Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 48)

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp

2008 2009 2010 2011 2008 – 2009 2009 - 2010 2010 – 2011 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Số doanh nghiệp (DN) 192.179 236.584 279.360 324.691 44.405 0,23 42.776 0,18 45.331 0,14 Số lao động (Người) 7.948.618 8.718.967 9.830.896 10.895.600 770.349 0,10 1.111.929 0,13 1.064.704 0,10 Doanh thu thuần (Tỷ đồng) 5.515.796 6.071.590 7.858.209 10.577.362 555.794 0,10 1.786.619 0,29 2.719.153 0,26 Doanh thu thuần SXKD (Tỷ đồng) 5.325.836 5.900.322 7.487.724 10.301.985 574.486 0,11 1.587.402 0,27 2.814.261 0,27 Nguồn vốn (Tỷ đồng) 6.534.320 8.985.867 12.128.268 14.863.211 2.451.547 0,38 3.142.401 0,35 2.734.943 0,18 TSCĐ và đầu tư dài hạn (Tỷ đồng) 2.692.680 3.706.584 4.658.942 5.590.695 1.013.904 0,38 952.358 0,26 931.753 0,17 Lợi nhuận trước thuế (Tỷ đồng) 221.835 327.207 356.301 334.407 105.372 0,48 29.094 0,09 -21.894 -0,07 Thuế và các khoản đã nộp ngân

sách (Tỷ đồng) 309.414 366.198 420.860 515.827 56.784 0,18 54.662 0,15 94.967 0,18 Tỷ lệ nộp ngân sách/DT (%) 5,61 6,03 5,36 4,88 0,42 0,08 -0,68 -0,11 -0,48 -0,10 Tỷ suất lợi nhuận/vốn SXKD (%) 3,39 3,64 2,94 2,25 0,25 0,07 -0,70 -0,19 -0,69 -0,31 Tỷ suất lợi nhuận/D.Thu(%) 4,02 5,39 4,53 3,16 1,37 0,34 -0,86 -0,16 -1,37 -0,43

Trang 36

Theo tình hình chung thì số lượng doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, tuy nhiên nếu xét trên tốc độ phát triển, tham gia vào thị trường của các doanh nghiệp hiện nay thì mức độ này có vẻ chậm lại, cụ thể giai đoạn 2006 – 2007 tỷ lệ gia tăng sự tham gia của các doanh nghiệp vào thị trường là 19,17%, giai đoạn 2010 – 2011 có mức tăng chậm hơn và chỉ chiếm 16,23%. Bên cạnh đó nguồn vốn cũng có hiện tượng tăng tuy nhiên tốc độ tăng cũng chậm lại.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng được thể hiện qua các chỉ tiêu về doanh thu của doanh nghiệp. Theo bảng 3.2, số liệu doanh thu của doanh nghiệp qua các năm điều tăng, điều này ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và sự vận hành của kinh tế cả nước, do số thuế nộp cho ngân sách nhà nước cũng tăng theo, đây là nguồn thu cho cơ quan nhà nước và cũng là nguồn kinh phí cho các hoạt động phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có xu hướng giảm và tỷ suất này cũng không cao, chứng tỏ trong những năm gần đây hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có sự sụt giảm do nhiều yếu tố tác động gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp hoạt động không những không có lời mà còn lỗ. Bảng số liệu sau đây cho ta thấy được số doanh nghiệp hoạt động lời lỗ trong thời giai đoạn 2006 – 2011 vừa qua:

Bảng 3.3: Thống kê doanh nghiệp lãi lỗ

Doanh nghiệp có lãi Doanh nghiệp lỗ Tỷ lệ (%)

TỔNG SỐ Số doanh nghiệp Tổng mức lãi (Tỷ đồng) Lãi bình quân 1 DN (Triệu đồng) Số doanh nghiệp Tổng mức lãi (Tỷ đồng) Lãi bình quân/ DN (Triệu đồng) Số DN lãi Số DN lỗ 2006 82.125 189.181 2.303,6 38.930 -22.630 -581,3 65,65 31,12 2007 100.710 242.024 2.403,2 44.211 -19.533 -441,8 67,56 29,66 2008 133.311 288.307 2.162,7 53.228 -66.472 -1.248,8 69,37 27,7 2009 146.348 395.914 2.705,3 62.683 -68.708 -1.096,1 61,86 26,5 2010 179.117 447.486 2.498,3 70.225 -91.185 -1.298,5 64,12 25,14 2011 175.104 489.533 2.795,7 139.231 -155.125 -1.114,2 53,93 42,88 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2012

