1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam

95 542 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANHCAO MINH HẢI PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA D

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

CAO MINH HẢI

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

CAO MINH HẢI MSSV: 4105194

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

11 -2013

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Công cha, nghĩa me, ơn thầy!

Trước khi tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp này, tôi có một cảm giác lo sợ

và lạc lõng Không phải sợ rằng không hoàn thành được bài viết, sợ khó khăn gặp phải trong việc thực hiện nghiên cứu của mình, mà tôi sợ phải rời xa mái trường để bước chân vào xã hội đầy sóng gió Ở đó khi vấp ngã bạn không thể chỉ đơn giản là có thể đứng lêm và thử làm lại, mà khi đó bạn phải đánh mất những thứ quan trọng của đời mình Bạn phải học cách ngã và đứng lên một

mình!

Những kiến thức, kỹ năng mà tôi có được liệu có thể giúp tôi đứng vững vàng khi trước những cơn sóng lớn Liệu tôi có thể điều khiển con thuyền lướt qua những con sóng để cập đến bến bờ vinh quang Trước những suy nghĩ băn

khoăn của mình, tôi lo sợ

Thầy cô! Người thầy đầu tiên của cuộc đời tôi đã động viên, đã cho tôi những lời khuyên nhủ thật hữu ích giúp tôi mạnh mẽ lên, giúp tôi có được động lực và tự tin vào chính mình Xin chân thành gửi đến thầy lòng biết ơn sâu sắc và nguyện cố gắng để không phụ lòng thầy cô! Với vai trò một đứa

con, con sẽ cố gắng để không phụ lòng cha mẹ

Kiến thức phổ thông và sau bốn năm dưới mái trường Đại học vẫn chưa

đủ cho tôi hoàn thành được tốt bài tốt nghiệp của mình Khi đó, tôi lại nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ một người thầy! Người đã hết lòng giúp tôi hoàn thành được bài tốt nghiệp của mình Thầy tỉ mỉ xem xét hướng dẫn cho cậu sinh viên đến từng nét chữ, từng dấu chấm, dấu phẩy,…Hướng dẫn gợi ý và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi có thể hoàn thành tốt bài viết của mình Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Lê Thông cho tất cả lòng yêu nghề, sự tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để có thể

hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp

Lời cuối cùng tôi xin gửi đến toàn thể quý thầy cô đã giúp đỡ, truyền dạy kiến thức cho em trong suốt quá trình theo học tại trường, cũng như giúp đỡ,

Trang 4

tạo điều kiện khi em gặp khó khăn Cảm ơn các bạn trong lớp Ngoại thương k36 đã hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp của mình, cảm ơn sự chia sẻ từ các bạn để chúng ta có thể vững vàng bước vào đời và để khi ngồi nhớ lại những ký ức ngày xưa, chúng ta sẽ mỉm cười cho hạnh phúc

Ngày… tháng … năm …

Sinh viên thực hiện

CAO MINH HẢI

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất

kỳ đề tài khoa học nào

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …

Sinh viên thực hiện

CAO MINH HẢI

Trang 6

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

 Họ và tên người hướng dẫn: Phạm Lê Thông

 Học vị: Tiến sĩ

 Chuyên ngành: ………

 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Đại học Cần Thơ

 Họ và tên sinh viên thực hiện: Cao Minh Hải

 Mã số sinh viên: 4105194

 Chuyên ngành: Ngoại thương

 Đề tài: Phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam NỘI DUNG NHẬN XÉT

1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

Trang 7

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

 Họ và tên người hướng dẫn:………

 Học vị:………

 Chuyên ngành: ………

 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Đại học Cần Thơ

 Họ và tên sinh viên thực hiện: Cao Minh Hải

 Mã số sinh viên: 4105194

 Chuyên ngành: Ngoại thương

 Đề tài: Phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam NỘI DUNG NHẬN XÉT

1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

Trang 8

MỤC LỤC Trang

Lời cảm tạ i

Lời cam đoan iii

Nhận xét giáo viên hướng dẫn iv

Nhận xét giáo viên phản biện v

Mục lục vi

Danh mục bảng ix

Danh mục hình x

Danh sách các từ viết tắt xi

Chương 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu 2

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.3 Không gian 3

1.3.4 Thời gian 3

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp 4

2.1.2 Mục tiêu và trách nhiệm của doanh nghiệp 4

2.1.3 Phân loại doanh nghiệp 5

2.1.4 Vai trò doanh nghiệp 8

2.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 8

2.2.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh 8

Trang 9

2.2.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh 9

2.2.3 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh 10

2.2.4 Chỉ số tài chính doanh nghiệp 11

2.3 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 14

2.3.1 Lý luận về khoa học 14

2.3.2 Lý luận về công nghệ 15

2.3.3 Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ 16

2.3.4 Vai trò của KHCN trong kinh doanh 17

2.4 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ CHO KH&CN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 18

2.4.1 Khái niệm về đầu tư 18

2.4.2 Ảnh hưởng của đầu tư cho khoa học và công nghệ lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 18

2.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 23

2.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.6.1 Phương pháp thu thập số liệu 25

2.6.2 Phương pháp phân tích số liệu 26

2.6.3 Diễn giải các biến được sử dụng trong mô hình phân tích 27

Chương 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN CẢ NƯỚC 31

3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN LÃNH THỖ VIỆT NAM 31

3.1.1 Tổng quan và thực trạng doanh nghiệp đang hoạt động 31

3.1.2 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp 35

3.2 PHÂN BỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THEO TỪNG YẾU TỐ PHÂN LOẠI 38

3.2.1 Phân bố doanh nghiệp dựa trên quy mô lao động 38

3.2.2 Phân bổ doanh nghiệp dựa trên quy mô vốn 41

3.3 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 43

Trang 10

Chương 4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 48

4.1 MÔ TẢ MẪU SỐ LIỆU 48

4.2 THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 48

4.2.1 Đầu tư cho lao động nghiên cứu khoa học 48

4.2.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học trong doanh nghiệp 51

4.2.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính 55

4.3 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ LÊN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 57

4.3.1 Giả thuyết và mô hình 57

4.3.2 Mô hình hồi quy trong nghiên cứu 60

4.3.3 Kết quả phân tích mô hình hồi quy 62

4.3.4 Biện luận kết quả 63

Chương 5 GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP 68

5.1 Nhận xét 68

5.2 Giải pháp 69

Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

5.1 Kết luận 70

5.2 Kiến nghị 70

5.2.1 Đối với Cơ quan, cơ sở, ban ngành 70

5.2.2 Đối với doanh nghiệp 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 75

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp 7

Bảng 2.1: Các biến sử dụng trong nghiên cứu phân tích 27

Bảng 3.1: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm 34

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp 35

Bảng 3.3: Thống kê doanh nghiệp lãi lỗ 36

Bảng 3.4: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô lao động và khu vực kinh tế 39 Bảng 3.5: Doanh thu thuần của doanh nghiệp 40

Bảng 3.6: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô nguồn vốn và KV kinh tế 42

Bảng 3.7: Báo cáo hoạt động kinh doanh 3 năm 2008 – 2010 43

Bảng 3.8: Thực trạng lao động 2009 44

Bảng 3.9: Số lượng lao động phân theo trình độ 46

Bảng 4.1: Số cán bộ hoạt động KHCN/doanh nghiệp 51

Bảng 4.2: Doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ 52

Bảng 4.3: Hoạt động KHCN phân theo quy mô doanh nghiệp 53

Bảng 4.4: Chi phí đầu tư, nghiên cứu-phát triển khoa học công nghệ 53

Bảng 4.5: Hoạt động khoa học công nghệ phân theo loại hình doanh nghiệp 54 Bảng 4.6: Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ 55

Bảng 4.7: Thống kê kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính 56

Bảng 4.8: Thống kê các chỉ số tài chính của các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam 57

Bảng 4.9: Thống kê mô tả các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu của hệ số 59 Bảng 4.10: Bảng kết quả phân tích hồi quy 62

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Vòng quay hoạt động đầu tư 23

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu triển khai 30

Hình 4.1 Lực lượng lao động phân theo trình độ 49

Hình 4.2 Cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học chia theo trình độ 50

