1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư các nhân

64 2,1K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 456,94 KB

Nội dung

Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư các nhân

Trang 1

TRẦN NAM TRUNG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ HÀNH VIĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2009

Trang 2

TRẦN NAM TRUNG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ HÀNH VI

ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàngMã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS SỬ ĐÌNH THÀNH

Trang 3

1 EFA (EXPLORATORY FACTOR ANALYSIS): phân tích nhân tố khám phá2 NĐT CN: nhà đầu tư cá nhân

3 TTCK : Thị trường chứng khoán4 Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

5 TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán

Trang 4

Hình 1.1 : Hàm giá trị của Kahneman và Tversky

Hình 3.1 : Biểu đồ thời gian tham gia TTCK của NĐT CN Tp.HCMHình 3.2 : Biểu đồ vốn đầu tư vào TTCK của NĐT CN Tp.HCMHình 3.3 : Biểu đồ thống kê chiến lược đầu tư của NĐT CN Tp.HCM

Hình 3.4 : Biểu đồ thống kê sự ảnh hưởng của nhân tố tâm lý đến quyết định đầu tưcủa NĐT CN Tp.HCM

BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 : Tổng hợp các thang đo được mã hóa

Bảng 3.2 : Thống kê mô tả thời gian tham gia TTCK của NĐT CN Tp.HCMBảng 3.3 : Thống kê mô tả số vố đầu tư vào TTCK của NĐT CN Tp.HCMBảng 3.4 : Thống kê mô tả chiến lược đầu tư của TTCK của NĐT CN Tp.HCMBảng 3.5 : Thống kê mô tả sự ảnh hưởng của nhân tố tâm lý đến quyết định đầu tư

Bảng 3.10 : Phân tích phương sai tổng thể

Bảng 3.11 : Kết quả phân tích EFA các biến phụ thuộcBảng 3.12 : Ma trận tương quan giữa các nhân tốBảng 3.13 : Tóm tắt mô hình hồi quy

Bảng 3.14 : Kết quả kiểm định Anova

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU -3

CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH HỌC HÀNH VI -6

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tài chính học hành vi: -6

1.2 Lý thuyết Tài chính học hành vi: (Behavioral Finance) -7

1.2.1 Thuyết kỳ vọng: (The Prospect Theory) -8

1.2.1.1 Sự ghét lỗ: (Loss Aversion) -9

1.2.1.2 Sự tiếc nuối: (Regret) -9

1.2.2 Tâm lý dựa vào kinh nghiệm: (Heuristics) - 10

1.2.2.1 Tình huống điển hình: (Representativeness) - 10

1.2.2.2 Sự quá tự tin: (Overconfidence and Over & Underreaction) - 11

1.2.2.3 Bám vào những giá trị đã thiết lập: (Anchoring) - 11

1.2.2.4 Hành vi bầy đàn: (Herb Behavior) - 12

Trang 6

3.3.4 Hồi quy tuyết tính - 42

3.3.5 Kiểm định mô hình - 45

Kết luận chương 3 - 46

CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ - 47

4.1 Thảo luận về kết quả nghiên cứu - 47

4.2 Đóng góp của nghiên cứu - 48

4.3 Kết luận - 49

4.4 Những khuyến nghị - 49

4.5 Đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo - 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO - 52

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài:

Sau 9 năm đi vào hoạt động (kể từ tháng 07/2000), thị trường chứng khoán ViệtNam đã trãi qua bao thăng trầm Khởi đầu từ 100 điểm, VN-Index đã nhanh chóngvượt qua mốc 500 điểm rồi trở lại dần xuất phát điểm, gần mốc 150 điểm Tiếp theo

là thời kỳ trầm lắng gần bốn năm để lấy đà cho giai đoạn tăng trưởng ngoạn mục,

vượt mốc 1.000 điểm và đạt đỉnh 1.170,67 điểm vào tháng 3/2007 để rồi sau đó làgiai đoạn xuống dốc tệ hại, chạm “đáy” 234,66 điểm vào ngày 24/2/2009 (giảm

80% trong vòng gần 2 năm), đây là mức sụt giảm kỷ lục trong 9 năm hoạt động củaTTCK Việt Nam và cũng là mức sụt giảm mạnh nhất thế giới.

Đến 08/06/2009, VNINDEX lại chạm mốc 501.48 điểm (tức tăng 130% trong

vòng gần 4 tháng so với mức đáy ngày 24/02/2009).

Điều này cho thấy biên độ dao động của VNINDEX là rất lớn và phản ứng có

phần quá mức trước những thông tin tác động đến thị trường.

Tác nhân tác động đến thị trường thì có nhiều Ngoài những biến động khônglường về tình hình kinh tế vĩ mô ở trong và ngoài nước, tình hình sản xuất kinh

doanh của chính bản thân doanh nghiệp niêm yết thì yếu tố tâm lý của nhà đầu tưcũng là một nhân tố quyết định Chính yếu tố tâm lý này đã đẩy cho thị trường lêncao và rất nhanh trong một giai đoạn ngắn và cũng chính nó là nguyên nhân làm chothị trường sụt giảm sâu và mạnh mẽ.

Do đó việc nắm bắt được tâm lý của nhà đầu tư và xu hướng của thị trường là

một trong những yếu tố then chốt cho việc ra quyết định trong đầu t ư Vì vậy, bêncạnh các phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật thì việc nghiên cứu vàphân tích hành vi tài chính của nhà đầu tư là một công việc quan trọng không thểthiếu trong đầu tư chứng khoán và ngày càng được xem xét nhiều hơn khi các

phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật hầu như đã không còn phát huyđược vai trò của chính nó trong việc nhận định và dự đoán xu hướng của thị trường(như trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 vừa qua).

Trang 8

Đề tài “Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà

đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh” được thực hiện

không ngoài mục đích trên và rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để vấn đềnghiên cứu được hoàn thiện hơn.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đề tài là hành vi

của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tổ chức tài chính và Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thuộc đối tượng nghiêncứu của công trình này.

Cơ sở lựa chọn đối tượng nghiên cứu:

Trên 70% tổng số tài khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán là tài khoản cánhân Chính họ là nhân tố tạo nên sự nhộn nhịp, sôi động cho thị trường Ở một sốthời điểm, đặc biệt như trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, hầu

như các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài nằm im, không giao dịch hoặc

giao dịch cầm chừng thì chính họ lại là nhân tố mang đến tính thanh khoản và quyết

định cho sự tăng giảm giá trên thị trường mặc dù lượng vốn của các tổ chức và nhàđầu tư nước ngoài lớn hơn họ rất nhiều Các quyết định của họ nếu xét trong từng

thời kỳ thì thường tỏ ra nhạy bén và bám sát xu hướng của thị trường hơn so với cácquyết định của các nhà đầu tư tổ chức và nước ngoài.

Ngoài ra, một đặc điểm nổi bật của các nhà đầu tư cá nhân là đầu tư theo phong

trào và phương thức đầu tư của phần đông trong số này là khi giá chứng khoán tăng

thì ào ào mua vào đẩy giá càng lên cao và lên nhanh nhưng khi giá chứng khoánxuống thì lại “giẫm đạp lên nhau, ùa nhau bán tháo" để cắt lỗ đẩy giá chứng khoángiảm sâu hơn.

Vì vậy, luận văn sẽ tập trung chủ yếu vào nhóm các nhà đầu tư cá nhân, để tìmhiểu về các hành vi tài chính của họ trên thị trường trong từng thời kỳ mà trọng tâm

là giai đoạn 2007 – 2009, giai đoạn bùng nổ tăng trưởng, suy sụp và dần hồi phục

của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trang 9

Phạm vi nghiên cứu: luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về hành vi của các

nhà đầu cá nhân đã và đang mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Công ty Cổ

phần Chứng khoán Bản Việt và các Công ty Chứng khoán khác trên địa bàn Thànhphố Hồ Chí Minh với trọng tâm là giai đoạn 2007 – 2009, giai đoạn ghi nhận nhiềukịch tính và đầy biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

3 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp khảo sát thực tế: qua quá trình gần 10 năm công tác trong ngành

tài chính - chứng khoán, tác giả đã có nhiều cơ hội tiếp xúc và tư vấn đầu tư chonhiều đối tượng khách hàng thuộc nhóm các nhà đầu tư cá nhân trong nước Từ đó,tác giả đã phần nào nắm bắt được thực trạng về nhu cầu và khả năng đầu tư củakhách hàng trong từng thời kỳ để đi sâu nghiên cứu về hành vi tài chính của họ trênthị trường.

