Ngữ pháp tiếng Việt” - tập 2 của Diệp Quang Ban; “Tiếng Việt” - tập 2 của Đinh Trọng Lạc và Bùi Minh Toán; “Câu trong tiếng Việt” của Cao Xuân Hạo; “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” của Nguyễn Như ý (chủ biên); "Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại" của Đinh Văn Đức; "Giáo trình ngôn ngữ học" và “Dẫn luận ngôn ngữ học” của Nguyện Thiện Giáp (chủ biên); “Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại” của Phạm Hùng Việt; “Câu tiếng Việt” của Nguyễn Thị Lương; “Hành động ngôn ngữ biểu lộ trong kiểu câu cảm thán của tiếng Việt hiện đại”của Hồ Xuân Lộ; Luận án tiến sĩ “Câu
Trang 8cảm thán trong tiếng Việt” và bài viết “Một số hình thức hỏi biểu thị cảm thán trong tiếng Việt” của Nguyễn Thị Hồng Ngọc; “Hành vi cảm thán và sự kiện lời nói cảm thán trong tiếng Việt” - luận án Tiến sĩ của Hà Thị Hải Yến; “Câu cảm thán dưới góc nhìn dụng học” của Đặng Thị Hảo Tâm v.v
Ngoài các công trình trên, nghiên cứu về ngữ dụng học phải kể đến các tác giả: George Yule với cuốn "Dụng học - Một số dẫn luận nghiên cứu ngôn
ngữ"; Đỗ Hữu Châu với cuốn “Đại cương ngôn ngữ học" tập 2; Nguyễn Đức
Dân với cuốn “Ngữ dụng học” tập 1; Mai Ngọc Chừ chủ biên cuốn “ Nhập môn ngôn ngữ học”; Nguyễn Thiện Giáp với cuốn “Dụng học Việt ngữ”; Trần Ngọc Thêm với cuốn “Ngữ dụng học và văn hóa – ngôn ngữ học”.v.v Trong đó, hai tác giả Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân đã nghiên cứu sâu về hành vi ngôn ngữ
Các công trình vừa nêu trên đã đi vào nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ngữ dụng học, hành vi ngôn ngữ, về các kiểu câu phân loại theo
mục đích nói, cũng như các tác phẩm nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về hành vi cảm thán và câu cảm thán trong Truyện Kiều
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Người dân thuộc mọi dân tộc đều có nhu cầu bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình trước các sự vật khác nhau, các hiện tượng khác nhau của hiện thực xung quanh Việc bộc lộ đó được thể hiện bằng nhiều phương tiện, song hiệu quả nhất vẫn là bằng ngôn ngữ
Tác giả luận văn tiếp cận đề tài này là có mục đích chỉ ra các đặc trưng
của hành vi cảm thán và tác dụng của hành vi cảm thán trong Truyện Kiều 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề về lí thuyết về các kiểu hành vi ngôn ngữ nói
Trang 9chung, hành vi cảm thán nói riêng
- Tìm hiểu các phương tiện thể hiện hành vi cảm thán và các loại hành
vi cảm thán được Nguyễn Du sử dụng trong Truyện Kiều
- Tìm hiểu về vai trò của các hành vi cảm thán trong Truyện Kiều
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành vi cảm thán và các phương tiện
thể hiện hành vi cảm thán trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong tình hình có nhiều các bản dịch khác nhau về Truyện Kiều, tác giả
luận văn chọn bản dịch Truyện Kiều trong “Từ điển Truyện Kiều” của cố tác giả
Đào Duy Anh (xuất bản tháng 1 năm 1989) làm tư liệu khảo sát cho đề tài
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp thống kê, phân loại
Vận dụng phương pháp này, luận văn sẽ khảo sát bản dịch “Từ điển
Truyện Kiều” trong ngữ cảnh phù hợp để thống kê hành vi cảm thán
5.2 Phương pháp phân tích văn bản, phân tích diễn ngôn
Phương pháp này giúp cho việc tìm hiểu cấu trúc của các loại hành vi
cảm thán trong Truyện Kiều và vai trò của việc sử dụng chúng trong khi xây
dựng hình tượng nghệ thuật của tác giả
6 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Phương tiện thể hiện hành vi cảm thán và các loại hành vi
cảm thán trong Truyện Kiều
Chương 3: Vai trò của hành vi cảm thán trong Truyện Kiều
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1 LÍ THUYẾT HÀNH VI NGÔN NGỮ
1.1.1 Khái niệm "hành vi ngôn ngữ"
Theo các nhà nghiên cứu, người đầu tiên xây dựng nên lí thuyết hành vi ngôn ngữ là nhà triết học người Anh John.L.Austin, trong cuốn sách được
công bố sau khi ông qua đời How to do things with words Người phát triển lí thuyết này là nhà triết học J.Searle với công trình Speech Acts
Dựa trên cơ sở lí luận trong công trình nghiên cứu của Austin và Searle, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam đã trình bày khái niệm "hành vi ngôn ngữ" như sau:
Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu: "Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ cảnh C"[4, tr.88]
Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp gọi hành vi ngôn ngữ là hành động ngôn từ, ông cho rằng: "Các hành động được thực hiện bằng lời là hành động ngôn từ Hành động ngôn từ chính là ý định về mặt chức năng của một phát ngôn"
[9, tr.337-338]
Giáo sư Nguyễn Đức Dân lại quan niệm: "Khi thực hiện một phát ngôn trong một tình huống giao tiếp cụ thể, qua cung cách phát ngôn và cấu trúc của nó người nói đã thực hiện những hành vi ngôn ngữ nhất định và người nghe cảm nhận được điều này Xảy ra hiện tượng đó vì các hành vi ngôn ngữ mang tính chất xã hội, được ước chế bởi xã hội"[6, tr.220]
Trang 11Trong "Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học", hành vi ngôn ngữ được các nhà nghiên cứu định nghĩa là: "Một đoạn lời nói có tính mục đích nhất định được thực hiện trong những điều kiện nhất định, được tách biệt bằng các phương tiện tiết tấu - ngữ điệu và hoàn chỉnh, thống nhất về mặt cấu âm - âm học mà người nói và người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó"[42, tr.107]
Như vậy, "hành vi ngôn ngữ" chính là một hành động sử dụng ngôn từ nhằm tác động đến người tiếp nhận lời trong giao tiếp; nó gắn liền với hoạt
động nói năng của con người và mang tính chất xã hội
Austin cho rằng hành động ngôn ngữ có ba loại hành vi lớn là acte locutoire, acte perlocutoire, acte illocutoire, mà Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã dịch là: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời
Hành vi tạo lời: là hành vi tạo ra lời nói bằng các yếu tố của ngôn ngữ
như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu theo những quy tắc ngữ pháp của ngôn ngữ
Hành vi mượn lời: là hành vi người nói mượn các phát ngôn để gây ra
những hiệu quả ngoài ngôn ngữ, đó là những hiệu quả tâm lí hay vật lí ở người tiếp nhận ngôn bản hoặc ở chính người nói
Hành vi ở lời: là những hành vi được thực hiện bằng chính lời nói,
ngay trong lời nói và gây ra được một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng của người tiếp nhận Khác với hành vi mượn lời, hành vi ở lời có đích để phân biệt được các hành vi ở lời với nhau*
Nếu đích ở lời được thoả mãn thì ta có hiệu quả ở lời Hiệu quả ở lời
được thể hiện bằng lời hồi đáp của người tiếp nhận phát ngôn
Ví dụ 1:
Sp1: Chào cậu ! Lan có trong phòng không ? Sp2: Có đấy, cậu vào đi
Trang 12Hiệu quả ở lời của hành vi hỏi trên đây chính là hành vi trả lời "Có đấy" và hành vi mời "cậu vào đi" của Sp2
Tuy vậy, có trường hợp hiệu quả ở lời lại là một hành vi mượn lời vật lí như ví dụ dưới đây:
Ví dụ 2:
Sp1: Trả tớ cái thước ! Sp2: Đây !