Trang 13

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

EBIT (Earnings before interest and taxes): Lợi nhuận trước thuế và lãi suất

ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific): Ủy ban

Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

R&D (Research and Development): Nghiên cứu và phát triển

R&D (Research and Development): Nghiên cứu và phát triển

ROA (Return on Asset): Suất sinh lời trên tài sản

ROE (Return on Equity): Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROS (Return on Sales): Suất sinh lời trên doanh thu

TFP (Total Factor Product): Tổng năng suất nhân tố

UNIDO (United Nation’s Industrial Development organization): Tổ chức phát triển công nghệ của liên hợp quốc

CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN: Doanh nghiệp

DNL: Doanh nghiệp lớn

DNN: Doanh nghiệp nhỏ

DNNN: Doanh nghiệp nhà nước

DNNNN: Doanh nghiệp ngoài nhà nước

DNV: Doanh nghiệp vừa

DNVNN: Doanh nghiệp vốn nước ngoài

KHCN: Khoa học công nghệ

TCTK: Tổng cục Thống Kê

Trang 14

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Sự phát triển vượt bậc của khoa học ngày nay đã cho thấy sự ảnh hưởng

rõ rệt và mức độ quan trọng của nó trong sự phát triển của toàn cầu Trong bất

kỳ hoạt động nào cũng có sự lấn chân của khoa học vào đó và trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu Đặc biệt đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, sự cạnh tranh trên thương trường để tồn tại là một nguyên nhân quan trọng làm cho các doanh nghiệp phải ưu tiên đầu tư nghiên cứu khoa học, để

có thể nắm bắt nhanh chóng thông tin thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như khai thác tối đa khả năng hoạt động của công ty

Hoạt động kinh doanh liên quan tới sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ một cách liên tục, thường xuyên để đáp ứng mong muốn của con người Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh tồn tại trong một môi trường không chắc chắn, do phải chịu nhiều yếu tố tác động, các yếu tố này bao gồm cả các yếu tố bên ngoài lẫn yếu tố bên trong một doanh nghiệp (yếu tố vĩ mô và vi

mô, đặc điểm của nhà quản lý doanh nghiệp, các yếu tố về vốn và lao động, ) gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh Một trong những yếu tố không kém phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty ngày nay là vấn đề đầu tư nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp

Việc đầu tư nghiên cứu khoa học, công nghệ trở thành vấn đề tất yếu của các công ty muốn tồn tại trên thị trường Ứng dụng khoa học công nghệ giúp công ty tạo ra những sản phẩm mới với chi phí ít hơn, chất lượng tốt hơn, thời gian ngắn hơn, giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội phát triển mới, đẩy nhanh quá trình hội nhập Lev & ctg (1996) đã tìm thấy mối tương quan tích cực giữa chi phí nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp (R&D) của doanh nghiệp và sự tăng trưởng hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp Sự phát triển khoa học công nghệ làm cho quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và các quốc gia trở nên khốc liệt Điều này đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải có những chính sách phù hợp để đảm bảo và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Trên thế giới, các công ty toàn cầu, các công ty lớn rất chú trọng đến hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong kinh doanh của công ty

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay vẫn chưa nắm

thấy rõ sự tác động này Dựa trên sự cấp thiết này, tôi lựa chọn đề tài: “Phân

tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam” để làm đề

Trang 15

tài tốt nghiệp của mình, từ đó giúp cho các doanh nghiệp nhận rõ hơn về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bài viết còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp từ giảng viên hướng dẫn để bài viết hoàn thiện hơn

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung: Đề tài nhằm phân tích ảnh hưởng của việc đầu tư

cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam, từ đó lấy làm mô hình chung và đề xuất giải pháp đến doanh nghiệp cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm phát triển hoàn thiện hơn

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh

nghiệp trong cả nước về vốn, lao động, doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Mục tiêu 2: Tìm hiểu thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ và đầu tư

nghiên cứu khoa học công nghệ của các doanh nghiệp (về lao động, về vốn, số nghiên cứu)

Mục tiêu 3: Phân tích tác động của đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa

học công nghệ lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp phát triển hoàn thiện hơn cho doanh

nghiệp

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Luận văn tập trung tìm hiểu các tác động của việc đầu tư nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các doanh nghiệp nhà nước (100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa có vốn nhà nước chiếm trên 50%); doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nước có từ 10 lao động trở lên Đây là các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập được thành lập, chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh Nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 và các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập được thành lập, chịu sự điều tiết bởi các Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng luật sư hoạt động theo Luật Luật sư và Luật

Trang 16

Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời điểm 01/01/2010 và hiện đang tồn tại, bao gồm cả những doanh nghiệp hoạt động không theo thời vụ không sản xuất đủ 12 tháng trong năm 2009, những doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh để đầu tư đổi mới, sửa chữa, xây dựng, mở rộng sản xuất, những doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ sáp nhập, giải thể nhưng vẫn còn bộ máy quản lý để có thể trả lời được các câu hỏi trong phiếu điều tra; các cơ sở sản xuất kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập

1.3.3 Không gian

Nguồn số liệu tác giả sử dụng trong đề tài nghiên cứu là từ Điều tra doanh nghiệp 2010 do Tổng cục Thống kê thực hiện Cuộc điều tra sô liệu thu thập đối của toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Việt Nam, với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Việt Nam trên mọi lĩnh vực Tuy nhiên tác giả có sự phân chia đối tượng có và không tham gia ứng dụng đầu tư nghiên cứu khoa học trong bài viết để phân tích rõ hơn các vấn đề Phạm vi điều tra bao gồm bộ các doanh nghiệp và các hợp tác xã thuộc đối tượng điều tra nói trên, đang hoạt động trong các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Khai khoáng, Công nghiệp chế biến, chế tạo, Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; Cung cấp nước; Hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; Xây dựng; Bán buôn và bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; Vận tải, kho bãi; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Thông tin và truyền thông; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; Giáo dục và đào tạo; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; Hoạt động dịch vụ khác; Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình (trừ các doanh nghiệp

do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý)

1.3.4 Thời gian

- Thực hiện điều tra thu thập số liệu tại các doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 15/3/2010

- Số liệu thu thập của các chỉ tiêu thời kỳ (doanh thu, thuế, sản phẩm, thu

nhập của người lao động, ) là số chính thức cả năm 2009, các chỉ tiêu thời

điểm (lao động, tài sản, nguồn vốn, ) là số liệu đầu năm tại thời điểm

01/01/2009 và cuối năm tại thời điểm 31/12/2009

Trang 17

2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một trong những chủ thể kinh doanh chủ yếu của xã hội Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh được thành lập để thực hiện hoạt động, kinh doanh nhằm mục đích sinh lời Doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh

Theo Luật Doanh nghiệp 2005: “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”

“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ” (Luật doanh nghiệp 2005)

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vì lợi nhuận, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận

Doanh nghiệp là một tổ chức, một thực thể tham gia vào hoạt động thương mại, công nghiệp hay hoạt động dịch vụ, Một doanh nghiệp có thể hoạt động vì lợi nhuận hoặc hoạt động phi lợi nhuận Bất kỳ hoạt động thương mại, công nghiệp hay hoạt động dịch vụ được thực hiện bởi một cá nhân hay một nhóm

2.1.2 Mục tiêu và trách nhiệm của doanh nghiệp

Nói chung, các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận – cung cấp hàng hóa và dịch vụ - tiếp tục phát triển Ngoài ra doanh nghiệp còn có trách nhiệm với cộng đồng xã hội

+ Mục tiêu lợi nhuận: Doanh nghiệp cần có lợi nhuận để bù đắp lại chi

phí sản xuất, những rủi ro gặp phải để tiếp tục phát triển Nếu không có lợi nhuận, doanh nghiệp không thể trả công cho người lao động, duy trì việc làm

Trang 18

lâu dài cho họ, cũng như không thể cung cấp lâu dài hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng và cộng đồng