Phương pháp điều tra: luận văn sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu thông

qua bảng câu hỏi khảo sát Dựa trên số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát,tác giả sẽ phân tích dữ liệu với SPSS.

4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Đề tài nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến hành vi tài chính của nhàđầu tư cá nhân, đánh giá một cách khách quan hành vi đầu tư của họ Từ đó, đưa ra

những nhận định và khuyến nghị thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong tiến trìnhra quyết định của các nhà đầu tư cá nhân và giúp cho họ tránh được những suy nghĩsai lầm khi đưa ra các quyết định đầu tư tài chính.

Kết cấu luận văn:

Luận văn được chia thành 4 chương với nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh tế học hành vi.

Chương 2: Sơ lược về sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam.Chương 3: Khảo sát sự tác động của các nhân tố hành vi đến quyết

định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Thành phố Hồ Chí Minh.Chương 4: Kết luận và khuyến nghị

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH HỌC HÀNH VI

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tài chính học hành vi:

Trong thời kỳ cổ điển, kinh tế học đã có mối liên kết gần gũi với tâm lý học.

Chẳng hạn như Adam Smith viết cuốn “Lý thuyết về tình cảm luân lý” (The Theory

of Moral Sentiments), văn bản quan trọng mô tả những nguyên lý tâm lý học củacác hành vi cá nhân, xuất bản vào năm 1759, được viết ra với thể văn hào nhoáng,chải chuốt, chứa đựng nhiều giai thoại, mang tính chất phân tích Trong tác phẩm

này Adam Smith đã mô tả các nguyên tắc về "bản chất con người" và đặt vấn đề về

nguồn gốc của khả năng tạo ra các phán xét luân lý, kể cả các phán xét hành vi củachính mình trong việc tư lợi và tự bảo tồn Adam Smith cho rằng trong mỗi người

chúng ta có một "con người bên trong" (an inner man) đóng vai trò như một người

khách quan không thiên vị, thường chấp nhận hay lên án các hành động của chính tavà của người khác Qua tác phẩm này, Adam Smith đã đưa ra nhận xét quan trọng

mà sau này ông đã lặp lại trong tác phẩm “Tài sản của các quốc gia”: (The Wealth

of Nations): "con người tự tìm kiếm mình thường bị dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình mà không hay biết, không do chủ đích để làm gia tăng các lợi ích của xã hội…”

Trong thời kỳ kinh tế học tân cổ điển, các nhà kinh tế học bắt đầu đặt mình bênngoài tâm lý học nhằm hướng tới những nghiên cứu kinh tế như một khoa học tựnhiên, bắt đầu với những giải thích về hành vi kinh tế được suy ra từ các giả định vềtính tự nhiên của các thực thể (tác nhân) kinh tế Khái niệm con người kinh tế đã

được đề xuất, tâm lý của con người được xem xét cơ bản dựa trên lý trí Những đại

diện tiêu biểu trong thời kỳ này là: Francis Edgeworth, Vilfredo Pareto, IrvingFisher và John Maynard Keynes.

Năm 1979, Daniel Kahneman, giáo sư khoa Tâm lý học tại ĐH Princeton, và

Amos Tversky đã trình bày “Lý thuyết kỳ vọng”, mô tả sự lựa chọn của con người

Trang 11

như thế nào khi rơi vào tình huống buộc phải quyết định giữa sự lựa chọn bao hàm

cả sự rủi ro, chẳng hạn như trong các quyết định tài chính.

Năm 2002, giáo sư Vernon Smith (75 tuổi) của Đại học George Mason và giáosư Daniel Kahneman (68 tuổi) của Đại học Princeton đã nhận chung giải Nobel

kinh tế Hai ông có chung công trình nghiên cứu về “Ảnh hưởng của tâm lý tớiquyết định chi tiêu của người dân và những bằng chứng thực nghiệm từ thập kỷ 60

đến nay” Nghiên cứu này đã vạch ra một hướng mới đối với quan hệ giữa hai

ngành khoa học vốn rất ít liên quan là tâm lý học và kinh tế học Kết quả nghiêncứu chính của hai ông liên quan tới quá trình ra quyết định trong những trường hợpkhông chắc chắn và cho rằng quyết định của con người có thể trệch khỏi các quyết

định được dự đoán bởi lý thuyết kinh tế tiêu chuẩn một cách có hệ thống.

Ngày nay, Tài chính học hành vi được áp dụng nhiều trong phân tích về cácquyết định thị trường cũng như trong phân tích về sự lựa chọn công.

1.2 Lý thuyết tài chính học hành vi: (Behavioral Finance)

Tài chính học hành vi, là một phân ngành kinh tế học nghiên cứu những hành vi

(hành động có nhận thức) của các chủ thể kinh tế (người tiêu dùng, người phân phối

hay người sản xuất) có ảnh hưởng như thế nào đến việc ra các quyết định kinh tếcũng như giá cả thị trường ra sao.

Tài chính học hành vi có vai trò quan trọng trong việc dự đoán và lý giải cho xu

hướng của thị trường tài chính đặc biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầunhư hiện nay, khi các phương pháp khác như phương pháp phân tích cơ bản vàphương pháp phân tích kỹ thuật đang cho thấy những mặt hạn chế của nó.

Thuyết kỳ vọng và Tâm lý dựa vào kinh nghiệm là hai mảng chính của họcthuyết hành vi tài chính, học thuyết lấy cảm xúc của con người làm trọng tâmnghiên cứu.

Trang 12

1.2.1 Thuyết kỳ vọng: (The Prospect Theory)

Nền tảng của thuyết kỳ vọng là hàm giá trị được Kahneman và Tversky xâydựng năm 1979 khi mô tả độ hữu dụng của một nhà đầu tư tài chính bằng một hàmhữu dụng lõm, hữu dụng biên của tài sản giảm, tức là mỗi đơn vị tăng thêm tronggiá trị tài sản đầu tư sẽ mang lại một giá trị hữu dụng tăng thêm ít hơn so với sự

tăng lên trước đó trong giá trị tài sản đầu tư nhưng sẽ mang đến sự đau khổ và dằn

vặt nhiều hơn khi một giá trị tài sản bị sụt giảm do thua lỗ.

Hình 1.1 : Hàm giá trị của Kahneman và Tversky

Kahneman và Tversky cho rằng, hàm giá trị này có độ dốc hướng lên khi giá trịtài sản dưới điểm tham chiếu và độ dốc hướng xuống khi giá trị tài sản ở trên điểmtham chiếu Điểm tham chiếu được quyết định bởi mỗi cá nhân như một điểm so

sánh, như để đo lường mức độ mục tiêu của giá trị tài sản Khi giá trị tài sản nằmdưới điểm tham chiếu (nhà đầu tư đang thua lỗ) thì họ sẽ là người sẵn sàng chấp

nhận rủi ro, tiếp tục tham gia cuộc chơi với hy vọng sẽ mau chóng lấy lại giá trị đầu

tư ban đầu Ngược lại, khi giá trị tài sản nằm trên điểm tham chiếu, hàm giá trị có

chiều hướng lõm xuống, mô tả cho hành vi chống đỡ, ác cảm với những rủi ro trong

đầu tư khi nhanh chóng ra quyết định bán cổ phiếu để kiếm lời mà không phân tíchđến khả năng gia tăng thêm giá trị đầu tư để tăng thêm cơ hội thu được nhiều lợi

Trang 13

Tóm lại: hàm giá trị của Kahneman và Tversky là cơ sở quan trọng cho việc giảithích một số hành vi tài chính của nhà đầu tư như: sự ghét lỗ và sự tiếc nuối.

1.2.1.1 Sự ghét lỗ: (Loss Aversion)

Qua thực nghiệm chỉ ra rằng những khoản lỗ thì nặng hơn gấp hai lần so vớikhoản lãi Lỗ 1$ thì đau khổ gấp hai lần so với lãi được 1$ (Kahneman và Tversky,1991).

