PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 38)

2.6.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng nguồn số liệu của cuộc Điều tra doanh nghiệp năm 2009 được thực hiện theo phương pháp điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2010. Số lượng DN ngoài nhà nước được chọn để điều tra là 15% của tổng số DN có dưới 10 lao động trong danh sách các DN có thu được phiếu ở cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2009. Riêng TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội do số lượng DN quá lớn nên TCTK quy định: Số DN ngoài nhà nước được chọn mẫu điều tra là 15% số doanh nghiệp có dưới 30 lao động.

Các doanh nghiệp ngoài nhà nước có dưới 10 lao động (Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh có dưới 30 lao động) không được chọn vào mẫu điều tra sẽ không tiến hành điều tra mà chỉ tiến hành lập danh sách theo mẫu quy định, làm căn cứ suy rộng kết quả các chỉ tiêu điều tra của từng tỉnh, thành phố.

Do tính chất phức tạp của nội dung điều tra và trình độ kế toán, thống kê cũng như ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị điều tra rất khác nhau, nên TCTK áp dụng 2 phương pháp thu thập số liệu là: Trực tiếp và gián tiếp.

- Thu thập trực tiếp: Điều tra viên trực tiếp phỏng vấn đối tượng điều tra, đề nghị cung cấp số liệu, giải thích tình hình, trên cơ sở đó điều tra viên ghi vào phiếu điều tra. Phương pháp này được áp dụng đối với những đơn vị điều tra chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, không có khả năng tự ghi được phiếu điều tra (doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp chuẩn bị giải thể, doanh nghiệp đang bị thanh tra,...).

- Thu thập gián tiếp: Tổ chức hội nghị tập huấn cho kế toán trưởng, cán bộ nghiệp vụ kế toán hoặc thống kê của các doanh nghiệp, hoặc điều tra viên trực tiếp hướng dẫn phương pháp ghi phiếu điều tra và những quy định cụ thể về nơi gửi, hình thức, thời gian gửi, để các doanh nghiệp tự ghi phiếu gửi cho cơ quan điều tra.

Trang 26

Trong thực tế cần kết hợp chặt chẽ cả 2 phương pháp để vừa tiết kiệm kinh phí và công sức của điều tra viên, vừa đảm bảo yêu cầu nhanh và chính xác của số liệu.

2.6.2 Phương pháp phân tích số liệu

Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng các biện pháp sau để tiến hành phân tích dữ liệu trong mô hình:

+ Thống kê mô tả và phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp thống kê mô tả cho phép tác giả trình bày sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời mô tả thực trạng áp dụng khoa học công nghệ trong doanh nghiệp.

Xem xét các giá trị trung bình, mode, trung vị để xác định được mức trung bình sử dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp. Các chỉ số phương sai, độ lệch chuẩn của mô hình, cùng với các chỉ độ lệch, độ nhọn của phân phối xác suất để nhận thấy mức độ phân tán và tình trạng phân phối của số liệu.

+ Phân tích hồi quy đa biến: Đề tài áp dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể hơn là xem xét sự tác động của các yếu tố đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp so với các yếu tố khác (vốn, lao động,...). Tác giả xem xét mối liên hệ trong việc ứng dụng khoa học công nghệ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mối liên hệ này là mối liên hệ tuyến tính hay phi tuyến tính như các bài nghiên cứu trước đây đã công bố.

Phương trình hồi quy có dạng:

Yi = 1 + 2Xt2 + 3Xt3 + 4Xt4 +...+nXtn + ut Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc

Xtk (t = 1,n): Các biến độc lập

1: Phản ánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

k: Phản ảnh mức độ tác động của từng nhân tố đến biến phụ thuộc. k >0, chúng tỏ có mối tương quan thuận và ngược lại. k càng lớn mối tương quan càng cao, k càng nhỏ mối tương quan càng thấp.

Trang 27

Hệ số R2 (R-square) cho biết mức độ phù hợp của mô hình, hay khả năng giải thích của các biến được đưa vào mô hình. 0 ≤ R2

≤ 1, nếu R2 =1 có nghĩa là đường hồi quy giải thích 100% sự thay đổi của Y. Nếu R2=0, có nghĩa là mô hình không giải thích sự thay đổi nào của Y. Tuy nhiên R2 là hàm không giảm của số biến giải thích trong mô hình, nếu tăng số biến trong mô hình thì R2 cũng tăng. Vì thế để xem xét việc có nên đưa biến vào mô hình không, chúng ta xem xét đến hệ số R2 điều chỉnh (R2 – square addjustment), ký hiệu là cùng các hệ số như AIC, SIC, BIC.