+ Mục tiêu cung ứng: Doanh nghiệp phải cung ứng hàng hóa hay dịch

vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và để thu được lợi nhuận Vì thế mục tiêu này còn là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với xã hội và nhờ thực hiện mục tiêu này công ty mới có thể tồn tại Do đó, mục tiêu này cũng cần được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của công chúng và tình hình cạnh tranh trên thị trường

+ Mục tiêu phát triển: Trong một nền kinh tế đang mở mang thì phát

triển là một dấu hiệu của sự lành mạnh và sự thành công trong hoạt động kinh doanh Do đó sự phát triển của doanh nghiệp cũng có ý nghĩa góp sức vào sự phát triển mạnh của nền kinh tế Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp cần tìm cách bổ sung thêm vốn hoặc sử dụng một phần lợi nhuận để đầu tư thêm

+ Trách nhiệm với xã hội: Cùng với việc kiếm lời, doanh nghiệp đồng

thời có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của khách hàng, của người cung ứng đầu vào cho mình và những người làm công trong doanh nghiệp, nói rộng ra là quyền lợi của công chúng Trách nhiệm đối với xã hội còn ở chỗ hoạt động kinh doanh phải tôn trọng luật pháp và bảo vệ môi trường xung quanh Ngoài

ra còn cần quan tâm đến khuynh hướng tiêu thụ trong các mục tiêu của mình Khuynh hướng này không trái với quyền lợi của doanh nghiệp, song nó đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ bán ra

2.1.3 Phân loại doanh nghiệp

Tùy theo quan hệ sở hữu, mục đích, quy mô, lĩnh vực hoạt động, tính chất, phương thức hoạt động mà ta có thể phân doanh nghiệp thành nhiều loại:

+ Căn cứ vào tính chất sở hữu tài sản trong doanh nghiệp:

Theo tiêu thức này doanh nghiệp được phân thành các loại: DN nhà nước, DN tư nhân, và DN sở hữu hỗn hợp

+ Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Theo tiêu thức này, doanh nghiệp được phân thành các loại:

- Doanh nghiệp nông nghiệp: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng vào việc sản xuất ra những sản phẩm là cây, con Hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên

Trang 19

- Doanh nghiệp công nghiệp: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nhằm tạo ra những sản phẩm bằng cách sử dụng những thiết bị máy móc để khai thác hoặc chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm Trong công nghiệp có thể chia ra: công nghiệp xây dựng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử,v.v

- Doanh nghiệp thương mại: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hướng vào việc khai thác các dịch vụ trong khâu phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng tức là thực hiện những dịch vụ mua vào và bán

ra để kiếm lời, Doanh nghiệp thương mại có thể tổ chức dưới hình thức buôn bán sỉ hoặc buôn bán lẻ và hoạt động của nó có thể hướng vào xuất nhập khẩu

- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ: Cùng với sự phát triển của nền kinh

tế, lĩnh vực dịch vụ càng được phát triển đa dạng, những doanh nghiệp trong ngành dịch vụ đã không ngừng phát triển nhanh chóng về mặt số lượng và doanh thu mà còn ở tính đa dạng và phong phú của lĩnh vực này như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải, du lịch, khách sạn,

y tế,v.v

+ Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp:

Theo tiêu thức quy mô, các doanh nghiệp được phân làm ba loại:

* Doanh nghiệp quy mô lớn

* Doanh nghiệp quy mô vừa

* Doanh nghiệp quy mô nhỏ

Để phân biệt các doanh nghiệp theo quy mô như trên, hầu hết ở các nước người ta dựa vào những tiêu chuẩn như:

- Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp

- Số lượng lao động trong doanh nghiệp

- Doanh thu của doanh nghiệp

- Lợi nhuận hàng năm

Trong đó tiêu chuẩn tổng số vốn và số lao động được chú trong nhiều hơn, còn doanh thu và lợi nhuận được dùng kết hợp để phân loại Tuy nhiên, khi lượng hóa những tiêu chuẩn nói trên thì tùy thuộc vào trình độ phát triển sản xuất ở mỗi quốc gia, tùy thuộc từng ngành cụ thể, ở các thời kỳ khác nhau

mà số lượng được lượng hóa theo từng tiêu chuẩn giữa các quốc gia không giống nhau

Trang 20

Tiêu chí xếp loại doanh nghiệp theo quy mô theo Nghị định số: 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính Phủ (Trích khoản 1 Điều 3 Nghị định)

Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp

Tiêu

Chí

DN siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp

lớn

Lao động

Trên

50 tỷ

Trên

100

Nguồn: Khoản 1 Điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính Phủ

+ Căn cứ dựa trên cấp hành chính: Doanh nghiệp trung ương và doanh

nghiệp địa phương

+ Căn cứ theo loại hàng hóa: Doanh nghiệp dược phẩm, thực phẩm,

thủy hải sản

+ Căn cứ theo tính chất hoạt động về kinh tế: Doanh nghiệp kinh doanh

và doanh nghiệp tư vấn

+ Căn cứ trên mục đích kinh doanh:

- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh: Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận

- Doanh nghiệp hoạt động công ích: Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh Những doanh nghiệp này không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu vì hiệu quả kinh tế xã hội

Trang 21

* Việc phân loại theo tiêu thức này giúp doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu hoạt động chính của mình Nhà nước có cơ chế quản lý và có chính sách phù hợp với từng loại doanh nghiệp

2.1.4 Vai trò của doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tế bào quan trọng cho sự phát triển của xã hội, vừa

là yếu tố chính, vừa là yếu tố trung gian tạo ra GDP trong cả nước Sự đóng góp của các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế là không thể phủ nhận Doanh nghiệp có những đóng góp quan trọng và thiết thực trong nền

kinh tế, xã hội như sau:

+ Góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải

quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo,…

+ Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch cơ cấu

của nền kinh tế quốc dân

+ Sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững

ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá

trình hội nhập

2.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2.2.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện hoạt động đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận Trong hoạt động kinh doanh, con người luôn hướng tới mục tiêu đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện các hiện tượng, các quá trình và yếu tố xảy ra trong hoạt động Để làm được những vấn đề đó không thể không sử dụng công cụ phân tích

Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, trên

cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu Phân tích hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như những hoạt động tự giác và có ý thức cao của con người Tuy nhiên trong điều kiện kinh doanh với quy mô và trình độ khác nhau, công việc phân tích cũng tiến hành khác nhau

Trang 22

Giá trị của phân tích kinh doanh là để cho doanh nghiệp nhận thấy được các lợi ích, xác định được chi phí, các cơ hội, sự hiểu biết về khả năng hoạt động, mô hình tổ chức của doanh nghiệp Thông qua kết quả nhận được từ việc phân tích kinh doanh, tổ chức có thể quyết định duy trì hoạt động hiện tại, hoặc tìm kiếm giải pháp, cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh đã hình thành như một hoạt động độc lập với hệ thống lý luận độc lập Hoạt động kinh doanh luôn được tiến hành thường xuyên liên tục rất phong phú và phức tạp Muốn thấy được một cách đầy đủ sự phát triển của các hiện tượng, quá trình kinh doanh, thấy được thực chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phải đi sâu nghiên cứu kết quả và mối quan hệ qua lại của các số liệu, tài liệu bằng những phương pháp khoa học, nhận biết các hoạt động thực tế, các hiện tượng, các quá trình trong mối liên hệ, trên cơ sở đó đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tìm nguyên nhân, đề ra những giải pháp và biện pháp khai thác có hiệu quả mọi năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh

Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và các yếu tố tác động lên kết hoạt động kinh doanh

Tùy vào mục tiêu phân tích mà đối tượng hoạt động kinh doanh có thể là kết quả hoạt động kinh doanh riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh hoặc có thể là kết quả tổng hợp của một quá trình kinh doanh

Nội dung phân tích chính là lượng hóa các yếu tố đã tác động đến kết quả kinh doanh Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp sản xuất, tiêu thụ

và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ

Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp (hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư)

Phân tích kinh doanh là đi vào những kết quả đã đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để đề ra các quyết định quản trị kịp thời trước mắt – ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược – dài hạn Một doanh nghiệp được quan niệm như một hệ thống Hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận cấu thành và mỗi bộ phận cấu thành có chức năng, nhiệm