Hành vi yêu cầu trên có hiệu quả ở lời là việc Sp2 đưa trả cái thước kẻ cho Sp1 Tuy nhiên, hành vi mượn lời vật lí đó vẫn có hành vi ở lời "Đây !" đi kèm
Theo O.Ducrot, các hành vi ở lời khác với hành vi tạo lời và hành vi mượn lời ở chỗ chúng có khả năng thay đổi tư cách pháp nhân của người tham gia hội thoại, đặt họ vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trước khi thực hiện hành vi ở lời đó
Các hành vi mượn lời và hành vi ở lời mang lại cho các phát ngôn những hiệu lực nhất định Nhưng đối tượng mà ngữ dụng học quan tâm chỉ là hiệu lực của các hành vi ở lời
Các hành vi ở lời được chi phối bởi những quy tắc đã được xã hội ước chế Vì vậy, có những điều kiện sử dụng cho mỗi loại hành vi ở lời
Trong thực tế, để tạo ra một diễn ngôn thì ba loại hành vi: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời phải được kết hợp đồng thời và thống nhất
Với đề tài Hành vi cảm thán trong Truyện Kiều, luận văn chỉ tập
trung nghiên cứu tác phẩm ở góc độ hành vi ở lời
1.1.2 Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời
GS Đỗ Hữu Châu định nghĩa: "Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó."[4, tr.111]
Trang 13Theo Austin, điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là các điều kiện "may mắn", nếu chúng được đảm bảo thì hành vi mới "thành công", đạt hiệu quả
Sau khi điều chỉnh và bổ sung vào những điều kiện may mắn của Austin, Searle đã gọi chúng là những điều kiện sử dụng hay điều kiện thoả mãn Ông cho rằng có bốn điều kiện sử dụng các hành vi ở lời sau:
a Điều kiện nội dung mệnh đề chỉ ra bản chất nội dung của hành vi Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản hay một hàm mệnh đề với
các câu hỏi khép kín Nội dung mệnh đề có thể là một hành động của người nói hay một hành động của người nghe
b Điều kiện chuẩn bị là những hiểu biết của người nói về năng lực, lợi ích, trách nhiệm, ý định của người nghe Đồng thời, điều kiện chuẩn bị cũng
gồm cả quyền lợi, trách nhiệm, năng lực và quyền lực của người nói đối với hành vi ở lời mà họ đưa ra
c Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của
người phát ngôn Tức là, khi đưa ra một phát ngôn, người thực hiện hành động ngôn ngữ phải thực lòng làm việc đó; chẳng hạn, khi hỏi phải thực lòng muốn hỏi, chân thành mong đợi hiệu quả của hành vi ở lời mà họ thực hiện
d Điều kiện căn bản là điều kiện đưa ra trách nhiệm ràng buộc người
tạo lời cũng như người tiếp nhận lời; chẳng hạn, khi trần thuật một sự việc, người tạo lời phải chịu trách nhiệm về tính thực hư của nó, khi nghe hỏi chân thành, người tiếp nhận lời cũng phải trả lời chân thành
Trang 14Điều kiện chuẩn bị: Sp1 và Sp2 đã biết rõ được mối quan hệ trên - dưới, chủ - tớ, giữa Sp1 và Sp2 Khi ra lệnh, Sp1 tin rằng Sp2 sẽ nhận lệnh và có khả năng thực hiện được hành động quy định trong lệnh
Điều kiện chân thành: Sp1 thực sự mong muốn nội dung lệnh được thi hành bởi Sp2
Điều kiện căn bản: Khi nội dung mệnh lệnh được phát ra, Sp1 đã tạo nên mối ràng buộc giữa Sp1 và Sp2, buộc Sp2 phải có trách nhiệm thực hiện lệnh bằng chính hành động thực thi mệnh lệnh của Sp2 Đáp lại hành vi ra lệnh của Hoạn bà là việc đám gia nhân đánh đập Thuý Kiều rất dã man Phát ngôn này thuộc hành vi ở lời trực tiếp
Điều kiện chân thành: Sp1 tin rằng thông tin mà mình đưa ra là chính xác Điều kiện căn bản: Thông qua nội dung tường thuật, Sp1 nói cho Sp2 biết rằng mệnh đề mình nói ra phản ánh đúng một hiện thực
Ví dụ trên là một hành động kể trực tiếp vì được sử dụng đúng với mục đích trần thuật
Ví dụ 5: Cớ sao trằn trọc canh khuya,
Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa ?
Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của cha mẹ đối với Thuý Kiều
Trang 15Điều kiện chuẩn bị: Ông bà Vương viên ngoại không hiểu vì sao Kiều lại thao thức, khóc lóc sụt sùi trong đêm
Điều kiện chân thành: Họ thực sự muốn biết lí do khiến nàng "trằn trọc canh khuya"
Điều kiện căn bản: Cha mẹ Kiều đặt câu hỏi với nàng là để Kiều nói ra nỗi niềm tâm sự của mình, thoả mãn điều mà họ đang thắc mắc Đáp lại hành động hỏi chân thành của cha mẹ, Kiều đã thuật lại sự việc thăm mả Đạm Tiên, giấc mơ gặp Đạm Tiên với nỗi lo lắng, sợ hãi mơ hồ cho số phận của nàng
Chúng tôi xác định: Đây là một hành động hỏi trực tiếp vì câu hỏi được sử dụng đúng mục đích, đúng với điều kiện chân thành của nó
Qua sự phân tích các ví dụ trên, có thể khẳng định rằng: Một trong những dấu hiệu nhận biết các hành vi ở lời là dựa vào các điều kiện sử dụng hành vi ở lời
Căn cứ vào các hành vi ngôn ngữ, người ta chia ra hai loại: hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp
1.1.2.1 Hành vi ở lời trực tiếp
Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu, hành vi ở lời trực tiếp được hiểu là: " các hành vi ngôn ngữ chân thực, có nghĩa là các hành vi được thực hiện đúng với các điều kiện sử dụng, đúng với các đích ở lời của chúng."[4, tr.256]
George Yule thì quan niệm: "Chừng nào có mối liên hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành động nói trực tiếp" [45, 110]
Cùng quan điểm với Yule, Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp nhận định: "Hành động ngôn từ trực tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng" [9, tr.390]
PGS.TS Nguyễn Thị Lương (Câu tiếng Việt) cho rằng: "Hành động nói trực tiếp là hành động mà người nghe có thể nhận diện ra đích ở lời dựa vào
Trang 16chính câu chữ biểu thị chúng (không phải suy ý, không phải dựa vào ngữ cảnh) Trong trường hợp này, hình thức từ ngữ và mục đích nói có sự thống nhất."
Ví dụ 6:
Khen cho con mắt tinh đời,
Anh hùng đứng giữa trần ai mới già
Câu thơ trên là câu cảm thán, là lời Từ Hải ngợi khen Thuý Kiều, được thực hiện bằng một hành vi ngôn ngữ chân thực, đúng với đích ở lời là khen ngợi
Ví dụ 7:
Với nàng thân thích gần xa,
Người còn, sao bỗng làm ma khóc người ?