Sự ghét lỗ đề cập đến một sự thật là con người thường có xu hướng quá nhạycảm đối với sự sụt giảm tài sản của họ hơn sự gia tăng Điều này được phản ánh bởihàm giá trị của của thuyết kỳ vọng rằng có một sự lệch lạc ở giá trị ban đầu Sự ghétlỗ có thể giúp chúng ta giải thích vì sao con người luôn có khuynh hướng cảm thấykhổ sở, đau buồn khi phạm phải một sai lầm trong phán đoán Lỗ 1$ th ì đau khổgấp nhiều lần so với lãi được 1$ và do vậy, họ thường có xu hướng nắm giữ cổphiếu bị lỗ trong khi có thể bán chúng hoặc có lợi nhuận từ sớm hơn vì nhà đầu tưluôn nghĩ rằng, những cổ phiếu bị lỗ sẽ nhanh chóng tốt trở lại, họ cản thấy tiếcnuối khi phải bán lỗ cổ phiếu Vì thế, khi đối mặt với tình trạng thua lỗ, họ càng kỳvọng vào lợi nhuận trong tương lai và thể hiện sự liều lĩnh của mình Lý thuyết này

lý giải cho xu hướng “giữ cổ phiếu lỗ quá lâu” của các nhà đầu tư.

1.2.1.2 Sự tiếc nuối: (Regret)

Con người thường có chiều hướng cảm thấy đau khổ và dằn vặt một khi mắc lỗi,

thậm chí chỉ là những lỗi nho nhỏ Họ cảm thấy hết sức ăn năn, hối hận về mộtquyết định mang đến kết quả tệ bạc cho họ Một khi họ mắc sai lầm và thua lỗ,

mong ước lớn nhất của họ là giá cả hồi phục lại giá cả ban đầu mà họ đã đầu tư, họ

chỉ mong hòa vốn Do đó, ngay khi cổ phiếu vừa tăng giá họ đã vội vàng bán đithay vì giữ lại với hy vọng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận lớn hơn Nhưng nếu giá cổphiếu lại xuống sâu thêm nữa, thay vì phải bán đi để cắt lỗ thì họ lại trì hoãn, chầnchừ không dám bán vì nghĩ rằng bán giá này sẽ là bán giá đáy, bán xong sẽ khôngmua lại được giá thấp hơn hoặc nghĩ rằng thị trường chắc sẽ tốt hơn trong nay, mai

Trang 14

và giá cổ phiếu của mình sẽ mau chóng gia tăng trở lại, họ lo sợ và nuối tiếc khiphải bán lỗ cổ phiếu Họ càng nuối tiếc thì càng thể hiện sự liều lĩnh của mình khi

đối mặt với thua lỗ.

1.2.2 Tâm lý dựa vào kinh nghiệm: (Heuristics)

Các nhà đầu tư thường hành động theo kinh nghiệm Kinh nghiệm và sự lệch

lạc, càng kinh nghiệm, càng ít lệch lạc.

Tâm lý dựa vào kinh nghiệm phản ánh tiến trình ra quyết định dựa trên những

điều mà con người đúc kết từ sự khắc phục những lỗi lầm Phương pháp kinh

nghiệm rất hữu ích cho việc giải thích vì sao nhiều khi thị trường lại hành động theokiểu vô lý trí, điều này đối lập với mô hình thị trường hiệu quả trong thông tin.

Hành vi bầy đàn là một hình thức của tâm lý dựa vào kinh nghiệm ở đó hành

động của cá nhân bị dẫn dắt theo hành vi của đa số và ra quyết định dựa trên tâm lý

của đám đông Tuy nhiên, hành vi bầy đàn cùng với tâm lý dựa vào kinh nghiệm sẽdẫn dắt con người đến chỗ lạc lối khi đi theo xu hướng chung của thị trường vì sựquá tự tin về những việc mà họ đánh giá.

Sự quá tự tin cũng có thể bị vạch ra bởi “sự biểu hiện của tâm lý nhận thức” một

xu hướng cho con người để cố gắng phân loại các sự kiện theo loại hình hoặc cách

thức biểu hiện của cách phân loại được biết đến nhiều nhất Trong thị trường chứngkhoán chẳng hạn, các nhà đầu tư phân loại theo nhóm các cổ phiếu có lịch sử tăng

trưởng về lợi nhuận nhưng lại bỏ qua sự hợp lý là có rất ít công ty giữ được tốc độtăng trưởng theo thời gian Cho nên sự tự tin là một bộ phận cấu thành nên tâm lý

dựa vào kinh nghiệm và sẽ được mô tả cụ thể ở phần dưới đây cùng với tình huống

điển hình, hành vi tâm lý bầy đàn và tâm lý thích dựa vào những giá trị đã thiết lập

khi ra quyết định đầu tư.

1.2.2.1 Tình huống điển hình: (Representativeness):

Tình huống điển hình là sự đánh đồng hiệu quả kinh doanh và hiệu quả đầu tưtài chính trong khi hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau Hiệu quả kinh doanh

Trang 15

được đánh giá qua các chỉ số về doanh thu và lợi nhuận còn hiệu quả đầu tư tài

chính là chênh lệch giá.

Tình huống điển hình còn thể hiện ở sự ra quyết định dựa trên những kinhnghiệm có được trong quá khứ mà bỏ sót nhiều sự kiện trong hiện tại, đánh giá sựviệc một cách riêng lẽ, không kết hợp thành hệ thống và tính đến mối liên hệ vớitổng thể.

1.2.2.2 Sự quá tự tin: (Overconfidence and Over & Underreaction)

Tâm lý chung của con người là thích thổi phồng, phóng đại tài năng của họ và

đánh giá thấp những kết quả tồi tệ có thể xảy ra mà họ không kiểm soát được Sự

kết hợp của sự tự tin và lạc quan làm cho con người đánh giá quá cao kiến thức củahọ nhưng lại đánh giá thấp những rủi ro tiềm tàng và thổi phồng khả năng của họ vềviệc kiểm soát được các sự việc, điều này dẫn đến khối lượng giao dịch quá mức vàthị trường bong bóng Một người càng quá tự tin vào chính bản thân anh ta, thìcàng gặp nhiều rủi ro và sai lầm trong quyết định vì sự tự tin thường không tạo ramối quan hệ nào với kiến thức thực tế.

Đặc tính chung của con người là phản ứng lại quá mức đối với những sự kiện,

những thông tin không lường trước và đầy kịch tính Vì vậy, sự quá tự tin có thểgiúp giải thích phần nào sự gia tăng quá mức của giá cả trong thị trường bong bóng

(đầu cơ).

1.2.2.3 Bám vào những giá trị đã thiết lập: (Anchoring)

Được định nghĩa như là việc hình thành một giá trị và đánh giá các vấn đề dựa

vào giá trị đã được thiết lập trước đó.Vì sự thật là con người ai cũng có trong đầumột vài điểm tham chiếu, chẳng hạn như giá IPO, giá chào sàn trước đây của cổphiếu Một khi có được thông tin mới họ sẽ điều chỉnh giá cả cổ phiếu lên trên điểmtham chiếu Trong trường hợp thị trường thiếu vắng những thông tin tốt hơn những

thông tin trước đây thì giá cả quá khứ là căn cứ để đưa ra quyết định cho giá cả

ngày hôm nay Vì vậy, việc bám vào những giá trị đã thiết lập gần như là sự gợi nhớ

Trang 16

về giá cả quá khứ Bằng chứng điển hình cho lý thuyết này là trường phái phân tíchkỹ thuật, sử dụng giá cả quá khứ của chứng khoán để dự đoán xu h ướng giá trong

tương lai.

I.2.2.4 Hành vi bầy đàn: (Herb Behavior)

Con người thường bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội đồng thời xã hội cũng có

sự ảnh hưởng hết sức to đến sự đánh giá hành vi của một cá nhân Khi con người

đối diện với sự đánh giá của một nhóm người, họ thường có chiều hướng thay đổi

những câu trả lời sai lầm của họ so với ý kiến của đám đông Đây là một hành vitâm lý.

Tâm lý bầy đàn (hay tâm lý đám đông) là một sự tồn tại khách quan trong bất cứmột thị trường nào không riêng gì thị trường tài chính Các bằng chứng xã hội màcác nhà tâm lý học đưa ra từ các cuộc khảo sát hoàn toàn chứng minh được điều

đó.Chẳng hạn như thí nghiệm : Cho một người đứng ở một góc phố và nhìn lên bầu

trời trống không trong 60 giây Một số người đi đường đã dừng lại để xem ngườikia nhìn gì nhưng rồi đa số cũng bước qua Lần tiếp theo, các nhà tâm lý học cho

năm người làm như vậy ở góc phố đó Lần này số người dừng lại để quan sát đông

gấp 4 lần Khi cho 15 người đứng ở góc phố đó, có tới 45% số người qua đườngdừng lại và khi tăng số người đứng ở góc phố thêm một lần nữa, có tới hơn 80%

người đi đường phải ngẩng đầu quan sát theo Vì sao lại như vậy? Vì người ta cho

rằng nếu có nhiều người cùng nhìn lên bầu trời thì chắc chắn rằng trên bầu trời phảicó gì đó Đó là lý do vì sao càng có đông người, đám đông càng dễ bị ảnh hưởng:thêm một người là thêm một bằng chứng cho thấy có điều gì đó quan trọng đangxảy ra Họ tin tưởng rằng nếu càng có nhiều người cùng thực hiện một việc gì đó thìviệc đó nhất định đúng Bằng chứng này cho thấy tất cả mọi người dường như lànếu không biết điều gì đang diễn ra thì tốt hơn hết là nên bắt chước những gì người

khác đang làm.