Kiểm định F: Thống kê F, kiểm định ý nghĩa của toàn bộ mô hình, với

giả thuyết: H0 : 2 = 3 = .... =k =...= n = 0. Nếu p-value < thì mô hình có ý nghĩa thống kê và ngược lại.

2.6.3 Diễn giải các biến được sử dụng trong mô hình phân tích

Bảng 2.1: Các biến sử dụng trong nghiên cứu phân tích

Tên biến Ký hiệu Diễn giải

Lợi nhuận ròng (Y) LNR Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp (tỷ đồng)

Tổng tài sản (X1) TTS Tổng tài sản của doanh nghiệp (tỷ đồng)

Tổng lao động (X2) TLD Tổng lao động của doanh nghiệp (người) Quy mô doanh nghiệp DNN (X3)

DNV (X4) DNL (X5)

Quy mô doanh nghiệp, phân theo tổng nguồn vốn doanh nghiệp (DNN, DNV, DNL). + Trong đó: DNN (DNV, DNL) được biểu hiện ở dạng biến giả: Giá trị dummy là 1 nếu là doanh nghiệp nhỏ (doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp lớn), ngược lại là 0. Loại hình doanh nghiệp DNNN (X6) DNNNN (X7) DNVNN(X8)

Loại hình doanh nghiệp (DNNN, DNNNN, DNVNN).

+ Trong đó: DNNN(DNNNN, DNVNN) được biểu hiện ở dạng biến giả: Giá trị dummy là 1 nếu là doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp vốn nước ngoài), ngược lại là 0.

Tuổi doanh nghiệp (X9)

TUOIDN Số năm kinh doanh của doanh nghiệp (số năm)

Số cán bộ Cao đẳng (X10)

Trang 28

Tên biến Ký hiệu Diễn giải

Số cán bộ Đại học (X11)

SCBDH Số cán bộ nghiên cứu có trình độ Đại học (người)

Số cán bộ Sau Đại học (X12)

SCBSDH Số cán bộ nghiên cứu có trình độ Sau Đại học

(người)

Chi phí nghiên cứu (X13)

CPNC Tổng chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ của doanh nghiệp trong năm 2009 (tỷ đồng)

Bình phương chi phí nghiên cứu(X14)

CPNCSQ Bình phương chi phí nghiên cứu (tỷ đồng)

Chi phí nghiên cứu sau một kỳ của doanh nghiệp (X15)

CPNCLAG1 Tổng chi phí nghiên cứu sau một kỳ của doanh nghiệp (tỷ đồng)

Chi phí nghiên cứu sau hai kỳ của doanh nghiệp (X16)

CPNCLAG2 Tổng chi phí nghiên cứu sau hai kỳ của doanh nghiệp (tỷ đồng)

Chi phí nghiên cứu triển khai (X17)

CPNCTK Chi phí đầu tư cho nghiên cứu triển khai (gồm nghiên cứu khoa học và nghiên cứu triển khai ứng dụng) (tỷ đồng)

Chi phí nghiên cứu triển khai kỳ trước (X18)

CPNCTKLAG1 Chi phí đầu tư cho nghiên cứu triển khai sau một kỳ của doanh nghiệp (tỷ đồng)

Chi phí nghiên cứu triển khai sau 2 kỳ của doanh nghiệp (X19)

CPNCTKLAG2 Chi phí đầu tư cho nghiên cứu triển khai sau hai kỳ của doanh nghiệp (tỷ đồng)

Chi phí nghiên cứu đổi mới (X20)

CPNCDM Chi phí đầu tư cho đổi mới khoa học công nghệ (chi phí thiết bị và xây lắp để tạo ra công nghệ mới)

(tỷ đồng)

Chi phí nghiên cứu đổi mới kỳ trước (X21)

CPNCDMLAG1 Chi phí đầu tư cho nghiên cứu đổi mới sau một kỳ của doanh nghiệp (tỷ đồng)

Chi phí nghiên cứu đổi mới sau 2 kỳ của doanh nghiệp (X22)

CPNCDMLAG2 Chi phí đầu tư cho nghiên cứu đổi mới sau hai kỳ của doanh nghiệp (tỷ đồng)