Phát ngôn trên là của vãi Giác Duyên hỏi những người trong gia đình Thuý Kiều khi thấy họ lập đàn tràng cúng nàng bên sông Tiền Đường Đây là một câu hỏi chân thực, có đích ở lời là mong nhận được một câu trả lời chân thành của người nghe Như vậy, phát ngôn này sử dụng hành vi ở lời trực tiếp
1.1.2.2 Hành vi ở lời gián tiếp
Hành vi ở lời gián tiếp tồn tại trong thực tế giao tiếp như một tất yếu của đời sống ngôn ngữ Vấn đề này đã được Austin đề cập đến, về sau được Searle và nhiều nhà ngôn ngữ trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu và làm sáng tỏ hơn
Thuật ngữ hành vi ở lời gián tiếp là do Searle đặt ra Theo ông, " một hành vi ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua một hành vi ở lời khác sẽ được gọi là một hành vi gián tiếp"[5, tr.60]
Theo George Yule: "Chừng nào có một mối liên hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành động nói gián tiếp"[45, 110]
Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp cũng nhận định: "Hành động ngôn từ gián tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ gián tiếp giữa một chức năng và một cấu trúc"[9, tr.390]
Trang 17Giáo sư Nguyễn Đức Dân lại cho rằng: "Một hành vi ngôn ngữ được gọi là gián tiếp khi dạng thức ngôn ngữ của hành vi tại lời không phản ánh trực tiếp mục đích của điều muốn nói"[6, tr.229]
Hành vi ở lời gián tiếp được Giáo sư Đỗ Hữu Châu quan niệm như sau:
"Trong thực tế giao tiếp, một phát ngôn thường không phải chỉ có một đích ở lời Hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác được gọi là hiện tượng sử dụng hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp Một hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác"
[4,tr.145-146]
Ví dụ 8:
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình ?
Đây là câu hỏi của Từ Hải nhưng không có mục đích hỏi chân thành Qua phát ngôn hỏi chàng bộc lộ ý trách Kiều, và qua lời lẽ trách cứ để gián tiếp khuyên Kiều nên ở lại chờ chàng trở về
Như vậy, hành vi ở lời trên là một hành vi gián tiếp mà Từ Hải dùng để khuyên nhủ Thuý Kiều
Theo giáo sư Nguyễn Đức Dân, một hành vi gián tiếp có thể được thực hiện qua những hành vi ở lời khác nhau và cùng một hành vi ở lời có thể tạo ra những hành vi gián tiếp khác nhau Điều đó cho thấy việc sử dụng ngôn từ trong giao tiếp không những không cứng nhắc mà còn rất linh hoạt và mềm dẻo
Trang 18(4) Vô tuyến hôm nay chiếu toàn lưng
Đây là trường hợp một hành vi gián tiếp được thực hiện qua những hành vi ở lời khác nhau Tuy (1) là hỏi, (2) là bày tỏ mong muốn, (3) là sai khiến, (4) là trần thuật, nhưng đích ở lời của cả 4 phát ngôn đều là đề nghị
Cách nói gián tiếp nhiều khi mang lại hiệu quả cho mục đích giao tiếp hơn là cách nói trực tiếp Khi tham gia hội thoại, người sử dụng ngôn ngữ có thể nhận ra đích ở lời của một hành vi ở lời gián tiếp nhờ vào mẫn cảm giao tiếp của bản thân, dù khả năng ngôn từ của họ chưa nhiều lắm
Ví dụ 11:
Sp1: Con miu kia không ăn cơm là mẹ bé sẽ cho một roi đấy nhé
Sp2 (là một em bé): Hà ! ( và há miệng cho mẹ bón cơm)
Tuy em bé có rất ít kinh nghiệm giao tiếp, nhưng thông qua lời đe nẹt gián tiếp của mẹ, bé vẫn hiểu được đối tượng bị đe chính là mình chứ không phải "con miu", do đó đã há miệng cho mẹ bón cơm
Cách nói gián tiếp vừa góp phần tạo nên sự phong phú của ngôn ngữ hội thoại, vừa là môi trường để hành vi ngôn ngữ bộc lộ các khả năng vốn có Tuy vậy, không thể tuỳ tiện dùng mọi hành vi ở lời trực tiếp để tạo ra mọi hành vi ở lời gián tiếp Giống như hành vi ở lời trực tiếp, hành vi ở lời gián tiếp cũng có các quy tắc sử dụng riêng của mình
Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời gián tiếp:
Trang 19Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu, có một số điều kiện tổng quát sau:
a Hành vi ngôn ngữ gián tiếp lệ thuộc rất mạnh vào ngữ cảnh
Trong hoạt động giao tiếp, ngữ cảnh là một yếu tố vô cùng quan trọng Mọi phát ngôn thường phải đặt trong ngữ cảnh cụ thể thì đối tượng giao tiếp mới hiểu được nội dung cũng như mục đích của các hành vi ở lời, nhất là các hành vi ở lời gián tiếp
Ví dụ 12:
Trời làm chi cực bấy trời !
Đây là phát ngôn của Vương ông khi gia đình lâm vào cảnh tai bay vạ gió Nếu câu thơ không nằm trong ngữ cảnh gia đình Thuý Kiều bị kẻ xấu hãm hại, khiến Vương ông phải đi tù, và để cứu cha thoát khỏi tù tội, Thuý Kiều phải bán mình, chịu làm lẽ cho Mã giám sinh, thì người đọc khó mà hiểu được ý nghĩa của phát ngôn là tiếng than phẫn uất, đau đớn của người cha
Hình thức là một câu hỏi (cụm từ để hỏi làm chi) nhưng mục đích lại nhằm
bộc lộ ý đồ cảm thán của người nói: đay nghiến, trách cứ ông trời tạo ra oan nghiệt, khiến gia đình ông rơi vào cảnh oan ức, trái ngang, chia lìa, đẩy con gái ông vào chốn phong trần, tương lai mờ mịt
Không đặt trong ngữ cảnh như vậy, người đọc khó mà hiểu nổi câu thơ diễn tả điều gì
b Hành vi ngôn ngữ gián tiếp phải chú ý đến quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần của nội dung mệnh đề trong biểu thức ngữ vi trực tiếp với ngữ cảnh
GS Đỗ Hữu Châu đã nhận định " hành vi ngôn ngữ có một (hoặc một số) biểu thức ngữ vi đặc trưng cho nó Trong biểu thức ngữ vi, quan hệ giữa các thành phần (chủ từ - vị từ) tạo nên nội dung mệnh đề về mặt ngữ nghĩa với các nhân tố của ngữ cảnh, đặc biệt là với những người giao tiếp cùng đóng vai trò IFID cho biểu thức ngữ vi đó Ngữ nghĩa của các thành phần tạo nên nội dung mệnh đề của biểu thức ngữ vi trực tiếp càng gắn với các nhân tố
Trang 20của ngữ cảnh bao nhiêu, đặc biệt là với người nói hay người nghe thì càng có khả năng thực hiện các hành vi gián tiếp bấy nhiêu."[4, tr.151]
Ví dụ 13:
Sp1: Bạn có biết, ai là người bận rộn nhất trong nhà không ?
Sp2: (1) Mẹ là người bận rộn nhất (2) Mẹ chứ ai !
Để trả lời câu hỏi của Sp1, Sp2 có thể đưa ra nhiều cách trả lời Khi Sp2 chọn dùng phát ngôn (1) thì đây là một câu khẳng định trực tiếp gần với cách trả lời thông thường Nếu Sp2 dùng phát ngôn (2) thì câu trả lời lại là
một câu khẳng định gián tiếp Đây là một câu hỏi (cụm từ để hỏi chứ ai)
mang mục đích khẳng định, trong đó "mẹ" là ngữ nghĩa của thành phần mệnh đề hỏi nên hiệu lực khẳng định gián tiếp của câu có mức độ nhấn mạnh hơn, rõ nét hơn
c Muốn nhận biết được hành vi ở lời gián tiếp, trước hết phải nhận biết phát ngôn nghe được, đọc được qua biểu thức ngữ vi cốt lõi cho nó, do hành vi ở lời trực tiếp nào tạo ra
Trang 21GS Đỗ Hữu Châu cho rằng: "Không phải bất cứ phát ngôn nào cũng có thể thực hiện những hành vi gián tiếp như nhau Mỗi phát ngôn - tức mỗi phát ngôn ngữ vi, tức mỗi hành vi ở lời trực tiếp - tuy có thể thực hiện một số hành vi gián tiếp, nhưng hành vi gián tiếp mà phát ngôn hỏi thực hiện vừa giống vừa không giống với những hành vi gián tiếp mà một hành vi sai khiến thực hiện Bởi lẽ đó dấu hiệu hình thức của hành vi ngôn ngữ gián tiếp là phát ngôn ngữ vi của hành vi trực tiếp"[4, tr.151-152]
d Hành vi ở lời gián tiếp còn bị quy định bởi lý thuyết lập luận, các phương châm hội thoại, phép lịch sự, các quy tắc liên kết, các quy tắc hội thoại và lôgic
Searle cho rằng cơ chế của các hành vi ở lời trực tiếp là ở các điều kiện sử dụng của các hành vi ở lời
Ví dụ 15: Sp1: Tiền mới ở đâu mà nhiều thế !