Trang 23

vụ riêng để đảm bảo cho hệ thống hoạt động bình thường trên con đường đã đặt ra Mỗi bộ phần cấu thành, dù là nhỏ nhất trong hệ thống vẫn phải đảm bảo hoạt động bình thường theo đúng chức năng, nhiệm vụ Chỉ cần một bộ phận nào đó của hệ thống hoạt động không bình thường sẽ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống Khi đó một nhà quản lý phải tiến hành xem xét và dựa trên kết quả phân tích đề biết được sự “gãy khúc”, yếu tố tác động đến hoạt động của các

bộ phận và kịp thời điều chỉnh, khôi phục lại hoạt động của bộ phận đó hoặc của hệ thống nhằm đảm bảo cho cả hệ thống hoạt động bình thường

Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh – tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp

2.2.3 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu là phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả Hoạt động kinh doanh có hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh vừa có điều kiện tích luỹ và mở rộng hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh và tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Việc tiến hành phân tích một cách toàn diện mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có vị trí hết sức quan trọng

Phân tích hoạt động kinh doanh có vai trò trong việc đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Xem xét việc thực hiện các mục tiêu hoạt động kinh doanh, những tồn tại, nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục nhằm tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả Thông qua việc phân tích từng hiện tượng, từng khía cạnh của quá trình hoạt động kinh doanh, phân tích giúp doanh nghiệp điều hành

Trang 24

từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp

Tóm lại phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết và có vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng phát triển của các doanh nghiệp

2.2.4 Chỉ số tài chính doanh nghiệp

Trước hết, việc sử dụng các công cụ nào để đánh giá về hiệu quả tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu thường được

sử dụng nhất trong các nghiên cứu có thể chia thành hai loại chính:

+ Các hệ số về lợi nhuận;

+ Các hệ số về tăng trưởng tài sản

Các chỉ tiêu lợi nhuận được dùng nhiều nhất bao gồm lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Một số nghiên cứu sử dụng lợi nhuận trên doanh thu - ROS (Le và Buck 2011), hoặc lợi nhuận trên vốn đầu tư - ROI (Shah và ctg 2011)

Nhìn chung, ROA và ROE là hai hệ số được sử dụng phổ biến nhất Đáng chú ý là giá trị của hai hệ số này có thể phụ thuộc vào cách tính lợi nhuận Mặc dù lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) được nhiều nhà nghiên cứu chọn để tính hai hệ số trên (Hu và Izumida 2008; Le và Buck 2011; Wang

và Xiao 2011), một số nghiên cứu khác sử dụng lợi nhuận thuần cộng với lãi vay (trước hoặc sau thuế) (Shah và ctg 2011; Thomsen và Pedersen 2000), hoặc đơn giản chỉ là lợi nhuận thuần (Sun và Zou 2009; Tian và Estrin 2008); trong khi đó, có nghiên cứu lại cho rằng lợi nhuận trước thuế, lãi vay, hao mòn

và khấu hao (EBITDA) nên được dùng Ngoài ý nghĩa tài chính khác nhau, lý

do của những cách tính khác nhau như vậy có thể là do hạn chế về cơ sở dữ liệu; trong nhiều trường hợp, sự không đầy đủ của cơ sở dữ liệu sẽ khiến cho một số nghiên cứu buộc phải có cách tính khác nhau

Đối với nhóm hệ số về tăng trưởng tài sản, hai hệ số Marris và Tobin’s Q rất thông dụng như là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính doanh nghiệp; trong đó hệ số đầu được tính là tổng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, và hệ số sau được tính là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả so với giá trị sổ sách của tổng tài sản Do đó, các hệ số này hoàn toàn có thể được

Trang 25

sử dụng để đánh giá hiệu quả của phần vốn sở hữu, bởi vì nó có thể phản ánh trực tiếp mức độ tăng trưởng giá trị vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn doanh nghiệp

So sánh hai nhóm hệ số trên, các hệ số ROA và ROE là những chỉ báo hiệu quả cho kết quả sản xuất kinh doanh hiện tại và phản ánh khả năng lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đạt được trong các kỳ kế toán đã qua Vì thế, nhóm này là cách nhìn về quá khứ hoặc đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp (Hu & Izumida 2008) Các hệ số Marris và Tobin’s Q có thể cho biết hiệu quả tương lai của công ty bởi chúng phản ánh được đánh giá của thị trường cả về tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai

Tóm lại, hiệu quả tài chính của các công ty có thể được đánh giá thông qua hai nhóm hệ số kết hợp lại, trong đó 6 chỉ tiêu thiết yếu nhất bao gồm ROA, ROE, ROI, ROS, Marris và Tobin’s Q Mặc dù có thể có các cách tính khác nhau, chủ yếu do cách xác định lợi nhuận trong tính toán hệ số, sự kết hợp của hai nhóm hệ số này có thể đưa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, cổ đông

và thị trường những đánh giá bao quát về hiệu quả tài chính trong quá khứ cũng như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp Một số chỉ số tài chính và ý nghĩa:

+ Suất sinh lời trên doanh tổng tài sản (Return On Total Asset – ROA):

là tỷ số giữa lợi nhuận ròng và tổng tài sản (tổng nguồn vốn) của doanh nghiệp

ROA =

 Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng

Cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty dựa trên số vốn đầu tư ban đầu mà công ty đã bỏ ra, giúp cho các nhà phân tích so sánh được hiệu quả của các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực

+ Suất sinh lời trên doanh thu (Return On Sales): là tỷ số giữa lợi nhuận ròng và doanh thu

ROS =

 Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ROS tăng thể hiện

Trang 26

hiệu quả hoạt động của công ty là tốt, nếu ROS giảm có thể là dấu hiệu

về khó khăn tài chính của công ty

+ Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity): tỷ số giữa lợi nhuận ròng và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

ROE =

 Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ Tỷ số này từ 15% - 20% thường được coi là tốt

+ Suất sinh lời trên cơ sở hạ tầng sử dụng (ROIE – Return on Infrastructure Employed):

Các khoản đầu tư vào công nghệ thông tin (IT) thường được ví như ”hố đen” của nhiều doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp chi ra một khoản tiền lớn, nhưng không có cách nào xác định được suất sinh lời từ các khoản đầu tư Trong nhiều tình huống, doanh nghiệp cần triển khai một dự án quan trọng, nhưng một khi dự án được thiết lập, việc phân biệt các ích lợi cụ thể, mang tính định lượng từ vô số thông tin kế toán liên quan đến nhiều động lực đầu tư khác là vô cùng khó khăn Một thước đo toàn diện hơn giúp tổng hợp và so sánh tổng chi tiêu cho hoạt động IT với tổng thu nhập được gọi là suất sinh lời trên cơ sở hạ tầng sử dụng (ROIE – Return on Infrastructure Employed) Mặc

dù hướng tiếp cận này vẫn còn chứa ẩn nhiều vấn đề, ROIE có thể cung cấp một chỉ báo chung về hiệu suất của chi phí IT

+ Chỉ số liên kết khoa học:

Trang 27

2.3 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

2.3.1 Lý luận về khoa học

2.3.1.1 Khái niệm khoa học

Theo Luật khoa học và công nghệ (2000): Khoa học là hệ thống tri thức

về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

Khoa học được hiểu là tập hợp những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, và tư duy được thể hiện bằng những phát minh dưới dạng các lý thuyết, định lý, định luật, và nguyên tắc

Như vậy thực chất của khoa học là sự khám phá các hiện tượng các thuộc tính vốn tồn tại một cách khách quan Sự khám phá này làm thay đổi nhận thức của con người, tạo điều kiện nghiên cứu, ứng dụng hiểu biết này vào thực

tế

Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản

chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải

pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn

Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất,

quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy

Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên

cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội

2.3.1.2 Đặc điểm khoa học

Như ta đã nói khoa học là những phát minh của con người vì những phát minh này không thể trực tiếp áp dụng vào sản xuất nên không có đảm bảo độc quyền không phải là đối tượng để mua và bán Các tri thức khoa học có thể

Trang 28

được phổ biến rộng rãi Khoa học thường được phân loại theo khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