Trang 29

Tên biến Ký hiệu Diễn giải

Đề tài nghiên cứu triển khai (X23)

NCTK Số chương trình đề tài nghiên cứu, dự án đã triển khai, tham gia triển khai trong năm (số đề tài)

Đề tài nghiên cứu kỳ trước(X24)

NCTKLAG Số chương trình đề tài nghiên cứu, dự án đã triển khai, tham gia triển khai trong năm trước (số đề tài)

Sáng kiến giải pháp (X25)

SKGP Số sáng kiến, giải pháp kỹ thuật được áp dụng trong năm (số đề tài)

Sáng kiến giải pháp kỳ trước(X26)

SKGPLAG Số sáng kiến, giải pháp kỹ thuật được áp dụng trong năm trước (số đề tài)

Biến chính sử dụng trong mô hình là các biến về chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng các chỉ số vốn hóa cho nghiên cứu và phát triển của công ty, nguồn vốn dành cho nghiên cứu và phát triển của công ty, bởi vì họ cho rằng nó giống và đại diện cho tài sản vô hình của công ty. Tuy nhiên, không có khả năng để xác định tỷ lệ khấu hao (Hirschey và Weygandt, 1985; Ho, 2005), cùng với sự hạn chế về dữ liệu trong đề tài, nên tôi chọn chi phí nghiên cứu khoa học và công nghệ để xem xét trong mô hình phân tích. Bên cạnh đó nguồn chi phí chi cho nghiên cứu khoa học là chi cho nghiên cứu triển khai hay nghiên cứu đổi mới sẽ có tác động lên hoạt động doanh nghiệp như thế nào cũng được xem xét đến trong mô hình.

Nhiều nghiên cứu xem xét yếu tố nghiên cứu khoa học công nghệ tác động đển hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng chủ yếu thông qua nguồn chi phí nghiên cứu. Tác giả chưa tìm thấy tài liệu này xem xét đến số đề tài nghiên cứu của doanh nghiệp tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như phân tích tác động của loại đề tài lên hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài viết này tác giả đưa vào hai biến: X20, X21 để xem xét yếu tố tác động của số lượng đề tài, cũng như loại đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ được thực hiện trong năm tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bất kỳ một hoạt động khoa học nào cũng cần có yếu tố tri thức, yếu tố con người. Để tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong doanh nghiệp vấn đề cần quan tâm nhất là yếu tố lao động có trình độ. Ở đây tác giả xem xét về số cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học, và trình độ của cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học

Nhiều nghiên cứu trước đây đã cố gắng để điều tra các mối quan hệ tuyến tính giữa đầu tư cho R&D và hoạt động công ty, thường thông qua

Trang 30

cường độ R&D (Erickson và Jacobson, 1992; Finkelstein và Boyd, 1998; Henderson và Fredrickson, 2001). Theo các nghiên cứu trên, nếu mối quan hệ giữa đầu tư cho R & D và hoạt động công ty là tuyến tính tích cực, nó có nghĩa là đầu tư vào R&D liên tục sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, do những hạn chế tồn tại trong khả năng quản lý trong tất cả các công ty (Penrose và Pitel, 2009), và bởi vì đổi mới từ R&D có thể dễ dàng nhân đôi bởi đối thủ cạnh tranh (Huang và Liu, 2005), vì thế đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ, R&D trong công ty có chắc rằng mang lại lợi nhuận liên tục cho công ty hay không. Mặt khác , nếu mối quan hệ giữa đầu tư cho R&D và hoạt động công ty là tuyến tính tiêu cực, nó ngụ ý rằng đầu tư cho R&D liên tục sẽ gây ra thiệt hại cho công ty. Tăng R&D có thể mang lại lợi nhuận , nhưng đồng thời sẽ làm tăng chi phí tổng thể của doanh nghiệp trong R&D (Shy, 1995). Do đó, hiệu suất công ty không thể có quan hệ tuyến tính với đầu tư cho R&D. Thứ hai, dựa trên lý thuyết về sự tăng trưởng, một công ty không thể chỉ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong khi có nhiều hạn chế ở các yếu tố khác (khả năng sử dụng, năng lực quản lý,...) (Penrose và Pitelis, 2009). Dựa trên lập luận trên, đầu tư vào R&D, trong giai đoạn đầu có thể sẽ tạo nên một tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau khi đạt điểm tối ưu, nếu tiếp tục đầu tư vào R&D cuối cùng sẽ dẫn đến một mối tương quan nghịch giữa đầu tư cho R&D và hoạt động công ty.

Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả:

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu triển khai

Thực trạng đầu tư cho khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Bộ số liệu nghiên cứu

Đặc điểm doanh nghiệp

H0: Không có sự tác động của các yếu tố khoa học công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích hồi quy

Trang 31

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN CẢ NƯỚC

3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN LÃNH THỖ VIỆT NAM NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN LÃNH THỖ VIỆT NAM

3.1.1 Tổng quan và thực trạng doanh nghiệp đang hoạt động

Tính đến ngày 31/12/2011, theo Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp hiện đang hoạt động sản xuất kinh doanh là 324.691 doanh nghiệp, so với năm 2010 số lượng doanh nghiệp tăng thêm là 45.531 doanh nghiệp, tức tăng khoảng 16,23%. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc thời điểm 31/12/2011 gấp 2,6 lần so với năm 2006, bình quân giai đoạn 2006 – 2011 mỗi năm tăng 21,02% (Tổng cục Thống kê, 2012).

Nhìn chung từ năm 2006 đến 2011 số lượng doanh nghiệp có xu hướng tăng liên tục và tăng khá nhanh, so với năm 2006 tăng 59,56%, tương ứng số lượng doanh nghiệp là 199.599 doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chúng ta phân tích sâu hơn sẽ nhận thấy số lượng doanh nghiệp tăng chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động thuộc khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, chiếm 96,22% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (2011). Trong đó phần lớn doanh nghiệp tồn tại dưới dạng: công ty cổ phần không có vốn nhà nước và công ty TNHH (Tổng cục Thống kê, 2011). Số lượng doanh nghiệp năm 2011 gấp 2,67 lần năm 2006, bình quân giai đoạn 2006-2011 mỗi năm tăng 21,67%. Lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh, nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ về cả lao động lẫn nguồn vốn. Số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có xu hướng tăng, với mức tăng chậm, điều đó chứng tỏ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta vẫn có nhiều ngần ngại. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 9010 doanh nghiệp, chiếm 2,77% (trong đó Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 7.516 doanh nghiệp, chiếm 83,42% trong khối doanh nghiệp này).

Số lượng doanh nghiệp hoạt động thuộc khối doanh nghiệp nhà nước lại đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do việc chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp hay việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, chủ trương đổi mới hay sắp xếp lại nên số lượng doanh nghiệp liên tục giảm, số doanh nghiệp đang hoạt động tính đến ngày 31/12/2011 là 3.265 doanh nghiệp, chiếm 1,01% trong số doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ bằng 88,27% doanh nghiệp hoạt động năm 2006. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm không quá nhiều và giảm chậm là do hình thức hoạt động này vẫn là một trong những

Trang 32

công cụ mà nhà nước Việt Nam sử dụng để điều tiết kinh tế vĩ mô của cả nền kinh tế.

Bên cạnh những thông tin đáng mừng trong sự phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, có những vấn đề nóng, bất cập cũng rất đáng quan tâm đó là hiện trạng số doanh nghiệp tăng và số doanh nghiệp giải thể. Vấn đề này có thể đặt thành một câu hỏi cho sự phát triển kinh tế Việt Nam rằng nên “lạc quan hay bi quan”.

Theo Diễn đàn Đầu tư và phát triển doanh nghiệp Việt Nam, tính đến ngày 30-11-2012, cả nước có 48.473 doanh nghiệp (DN) giải thể, tạm dừng hoạt động, trong đó 39.936 DN dừng hoạt động và 8.537 DN đã giải thể. Theo thống kê cập nhật sơ bộ thì đến hết ngày 31-12-2012, con số DN giải thể, tạm ngừng hoạt động trên cả nước trong năm 2012 sẽ là 55 nghìn DN

Trong khi đó, số lượng DN đăng ký thành lập mới của cả nước vẫn tiếp tục xu hướng giảm, tính đến tháng 11-2012 là 62.794 DN, giảm 10% về số DN và giảm 8,4% về vốn đăng ký. Trong năm 2012, con số này là 65 nghìn DN. Đây là năm thứ hai liên tiếp kể từ khi Luật DN năm 1999 có hiệu lực, số

Một phần của tài liệu phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)