Trang 37

Mặc dù số doanh nghiệp tăng lên trong giai đoạn 2006 -2011 là đáng nói, nhưng trong hoạt động của các doanh nghiệp này thì số lượng doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoạt động bị thua lỗ cũng tăng theo về số lượng. Năm 2011 số doanh nghiệp bị lỗ gấp 3,58 lần năm 2006. Xét trên tỷ lệ doanh nghiệp bị lỗ trên tổng số doanh nghiệp thì có xu hướng giảm, tuy nhiên năm 2011 lại tăng lên đột biến, chiếm 42,88% trong tổng số doanh nghiệp.

Ngày 18-4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố Báo cáo thường niên doanh nghiệp (DN) Việt Nam 2012. Số liệu báo cáo cho thấy tỉ lệ DN thua lỗ trong giai đoạn 2006-2011 vẫn rất cao (42,88% vào năm 2011); hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA) của các DN giảm xuống còn 3,6% (năm 2010) là dấu hiệu đáng báo động. Đáng chú ý là trong đó, khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có ROA cao nhất, luôn đạt trên 10%, trái ngược với tỉ lệ khai lỗ cao nhất trong những năm gần đây.

Vấn đề đang được báo động là khả năng thanh toán của DN đang kém đi khi chỉ số thanh toán hiện tại và chỉ số thanh toán nhanh đều giảm. Khả năng trả lãi vay ngân hàng cũng giảm dần từ 5 lần xuống 3,5 lần trong các năm 2009 – 2011. Các DN hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay khiến chỉ số nợ lên đến hơn 2,3 lần và luôn lớn hơn giá trị kỳ vọng chuẩn. Trong đó, chỉ số nợ của DN Nhà nước là lớn nhất (ở mức 3,2 lần).

Việc thua lỗ trong kinh doanh là nguyên nhân dẫn đến việc phá sản của các doanh nghiệp. Theo nguồn số liệu cập nhật mới nhất thì có 100.000 DN phá sản trong năm 2012. Phần lớn DN phá sản chủ yếu thuộc khu vực tư nhân trong khi đây là khu vực năng động nhất và hoạt động hiệu quả nhất. DN Nhà nước hoạt động kém hiệu quả nhất thì lại không phá sản, chứng tỏ môi trường kinh doanh chưa bình đẳng.

Một vấn đề đáng lo ngại là DN Việt Nam đang có xu hướng nhỏ đi, số lượng DN siêu nhỏ ngày càng gia tăng và “tiếp tục thiếu hụt DN quy mô vừa, đủ sức đóng vai trò là cầu nối tham gia chuỗi giá trị toàn cầu để thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu”. Về số lượng, đã có hơn 700.000 DN được khai sinh nhưng DN còn hoạt động chỉ đạt hơn 300.000. Quy mô lao động trong các DN hiện nay chỉ bằng 1/2 so với 10 năm trước, quy mô về vốn tăng lên 2 lần nhưng tính trượt giá thì gần như không có sự thay đổi.

Tuy số doanh nghiệp hoạt động có hiện tượng tăng nhanh và doanh thu của doanh nghiệp cũng có hiện tượng tăng, doanh nghiệp lớn cũng tăng. Trong các doanh nghiệp Việt Nam gần như chưa có doanh nghiệp nào có công nghệ và sản phẩm, dịch vụ cao xứng đáng đại diện cho quốc gia trên thị trường quốc tế. Nguyên nhân là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 38

(WTO), Việt Nam bơm tín dụng quá mạnh, có năm tăng 52% khiến DN bơi trong biển tiền. Chính điều này tạo động lực hoàn toàn sai lầm là hướng DN vào kinh doanh bất động sản, chứng khoán, kinh doanh thân hữu.

Một phần của tài liệu phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 48)