Sp2: Đổi cho tôi một ít được không ?
Cùng mang hình thức câu hỏi nhưng phát ngôn của Sp1có nội dung nhằm mục đích tường thuật, còn phát ngôn của Sp2 lại có mục đích đề nghị (khi biết Sp1 có đủ điều kiện thực hiện đề nghị)
Có những hành vi ngôn ngữ được dùng với hiệu lực ở lời gián tiếp và được lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành quy ước của một cộng đồng Ví dụ,
người Việt Nam không nhất thiết cứ phải dùng lời chào trực tiếp "xin chào, chào anh, cháu chào ông, em chào chị, " mà có thể dùng các kiểu chào gián tiếp như Ông vẫn khoẻ chứ ạ ?Chị đi làm đấy à ? Hoặc lối chào hỏi sáng tạo Hôm nay giời đi vắng hay sao mà rồng lại đến nhà tôm thế này !
Nhìn chung, những hành vi ngôn ngữ gián tiếp được hội nhập với tính lịch sự cao hơn so với hành vi ngôn ngữ trực tiếp Theo GS Đỗ Hữu Châu
"đây là lĩnh vực của một loại biện pháp tu từ bằng các hành vi ở lời."
Trang 22Đề tài của luận văn là nghiên cứu hành vi cảm thán được sử dụng trong
Truyện Kiều, nên vấn đề nghiên cứu bao gồm cả hành vi ngôn ngữ trực tiếp
lẫn hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Trong lí thuyết về hành vi ngôn ngữ, "hành vi cảm thán", "câu cảm thán", "đối tượng cảm thán" và các phương tiện thể hiện là những khái niệm quan trọng, giúp chúng tôi có cơ sở lí luận để khảo sát và nghiên cứu hành vi cảm thán trong tác phẩm
Còn Yule thì gọi hành vi cảm thán là hành động bộc lộ " là những thứ hành động trình bày cái mà người nói cảm nhận Chúng bộc lộ những trạng thái tâm lí và có thể trình bày sự hài lòng, nỗi đau khổ, sự ưa thích, sự không ưa thích, niềm hoan hỉ, hoặc nỗi buồn Những hành động này có thể do cái mà người nói hoặc người nghe gây ra, nhưng chúng đều là nói lên kinh nghiệm của người nói"[45, tr.107]
Dựa vào định nghĩa của các nhà ngôn ngữ học và những nghiên cứu thực tế, có thể thấy: Cảm thán là một hành vi ngôn ngữ bộc lộ tình cảm, cảm xúc mang tính tức thời, tự phát ở mọi lúc, mọi nơi Cảm thán chỉ được thực hiện khi trạng thái tâm lí đang tồn tại ở một mức độ nào đó không thể không
Trang 23nói ra Vì vậy, chúng tôi chấp nhận định nghĩa của tác giả Hà Thị Hải Yến về hành vi cảm thán như sau:
"Hành vi cảm thán là một hành vi ngôn ngữ mà người nói thực hiện, nhằm bộc lộ trạng thái tình cảm, cảm xúc không thể kìm nén của mình trước sự tác động của một sự vật, sự việc hay sự kiện nào đó đã, đang hoặc sắp xảy ra"[44, tr.20]
Một số kiểu kết cấu đặc trưng biểu thị hành vi cảm thán:
- Kiểu kết cấu: x ơi là x ( x là danh từ): con ơi là con, cháu ơi là cháu, - Kiểu kết cấu: động từ + cả + danh từ : bực cả mình, lộn cả ruột, - Kiểu kết cấu: danh từ + với : con với cái
với chả + danh từ : cơm với chả nước
động từ + với : ăn với nói
Trang 24tích cực (vui sướng, phấn khởi, tự hào, ) hay tiêu cực (mất mát, buồn chán, uất hận, đau xót, ) thì hành vi cảm thán cũng bao gồm các đối tượng cảm thán sau:
- Sự vật, sự kiện thuộc về người cảm thán
Ví dụ 16:
Ví dụ 17:
Ối làng nước ơi, nó giết tôi !
Ở hai ví dụ trên, tiền là một sự vật, nó giết tôi là một sự kiện Sự vật, sự
kiện đó thuộc về người nói, gây nên cảm xúc tiêu cực ở người nói - Sự vật, sự kiện thuộc về người tiếp nhận cảm thán
Ví dụ 18:
Than ôi ! Sắc nước hương trời Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đến đây
Sắc nước hương trời là sự kiện thuộc về Thuý Kiều (trong vai nghe),
khiến Sở Khanh (trong vai nói) phải cảm thán - Sự vật, sự kiện thuộc về người thứ ba
Ví dụ 19:
Thương ôi ! Tài sắc bực này, Một dao oan nghiệt đứt dây phong trần
Một dao oan nghiệt đứt dây phong trần là sự kiện thuộc về người thứ
ba Sự kiện này không thuộc về người cảm thán (tác giả), cũng không thuộc về người tiếp nhận cảm thán (độc giả), mà thuộc về nhân vật Thuý Kiều Sự kiện nàng rút dao quyên sinh đã khiến nhà thơ trong vai người kể chuyện phải thực hiện hành vi cảm thán
Trang 25- Sự vật, sự kiện thuộc về ngoại cảnh Ví dụ 20:
Chao ôi, trăng đẹp thế ! Ví dụ 21: Ối trời ơi, mưa khiếp quá !
Trăng là một sự vật, mưa khiếp quá là một sự kiện đã tác động đến
người nói khiến họ thốt lên một phát ngôn cảm thán
Qua các ví dụ nêu trên, có thể thấy chính sự vật, sự kiện là những nhân tố quan yếu làm nảy sinh các trạng thái cảm xúc của người nói, khiến họ không thể kìm giữ nổi tâm trạng của mình và buộc phải thực hiện hành vi cảm thán Tuy vậy, để được cộng đồng chấp nhận và tuân theo thì hành vi cảm thán phải đạt đến một ngưỡng nhất định Do đó, trong thực tế, người ta chỉ cảm thán khi cảm xúc ở ngưỡng cho phép và được mọi người chấp nhận Nếu chưa đến ngưỡng mà người nói đã cảm thán thì hành vi cảm thán đó bị coi là không hợp tự nhiên và nhiều khi còn bị người nghe phê phán
Ví dụ 23: Ôi thôi, xe hỏng mất rồi còn đâu !
