1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến nền kinh tế việt nam giai đoạn 2007 2010

30 957 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 493 KB

Nội dung

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam - một nền kinh tế có tốc độ phát triển rất nhanh hiện nay - đang làmột thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.. Là một hình thức đầu tư dài hạn từnướ

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việt Nam - một nền kinh tế có tốc độ phát triển rất nhanh hiện nay - đang làmột thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài Những năm gần đây, ViệtNam đang đứng trước cơ hội rất lớn về thu hút vốn đầu tư trực tiếp khi hàng loạt dự

án đầu tư nước đã và đang chờ được cấp phép Là một hình thức đầu tư dài hạn từnước ngoài vào trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI không những đóngvai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế mà còn có những tác động tíchcực đến đời sống xã hội Tại Việt Nam, FDI đã góp phần bổ sung vào nguồn vốnđầu tư xã hội và cân bằng cán cân thanh toán, qua đó tạo sự ổn định và thúc đẩy kinh

tế tăng trưởng Bên cạnh đó, FDI còn thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ,nâng cao hiệu quả sản xuất trong các doanh nghiệp nước ta, qua đó tăng cườngchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa

Với nỗ lực cải tiến các chính sách, thủ tục và luật pháp về đầu tư, Việt Namđang thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài đồng thời thể hiện sự coitrọng đối với vốn đầu tư FDI Tuy nhiên, do những nguyên nhân cả khách quan lẫnchủ quan, Việt Nam cũng phải đối mặt với nguy cơ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

bị giảm thiểu về chất lượng và số lượng Vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta phải có

sự nghiên cứu đánh giá về thực trạng huy động và hiệu quả sử dụng vốn FDI hiệnnay qua đó phân tích tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút và tận dụng vốnFDI nhằm giữ vững sự bình ổn và thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam

Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này em đã chọn đề tài “Phân tích tác độngcủa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến sự phát triển kinh tế ở Việt Nam giaiđoạn 2007-2010”

Trang 2

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Namgiai đoạn 2007-2010 nhằm đề ra giải pháp sử dụng và thu hút vốn đầu tư FDI đạthiệu quả cao

2.2 Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu vai trò của vốn FDI đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Phân tích thực trạng việc vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút và sử dụng có hiệuquả vốn đầu tư FDI

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Dữ liệu thu thập là dữ liệu thứ cấp được thu thập trên báo chí, internet

3.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh để tìm hiểuthực trạng

- Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được để đánhgiá thực trạng và phân tích yếu tố ảnh hưởng từ đó đưa ra giải pháp

Trang 3

4.3 Đối tượng

Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2007-2010

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ FDI

1.1 Một số khái niệm:

1.1.1 Khái niệm FDI

Vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùngvới quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với cáccông cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản màngười đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó,nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công tycon" hay "chi nhánh công ty”

Nói cách khác, FDI là một hình thức di chuyển vốn quốc tế, trong đó ngườichủ sở hữu vốn đồng thời cũng là người trực tiếp quản lý và điều hành quyền sửdụng vốn

Như vậy, FDI là một bộ phận cấu thành của vốn đầu tư quốc gia

1.1.2 Các hình thức FDI

1.1.2.1 Phân theo bản chất đầu tư

a) Đầu tư phương tiện hoạt độngb) Mua lại và sát nhập

1.1.2.2 Phân theo tính chất dòng vốn

a) Vốn chứng khoán

b) Vốn tái đầu tư

Trang 5

c) Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ

1.1.2.3 Phân theo động cơ của nhà đầu tư

a) Vốn tìm kiếm tài nguyênb) Vốn tìm kiếm hiệu quảc) Vốn tìm kiếm thị trường

1.2 Khái quát về vai trò của FDI đến sự phát triển kinh tế

1.2.1 Tác động tích cực

Tăng cường cơ hội và đa dạng hoá phương thức đầu tư, là nguồn vốn chủ yếu

hỗ trợ cho phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển

Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của người dân

Thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất.Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là quá trình côngnghiệp hóa hiện đại hóa ở các nước đang phát triển

Gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường và làm hao tốn tài nguyên , đặc biệt

là đất nông nghiệp, tại nước nhận đầu tư

Trang 6

0 10 20 30 40 50 60 70

Vốn Đăng Kí Vốn Thực Hiện

NÀY ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

2.1 Thực trạng vốn đầu tư FDI trong giai đoạn 2007-2010

2.1.1 Khái quát thực trạng vốn đầu tư FDI giai đoạn 2007-2010

Với việc chính thức gia nhập WTO, tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoàicủa Việt Nam giai đoạn 2007-2010 đã có sự biến chuyển đáng kể với lượng vốn đầu

tư FDI tăng một cách rõ nét Đặc biệt, trong khảo sát triển vọng đầu tư thế giới củaUNCTAD 2007-2009, Việt Nam xếp thứ 6 trong số nền kinh tế hấp dẫn nhất trongthu hút đầu tư FDI Và hiện đang xếp thứ 12 theo báo cáo mới nhất của diễn đànThương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (Unctad)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Đồ thị 1 TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI Ở VIỆT NAM

Trang 7

GIAI ĐOẠN 2007-2010

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài)

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010, nếu không tính lũy kế , tổng vốnđăng ký FDI của nước ta là trên 116 tỷ đô la Mỹ, trong đó mức vốn đăng ký kỷ lục

là vào năm 2008 chiếm khoảng 67 tỷ đô la Mỹ, gấp 3 lần so với con số đang ký năm

2007 Tuy nhiên, lượng vốn đăng ký đã giảm xuống xấp xỉ 21,48 tỷ đô la Mỹ năm

2009 được giải thích chủ yếu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,

và trong năm 2010 lượng vốn đầu tư nước ngoài đã tiếp tục giảm với vốn đăng kývào khoảng 18,59 tỷ đô la bằng 86.55% năm 2009

Dù có những dấu hiệu giảm nhẹ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, xét trêntoàn thời kỳ sau khi gia nhập WTO, lượng vốn FDI đầu tư vào nước ta đã có sự giatăng mạnh với tổng vốn FDI đăng ký trong giai đoạn 2007-2009 tăng gấp 3,5 lần sovới thời kỳ 2001-2006

Tuy vậy, mặc dù quy mô của vốn đăng ký tăng nhanh, nhưng vẫn còn sựchênh lệch lớn giữa con số đăng ký và thực hiện, tình trạng tương tự cũng xảy ra đốivới con số thực hiện và giải ngân.Trong khi đó, trên thực tế, con số vốn đăng kýkhông có nhiều ý nghĩa trong việc hoạch định chính sách mà chính con số thực hiệnmới thể hiện tình hình đầu tư và sử dụng FDI trên thực tế Đặc biệt và giữ vai tròquan trọng nhất, con số giải ngân thể hiện dòng vốn thực sự đầu tư từ nước ngoàivào và thể hiện trên cán cân thanh toán quốc tế, không bao gồm số vốn của đối táctrong nước hay ngân hàng trong nước, do đó chính con số giải ngân mới thể hiệnchính xác nhất sự đóng góp của FDI đối với nền kinh tế Tuy vậy, con số giải ngânlại không được sử dụng chính thức trong báo cáo đầu tư FDI của nước ta hiện nay

Do vậy, việc sụt giảm lượng vốn đầu tư đăng ký chưa thể nói lên sự sụt giảmcủa tình trạng thu hút và sử dụng FDI tại nước ta vì trên thực tế, song song với sự

Trang 8

sụt giảm này là tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký Điển hình, lượng FDI đăng kýnăm 2009 giảm mạnh so với 2008, nhưng ngược lại tỷ lệ vốn thực hiện trên vốnđăng ký năm 2009 và năm 2010 tăng đáng kể đã chứng tỏ Việt Nam đang từng bướctăng hiệu quả giải ngân nguồn vốn đầu tư FDI

Đồ thị 2 : TỶ LỆ VỐN THỰC HIỆN TRÊN VỐN ĐĂNG KÝ TẠI VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2007-2010

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài)

Song song với lượng vốn FDI dồi dào ở nước ta là sự mở rộng về quy mô, sốlượng của các dự án, doanh nghiệp FDI ở Việt Nam trong cùng kỳ Số dự án FDI đãtăng lên từ khoảng 120 dự án đi vào hoạt động sản xuất năm 2005 lên đến xấp xỉ

839 dự án FDI đăng ký mới năm 2009 Bước sang năm 2010, lượng dự án đăng kýmới là 969 dự án đăng ký cấp mới vượt 5,49% so vướt năm 2009

Không chỉ mở rộng về số lượng, giai đoạn 2007-2010 cũng chứng tỏ sự pháttriển về quy mô của các dự án FDI ở Việt Nam Nếu như vào năm 2007, một dự ánFDI có tổng vốn đầu tư vài trăm triệu sẽ được coi là dự án quy mô lớn thì vào năm

2009, dự án khu du lịch sinh thái bãi biển Rồng lại có số vốn đăng ký lên đến 4,15 tỷ