Chừng nào lòng tham và sự sợ hãi còn ngự trị trong con người thì chừng ấy còntồn tại tâm lý đám đông Nhưng khi đám đông hành động ngược lại với những điều

Trang 17

nhà đầu tư phân tích thì quyết định đúng đắn và khôn ngoan nhất là nhà đầu tư nên

rời bỏ khỏi đám đông đó Thà từ bỏ một khoản lời tiềm năng còn hơn là mất mộtkhoản vốn trước mắt.

Nhưng ra quyết định chấp nhận bỏ lỡ một cơ hội kiếm tiền mười mươi là một

tâm lý vô cùng khó khăn Một nghịch lý trong kinh doanh vẫn thường xảy ra: Bản

năng tự nhiên của con người và mong muốn được hòa nhập với đám đông lại là

những tình huống đưa các nhà đầu tư tài chính đến bờ vực phá sản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tài chính học hành vi là một phân ngành kinh tế học, sử dụng các lý thuyết vềtâm lý hành vi để lý giải cho những bất thường xảy ra trên thị trường chứng khoán.Thuyết kỳ vọng và tâm lý dựa vào kinh nghiệm là hai mảng chính của tài chính họchành vi Các nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực này là Daniel Kahneman vaAmos Tversky.

Mặc dù lý thuyết tài chính học hành vi không cung cấp cho các nhà đầu tư một

phương thức đầu tư kỳ diệu, nhưng lại có thể giúp cho họ cẩn trọng hơn đối với các

hành vi của mình và tránh được những suy nghĩ sai lầm khi đưa ra các quyết định

đầu tư tài chính.

Trang 18

CHƯƠNG 2

SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Ra đời vào ngày 20/07/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đến nay đã hơn9 năm tuổi Trong quá trình phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam, không

ngừng mở rộng quy mô và cải thiện về thể chế luật pháp để trở thành kênh huy

động vốn quan trọng phục vụ cho con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đấtnước đồng thời là kênh đầu tư mới được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan

tâm, chú ý.

Tuy nhiên, cũng giống như các thị trường mới nổi khác, thị trường chứng khoánViệt Nam đã trãi qua bao thăng trầm, chung quy lại có thể phân chia sự phát triểncủa thị trường thành ba giai đoạn chính yếu sau:

2.1 Giai đoạn 2000 - 2005:

Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định thành lập haiTrung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

48/1998/NĐ-Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM chính thức đi vào hoạt động, và thực hiệnphiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết là REE(Công ty Cổ phần Cơ Điện lạnh) và SAM (Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễnthông) và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch.

Từ mức khởi đầu là 100 điểm, VN-Index đã nhanh chóng leo lên mức 570 điểmvào giữa tháng 06/2001 Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, chỉ số này đã trượt dốcxuống còn 200 điểm vào đầu năm 2002 và tiếp tục tạo đáy 130 điểm vào tháng4/2003 Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian nàychẳng khác gì một ngôi sao băng, lóe sáng rồi vụt tắt.

Trang 19

Trong giai đoạn này hầu như có rất ít nhà đầu tư tổ chức, cá nhân biết đến hay

am hiểu nhiều về chứng khoán và cũng có rất ít các quỹ đầu tư trong và ngoài nước

được cấp phép và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhưng theo

thời gian, sự quan tâm của nhà đầu tư đến thị trường chứng khoán ngày một nhiều.Sự quan tâm này không hoàn toàn dựa trên nền tảng sự tăng trưởng của nền kinh tếmà bắt nguồn từ suy nghĩ đơn thuần của những người lần đầu tham gia vào thị

trường chứng khoán rằng đây là nơi mà họ có thể thu được lợi nhuận kỳ vọng một

cách nhanh chóng, dễ dàng và đôi khi hơn cả sự mong đợi Quan niệm “đầu tưchứng khoán như chơi một canh bạc, may mắn thì thắng” và xem đây như là cáchnhanh nhất để trở nên giàu có, họ mua chứng khoán với mong muốn điều kỳ diệu ấysẽ xảy ra để họ nhanh chóng được đổi đời Tâm lý này khiến cho nhu cầu muachứng khoán tăng cao trong khi lượng cung còn quá nhỏ và khan hiếm Chính điều

này đã làm cho giá các loại cổ phiếu đang niêm yết trên sàn lúc bấy giờ tăng liên tục

trong nhiều tháng liền và vượt xa giá trị nội tại của nó.

Nhận thấy sự xuất hiện của “bong bóng tài chính” có thể sẽ là một trở ngại lớncho sự phát triển bền vững của thị trường, đồng thời cũng để nhằm hạn chế sự đầu

cơ quá mức trên thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra một loạt các

biện pháp mạnh tay như: giảm biên độ giao dịch, quy định khối lượng giao dịch tối

đa cho mỗi loại chứng khoán…Mặc dù những chính sách này xuất phát từ mục đích

bảo vệ nhà đầu tư nhưng nó lại có những tác động hết sức tiêu cực đến thị trườngchứng khoán, ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư và làm cho giá cổ phiếu giảmmạnh Từ cuối năm 2001, tâm lý nhà đầu tư hầu như bị tổn thương nghiêm trọng vàdẫn đến tình trạng thị trường dần rơi vào trạng thái “đóng băng”.

Cảnh chợ chiều này đã làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên chậmphát triển Thống kê cho thấy, đến cuối năm 2003 toàn thị trường mới chỉ có 73 loạichứng khoán (trong đó có 21 mã cổ phiếu được niêm yết, 02 loại trái phiếu của

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và 50 loại trái phiếu chính phủ) với tổng

mức vốn hóa chỉ khoảng 6.600 tỷ đồng, chiếm khoảng 1.6% GDP Chỉ số này thựcsự quá nhỏ bé so với mức 20% - 30% GDP của các nước trong khu vực và nếu xét

Trang 20

về cơ cấu thì thị trường cổ phiếu hầu như bị lấn át bởi giao dịch của thị trường tráiphiếu.

Sự ảm đạm của thị trường còn được thể hiện ngay trong quy mô giao dịch, vìtrong khoảng thời gian kể từ khi thị trường được thành lập đến tháng 05/2003, khối

lượng giao dịch của toàn thị trường một ngày chưa đến 100.000 cổ phiếu (mặc dù

thị trường lúc này đã có 26 công ty được niêm yết) Tính thanh khoản thấp khiến

nhà đầu tư thực sự chán nản và mệt mỏi khi cần bán để thu hồi vốn, chứ mong gì

nghĩ đến chuyện sẽ hiện thực hóa lợi nhuận các khoản đầu tư của mình thị trườngchứng khoán.

Sau ba năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ có

14.500 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó chỉ có 90 nhà đầu tư tổchức và 35 nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Ủy banChứng khoán Nhà nước thì trong 14.500 tài khoản này thì chỉ có trên dưới 1.000 tàikhoản chứng khoán là có giao dịch thường xuyên.

Các thể chế tài chính trung gian vẫn còn quá ít ỏi Tính đến cuối năm 2003, mớichỉ có 13 Công ty Chứng khoán, 2 Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư, 5 Ngân hàng lưuký và 1 một Ngân hàng chỉ định thanh toán là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam Các Công ty Chứng khoán hoạt động chủ yếu là ở Tp.Hồ Chí Minh và HàNội Lúc này, nghiệp vụ môi giới là nghiệp vụ chủ yếu của các Công ty Chứngkhoán còn hoạt động của các nghiệp vụ khác (như bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu

tư…) hầu như còn rất hạn chế và nhỏ bé.