Ở ví dụ 22, sự kiện mẹ về khiến người con tỏ thái độ phấn khởi, còn ở ví dụ 23, sự việc xe hỏng khiến người nói thất vọng, buồn bã
Trang 26Nếu hành vi cảm thán thuần về thể chất thì lí do dẫn đến cảm thán chính là trạng thái sinh lí đối với chủ thể phát ngôn, như: mệt mỏi, đau đớn, đói,
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Hiện tượng đảo lộn mọi giá trị đạo đức và nhân phẩm trong xã hội phong kiến đương thời chính là căn nguyên dẫn đến tâm trạng "đau đớn lòng"của nhà thơ, khiến ông phải cảm thán
1.3 HÀNH VI CẢM THÁN VÀ CÂU CẢM THÁN
1.3.1 Khái niệm câu cảm thán
Trong từ điển tiếng Việt, câu cảm thán được tường giải là câu "biểu lộ tình cảm, cảm xúc" Câu cảm thán còn được gọi là câu biểu cảm
Trong cuốn Câu trong tiếng Việt do Cao Xuân Hạo chủ biên, câu cảm thán được xác định "là câu của một hành động ngôn trung bộc lộ cảm xúc, tình cảm" Các tác giả cho rằng có loại câu cảm thán điển hình (là câu cảm
thán đặc biệt) và câu cảm thán không điển hình (là các câu có nguyên hình thức trần thuật hoặc có hình thức trần thuật kết hợp với những đại từ không xác định làm chúng có dáng dấp câu hỏi)
"Câu cảm thán dùng để bộc lộ những cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói đối với sự vật hay hiện tượng được nói đến"[16, tr.98]
Trang 27Hoàng Trọng Phiến gọi câu cảm thán bằng thuật ngữ "câu than gọi" và
cho rằng loại câu này " thể hiện hành vi bộc lộ những cảm nghĩ, suy tư nội tâm, thái độ của chủ thể phát ngôn trước một sự kiện, sự tình, hiện tượng mong tìm một sự chia sẻ của người tiếp ngôn"[30, tr.367]
Từ những quan niệm ở trên, có thể hiểu khái quát: Câu cảm thán là câu sử dụng các từ ngữ chuyên biệt để biểu thị những cảm xúc mạnh, đột ngột, có tính bộc phát của người nói, thường được dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt và ngôn ngữ văn chương
Trong tiếng Việt, mặc dù tần số xuất hiện không nhiều, nhưng câu cảm thán giữ vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp Đây là loại câu đặc biệt cả về mặt nội dung ý nghĩa lẫn hình thức biểu hiện và có giá trị biểu cảm rất lớn
1.3.2 Mối quan hệ giữa hành vi cảm thán và câu cảm thán
Về mặt nội dung biểu hiện, hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng: câu cảm thán là loại câu biểu thị cảm xúc, tình cảm, trạng thái tâm lí đặc biệt Sự thể hiện đó thường được thông qua các phương tiện đặc biệt là từ, cụm từ và ngữ điệu
Đối với hình thức biểu hiện, các nhà nghiên cứu quan niệm rằng: Từ cảm thán chính là hình thức biểu hiện tiêu biểu của câu cảm thán Tuy vậy, câu cảm thán còn có thể dùng các phương tiện tình thái khác như thực từ, trợ từ, phó từ, kết từ, ngữ điệu, và một số cấu trúc không bao hàm từ cảm thán
Xét mối tương quan giữa hành vi cảm thán với câu cảm thán, có thể nhận thấy rằng: "hành vi cảm thán" là một khái niệm thuộc ngữ dụng học còn "câu cảm thán" là khái niệm thuộc cú pháp học Khái niệm "hành vi cảm thán" có thể trùng với khái niệm "câu cảm thán", đặc biệt khi nó chỉ là biểu thức ngữ vi nguyên cấp, không có thành phần mở rộng, ví dụ: "Ối !", "Chao ôi !", "Khốn thay !" Ở góc độ ngữ pháp, các ví dụ được coi như những câu cảm thán đặc biệt, ở góc độ ngữ dụng, đó là các hành vi cảm thán
Trang 28Cấu trúc của câu cảm thán thường gồm hai phần: phần cảm thán + phần nêu lí do cảm thán Trong đó, phần cảm thán biểu thị hành vi cảm thán được coi là trung tâm, phần nêu lí do cảm thán được coi là thành phần mở rộng để giải thích lí do cảm thán
Hành vi cảm thán khi có thành phần mở rộng là các hành vi ngôn ngữ khác đi kèm sẽ tạo nên phát ngôn ngữ vi cảm thán (ví dụ: Ối giời ôi, chết tôi rồi !) Khái niệm "hành vi cảm thán" tương tự khái niệm "câu cảm thán" có yếu tố cảm thán đi cùng nòng cốt câu Vì vậy, có thể kết luận rằng: cấu trúc của hành vi cảm thán tương đương mô hình của câu cảm thán
- Hành vi cảm thán : nêu lên khái niệm về hành vi cảm thán; các thành tố của hành vi cảm thán gồm đối tượng cảm thán và nội dung cảm thán
- Hành vi cảm thán và câu cảm thán: Trình bày khái niệm về câu cảm thán; mối quan hệ giữa câu cảm thán và hành vi cảm thán Luận văn cũng cho thấy tuy hành vi cảm thán là một khái niệm thuộc ngữ dụng học còn câu cảm thán là khái niệm thuộc cú pháp học nhưng về mặt cấu trúc, hành vi cảm thán có sự tương đương với mô hình của câu cảm thán
Dựa trên cơ sở lí thuyết đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Hành vi
cảm thán trong Truyện Kiều
Trang 29CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN HÀNH VI CẢM THÁN VÀ CÁC LOẠI HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TRUYỆN KIỀU 2.1 PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TRUYỆN KIỀU
Để thể hiện hành vi cảm thán, trong ngôn ngữ, người ta có thể sử dụng các phương tiện từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi chủ yếu đi vào khảo sát các phương tiện từ vựng
2.1.1 Dùng từ ngữ cảm thán
Về mặt ngữ nghĩa, từ ngữ cảm thán là những đơn vị từ vựng đặc biệt được sử dụng để biểu đạt những cảm xúc, những tình cảm, trạng thái khác
nhau của người nói trước hiện thực khách quan
Về mặt ngữ pháp, theo nhiều nhà nghiên cứu, từ ngữ cảm thán có khả năng độc lập tạo câu, trong khẩu ngữ chúng thường đứng ở đầu câu, là thành phần độc lập với nòng cốt câu, nhưng cũng có khi đứng cuối câu hoặc xen vào giữa nòng cốt câu
Trong tiếng Việt, các từ ngữ cảm thán có thể được tách riêng thành một nhóm độc lập
Căn cứ vào đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ ngữ cảm
thán tiếng Việt, qua khảo sát bản dịch Truyện Kiều, chúng tôi thống kê số
lượng và tần số sử dụng các từ ngữ cảm thán trong tác phẩm, kết quả như sau:
Tần số xuất hiện
Ghi chú Số
lượng
Tỉ lệ (%)
2 ai dễ Đêm xuân, ai dễ cầm lòng được chăng ! 1 0,12 3 ai lại Lứa đôi ai lại đẹp tầy Thôi, Trương 2 0,24
4 ai mà ấy mồ vô chủ, ai mà viếng thăm ? 1 0,12
Trang 305 ai ngờ Ai ngờ một phỳt tan tành thịt xương ! 2 0,24
6 ai thương Mỡnh làm mỡnh chịu, kờu mà ai thương! 1 0,12 7 ắt Chờ xem, ắt thấy hiển linh bõy giờ ! 6 0,71 8 ấy Ấy mới gan, ấy mới tài ! 5 0,59 9 ấy chi Cuộc vui gảy khỳc đoạn trường ấy chi ! 1 0,12 10 ấy sao Dẫu lũng kia vậy, cũn lời ấy sao ? 1 0,12
12 biết bao Biết bao bướm lả ong lơi ! 4 0,47 13 biết bao giờ Kiếp phong trần biết bao giờ là thụi ? 2 0,24 14 biết bao nhiờu Một cõy gỏnh vỏc biết bao nhiờu cành 2 0,24 15 biết đõu Lạ tai nghe chửa biết đõu, 5 0,59 16 biết gỡ Kiều cũn ngơ ngẩn biết gỡ ? 2 0,24 17 biết sao Trong khi ngộ biến tũng quyền biết sao ? 4 0,47
18 biết tay Cho người thăm vỏn bỏn thuyền biết tay ! 1 0,12 19 bỗng Sai nha bỗng thấy bốn bề xụn xao 3 0,36 20 bỗng dưng Này ai đan dập giật giàm bỗng d-ng ? 1 0,12 21 bỗng đõu Bỗng đõu lại gặp một người, 1 0,12
22 bỗng lạ sao Cơ duyờn đõu bống lạ sao 1 0,12 23 càng Lửa tõm càng dập càng nồng, 35 4,16 24 cũn Cũn non cũn nước cũn dài,
Cũn về cũn nhớ đến người hụm nay
10 1,19
25 cũnchi/cũn gỡ Chờ cho hết kiếp, cũn gỡ là thõn ! 5 0,59 đồng nghĩa
26 cũn chi nữa Cũn chi nữa, cỏnh hoa tàn 2 0,24
27 cũn sao Cỏc tờn tội ấy đỏng tỡnh, cũn sao ? 1 0,12 28 cú ngần ấythụi Tơ duyờn ngắn ngủi cú ngần ấy thụi 1 0,12
29 cũng Đến phong trần, cũng phong trần như ai ! 67 7,97 30 cũng đà Cũngđà mặt dạn mày dày khó coi ! 2 0,24 31 cũng mặc Nổi chỡm cũng mặc lỳc nào rủi may 1 0,12 32 cứ Trăm điều hóy cứ trụng vào một ta ! 8 0,95 33 chăng Nàng đà biết đến ta chăng 14 1,66 34 chẳng Cú ta đõy, cũng chẳng cơn cớ gỡ ! 46 5,47 35 chẳng bừ Phụ người, chẳng bừ khi người phụ ta 1 0,12 36 chẳng đà Cú nghe lời trước, chẳng đà luỵ sau 1 0,12
Trang 3137 chẳng hề chi Sư rằng: "Song chẳng hề chi, 1 0,12
38 chẳng ngoa Ngẫm lời Tam Hợp rõ mười chẳng ngoa 2 0,24
39 chẳng ngờ Chẳng ngờ, gã Mã giám sinh, 1 0,12
40 chẳng thà Thôi thì mặt khuất, chẳng thà lòng đau 1 0,12
41 chẳng vừa thôi Phận sao bạc chẳng vừa thôi ? 1 0,12 42 chém cha Chém cha cái số hoa đào, 1 0,12
43 chi / gì Có tài mà cậy chi tài, 26 3,09 đồng nghĩa
44 chi bấy Phũ phàng chi bấy hoá công ! 1 0,12
45 chi đây Ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây 3 0,36 46 chi lắm Tài tình chi lắm cho trời đất ghen ! 1 0,12
47 chìn ghê Đạo trời báo phục chìn ghê 1 0,12
50 chớ sao Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao ? 1 0,12 51 dám Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng 5 0,59 52 dám sao Thua cơ, mụ cũng cầu hoà, dám sao ! 1 0,12
53 dại chi Dại chi chẳng giữ lấy nền 1 0,12 54 dẫu Dẫu thay mái tóc, dám dời lòng tơ ? 5 0,59 55 dẫu sao Dẫu sao cũng ở tay người biết sao ? 2 0,24 56 dẫu rằng Dẫu rằng đá cũng nát gan, lọ người ! 2 0,24 57 đã Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi 72 8,56 58 đã đành Vô duyên là phận hồng nhan đã đành 4 0,47 59 đã nao Ri cho thưa hết một lời đã nao ! 1 0,12 60 đành vậy Phận sao đành vậy cũng vầy, 2 0,24
61 đau đớn thay Đau đớn thay, phận đàn bà ! 1 0,12
64 đố ai Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong ! 1 0,12
65 được sao Tr¨m th©n dÔ chuéc mét lêi ®-îc sao ! 3 0,36 66 e chăng E chăng những sự bất kỳ, 1 0,12 67 e thay E thay ! Những dạ phi thường, 1 0,12 68 ghê Ba thu dọn lại một ngày dài ghê ! 1 0,12 69 hay đâu Hay đâu địa ngục ở miền nhân gian ! 1 0,12
Trang 3270 hay gì Dở dang nào có hay gì, 3 0,36 71 hay là Hay là khổ tận đến ngày cam lai ? 1 0,12 72 hay sao Quan rằng: “Chị nói hay sao, 5 0,59 73 hãy Hãy cho ba chục biết tay một lần ! 4 0,47 74 hãy còn Lần lừa ai biết hãy còn hôm nay 2 0,24 75 hãy cứ Trăm điều hãy cứ trông vào một ta 1 0,12 76 hẳn Hẳn ba trăm lạng kém đâu 4 0,47 77 hẹp gì Thênh thênh đường cái thanh vân hẹp gì ! 2 0,24 78 hoặc là Hoặc là trong có làm sao chăng là ? 1 0,12 79 hỡi Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng ? 3 0,36 80 huống chi Huống chi việc cũng việc nhà, 1 0,12 81 ích gì Thiệt đây, mà có ích gì đến ai ? 1 0,12 82 kém đâu Hẳn ba trăm lạng kém đâu 1 0,12 83 kém gì Xôn xao ngoài cửa kém gì yến anh 3 0,36 84 kẻo Kẻo khi sấm sét bất kỳ, 2 0,24
86 khéo dư Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa ! 1 0,12 87 khéo là Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau 2 0,24
88 khéo thay Khéo thay! Gặp gỡ cũng trong chuyển vần! 4 0,47
89 khôn xiết Khóc than khôn xiết sự tình,
Khéo vô duyên bấy là mình với ta !
1 0,12
91 khó gì Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì ! 1 0,12
92 khôn cầm Lòng riêng mừng sợ khôn cầm, 1 0,12
93 khôn lẽ Chim lồng khôn lẽ cất mình bay cao 3 0,36 94 lạ cho Lạ cho cái sóng khuynh thành, 2 0,24 95 lạ dường Pháp sư dạy thế, sự đâu lạ dường ! 4 0,47 96 lạ đời Chước đâu có chước lạ đời ! 4 0,47 97 lạ gì Lạ gì một cốt một đồng xưa nay 4 0,47 98 lạ lùng thay Rằng : “Sao nói lạ lùng thay ! 1 0,12 99 lạ sao Cơ duyên đâu bỗng lạ sao, 1 0,12 100 lạ thay Muốn nhìn mà chẳng dám nhìn lạ thay ! 2 0,24
102 lại càng Lại càng dơ dáng dại hình, 1 0,12
Trang 33103 lại còn Lại còn khủng khỉnh làm cao thế này ! 2 0,24
104 làm chi/làm gì Làm chi những thói trẻ ranh nực cười ! 18 2,14 đồng nghĩa 105 làm sao ăn làm sao, nói làm sao, bây giờ ? 11 1,30
106 làm sao xiết Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân ! 1 0,12 107 lắm ru Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru ! 2 0,24 108 lắm thay/ lắm
thăn/ lắm nao Nghe ra muôn oán nghìn sầu lắm thay !”