2007 2008 2009

46,56%

17.91%

37.56%

Trang 9

USD, đặc biệt 5 dự án quy mô nhất của năm 2009 đều có tổng số vốn đăng ký trên 1

tỷ USD Đây có thể được xem là một tín hiệu đáng mừng về khả năng thu hút vốnđầu tư vào các dự án lớn ở nước ta

2.1.2 Cơ cấu về vốn đầu tư FDI phân theo quốc gia đầu tư

Trang 10

ĐỒ THỊ 3: 20 QUỐC GIA CÓ SỐ VỐN ĐẦU TƯ LỚN NHẤT VÀO VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1990 – 2010

Và năm 2010, có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.Singapore vươn lên dẫu đầu các nhà đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng

ký cấp mới và tăng thêm là 4,43 tỷ USD chiếm 23,8 % tổng vốn đầu tư vào ViệtNam; Hà Lan đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm trên2,37 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ 3 vớitổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,36 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu

tư vào Việt Nam

Trang 11

ĐỒ THỊ 4 TÌNH HÌNH VỐN VÀ DỰ ÁN FDI ĐĂNG KÝ TẠI VIỆT NAM NỬA ĐẦU NĂM 2010 PHÂN THEO QUỐC GIA ĐẦU TƯ

(Nguồn: http://vietpartners.com/statistic-fdi.htm)

Đặc biệt, trong danh sách 500 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới do tạpchí uy tín Fortune 500 công bố, hiện có trên 110 các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) đãđầu tư vào Việt Nam Điều này chứng tỏ Việt Nam đã tạo được thành công trongviệc thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư lớn và có uy tín trên toàn thế giới

2.1.3 Cơ cấu vốn đầu tư FDI theo địa phương

Nhìn chung, cả trong giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO, sự phân bổcủa lượng vốn đầu tư FDI giữa các vùng miền là không đều, thậm chí có sự chênh

Trang 12

lệch rõ rệt giữa vùng trọng điểm và các địa phương khác Số liệu thống kê cho thấynhững vùng kinh tế trọng điểm như TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu và PhúYên lien tục đứng trong top 10 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI trong khikhu vực Tây Nguyên vốn là một vùng khó khăn cần sự đầu tư thì lại chiếm tỷ trọngquá nhỏ trong tổng cơ cấu đầu tư.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2007 10 địa phương dẫn đầu vềthu hút vốn đầu tư nước ngoài là Hà Nội với số vốn đăng ký 2,5 tỷ USD, chiếm11,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; Đồng Nai đứng thứ 2, chiếm 11,3%; TP Hồ ChíMinh đứng thứ 3, chiếm 10,6% ; Bình Dương đứng thứ 4, chiếm 10,5% về tổng vốnđầu tư đăng ký; Phú Yên đứng thứ 5, chiếm 7,9%; Bà Rịa-Vũng Tàu đứng thứ 6,chiếm 5,2%; Vĩnh phúc đứng thứ 7, chiếm 4,9%; Đà Nẵng đứng thứ 8, chiếm 4,4%;Long An đứng thứ 9 chiếm 3,8% và Hậu Giang đứng thứ 10, chiếm 2,9%

Trong năm 2008, trừ 8 dự án thăm dò, khai thác dầu khí (chiếm 17,5% tổngvốn đăng ký), tỉnh Ninh Thuận đứng đầu về số vốn đăng ký do có dự án liên doanhsản xuất thép giữa tập đoàn Lion Malaysia với Vinashin tổng vốn đăng ký 9,79 tỷUSD, Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ 2 trong số 43 địa phương của cả nước, có 4 dự

án, tổng vốn đăng ký 9,35 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng vốn đăng ký

Trong năm 2009, Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn FDI lớnnhất trong năm 2009, với 6,74 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm Tiếp theo làQuảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt

là 4,2 tỷ USD; 2,6 tỷ USD; 2,37 tỷ USD và 1,7 tỷ USD

Trang 13

ĐỒ THỊ 5 : TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VỐN FDI 2010 THEO ĐỊA PHƯƠNG

(Nguồn : Cục Đầu Tư nước ngoài)

Đến năm năm 2010, Quảng Nam là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNNnhất trong năm 2010 với 4,2 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 22.58%.Tiếp theo là Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An vớiquy mô vốn đăng ký lần lượt là 2,56 tỷ USD, 2,2 tỷ USD USD, 2 tỷ USD và 1,3 tỷUSD