Khoa học tự nhiên khám phá những quy luật của tự nhiên xung quanh chúng ta Khoa học xã hội nghiên cứu cách sống, cách hành động và ứng xử của con người

Vậy khoa học là kết quả nghiên cứu của quá trình hoạt động thực tiễn, nhưng đến lượt mình nó lại có vai trò to lớn, tác động mạnh mẽ trở lại hoạt động sản xuất Do đó con người hoàn toàn có khả năng đưa khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp

2.3.2 Lý luận về công nghệ

2.3.2.1 Khái niệm công nghệ

Có nhiều cách hiểu khác nhau về công nghệ tùy theo góc độ và mục đích nghiên cứu Nhưng một cách chung nhất công nghệ được hiểu như sau:

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc

không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản

phẩm (Luật khoa học và công nghệ, 2000)

Công nghệ là tập hợp những hiểu biết để tạo ra các giải pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất và đời sống

Công nghệ là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các mưu mẹo của con người Tùy vào từng ngữ cảnh mà thuật ngữ công nghệ có thể được hiểu:

+ Công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề;

+ Các kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến trình để giải quyết một vấn đề;

+ Các sản phẩm được tạo ra phải hàng loạt và giống nhau;

+ Sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hạ

Công nghệ được hiểu theo một nghĩa rộng là sự ứng dụng các tri thức khoa học vào giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn Như vậy công nghệ là một sản phẩm do con người tạo ra làm công cụ để sản xuất ra của cải vật chất Cho tới nay định nghĩa về công nghệ có nhiều đến mức không thể thống kê được Người sử dụng công nghệ trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau dẫn đến sự hiểu biết về công nghệ cũng khác nhau

Theo UNIDO (United Nation’s Industrial Development organization) tổ chức phát triển công nghệ của liên hợp quốc thì: công nghệ

là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả

Trang 29

nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp

Định nghĩa công nghệ theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP): Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy

trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ

Ngày nay công nghệ thường được coi là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm Phần cứng đó là trang thiết bị Phầm mềm bao gồm (thành phần con người, thành phần thông tin, thành phần tổ chức) bất kỳ quá trình sản xuất nào đều phải đảm bảo bốn thành phần trên mỗi thành phần đảm nhiệm những chức năng nhất định

Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản,

nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới

2.3.1.2 Đặc điểm công nghệ

Qua khái niệm về công nghệ ở trên ta thấy, trước đây cách hiểu truyền thống về công nghệ đồng nhất kỹ thuật với thiết bị không lưu ý đến thực tế vận hành, tay nghề của công nhân, năng lực tổ chức quản lý hoạt động sản xuất, do vậy hiện nay thuật ngữ công nghệ thường được dùng thay cho thuật ngữ kỹ thuật việc hiểu nội dung công nghệ như vậy đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi công nghệ thực sự trở thành nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như quốc tế

Khác với khoa học, các giải pháp kỹ thuật của công nghệ đóng góp trực tiếp vào sản xuất và đời sống nên nó được sự bảo hộ của nhà nước dưới hình thức “sở hữu công nghiệp” và do đó nó là thứ hàng để mua bán Nghị định số 63/CP của Thủ tướng Chính phủ quy định 5 đối tượng được bảo hộ ở Việt Nam đó là: Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa - tên gọi, xuất xứ hàng hóa

2.3.3 Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ có nội dụng khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện ở chỗ khi còn ở trình độ thấp, khoa học tác động tới kỹ thuật và sản xuất còn rất yếu, nhưng khi đã phát triển đến trình độ cao như ngày nay thì nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới sản xuất Sự phân biệt giữa khoa học, kỹ thuật và công nghệ không phải là luôn luôn rõ ràng Khoa học là nghiên cứu lý luận hoặc nghiên

Trang 30

cứu các hiện tượng Công nghệ thường là kết quả của khoa học và kỹ thuật Khoa học và công nghệ là kết quả sự vận dụng những hiểu biết, tri thức khoa học của con người để sáng tạo cải tiến các công cụ, phương tiện phục vụ cho sản xuất và các hoạt động khác

Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ được phát triển qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử:

+ Vào thế kỉ 17 – 18 khoa học công nghệ tiến hóa theo những con đường riêng có những mặt công nghệ đi trước khoa học

+ Vào thế kỷ 19 khoa học công nghệ bắt đầu có sự tiếp cận, mỗi khó khăn của công nghệ gợi ý cho sự nghiên cứu của khoa học và ngược lại những phát minh khoa học tạo điều kiện cho các nghiên cứu, ứng dụng

+ Bước sang thế kỷ 20, khoa học chuyển sang vị trí chủ đạo dẫn dắt sự nhảy vọt về công nghệ Ngược lại đổi mới công nghệ tạo điều kiện cho nghiên cứu khoa học tiếp tục phát triển

2.3.4 Vai trò của KHCN trong kinh doanh

Khoa học công nghệ là một trong bốn nguồn lực (nhân lực, tài nguyên, tư bản và công nghệ) quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Ngày nay, khi mà nhân loại bước vào kỷ nguyên tri thức thì khoa học công nghệ càng khẳng định hơn vai trò quyết định đến quá trình tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong quá trình tiến hành CNH – HĐH, nó chính là động lực lớn thúc đẩy và góp phần tích cực rút ngắn quá trình này

Khoa học và công nghệ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cải tiến tiến

bộ kỹ thuật, tăng năng suất, hạ giá thành, khuyến khích sản xuất phát triển, gớp phần tích cực vào việc phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại sản phẩm trong nền kinh tế

Khởi nguồn của công nghệ là sự chuyển biến hay thay đổi Sự tác động của con người lên tự nhiên thay vì bị thiên nhiên kìm hãm là vô cùng quan trọng cho

sự độc lập của mỗi cá nhân, và đồng thời là khởi nguồn đầu tiên cho khái niệm doanh nhân Vì vậy, công nghệ và doanh nhân có mối tương quan chặt chẽ Theo Jim Collins (2001), trong quyển sách “Từ tốt đến vĩ đại” từng phát biểu: “Công nghệ là một chất xúc tác, là yếu tố quyết định thành bại của một doanh nghiệp.” Doanh nghiệp là một thành phần kinh tế đóng góp rất nhiều vào hoạt động phát triển của quốc gia Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có thể đổi mới thiết bị và công nghệ, cải tiến, phát triển sản phẩm mới, giảm tiêu hao nguyên nhiên – vật liệu để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng

Trang 31

và tính cạnh tranh cao, hiệu quả kinh tế rõ rệt Qua đó, khôi phục lại sản xuất, đi vào chuyên môn hóa, giảm sự lệ thuộc của doanh nghiệp vào vốn đầu tư, vào các ngân hàng, giảm được các sản phẩm tồn kho, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong và ngoài nước

2.4 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ CHO KH&CN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

2.4.1 Khái niệm về đầu tư

Đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái ở hiện tại( tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ,…) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu

tư trong tương lai Theo nghĩa rộng, đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó

Trong các doanh nghiệp hoạt động đầu tư là một hoạt động không thể thiếu, vì đầu tư chính là nguồn lực góp vào sự phát triển của các doanh nghiệp Các hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp gồm: Đầu tư vào tài sản cố định, đầu

tư vốn, đầu tư vào hàng tồn trữ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho tài sản vô hình khác (đầu tư cho nghiên cứu và phát triển),…

2.4.2 Ảnh hưởng của đầu tư cho khoa học và công nghệ lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Tiến bộ khoa học công nghệ tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng các thiết bị hiện đại đến sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu thập xử lý thông tin về các đối thủ và thị trường Bên cạnh đó, hiện nay khi công cụ cạnh tranh chuyển từ giá sang chất lượng thì các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao mới

có sức cạnh tranh cao Sự ra đời của hàng vạn phát minh mới tạo cơ hội phát triển sản phẩm mới nhưng cũng là mối đe dọa một khi các sản phẩm đang sản xuất, rất nhanh trở nên lỗi thời