4 0,47 đồng nghĩa
110 may ra May ra khi đã tay bồng tay mang 1 0,12 111 may thay May thay, giải cấu tương phùng, 1 0,12 112 mà Những điều trông thấy mà đau đớn lòng 33 3,92 113 mà chi Vào luồn ra cúi, công hầu mà chi 2 0,24 114 mà nỡ Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang 2 0,24 115 mà thôi Ái ân ta có ngần này mà thôi ! 2 0,24 116 mãi ru Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru ! 1 0,12 117 mặc Keo loan chắp mối tơ thừa, mặc em 4 0,47 118 mất chi Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền mất chi 1 0,12 119 mới thôi Còn tôi, tôi một gặp nàng mới thôi 5 0,59 120 nào Nào người phượng chạ loan chung, 18 2,14 121 nào ngờ Nào ngờ cùng tổ bợm già, 2 0,24 122 nào phải Chồng tao nào phải như ai, 2 0,24 123 này/này này Này này sự đã quả nhiên, 3 0,36
125 ngỡ là Ngỡ là phu quý phụ vinh, 1 0,12 126 ôi Chàng ôi ! Biết nỗi nước này cho chưa ? 1 0,12 127 ối Ối Kim lang ! Hỡi Kim lang ! 1 0,12 128 phải chăng Nghe ra như oán như sầu phải chăng ? 3 0,36 129 quản bao Dãi dầu tóc rối da chì quản bao 2 0,24
130 quản chi/gì Quản chi lên thác xuống ghềnh ? 3 0,36 đồng nghĩa 131 quản đâu Dẫu rằng xương trắng quê người quản đâu 1 0,12
133 sao bằng Đến điều sống đục, sao bằng thác trong? 3 0,36 134 sao bỗng Người còn sao bỗng làm ma khóc người ? 1 0,12
Trang 34135 sao cho Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi 4 0,47 136 sao đà Còn nhiều nợ lắm, sao đà thác cho ! 2 0,24 137 sao khéo Xe tơ sao khéo vơ quàng vơ xiên ? 1 0,12 138 sao nỡ Đỉnh chung sao nỡ ăn ngồi cho an ! 2 0,24
139 sá chi/ sá gì Sá chi thân phận tôi đòi, 6 0,71 đồng nghĩa 140 sợ thay Sợ thay, mà lại mừng thầm cho ai ! 1 0,12
141 tiếc cho Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây ? 1 0,12 142 tiếc gì Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên ! 4 0,47 143 tiếc thay Tiếc thay ! Một đóa trà mi, 5 0,59
145 tót vời Phong tư tài mạo tót vời 1 0,12 146 than ôi Than ôi ! Sắc nước hương trời, 1 0,12 147 thà Nhị đào thà bẻ cho người tình chung 3 0,36 148 thà rằng Thà rằng liều một thân con, 1 0,12 149 thật là Rằng: “Hay thì thật là hay, 2 0,24 150 thật nhẽ Ông tơ thật nhẽ đa đoan 1 0,12 151 thế ấy Đàn bà thế ấy thấy âu một người ! 4 0,47 152 thế mà Thế mà im, chẳng đãi đằng 2 0,24 153 thế nào Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào ! 2 0,24 154 thế này Con người thế ấy, thác oan thế này 4 0,47 155 thế thôi Liều thân thì cũng phải liều, thế thôi” 3 0,36 156 thì Chẳng sân Ngọc bội, thì phường Kim môn 6 0,71 157 thì sao Một mình thì chớ, hai tình thì sao ? 1 0,12 158 thì thôi Thân này đã đến thế này thì thôi ! 8 0,95 159 thiếu đâu Lời tan hợp, chuyện xa gần thiếu đâu 1 0,12 160 thiếu gì Mây trôi bèo nổi, thiếu gì là nơi ! 3 0,36 161 thoắt Thoắt buôn về, thoắt bán đi, 5 0,59 162 thôi Bạc đen, thôi có tiếc mình làm chi ! 6 0,71 163 thôi có ra gì Thân này, thôi có ra gì mà mong ! 2 0,24 164 thôi cũng Kíp chầy, thôi cũng một lần mà thôi 4 0,47 165 thôi chớ Ngắn ngày thôi chớ dài lời làm chi 1 0,12
166 thôi đà/thôi đã Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa ! 3 0,36 đồng nghĩa 167 thôi thếlàxong Đời người thôi thế là xong một đời ! 1 0,12
Trang 35168 thôi thế thìthôi Kiếp này thôi thế thì thôi, còn gì ! 2 0,24 169 thôi thì Thôi thì dẹp nỗi bất bình là xong 5 0,59 170 thôi thì thôi Thôi thì thôi có tiếc gì ! 2 0,24 171 thôi thôi Thôi thôi, vốn liếng đi đời nhà ma ! 4 0,47 172 thương gì Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương ! 1 0,12 173 thương ôi Thương ôi ! Tài sắc bực này, 4 0,47 174 thương thay Thương thay ! Thân phận lạc loài, 2 0,24 175 trót Trót lòng gây việc chông gai, 4 0,47 176 trời nhẽcó hay Nàng rằng: “Trời nhẽ có hay ! 1 0,12
178 vay Bụi nào cho đục được mình ấy vay ! 3 0,36 179 vì Vì ta khăng khít cho người dở dang 3 0,36 180 vì ai Để con bèo nổi mây chìm vì ai ? 4 0,47 181 ví chăng Ví chăng có số giàu sang, 3 0,36 182 xin Thương nhau xin nhớ lời nhau 2 0,24 183 xiết bao Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao ! 5 0,59 184 xiết chi Chạm xương chép dạ xiết chi, 1 0,12 185 xiết đâu Nghe thôi, kinh hãi xiết đâu, 1 0,12 186 xiết nỗi Mảng tin, xiết nỗi kinh hoàng, 1 0,12 187 xót thay Xót thay ! Đào lý một cành, 3 0,36
Nhìn vào số liệu trong bảng thống kê, ta có thể thấy:
- Số lượng từ và cụm từ được dùng nhằm mục đích cảm thán là 187 đơn vị với 841 lượt xuất hiện, trong đó, nhìn chung các cụm từ được sử dụng nhiều hơn
- Có một số từ xuất hiện rất nhiều, đó là đã xuất hiện 72 lần, chiếm 8,56%; cũng xuất hiện 67 lần, chiếm 7,97%; chẳng xuất hiện 46 lần, chiếm 5,47%; càng xuất hiện 35 lần, chiếm 4,16%; mà xuất hiện 33 lần, chiếm
3,92% Đây không phải là các từ cảm thán chuyên dụng, nhưng trong những
Trang 36văn cảnh cụ thể, chúng có khả năng thể hiện tình cảm, cảm xúc, tạo nên sắc thái cảm thán cho câu
- Các từ, ngữ mang nghĩa nghi vấn (hay than) được nhà thơ sử dụng
nhiều, như: sao xuất hiện 28 lần, chiếm 3,33%; chi (gì) xuất hiện 26 lần, chiếm 3,09 %; đâu xuất hiện 22 lần, chiếm 2,61%; làm chi (làm gì) xuất hiện 18 lần, chiếm 2,14%; chăng xuất hiện 14 lần, chiếm 1,66%; làm sao xuất
hiện 11 lần, chiếm 1,30%, đã bộc lộ hầu hết các trạng thái cảm xúc như: đau đớn, xót xa, oán hận, buồn rầu, tiếc nuối, trách cứ, giận dữ, ngờ vực, khẳng định,
- Có 74 từ và cụm từ tuy chỉ xuất hiện 1 lần, chiếm 8,8% (trong tổng số 841 lượt sử dụng), nhưng chúng bộc lộ các cảm xúc ở mức rất cao, như: đau đớn, xót xa, phẫn uất, thương cảm, ngạc nhiên , tiêu biểu là các từ và cụm từ
sau: đau đớn thay, đoạn trường thay, khôn xiết, lạ lùng thay, làm sao xiết, ôi, ối, than ôi, trời nhẽ có hay, trời thẳm đất dày, xiết chi, xiết đâu, xiết nỗi