Trong số các dự án cấp mới trong 12 tháng năm 2010, đáng chú ý có các dự

án lớn được cấp phép là: dự án dự án Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khunghỉ dưỡng Nam Hội An) do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Quảng Nam với tổngvốn đầu tư 4 tỷ USD Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệtđiện Mông Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu

tư là 2,1 tỷ USD; Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tạiNghệ An với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea củaHoa Kỳ, mục tiêu xây dựng, kinh doanh Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâmthương mại, kinh doanh bất động sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu

tư 902,5 triệu USD

Trang 14

BẢNG 1: 10 ĐỊA PHƯƠNG THU HÚT VỐN FDI CAO NHẤT NĂM 2010

(Nguồn: http://www.vnbusiness.vn )

Nguyên nhân dẫn đến mất cân đối trong thu hút đầu tư giữa các vùng có thể

lý giải dựa trên sự khác biệt lẫn trước mắt và lâu dài giữa các vùng miền, địaphương về chính sách thu hút đầu tư, điều kiện hạ tầng cơ sở hay tiến trình hoạchđịnh của nhà nước Tuy việc đầu tư vào địa phương dựa chủ yếu và điều kiện, khảnăng thu hút các nhà đầu tư của chính địa phương ấy, nhưng về lâu dài nếu không có

sự can thiệp định hướng của Nhà Nước, nguồn vốn FDI sẽ chỉ phân bổ tập trung màkhông dàn trải trên cả nước, gây mất cân bằng trong phát triển của quốc gia

Trang 15

2.1.4 Thực trạng về vốn đầu tư FDI phân theo ngành nghề

Đơn vị tính: triệu USD

Chêch lệch 2008 2009

Chêch lệch 2009 2010 Tương

-đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

hàng 1.350,2 9.156,8 308,8 678,18 7806.6 3,37 -8.848,00Giáo dục đào tạo 86,7 30,4 35,6 35,06 -56,3 171.1 5.2

KD bất động sản 23.703 7.808,4 6.842,7 32,94 -1.5894,6 87,63 -965,70 Ngành khác 318 801,5 1619,4 252,04 483,5 202.05 817.9

BẢNG 2: TÌNH HÌNH THU HÚT FDI THEO NGÀNH NGHỀ TỪ 2008 – 2010

(Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Kế Hoạch – Đầu tư)

Nhìn chung trong cả giai đoạn này, lĩnh vực công nghiệp vẫn chiếm vị trí dẫnđầu về thu hút vốn FDI nhưng cơ cấu đầu tư đang từng bước chuyển sang lĩnh vựcdịch vụ với tiêu điểm là bất động sản Từ chỗ chiếm 44,5% tổng đầu tư năm 2007, tỷ

lệ ngành dịch vụ trong tổng vốn đăng ký FDI đã lên đến 53,7% năm 2009 Đây cóthể được coi là một bước tiến dài trong lĩnh vực dịch vụ do trong những năm đầu đổimới, tỷ lệ FDI phân bổ vào ngành dịch vụ luôn ở mức dưới 20% Sang 9 tháng đầunăm 2010, lĩnh vực công nghiệp chế biến trở lại chiếm vị trí dẫn đầu với 30,2% vốn

Trang 16

đăng ký nhưng lĩnh vực kinh doanh bất động sản dù ít dự án nhưng vẫn chiếm tỷ lệkhá cao trong tổng vốn đăng ký với 22,6%

Trong năm 2007, vốn đầu tư đăng ký (cấp mới và tăng vốn) tập trung tronglĩnh vực công nghiệp, chiếm 54,9% tổng vốn đầu tư đăng ký Tiếp theo là lĩnh vựcdịch vụ, chiếm 44,5% Số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp Sang năm

2008, khoảng cách giữa công nghiệp và dịch vụ đã được thu hẹp với vốn đăng kýmới vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 572 dự án, tổng vốn đăng ký 32,62 tỷUSD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký; tiếp đến là lĩnhvực dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự

án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký

Sau đó, vào năm 2008, vốn FDI được phân bổ nhiều nhất vào lĩnh vực côngnghiệp và xây dựng, với 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự

án, tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu

tư đăng ký, Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp

Tuy nhiên, xu hướng đầu tư đã thay đổi trong năm 2009 Trong ba lĩnh vựcdẫn đầu về thu hút vốn FDI năm 2009, dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng) trởthành lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷUSD vốn cấp mới và tăng thêm Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư

là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD Kinh doanhbất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm Đứng thứ ba

là lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo với số vốn đăng ký đạt 2,97 tỷ USD,trong đó có 2,2 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm

Ngày đăng: 31/08/2015, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w