Đầu tư cho khoa học công nghệ là một hoạt động thiết yếu của các doanh nghiệp, bởi trong nền kinh tế hiện nay hoạt động này được xem là vũ khí chiến lược để đảm bảo phát triển bền vững cho các doanh nghiệp, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Đầu tư cho R&D, áp dụng công nghệ mới để phát triển sản phẩm và đổi mới quy trình sản xuất, tạo nên

sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ (Manfield, 1968) Trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp buộc phải áp dụng các chiến lược để đối đầu với đối thủ cạnh tranh, gia tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường Đầu tư cho R&D có một vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến

Trang 32

lược này Sự thay thế liên tục của các yếu tố vô hình (tri thức) cho yếu tố hữu hình (vật chất) trong thời gian qua đã cho thấy vai trò quan trọng của R&D trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Lev, 1999) Verspagen và ctg (2000) cũng nghiên cứu về sự mức độ tác động và năng suất của R&D, trong khi Hall (2002) nghiên cứu về nguồn tài chính, chi phí cho hoạt động R&D Ding và ctg (2007) đã nghiên cứu khoảng thời gian cần thiết để của hoạt động R&D tạo ra lợi nhuận và sự đóng góp vào doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai Do hoạt động nghiên cứu và phát triển cần có một khoảng thời gian

đủ dài để thực hiện Kết thúc quá trình nghiên cứu, tiếp theo là việc đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng, kiểm tra và cần một khoảng thời gian để nhận thấy được hiệu quả từ hoạt động nghiên cứu (Griliches, 1979) Từ đó ứng dụng rộng rãi vào trong sản xuất và lần lượt thu về lợi nhuận từ hoạt động nghiên cứu này Lev và ctg (1996) đã tìm thấy mối tương quan tích cực giữa hoạt chi phí cho R&D và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển có sự ảnh hưởng tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng nếu doanh nghiệp chi nhiều hơn cho hoạt động R&D Tuy nhiên, mối liên hệ này không tuyến tính, mức chi cho R&D có một giới hạn đỉnh, nếu doanh nghiệp chi quá nhiều cho hoạt động R&D sẽ không làm cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn mà còn gây ra tác dụng ngược lại

Hoạt động đầu tư cho khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bởi hai lý do cơ bản sau:

- Thứ nhất, chi phí cho các hạng mục chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu

Đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nhân hoạt động thuận lợi an toàn Đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ quyết định chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp – đây là bộ phận chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp sản xuất Hoạt động đầu tư tài sản cố định, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp - là hoạt động quan trọng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp Bởi chính hoạt động này góp phần tăng

Trang 33

cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh của cho doanh nghiệp trong hoạt động của ngành

Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực cũng được xem là một hoạt động đầu tư cho khoa học công nghệ Lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định và thể hiện trình độ văn minh của nền sản xuất Nguồn nhân lực chính là nhân tố

có tính chất quyết định trong một tổ chức, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động có quan hệ chặt chẽ với đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng do ứng với những mức độ hiện đại khác nhau của công nghệ sẽ cần lực lượng lao động với trình độ phù hợp Trình độ của lực lượng lao động được nâng cao cũng góp phần khuếch trương tài sản vô hình của doanh nghiệp

Khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm và giá bán bất kỳ một sản phẩm nào được sản xuất ra cũng đều phải gắn với một công nghệ nhất định Công nghệ sản xuất đó sẽ quyết định chất lượng sản phẩm cũng như tác động tới chi phí cá biệt của từng doanh nghiệp từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp Khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho doanh nghiệp xử lý thông tin một cách chính xác và có hiệu quả nhất trong thời đại hiện nay Bất

kỳ một doanh nghiệp nào muốn thành công cũng cần có một hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền phát thông tin một cách chính xác, đầy đủ nhanh chóng, hiệu quả về thị trường và đối thủ cạnh tranh Bên cạnh đó, khoa học công nghệ tiên tiến sẽ tạo ra một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như thị trường doanh nghiệp nói riêng

Vì vậy, có thể nói rằng khoa học công nghệ là tiền đề cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình

Ảnh hưởng của khoa học công nghệ lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho đến nay đã được công nhận ở hầu hết trong mọi ngành nghề kinh doanh Một nghiên cứu thông qua việc áp dụng mô hình sản xuất được thực hiện bởi Griliches vào đầu năm 1979 Hoạt động R&D và việc áp dụng công nghệ mới cho việc phát triển sản phẩm và đổi mới quy trình sản xuất, được dùng để xác định lợi thế cạnh tranh và khả năng dẫn đầu trước đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp (Mansfield, 1968) Hall (2000), hơn 50% chi phí chi cho hoạt động R&D là để trả lương cho các nhà khoa học và các kỹ sư có trình

độ cao Chính họ và sự cố gắng trong nghiên cứu của họ tạo nên các tài sản vô hình, và từ kết quả đó lợi nhuận trong tương lai sẽ được tạo ra Mức đầu tư vào R&D thấp làm giảm sự đổi mới và nguồn tri thức, điều này dẫn đến giảm năng suất sản xuất, tương tự như việc đầu tư yếu tố vốn và lao động (Rogers, 2005) Grabowski (1978), hoạt động R&D trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sẽ tạo ra doanh thu trên mức bình quân Căn cứ vào

Trang 34

các kết quả từ những nghiên cứu, các yếu tố được xem xét trong bài nghiên cứu gồm: R&D, nhân lực, tài sản cố định của doanh nghiệp, bên cạnh các yếu

tố vô hình và một số yếu tố khác,

+ Nghiên cứu khoa học: Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ,

nghiên cứu và phát triển tạo nên sự vượt trội của công ty, cải thiện chất lượng sản phẩm và hiệu suất của công ty Nhiều bài nghiên cứu trước đây bàn về mối quan hệ giữa R&D và hiệu quả sản xuất (Cohen & ctg 1996) Geroski & ctg (1993) đã ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp từ sự đổi mới, họ cho thấy được ảnh hưởng của R&D lên hoạt động một cách trực tiếp và gián tiếp Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển góp phần đáng kể vào doanh số bán hàng, năng suất và lợi nhuận của doanh nghiệp (Griliches, 1988) Nghiên cứu của Chan & ctg (1995) cho thấy mối quan hệ giữa nghiên cứu đầu tư cho R&D và giá trị thị trường của công ty Kết quả nghiên cứu của Branch (1974) cho rằng cần có một khoảng thời gian phù hợp

để hoạt động nghiên cứu và phát triển góp phần vào việc giảm chi phí sản xuất

và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Aboody & ctg (2001) cũng cho kết quả tương tự rằng R&D tạo ra lợi nhuận hay tác động đến hiệu quả doanh nghiệp sau một khoản thời gian sau khi đầu tư, vì thế hoạt động đầu tư cho R&D, nghiên cứu khoa học nên được duy trì ở một mức độ nhất định (Hall, 2002) Bên cạnh sự tác động tích cực của hoạt động nghiên cứu khoa học, một

số nghiên cứu cho thấy R&D có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp Theo Gou (2004), cường độ R&D có tác động tiêu cực đến lợi nhuận

và năng suất của công ty Lin & Chen (2005) cũng đồng thuận với kết quả trên Hoạt động R&D yêu cầu cao về chất lượng hay nói cách khác là có tính ứng dụng vào thực tế, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp Cường độ nghiên cứu R&D cao nhưng không đảm bảo nhu cầu thực tiễn, không ứng dụng được vào thực tiễn hay không có khả năng triển khai sẽ không làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn gây lãng phí về thời gian, công sức và chi phí cho việc thực hiện R&D

Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu lại cho rằng nguyên nhân của vấn đề này là do sai sót trong phương pháp đo lường, lỗi thiết kế bản câu hỏi nghiên cứu và chênh lệc thời gian giữa việc tiến hành nghiên cứu và điều chỉnh, thực hiện, bởi vì việc đầu tư R&D cần có thời gian nhiều năm để cho thấy hiệu quả tác động của nó

Nghiên cứu trước thực nghiệm cho thấy sự tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ được xem xét theo mối liên hệ tuyến tính, nhưng kết quả nghiên cứu của Pantagakis (2010) lại cho rằng mối quan hệ này