Sự yếu kém của thị trường chứng khoán còn thể hiện ngay trong chức năng cơbản của nó là huy động vốn Và chính các doanh nghiệp niêm yết trên sàn trong giai

đoạn này cũng chưa có thói quen huy động vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu.

Theo thống kê, thì đến cuối năm 2003, mới chỉ có 5 công ty niêm yết phát hànhthêm cổ phiếu mới để huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thêm vốn

điều lệ của doanh nghiệp.

Năm 2004 được đánh giá là thời gian giá cổ phiếu dần hồi phục sau giai đoạn

suy giảm trong các năm 2002 và 2003 Giao dịch cổ phiếu trên sàn có xu thế ổn

Trang 21

định hơn, các cổ phiếu hầu như không có biến động lớn Chỉ số VN-Index ở mức239,29 điểm (ngày 31/12/2004), tăng hơn 72 điểm so với cùng thời điểm này củanăm 2003 (166,94 điểm).

Tính đến cuối 2004, tổng số tài khoản của các nhà đầu tư mở tại các công ty

chứng khoán là 20.300 tài khoản Điểm nổi bật là bên cạnh việc đầu tư cổ phiếu,

nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển mạnh sang giao dịch trái phiếu (chiếm 48% tổng

giá trị giao dịch của những đối tượng này) Tính thanh khoản của thị trường cũng

được nâng lên Khối lượng giao dịch tăng mạnh trong năm 2004 với tổng giá trị gần

20.000 tỷ đồng (bình quân 80 tỷ đồng/phiên), tăng 6,6 lần so với 2003 Các nhà đầu

tư có tổ chức đóng vai trò quan trọng đối với giao dịch chứng khoán trên thị trường

tập trung: tuy chỉ chiếm trên 1% về số lượng nhưng các nhà đầu tư có tổ chức lạichiếm gần 39% tổng giá trị giao dịch của năm 2004.

Bước sang năm 2005, hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự

khởi sắc hơn so với những năm trước đó, quy mô thị trường được mở rộng, lòng tincủa nhà đầu tư đối với thị trường được nâng lên, do tình hình sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp niêm yết có sự tăng trưởng cao cả về vốn, doanh thu và lợinhuận.

Bên cạnh đó, Nhà nước đã đẩy mạnh cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp lớn, tổchức đấu giá công khai qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán nhiều doanh nghiệplớn của ngành điện lực như Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, Thủy điệnThác Bà, Nhiệt điện Phả Lại, Điện lực Khánh Hòa Các doanh nghiệp này đã làm

gia tăng đáng kể lượng hàng hóa cho thị trường chứng khoán.

Năm 2005 cũng là năm có nhiều thay đổi trong chính sách liên quan đến thịtrường chứng khoán theo hướng ngày càng hoàn thiện, nhất là đối với nhà đầu tưnước ngoài Cụ thể là đã nới lỏng tỷ lệ sở hữu từ 30% lên 49% đối với các nhà đầutư nước ngoài, cho phép các tập đoàn bảo hiểm như Prudential, Manulife và một số

tổ chức liên doanh thành lập công ty quản lý quỹ ở Việt Nam, cấp phép lưu ký choTập đoàn CitiGroup, cho phép chuyển các xí nghiệp liên doanh thành công ty cổ

Trang 22

phần và một số doanh nghiệp này đang hoàn tất hồ sơ niêm yết trên Trung tâm giaodịch chứng khoán.

Tóm lại: trong giai đoạn này, sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu được thể hiện ở những đặc điểm sau:

 Thị trường chứng khoán lúc này chưa chứng tỏ được vai trò của nó là kênh

huy động vốn quan trọng đáp ứng cho sự phát triển của đất nước.

 Công tác phổ cập kiến thức, thông tin về chứng khoán còn nhiều hạn chế

nên người dân còn tỏ ra xa lạ và với chứng khoán và thị trường chứng

ngân hàng, bưu chính viễn thông, …) nên biến động của VN-Index chưa

thực sự là hàn thử biểu cho nền kinh tế.

 Một số Công ty sau khi niêm yết đã bộc lộ những yếu kém trong quản trị

kinh doanh, đầu tư không hiệu quả, ảnh hưởng niềm tin của giới đầu tư.

khuyết và khuyết điểm khi văn bản pháp quy cao nhất cho thị trường chỉmới dừng lại ở cấp nghị định Luật chứng khoán vẫn chưa ra đời để tạo ramột môi trường pháp lý ổn định, rõ ràng hơn trong lĩnh vực đầu tư chứngkhoán.

2.2 Giai đoạn 2006 - 2007:

Sau một thời gian dài đóng băng, thị trường chứng khoán Việt Nam chợt bùng

lên tăng trưởng mạnh mẽ từ cuối năm 2005 Lúc này, thị trường chứng khoán như là

một ma lực thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư Từ các bà nội trợ, thay vìlo chuyện chồng con bếp núc lại hằng ngày túc trực trên sàn; các bác hưu trí tranhthủ tiền nhàn rỗi và thời gian để tham gia đầu tư sinh lợi; giới sinh viên thể hiện sự

Trang 23

nhạy bén và năng động bằng việc cùng nhau góp vốn tham gia đầu tư đến các côngnhân viên chức tranh thủ thời gian mỗi sáng đến công sở cũng ghé ngang sàn để đặtlệnh Thậm chí cả những anh xe ôm, chị bán bánh mì cũng bỏ nghề để trở thànhnhững môi giới chứng khoán OTC.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, những thông tin về chứng khoán xuất

hiện một cách rộng rãi với tần suất ngày một nhiều và đi đâu cũng nghe người tabàn luận về chứng khoán, về cổ phiếu này cổ phiếu nọ Ở Việt Nam, chưa bao giờ

đề tài về chứng khoán lại trở nên sôi động đến như vậy Nó thật sự đã đi vào đời

sống thường nhật của người dân và cũng là câu chuyện, một đề tài nóng bỏng để họbàn bạc, trao đổi nhau mỗi khi gặp mặt.

Vào thời điểm này người ta tranh nhau mua chứng khoán với cùng suy nghĩ là

“mua là thắng, ai giữ cổ phiếu là tiên và là con đường để đổi đời nhanh chóng nhất”.

Với quan điểm đó, họ đã chen chúc, xô đẩy, tranh giành nhau để mong lệnh củamình vào sàn sớm nhất để có cơ hội mua được cổ phiếu Chưa bao giờ và chưa từngcó tiền lệ, cơn khát chứng khoán được đẩy lên cao trào đến như vậy Lúc này, ngườita tranh nhau mua mà chẳng hề quan tâm đến việc công ty phát hành thêm cổ phiếu

để làm gì? Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty như thế nào? Họ chỉ thích

những công ty chia cổ tức bằng cổ phiếu vì việc nắm giữ thật nhiều cổ phiếu sẽkhiến họ trở nên giàu có một cách nhanh chóng hơn.

Khi tất cả mọi người điều cùng chung một suy nghĩ thì sự thăng hoa nhanhchóng của VN-Index cũng chẳng có gì là xa lạ Cộng thêm vào đó là hàng loạt sựkiện trọng đại của đất nước trong cùng giai đoạn này đã làm cho tâm lý của nhà đầu

tư càng trở nên phấn khích một cách cao độ hơn bao giờ hết như sự kiện ngày

07/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO) và chỉ vài ngày sau đó, ngày 19/11/2006, Việt Nam tổ chứcthành công hội nghị APEC lần thứ 14 đã đem đến cho nhà đầu tư một kỳ vọng cao

hơn và tốt đẹp hơn về sự phát triển kinh tế của đất nước Nhưng cao trào hơn hết là

ngày 20/11/2006, Tổng thống Mỹ G.W.BUSH đến thăm Trung tâm Giao dịchChứng khoán Tp.Hồ Chí Minh, gặp gỡ các nhà lãnh đạo hàng đầu tại Việt Nam

Trang 24

khiến thị trường như bùng nổ sự hưng phấn Giá trị khớp lệnh của sàn Tp.Hồ ChíMinh lập tức lần đầu tiên vượt ngưỡng 21 triệu USD/ngày ngay sau khi Tổng thốngBush gõ chiêng mở cửa phiên giao dịch của thị trường.