Với 841 lượt xuất hiện trong 3254 câu thơ của Truyện Kiều, có thể
thấy từ ngữ cảm thán là một trong những phương tiện đắc dụng được nhà thơ chọn dùng để thể hiện rất nhiều cung bậc cảm xúc, thái độ của nhân vật cũng như của tác giả trong tác phẩm Đó là các trạng thái xúc cảm sau:
- Biểu thị thái độ thương cảm, đau đớn, xót xa, phẫn uất
Trong Truyện Kiều, thương cảm, đau đớn, xót xa, phẫn uất là các
trạng thái cảm xúc không thể kìm giữ được, khiến nhân vật và người kể chuyện phải bộc lộ ra bằng các từ ngữ cảm thán
Trang 37Trong tiếng Việt, thay thường được sử dụng để cấu tạo câu cảm thán Vị trí trong câu của thay luôn luôn cố định sau tính từ (hoặc ngữ tính từ) mà
nó bổ trợ
Ở (1), Đau đớn thay là tiếng than bộc lộ sự phẫn uất của Thuý Kiều
trước thân phận đắng cay, bạc bẽo của người phụ nữ
Ở (2), tính từ khéo kết hợp với trợ từ thay tạo thành một đơn vị cảm
thán, vừa mỉa mai tạo hoá, vừa thể hiện sự xót xa cho cuộc đời người kĩ nữ: khi sống thì “làm vợ” cho khắp thiên hạ, mà khi chết lại thành "ma không chồng"
Ở (3), Đoạn trường thay là lời than biểu lộ nỗi niềm "đau đớn đến đứt
ruột" [1, 168] của Thuý Kiều sau giây phút phân li với gia đình
Thương thay trong (4) là tiếng kêu thương của tác giả khi Thuý Kiều
phải cay đắng chấp nhận tiếp khách làng chơi
Ví dụ 28:
Thương ôi ! Tài sắc bực này,
Một dao oan nghiệt, đứt dây phong trần (985-986)
Khi Kiều rút dao quyên sinh, tác giả bật thốt lên tiếng than đau xót cho một kiếp người tài hoa mà bạc mệnh
Ví dụ 29:
Ôi Kim lang ! Hỡi Kim lang,
Thôi thôi, thiếp đã phụ chàng từ đây ! (755-756)
Nguyễn Du dùng ôi và hỡi (vốn là các từ dùng để gọi đáp) kết hợp với danh từ riêng Kim lang để tạo ra câu cảm thán diễn tả niềm xúc động lên đến
cao trào của Kiều trong đêm trao duyên Đó là tiếng than xé ruột của người con gái phải lìa bỏ người yêu dấu để dấn thân vào chốn phong trần Trong
trường hợp này, chức năng gọi đáp của hai từ ôi và hỡi bị mờ đi, nhường chỗ
cho chức năng biểu thị ý cảm thán trong câu thơ
Trang 38Ví dụ 30:
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường ? Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân ? (1235-1238)
Ở ví dụ trên, nếu vẫn giữ nguyên nội dung cơ bản của câu nhưng bỏ đi
đại từ nghi vấn sao kèm theo ý hỏi thì phát ngôn sẽ mang hình thức của một
câu trần thuật, và nỗi đau đớn, tủi cực cũng như những trăn trở, day dứt của nhân vật trong tứ thơ sẽ bị giảm nhẹ
Từ sao liên tiếp xuất hiện trong ngữ cảnh này không mang nghĩa hỏi,
mà để nàng Kiều bộc lộ sự cảm nhận chua xót dư vị đắng cay, nhục nhã, đớn đau giấu kín trong lòng
Những câu hỏi tu từ này không cần câu trả lời, mà để truyền sự đồng cảm sang người đọc, khiến người đọc sống bằng trái tim, bằng tâm hồn của chính nhân vật
- Biểu thị sự buồn rầu, tiếc nuối, tuyệt vọng, cam chịu
Buồn rầu, tiếc nuối, tuyệt vọng, cam chịu là các thang độ cảm xúc của nhân
vật, được tác giả diễn tả trong suốt quãng đời 15 năm chìm nổi của Thuý Kiều
Ví dụ 31:
Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân ! (749-750)
Trước cảnh lìa tan không định trước của mối tình đầu, Thuý Kiều một
mình vật vã với nỗi đau buồn, nuối tiếc Tổ hợp từ làm sao xiết diễn tả mức
độ cảm xúc mãnh liệt đang dâng cao trong lòng nàng
Ví dụ 32:
Đau lòng tử biệt sinh ly,
Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên ! (617-618)
Trang 39Cụm từ cảm thán tiếc gì có tác dụng nhấn mạnh thái độ buông xuôi,
tuyệt vọng của nhân vật trong câu thơ
Ví dụ 33:
Tiếc thay ! Một đoá trà mi,
Con ong đã mở đường đi lối về ! (845-846) Trong tình cảnh Thuý Kiều bị Mã Giám Sinh lừa gạt, chiếm đoạt, tiếc thay vừa biểu thị sự day dứt, nuối tiếc của nhà thơ trước nỗi đau của người
con gái khi mất đi sự trinh bạch đã cố công gìn giữ, vừa tô đậm nỗi đau đớn ê chề của nàng Kiều
Nhằm biểu đạt ý cảm thán, trong tác phẩm, thôi xuất hiện ở khá nhiều dạng kết hợp, như: thôi, thôi thế, mà thôi, thôi cũng, thì thôi để diễn tả sự
biến chuyển tâm lí của Thuý Kiều:
Ví dụ 34:
từ trạng thái đau đớn, tuyệt vọng:
Thôi còn chi nữa mà mong,
Đời người thôi thế là xong một đời ! (855-856)
sang trạng thái bất lực, buông xuôi:
Nỗi mình âu cũng giãn dần,
Kíp chầy, thôi cũng một lần mà thôi (863-864)
đến sự cam chịu, chấp nhận hiện thực: Khéo là mặt dạn mày dày
Kiếp người đã đến thế này thì thôi (1223-1224)
Ví dụ 35:
Biết bao duyên nợ thề bồi,
Kiếp này, thôi thế thì thôi, còn gì ! (705-706)
Trang 40Trong đêm Thuý Kiều độc thoại nội tâm, cụm từ cảm thán thôi thế thì thôi khiến người đọc cảm nhận được âm hưởng buồn chán và tiếc nuối trong
suy nghĩ của nàng
Ví dụ 36:
Thân này, thôi có ra gì mà mong ! (796)
Cụm từ thôi có ra gì bộc lộ thái độ chán nản, buông xuôi trong lời than
thở của nhân vật
Ví dụ 37:
Thôi thì thôi có tiếc gì ! (981)
Góp phần diễn tả cuộc đấu tranh nội tâm của Kiều trước khi quyên sinh, tác giả sử dụng thôi thì thôi để biểu thị sự tuyệt vọng của nàng
Việc sử dụng từ thôi tạo thành những kết hợp độc đáo như ở một số câu
thơ trên đã giúp Nguyễn Du vừa bộc lộ được ý đồ cảm thán, vừa tạo ra sự mới mẻ của ngôn từ thi ca
- Biểu thị sự lo lắng, sợ hãi ở mức độ cao
Lo lắng, sợ hãi là trạng thái không yên lòng của con người khi lường
trước những khả năng không hay nào đó Trong Truyện Kiều, trạng thái tâm
lí này được tác giả cực tả thông qua các cụm từ xiết nỗi, xiết đâu, Ví dụ 38:
Mảng tin, xiết nỗi kinh hoàng, (535)
Khi Kim Trọng nghe tin chú mất, bao nhiêu nông nỗi trong lòng không
kể hết được, và xiết nỗi đã biểu thị sự thảng thốt, kinh hoàng của chàng Ví dụ 39:
Nghe thôi kinh hãi xiết đâu
Đàn bà thế ấy thấy âu một người (2003-2004) xiết đâu bộc lộ nỗi khiếp sợ không biết chừng nào của Thuý Kiều khi nàng
phát hiện ra rằng Hoạn Thư là người đàn bà vô cùng hiểm độc