Trang 35

là phi tuyến tính Tác giả tìm thấy giới hạn cho việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ Nếu chi cho đầu tư nghiên cứu khoa học

và công nghệ vượt quá mức giới hạn cho phép, nó sẽ gây ra tác động ngược lại đến hoạt động của doanh nghiệp

Các kết quả nghiên cứu trên cho chúng ta có một cái nhìn khách quan về hoạt động R&D KHCN trong doanh nghiệp

+ Đào tạo nguồn nhân lực:

Nhân lực được xác định là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, đặc biệt là nguồn nhân lực được đào tạo, có trình độ Phát triển khoa học công nghệ cần có một đội ngũ lao động có trình độ để có thể điều hành các sản phẩm, thiết bị của khoa học công nghệ Bên cạnh nguồn nhân lực

có trình độ chính là nguồn lực chủ chốt cho các chương trình nghiên cứu và phát triển khoa học của doanh nghiệp Bởi nguồn này có đủ kiến thức và đủ khả năng đảm trách hoạt động này

+ Tài sản doanh nghiệp, vốn doanh nghiệp:

Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiêp Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp Đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ

để phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục, là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường

Tóm lại, hoạt động đầu tư cho KH&CN của doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bởi đây chính là hoạt động quyết định đến gần như toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật lớn mới có chỗ đứng trong thị trường và được mọi người tin dùng so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại khác

Trang 36

Hình 2.1 Vòng quay hoạt động đầu tư Như vậy, đầu tư đã tạo ra thế và lực mới cho doanh nghiệp – tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Khả năng cạnh tranh được nâng cao sẽ giúp doanh nghiệp thu lợi lớn hơn, tạo điều kiện để doanh nghiệp gia tăng vốn

tự có, thực hiện tái đầu tư và các hoạt động khác nhằm đạt được các mục tiêu: lợi nhuận, vị thế và an toàn

2.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Bàn về vấn đề các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh, có thể nói đây

là một đề tài được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tham gia nghiên cứu Trải qua một khoảng thời gian dài, các yếu tố mà những nhà nghiên cứu đề ra thường là: trình độ chuyên môn, khả năng và sở thích kinh doanh, văn hóa – tín ngưỡng – tôn giáo, chính sách, đầu tư công nghệ, cũng như các yếu tố thuộc môi trường vi mô và vĩ mô (Buttner, 2001, Makhbul, 2011)

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Baard và Berg (2004), Kokko và Sjöholm (2004), Hansen và ctg (2002) đã chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Theo các nghiên cứu của Panco và Korn (1999), Hansen và ctg (2002), tuổi hay số năm hoạt động của một doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Hansen và ctg (2002), Phan Đình Khôi và ctg (2008) đã cho thấy trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ của Chính phủ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Đầu tư khoa học công nghệ

Hiệu quả sản xuất

Khả năng cạnh tranh Lợi nhuận

Trang 37

Hay nghiên cứu về tác động của nguồn thông tin bên ngoài đến sản xuất của doanh nghiệp của Tambe (2009) Bài viết nói đến ảnh hưởng của việc sử dụng thông tin bên ngoài trong hoạt động của doanh nghiệp, bài viết xem xét tác động của cơ cấu tổ chức, các yếu tố bên ngoài và đặc biệt xem xét đến mối quan hệ trong việc đầu tư công nghệ thông tin và R&D ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Thông qua phương pháp hồi quy tác giả thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố bên ngoài, chính sách và cường độ công nghệ thông tin tác động đến khả năng sản xuất

Một nghiên cứu khác cụ thể hơn là bài nghiên cứu của Peter Weill (1992) về: Mối quan hệ giữa việc đầu tư trong công nghệ thông tin và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Với việc phân tích mối quan hệ của hiệu quả hoạt động và đầu tư công nghệ thông tin trong giai đoạn 1982 – 1987 bằng các chỉ

số như doanh thu của công ty, và hoạt động đầu tư công nghệ thông tin, hay chi phí công nghệ thông tin trên tổng doanh thu hằng năm của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các loại hình đầu tư công nghệ thông tin của doanh nghiệp

Sử dụng hồi quy trong bài viết của mình, tác giả phân tích mối tương quan giữa việc đầu tư công nghệ thông tin và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng cách thức sử dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp, thấy được sự ảnh hưởng của từng yếu tố trong vấn đề đầu tư công nghệ thông tin lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích tác động của công nghệ thông tin lên doanh thu, hay sự chuyển đổi cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp

Bàn về vấn đề tác động của khoa học đến tiến trình phát triển, tăng trưởng kinh tế, nhà kinh tế học Samuelson và Nordhaus (2011) đã phân tích và tính toán được phần đóng góp của khoa học công nghệ trong tăng trưởng kinh

tế của quốc gia (Hoa Kỳ), 2 tác giả đã khẳng định nhân tố khoa học công nghệ giữ một vai trò đặc biệt đối với tăng trưởng kinh tế Tác giả đã cho thấy được

sự đóng góp của yếu tố khoa học công nghệ bên cạnh các yếu tố khác vào trong GDP của quốc gia Đồng thời sự đóng góp này có hiện tượng vượt trội hơn nhiều so với các yếu tố khác

Nhiều mô hình nghiên cứu của các nhà kinh tế cũng có bàn đến tác động của khoa học công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tiêu biểu trong đó là hàm sản xuất Cobb Douglas, CES, Solow, Các tác giả này

đề cập đến yếu tố khoa học công nghệ chính là yếu tố tạo ra tăng trưởng Tuy nhiên trong các mô hình này ít nhiều cũng chỉ mới xem xét khoa học công nghệ là một phần nhỏ, cụ thể trong mô hình Cobb Douglas khoa học công nghệ được nhắc đến và đi kèm với khả năng tổ chức và quản lý của doanh nghiệp – được nhắc đến trong TFP (Tổng năng suất nhân tố)

Trang 38

Bài viết “Vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển công

nghiệp Việt Nam” của sinh viên Phan Văn Hải, Trường Đại học Công Đoàn có

bàn đến những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng khoa học và công nghệ gồm: Nhân tố con người, giáo dục đào tạo, đội ngũ cán bộ khoa học và lao động có tay nghề cao, nguồn vốn cho sự phát triển khoa học và công nghệ

2.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.6.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng nguồn số liệu của cuộc Điều tra doanh nghiệp năm 2009 được thực hiện theo phương pháp điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2010 Số lượng DN ngoài nhà nước được chọn để điều tra là 15% của tổng số DN có dưới 10 lao động trong danh sách các DN có thu được phiếu ở cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2009 Riêng

TP Hồ Chí Minh và Hà Nội do số lượng DN quá lớn nên TCTK quy định: Số

DN ngoài nhà nước được chọn mẫu điều tra là 15% số doanh nghiệp có dưới

30 lao động

Các doanh nghiệp ngoài nhà nước có dưới 10 lao động (Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh có dưới 30 lao động) không được chọn vào mẫu điều tra sẽ không tiến hành điều tra mà chỉ tiến hành lập danh sách theo mẫu quy định, làm căn cứ suy rộng kết quả các chỉ tiêu điều tra của từng tỉnh, thành phố

Do tính chất phức tạp của nội dung điều tra và trình độ kế toán, thống kê cũng như ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị điều tra rất khác nhau, nên TCTK áp dụng 2 phương pháp thu thập số liệu là: Trực tiếp và gián tiếp

- Thu thập trực tiếp: Điều tra viên trực tiếp phỏng vấn đối tượng điều

tra, đề nghị cung cấp số liệu, giải thích tình hình, trên cơ sở đó điều tra viên ghi vào phiếu điều tra Phương pháp này được áp dụng đối với những đơn vị điều tra chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, không có khả năng tự ghi được

phiếu điều tra (doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp chuẩn bị giải thể, doanh

nghiệp đang bị thanh tra, )

- Thu thập gián tiếp: Tổ chức hội nghị tập huấn cho kế toán trưởng, cán

bộ nghiệp vụ kế toán hoặc thống kê của các doanh nghiệp, hoặc điều tra viên trực tiếp hướng dẫn phương pháp ghi phiếu điều tra và những quy định cụ thể

về nơi gửi, hình thức, thời gian gửi, để các doanh nghiệp tự ghi phiếu gửi cho

cơ quan điều tra

Trang 39

Trong thực tế cần kết hợp chặt chẽ cả 2 phương pháp để vừa tiết kiệm kinh phí và công sức của điều tra viên, vừa đảm bảo yêu cầu nhanh và chính xác của số liệu