Năm 2006, chỉ số VN-Index kết thúc ở mức 750 điểm và Việt Nam trở thành

quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị trường chứng khoán nhanh nhất thế giới với mức

148%/năm Cũng chính trong năm này, khi nhiều tỷ phú của Mỹ đến Việt Nam gặp

gỡ, tìm cơ hội hợp tác kinh doanh một số doanh nghiệp thì ngay lập tức giá cổ phiếucủa các công ty này phất lên nhanh chóng như “diều gặp gió” Cộng thêm vào đó làcác sự kiện về các tập đoàn lớn trên thế giới như Microsoft, Intel…đang tìm cơ hội

đầu tư kinh doanh ở Việt Nam đã càng làm củng cố thêm vào kỳ vọng phát triển

mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Những thông tin về Việt Nam như: thành tựu tăng trưởng kinh tế của những năm

trước đó, là điểm đến đầu tư hấp dẫn, nhân công giá rẻ, môi trường chính trị ổn định

và an toàn vào bậc nhất của thế giới…cũng là nguyên nhân cộng hưởng thêm cho sựbùng nổ tăng trưởng của thị trường chứng khoán từ cuối năm 2006.

Cơn sốt chứng khoán đã tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện

mạo hoàn toàn mới Năm 2006, vốn hóa của thị trường đã chiếm khoảng 22% GDP,

cao hơn mức 6.5% của năm 2005 Trên cả hai sàn giao dịch, số lượng công ty niêm

yết đã tăng lên 193 công ty và số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán đã tăng lên100.000 tài khoản Trong đó, số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài đã lêncon số trên 1.000 tài khoản Sự gia tăng này đã khiến cho tổng lượng vốn đầu tưgián tiếp vào Việt Nam tăng mạnh Theo ước tính đến cuối năm 2006, có khoảngtrên 1 tỷ USD được các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường cổ phiếu Số lượngcác thể chế tài chính trung gian cũng tăng lên nhanh chóng Cuối năm 2006, số

lượng các công ty chứng khoán đã tăng lên con số 55 và 18 công ty quản lý quỹ,cao hơn nhiều so với con số 14 và 06 của năm 2005.

Bước sang năm 2007, VN-Index tiếp tục lập kỷ lục mới khi hàn thử biểu đạtđỉnh 1.170.67 điểm vào ngày 12/03/2007 Thị trường chứng khoán theo đó cũng

mang một tầm vóc lớn hơn trước Cuối năm 2007, giá trị vốn hóa của toàn thị

Trang 25

trường đã lên đến 40% GDP (khoảng 30,7 tỷ USD) với 249 công ty niêm yết và

chứng chỉ quỹ trên cả hai sàn (HOSE: 138 và HASTC: 111).

Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán đã tăng lên con số hơn 330.000 tàikhoản và trong đó số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài là 7.000 tài khoản.Tổng số tiền mà khối ngoại bỏ vào thị trường là khoảng 3 tỷ USD nhưng nếu tính cả

lượng tiền để dành cho các đợt IPO thì vào khoảng 7 tỷ đến 10 tỷ USD Các định

chế tài chính trung gian tiếp tục gia tăng về số lượng khi toàn thị trường lúc này đãcó 74 công ty chứng khoán và 24 công ty quản lý quỹ Cùng với sự gia tăng của chỉsố VN-Index thì các công ty trên sàn cũng đã thành công lớn trong việc huy độngvốn thông qua thị trường chứng khoán Theo số liệu thống kê của Ủy Ban Chứng

khoán Nhà nước thì tổng lượng vốn huy động thông qua thị trường chứng khoántrong năm 2007 là hơn 63.000 tỷ đồng.

Tóm lại: giai đoạn 2006 – 2007 là giai đoạn đánh dấu sự bùng nổ tăng trưởng và

phát triển mạnh mẽ nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ khi hình thànhcho đến nay.

2.3 Giai đoạn 2008 – đến nay:

Ngày 10/10/2007, VN-Index đạt mức 1.104 điểm Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị

trường chứng khoán Việt Nam có thể tái lập ngưỡng 1.170 được xác lập vào ngày12/03/2007 Nhưng không ai ngờ rằng, phía trước chỗ họ đang đứng lại là một vực

sâu Sau hai tuần giằng co ở mức 1.100 điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt

đầu trượt dốc từ ngày 25/10/2007 và liên tục xuyên thủng các ngưỡng hỗ trợ để lập

ra những đáy mới của thị trường, lúc này chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam

ngày 24/02/2009, chỉ số VN-Index xuống mốc 234 điểm Đây là mức điểm thấpnhất của chỉ số này trong gần 48 tháng kể từ ngày 01/03/2005 Lúc này, các nhà đầu

tư cảm thấy hụt hẫng và bàng hoàng trước sự sụt giảm quá nhanh và quá mạnh của

thị trường.

Trang 26

Năm 2007, hầu hết mọi người điều rất vui mừng trước thành công của Việt Nam

trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài Những con số kỷ lục liên tục được phá vỡkhiến ai ai cũng cảm thấy phấn khởi và vui mừng Cuối năm, các cơ quan nhà nước,báo chí trích dẫn những con số FDI khổng lồ như một thành tích đáng tự hào.

Nhưng chính quy mô quá lớn của dòng vốn ngoại khiến các khiếm khuyết và

khuyết điểm của hệ thống tài chính Việt Nam bộc lộ và tổn thương Với hơn 6.5 tỷUSD vốn đầu tư trực tiếp và hơn 5.6 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp thì dòng vốnngoại đã chiếm hơn 10% GDP của Việt Nam trong năm 2007 Đấy là chưa kể đến 5tỷ USD kiều hối mà các kiều bào chuyển về Việt Nam để đầu tư nhất là đầu tư vàolĩnh vực bất động sản thì một quốc gia có nền kinh tế còn quá khiêm tốn như ViệtNam với GDP chỉ khoảng 72 tỷ USD thì không thể hấp thụ nổi lượng vốn đầu tư tolớn trên Hiện tượng dư thừa ngoại tệ đã gây nên những áp lực đối với cơ quan điềuhành chính sách tiền tệ ở Việt Nam Chỉ tính riêng trong 06 tháng đầu năm 2007,

Ngân hàng Nhà nước đã phải bỏ ra hơn 112.000 tỷ đồng để mua vào 7 tỷ USD

nhằm mục đích duy trùy tỷ giá hối đoái trên thị trường.

Một ngịch lý là trong khi một lượng vốn khổng lồ được bơm vào lưu thông thì

Ngân hàng Nhà nước lại chậm trễ trong việc thực thi các chính sách vô hiệu hóa

khiến lạm phát trong nền kinh tế tăng vọt Vào cuối năm 2007, lạm phát ở Việt Nam

đã vượt qua mốc hai con số đạt mức 12,63%/năm Trong 03 tháng đầu năm 2008,trước tình trạng dòng vốn ngoại tiếp tục được đổ vào thị trường Việt Nam trong khi

lạm phát lại không có dấu hiệu suy giảm (trong quý I/2008, lạm phát tiếp tục tănglên 19,39% so với cùng kỳ năm 2007) đã đẩy Ngân hàng Nhà nước rơi vào tìnhtrạng tiến thoái lưỡng nan, nên tiếp tục mua vào ngay dừng mua ngoại tệ !?! Nếutiếp tục mua vào ngoại tệ thì sẽ đẩy lạm phát tăng cao hơn nữa; còn ngược lại, nếudừng lại không mua, VND sẽ tăng giá, ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất khẩu Tình thế

lưỡng nan này đã buộc Ngân hàng Nhà nước bỏ chức năng người mua cuối cùng

vào cuối tháng 02 năm 2008 khiến VND tăng giá so với USD.

Tình hình càng tồi tệ hơn khi đây cũng chính là thời điểm kinh tế thế giới đangxảy ra các cơn sốt về giá Giá dầu, giá vàng, giá phôi thép, phân bón … đều tăng

Trang 27

mạnh kéo theo sự tăng giá các hàng hóa trong nước Lạm phát đã trở thành mộtthách thức, một bài toán khó đối với chính phủ Việt Nam trong giai đoạn này Đểthực hiện kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã phải thay đổi trong chính sách điều hànhbằng cách chuyển từ chính sách tiền tệ, tài khóa mở rộng sang thắt chặt như cắtgiảm đầu tư công, tăng lãi suất cơ bản và hút tiền về thông qua các công cụ tàichính, thực hiện mua ngoại tệ với khối lượng nhỏ giọt…Nhưng khó khăn khôngdừng lại ở đó, từ tháng 3/2008 những con số thâm hụt thương mại khổng lồ đãkhiến cho tình hình bị đảo ngược hoàn toàn Lượng ngoại tệ dư thừa trước đây naychuyển sang tình trạng khan hiếm Tỷ giá liên tục gia tăng khiến VND ngày càngmất giá Lúc này, thâm hụt thương mại của Việt Nam đã lên đến 17% GDP, thâmhụt ngân sách là 5% GDP và thị trường địa ốc đóng băng có thể sẽ đẩy Việt Namvào cuộc suy thoái cán cân thanh toán giống Thái Lan năm 1997.