2.6.2 Phương pháp phân tích số liệu

Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng các biện pháp sau để tiến hành phân tích dữ liệu trong mô hình:

+ Thống kê mô tả và phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp

thống kê mô tả cho phép tác giả trình bày sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Đồng thời mô tả thực trạng áp dụng khoa học công nghệ trong doanh nghiệp

Xem xét các giá trị trung bình, mode, trung vị để xác định được mức trung bình sử dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp Các chỉ số phương sai, độ lệch chuẩn của mô hình, cùng với các chỉ độ lệch, độ nhọn của phân phối xác suất để nhận thấy mức độ phân tán và tình trạng phân phối của

số liệu

+ Phân tích hồi quy đa biến: Đề tài áp dụng phương pháp phân tích hồi

quy đa biến để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể hơn là xem xét sự tác động của các yếu tố đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp so với các yếu tố khác (vốn, lao động, ) Tác giả xem xét mối liên hệ trong việc ứng dụng khoa học công nghệ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Mối liên hệ này là mối liên hệ tuyến tính hay phi tuyến tính như các bài nghiên cứu trước đây đã công bố

Phương trình hồi quy có dạng:

Y i = 1 + 2 X t2 + 3 X t3 + 4 X t4 + +n X tn + u t Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc

X tk (t = 1,n) : Các biến độc lập

1 : Phản ánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác đến kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp

k : Phản ảnh mức độ tác động của từng nhân tố đến biến phụ thuộc k

>0, chúng tỏ có mối tương quan thuận và ngược lại k càng lớn mối tương quan càng cao, k càng nhỏ mối tương quan càng thấp

Trang 40

Hệ số R 2 (R-square) cho biết mức độ phù hợp của mô hình, hay khả

năng giải thích của các biến được đưa vào mô hình 0 ≤ R2

≤ 1, nếu R2 =1 có nghĩa là đường hồi quy giải thích 100% sự thay đổi của Y Nếu R2=0, có nghĩa

là mô hình không giải thích sự thay đổi nào của Y Tuy nhiên R2 là hàm không

giảm của số biến giải thích trong mô hình, nếu tăng số biến trong mô hình thì

R2 cũng tăng Vì thế để xem xét việc có nên đưa biến vào mô hình không,

chúng ta xem xét đến hệ số R2 điều chỉnh (R2 – square addjustment), ký hiệu

cùng các hệ số như AIC, SIC, BIC

Kiểm định F: Thống kê F, kiểm định ý nghĩa của toàn bộ mô hình, với

giả thuyết: H0 : 2 = 3 = =k = = n = 0 Nếu p-value < thì mô hình có ý

nghĩa thống kê và ngược lại

2.6.3 Diễn giải các biến được sử dụng trong mô hình phân tích

Bảng 2.1: Các biến sử dụng trong nghiên cứu phân tích

Lợi nhuận ròng (Y) LNR Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp (tỷ đồng)

Tổng tài sản (X1) TTS Tổng tài sản của doanh nghiệp (tỷ đồng)

Tổng lao động (X2) TLD Tổng lao động của doanh nghiệp (người)

Quy mô doanh nghiệp DNN (X3)

DNV (X4) DNL (X5)

Quy mô doanh nghiệp, phân theo tổng nguồn vốn doanh nghiệp (DNN, DNV, DNL) + Trong đó: DNN (DNV, DNL) được biểu hiện ở dạng biến giả: Giá trị dummy là 1 nếu là doanh nghiệp nhỏ (doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp lớn), ngược lại là 0

Loại hình doanh

nghiệp

DNNN (X6) DNNNN (X7) DNVNN(X8)

Loại hình doanh nghiệp (DNNN, DNNNN,

DNVNN)

+ Trong đó: DNNN(DNNNN, DNVNN) được biểu hiện ở dạng biến giả: Giá trị dummy là 1 nếu

là doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp vốn nước ngoài), ngược lại là 0

Tuổi doanh nghiệp

Ngày đăng: 15/09/2015, 22:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai Văn Nam, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học 2011, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Cần Thơ
2. Phan Thị Minh Lý, 2011. Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 2(43).2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế
3. Trần Thị Cẩm Hải, 2011. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng. Luận văn Thạc Sĩ, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng
4. Mai Văn Nam, 2009. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Đồng Tháp.Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Đồng Tháp
5. Tổng cục Thống kê, 2012. Niên giám thống kê 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2012
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
6. Nguyễn Quang Dong, 2012. Giáo trình Kinh tế lượng. Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế lượng
7. Hương Thu, 2013. Việt Nam sẽ có quỹ đầu tư mạo hiểm cho khoa học, [online] liên kết:&lt;http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/viet-nam-se-co-quy-dau-tu-mao-hiem-cho-khoa-hoc-2900143.html&gt;[25/12/2013] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam sẽ có quỹ đầu tư mạo hiểm cho khoa học
8. Quốc hôi, 2013. Luật khoa học và công nghệ 2013. Quốc hội ban hành Luật khoa học công nghệ. NƯỚC NGOÀI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật khoa học và công nghệ 2013
1. Baily, M., 1972. Research and Development Costs and Returns: The US Pharmaceutical Industry. Journal of Political Economy, 80, 70-84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Research and Development Costs and Returns: The US Pharmaceutical Industry
2. Branch, B., 1974. Research and Development Activity and Profitability: A Distributed Lag Analysis. Journal of Political Economy, Vol. 82, no. 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Research and Development Activity and Profitability: A Distributed Lag Analysis
3. Chhibber, P., Majumdar, S., 1999. Foreign Ownership and Profitability: Property Rights, Control, and the Performance of Firms in Indian Industry.Journal of Law and Economics, Vol XLII Sách, tạp chí
Tiêu đề: Foreign Ownership and Profitability: "Property Rights, Control, and the Performance of Firms in Indian Industry
4. Glancey, K., 1998. Determinants of growth and profitability in small entrepreneurial firms. Journal of Entrepreneurial Behavior &amp; Research, Vol 4, No. 1, pp 18-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of growth and profitability in small entrepreneurial firms
5. Grabowski, H.G., &amp; Mueller, D.C., 1978. Industrial research and evelopment, intangible capital stocks and firm profit rates. The Bell Journal of Economics Vol9, No2, pp. 328-343 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Industrial research and evelopment, intangible capital stocks and firm profit rates
6. Griliches, Z., 1979. Issues in assessing the contribution of research and development to productivity growth. The Bell journal of Economics, Vol. 10, No.1, pp 92-116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Issues in assessing the contribution of research and development to productivity growth
7. Griliches. Z., 1994. Productivity, R&amp;D, and the Data Constraint. The American Economic Review, Vol. 84, N o 1. (Mar., 1994), pp. 1-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Productivity, R&D, and the Data Constraint
8. Hall, B., H., 2002. The financing of research and development. Oxford Review of Economic Policy, Vol. 18, No 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The financing of research and development
9. Hall, B. &amp; Hayashi, F., 1989. Research and Development as an Investment. Working Paper, National Bureau of Economic Research Sách, tạp chí
Tiêu đề: Research and Development as an Investment
10. Hall, B. &amp; Reenen, V., J., 2000. How effective are fiscal incentives for R&amp;D? A review of the evidence. Research Policy, 29, 449-469 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How effective are fiscal incentives for R&D? A review of the evidence
11. Hsiao, C., 1986. Analysis of Panel data. Econometric Society Monographs No11. Cambridge University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Analysis of Panel data. Econometric Society Monographs No11
12. Jefferson, G., Huamao, B., Xiaojing, G., Xiaoyun, Y., 2006. R&amp;D Performance in Chinese Industry. Economics of Innovation and New Technology, Vol 15(4/5), June/July, pp. 345-366 Sách, tạp chí
Tiêu đề: R&D Performance in Chinese Industry

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w