Trước những biến động to lớn của tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, thị trường

chứng khoán Việt Nam đã sụt giảm mạnh mẽ trước hàng loạt các chính sách củaChính phủ như: rút ra 20.300 tỷ đồng thông qua tín phiếu bắt buộc vào ngày17/03/2008; liên tục tăng lãi suất cơ bản để hút tiền trong lưu thông và hạn chế chovay bằng việc khống chế mức tăng trưởng tín dụng không vượt quá 30% đối với các

Ngân hàng…Luồng tiền đột nhiên bị sụt giảm nhanh chóng đã làm cho hoạt động

sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp trở nên vô cùng khó khăn, vốn khả dụngcủa nền kinh tế cũng trở nên cạn kiệt… Lúc này ai có tiền mặt trong tay là “vua”

nên đã khiến các nhà đầu tư phải liên tục phải bán tháo cổ phiếu đẩy giá chứng

khoán rớt thê thảm và phong trào chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các Doanh nghiệp

được tôn vinh thay cho phong trào chi trả cổ tức bằng cổ phiếu như trước đây.Tuy nhiên, nguyên nhân không hoàn toàn đến từ những yếu tố vĩ mô của nền

kinh tế mà còn phát sinh từ chính những bất ổn trong nội tại của thị trường Chính

làn sóng đầu cơ đã tạo nên những bong bóng trên thị trường chứng khoán và lạm

phát là viên thuốc nổ làm nổ tung quả bóng đó Thị trường càng đi xuống, càng làmcho các nguồn lực bán tháo và “cắt lỗ” càng diễn ra mạnh mẽ đẩy giá chứng khoánxuống sâu và nhanh chóng hơn.

Trang 28

Đến tháng 05/2008, do thị trường giảm mạnh, nhiều hợp đồng cầm cố buộc phải

tiến hành giải chấp vì nhiều nhà đầu tư không có tiền để thanh toán Chính áp lực áplực giải chấp từ các hợp đồng cầm cố và repo cổ phiếu của các công ty chứng khoánvà ngân hàng là lực đẩy khịến thị trường suy giảm mạnh và nhanh chóng trong thờigian vừa qua Rất ít các nhà đầu tư mới muốn tham gia thị trường trong lúc này, các

nhà đầu tư cũ thì hầu như đã không còn nguồn để mua mới, lượng cầu cổ phiếu thì

yếu ớt trong khi áp lực bán mỗi ngày một tăng thêm đã làm cho thị trường chứngkhoán Việt Nam chìm sâu trong sắc đỏ VN-Index liên tục rơi từ đáy này xuống đáykhác thấp hơn trước.

Trước tình trạng lao dốc của thị trường chứng khoán, Chính phủ đã đề ra nhiều

biện pháp can thiệp nhằm cứu vãn tình thế như: hạ biên độ giao dịch chứng khoánxuống còn 1% tại HOSE và 2% tại HASTC hay chính sách kích cầu và giảm cungchứng khoán bằng việc cho phép Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà

nước (SCIC) mua vào cổ phiếu, được giao dịch trên nhiều tài khoản…nhưng vẫn

không mang lại hiệu quả.

Trong lúc thị trường chứng khoán Việt Nam còn đang ngổn ngang, rối rắm thìvào 09/2008 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lại bắt đầu khai hỏa bằng sự sụp

đổ của hàng loạt các định chế tài chính lớn của Mỹ như: Bear Stearn, LehmanBrothers, Merrill Lynch… đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo và

sụt giảm Thị trường chứng khoán Việt Nam lúc này vốn đã suy yếu lại gặp phải

cơn bão nhấn thị trường chìm sâu hơn.

Chỉ tính riêng trong năm 2008, chỉ số VN-Index đã mất đi gần 70% giá trị và trởthành thị trường tồi tệ nhất Châu Á Quy mô của thị trường bị “teo nhỏ” chỉ cònkhoảng gần 10 tỷ USD Trên thị trường sơ cấp, hoạt động huy động vốn trở nên khó

khăn, nhiều đợt IPO của các Tổng Công ty như Sabeco,Habeco… tỏ ra thất bại vàđặt ra nhiều thách thức cho mục tiêu cổ phần hóa của các Doanh nghiệp Nhà nước.

Các Công ty chứng khoán thì thua lỗ, nhiều công ty còn đứng bên bờ vực phá sảnmặc dù so với năm 2007, số lượng các công ty chứng khoán đã tăng từ 78 lên 102

trong năm 2008.

Trang 29

Bước sang năm 2009, tình hình trên thị trường chứng khoán Việt Nam so vớinăm 2008 vẫn chưa tươi sáng hơn là bao Đến 24/02/2009, thị trường chính thức

chạm đáy 234 điểm để rồi bật mạnh hồi phục lại mức 501.48 điểm vào ngày

08/06/2009 Trong giai đoạn hồi phục này, Vn-Index đã liên tục tạo ra nhiều yếu tố

bất ngờ, thú vị khi khối lượng và giá trị giao dịch liên tục thiết lập những kỷ lục mớivà giữ ở mức cao trong khoản thời gian dài Tính đến thời điểm hiện nay, Vn-Indexvẫn trong giai đoạn tích lũy và dao động trong mức 450 - 650 điểm, tính thanhkhoản vẫn ở mức cao với giá trị giao dịch bình quân trên 2.000 tỷ đồng/phiên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sơ lược qua 3 giai đoạn phát triển của thị trường, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng

tâm lý thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự thăng trầm của thị trườngchứng khoán Việt Nam Chính những yếu tố về tâm lý hành vi đã tạo ra một lực đẩycực mạnh nâng thị trường tăng nhanh, tăng mạnh và lên cao trong thời gian ngắn vàcũng chính nó là lực kéo ghìm thị trường xuống sâu một cách nhanh chóng.

Những nhân tố hành vi chi phối đến tâm lý thị trường chứng khoán Việt Namthì có nhiều, nhưng thông thường, là sự góp mặt của các nhân tố: hành vi bầy đàn,mua bán theo phong trào, sự lạc quan và bi quan quá mức trước các thông tin thị

trường, bám vào những kinh nghiệm, những tình huống điển hình trong quá khứ đểđánh giá thị trường hay sự quá tự tin về bản thân khi nhận định đúng về một sự việcđơn lẻ nào đó nhưng lại vô cùng ác cảm với những khoản lỗ một khi phạm phải sai

lầm, thiếu sót và một tâm lý tiếc nuối, lo âu khi mua không được cổ phiếu lúc thị

trường tăng điểm và bán không được cổ phiếu khi thị trường giảm điểm…Chương

tiếp theo của đề tài sẽ tiến hành phân tích sự tác động của các nhân tố hành vi này

đến quyết định của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường thông qua bảng câu hỏi

khảo sát và chương trình xử lý dữ liệu SPSS.

Trang 30

Như đã trình bày ở phần đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung

chủ yếu vào việc nghiên cứu sự tác động các nhân tố hành vi đến tiến trình ra quyết

định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

bằng mô hình khảo sát dựa trên hai khái niệm: Tâm lý dựa vào kinh nghiệm Thuyết kỳ vọng

3.2 Quy trình khảo sát

Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi

Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi thô (phụ lục 2) dựa trên nền tảng

các thông tin cần thu thập trong mô hình lý thuyết và các nghiên cứu vềhành vi tài chính có liên quan.

Giai đoạn 2: Chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng

góp của chuyên gia Phỏng vấn thử 10 nhà đầu tư cá nhân ngẫu nhiên đểkiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi, qua đó ghi nhận ý kiến ban

đầu của những người được khảo sát về sự tác động của các nhân tố hànhvi đến tiến trình ra quyết định đầu tư của mình.

Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi lần cuối, tiến hành gửi

bảng câu hỏi chính thức (phụ lục 1).

Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát

vấn đề kích thước mẫu là bao nhiêu, như thế nào là đủ lớn vẫn chưa được

Trang 31

xác định rõ ràng Hơn nữa, kích thước mẫu còn tùy thuộc vào các phươngpháp ước lượng sử dụng trong nghiên cứu cụ thể Theo một số nghiên

cứu, tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn khảo sát sẽ thích hợpnếu kích thước mẫu là 5 mẫu cho một ước lượng Mô hình khảo sát trongluận văn gồm 22 biến quan sát Do đó, số lượng mẫu cần thiết là từ 110mẫu trở lên Vậy số lượng mẫu dùng trong khảo sát là n=176 nên tính đạidiện của mẫu được đảm bảo cho việc khảo sát.

 Một trong những hình thức đo lường sử dụng phổ biến nhất trong nghiêncứu định lượng là thang đo Likert Nó bao gồm 5 cấp độ phổ biến từ 1

đến 5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của người trả lời Vì vậy, bảng câu

hỏi đã được thiết kế từ 1 là “Hoàn toàn đồng ý” đến 5 là “hoàn toànkhông đồng ý”.

Bước 3: Gửi phiếu điều tra đến nhà đầu tư

200 phiếu điều tra được phát đến tay nhà đầu tư tại quầy giao dịch củaCông ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt và các Công ty Chứng khoán

khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ nhiệt tình của

các anh, em môi giới là bạn bè, đồng nghiệp với tác giả Các nhà đầu tưnhận phiếu điều tra đều được lựa chọn một cách ngẫu nhiên khi đến giaodịch tại sàn Bản Việt và các sàn giao dịch chứng khoán khác trên cùng

địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 4: Nhận kết quả trả lời

Do các phiếu điều tra được gửi tận tay các nhà đầu tư nên họ có thể trả lờingay và gửi lại cho tác giả hoặc bạn bè, đồng nghiệp của tác giả ngay sau

khi nhà đầu tư hoàn tất các câu trả lời của mình trên phiếu khảo sát.

Bước 5: Thu nhận phản hồi từ phía nhà đầu tư

Đã có 200 phiếu điều tra được thu nhận, với tỷ lệ phản hồi là 100%, trongđó có 24 phiếu bị loại do không hợp lệ Do đó, số lượng mẫu còn lại đểđưa vào phân tích là 176 phiếu.

Bước 6: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS

Trang 32

Nội dung dữ liệu:

Dữ liệu bảng câu hỏi được thiết kế như sau:Section 1: Một số thông tin về khách hàng:

Q1: Thời gian tham gia thị trường chứng khoánQ2: Vốn đầu tư chứng khoán

Q3: Chiến lược đầu tư

Q4: Sự tác động của các nhân tố tâm lý đến tiến trình ra quyết định đầu tưSection 2: Các nhân tố hành vi tác động đến tiến trình ra quyết định đầu tư.

Mã hóa dữ liệu:

Sau khi thu thập được số lượng mẫu thích hợp, tác giả sử dụng công cụ SPSS đểphân tích dữ liệu với các thang đo được mã hóa như trong bảng dưới đây và kết quảchi tiết sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.

Bảng 3.1 : Tổng hợp các thang đo được mã hóa

1T Thời gian tham gia thị trường chứng khoán

4B Sự tác động của nhân tố tâm lý đến tiến trình ra quyết định đầu tưTÂM LÝ DỰA VÀO KINH NGHIỆM

Tình huống điển hình

5RP1 Tôi cho rằng việc đầu tư vào các cổ phiếu đang “hot” trên thị trường dù có nhiều rủi ro

nhưng là cách đầu tư mang lại hiệu quả sinh lời nhanh nhất

6RP2 Cổ phiếu đã có kết quả tăng trưởng tốt trong quá khứ thường sẽ có sự tăng trưởng tốttrong tương lai

Quá tự tin

7OV1 Tôi nghĩ rằng mình hoàn toàn có đủ kiến thức và kinh nghiệm để tự phân tích và dự báovề tình hình thị trường

Bám vào những giá trị đã thiết lập

Ngày đăng: 09/11/2012, 08:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Sử Đình Thành, (2008), “Đề cương Bài giảng về Kinh tế học hành vi” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đề cương Bài giảng về Kinh tế học hành vi
Tác giả: Sử Đình Thành
Năm: 2008
2) Dan Ariely, (2009), “Phi lý Trí – Khám phá những động lực vô hình ẩn sau các quyết định của con người”, Nhà Xuấn Bản Lao Động Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phi lý Trí– Khám phá những động lựcvô hìnhẩn sau cácquyết định của con người”
Tác giả: Dan Ariely
Năm: 2009
3) Vương Quân Hoàng, “Một số sai lầm của nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam”, http://www.saga.vn/view.aspx?id=572 , 21/12/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số sai lầm của nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam”
4) Saga.vn, “Tài chính học hành vi – Tâm lý bầy đàn và Thị trường chứng khoán Việt Nam”, http://www.saga.vn/view.aspx?id=295, 19/04/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tài chính học hành vi – Tâm lý bầy đàn và Thị trường chứng khoánViệt Nam”
5) Phạm Chí Dũng, “Tâm lý đám đông hay tâm lý bầy đàn”, http://vneconomy.vn/70526P0C7/tam-ly-dam-dong-hay-tam-ly-bay-dan.htm,27/04/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tâm lý đám đông hay tâm lý bầy đàn”
6) “Cổ phiếu vàng Việt Nam”, (2009), Nhà Xuất Bản Thông Tấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cổ phiếu vàng Việt Nam”
Tác giả: “Cổ phiếu vàng Việt Nam”
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Thông Tấn
Năm: 2009
7) Nguyễn Viết Lâm, (2008), “Giáo trình nghiên cứu Marketing”, Nhà Xuất Bản Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình nghiên cứu Marketing”
Tác giả: Nguyễn Viết Lâm
Nhà XB: Nhà Xuất BảnĐại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2008
8) Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, Nhà Xuất Bản Thống Kê.2. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứuvới SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Thống Kê.2. Tiếng Anh
Năm: 2008

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 : Hàm giá trị của Kahneman và Tversky - Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư các nhân
Hình 1.1 Hàm giá trị của Kahneman và Tversky (Trang 12)
Bảng 3.2 : Thống kê mô tả thời gian tham gia thị trường chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân Tp.Hồ Chí Minh: - Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư các nhân
Bảng 3.2 Thống kê mô tả thời gian tham gia thị trường chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân Tp.Hồ Chí Minh: (Trang 34)
Bảng 3.3 : Thống kê mô tả số vốn đầu tư vào thị trường của nhà đầu tư cá nhân - Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư các nhân
Bảng 3.3 Thống kê mô tả số vốn đầu tư vào thị trường của nhà đầu tư cá nhân (Trang 35)
Bảng 3.4 : Thống kê mô tả chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân - Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư các nhân
Bảng 3.4 Thống kê mô tả chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân (Trang 36)
Bảng 3.6 : Thống kê mô tả các nhân tố hành vi tác động đến tiến trình ra quyết định của các nhà đầu tư cá nhân Tp.Hồ Chí Minh - Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư các nhân
Bảng 3.6 Thống kê mô tả các nhân tố hành vi tác động đến tiến trình ra quyết định của các nhà đầu tư cá nhân Tp.Hồ Chí Minh (Trang 38)
Bảng 3.7 : Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến quan sát - Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư các nhân
Bảng 3.7 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến quan sát (Trang 39)
Bảng  3.7  có  hệ  số  Cronbach's  Alpha  =  0.913  và  hệ  số  tương  quan  tổng  biến (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các biến quan sát đều trên 0.3 cho thấy các nhà đầu tư đánh giá các biến quan sát này khá nhất quán. - Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư các nhân
ng 3.7 có hệ số Cronbach's Alpha = 0.913 và hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các biến quan sát đều trên 0.3 cho thấy các nhà đầu tư đánh giá các biến quan sát này khá nhất quán (Trang 40)
Bảng 3.10 : Phân tích phương sai tổng thể - Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư các nhân
Bảng 3.10 Phân tích phương sai tổng thể (Trang 42)
Bảng 3.11 : Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc - Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư các nhân
Bảng 3.11 Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc (Trang 44)
Bảng 3.12 : Ma trận tương quan giữa các nhân tố - Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư các nhân
Bảng 3.12 Ma trận tương quan giữa các nhân tố (Trang 46)
Bảng 3.13 : Tóm tắt mô hình hồi quy - Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư các nhân
Bảng 3.13 Tóm tắt mô hình hồi quy (Trang 47)
Bảng 3.14 : Kết quả kiểm định Anova - Phân tích tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư các nhân
Bảng 3.14 Kết quả kiểm định Anova (Trang 50)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w