Bảng 2.1: Các biến sử dụng trong nghiên cứu phân tích
Tên biến Ký hiệu Diễn giải
Lợi nhuận ròng (Y) LNR Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp (tỷ đồng)
Tổng tài sản (X1) TTS Tổng tài sản của doanh nghiệp (tỷ đồng)
Tổng lao động (X2) TLD Tổng lao động của doanh nghiệp (người) Quy mô doanh nghiệp DNN (X3)
DNV (X4) DNL (X5)
Quy mô doanh nghiệp, phân theo tổng nguồn vốn doanh nghiệp (DNN, DNV, DNL). + Trong đó: DNN (DNV, DNL) được biểu hiện ở dạng biến giả: Giá trị dummy là 1 nếu là doanh nghiệp nhỏ (doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp lớn), ngược lại là 0. Loại hình doanh nghiệp DNNN (X6) DNNNN (X7) DNVNN(X8)
Loại hình doanh nghiệp (DNNN, DNNNN, DNVNN).
+ Trong đó: DNNN(DNNNN, DNVNN) được biểu hiện ở dạng biến giả: Giá trị dummy là 1 nếu là doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp vốn nước ngoài), ngược lại là 0.
Tuổi doanh nghiệp (X9)
TUOIDN Số năm kinh doanh của doanh nghiệp (số năm)
Số cán bộ Cao đẳng (X10)
Trang 28
Tên biến Ký hiệu Diễn giải
Số cán bộ Đại học (X11)
SCBDH Số cán bộ nghiên cứu có trình độ Đại học (người)
Số cán bộ Sau Đại học (X12)
SCBSDH Số cán bộ nghiên cứu có trình độ Sau Đại học
(người)
Chi phí nghiên cứu (X13)
CPNC Tổng chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ của doanh nghiệp trong năm 2009 (tỷ đồng)
Bình phương chi phí nghiên cứu(X14)
CPNCSQ Bình phương chi phí nghiên cứu (tỷ đồng)
Chi phí nghiên cứu sau một kỳ của doanh nghiệp (X15)
CPNCLAG1 Tổng chi phí nghiên cứu sau một kỳ của doanh nghiệp (tỷ đồng)
Chi phí nghiên cứu sau hai kỳ của doanh nghiệp (X16)
CPNCLAG2 Tổng chi phí nghiên cứu sau hai kỳ của doanh nghiệp (tỷ đồng)
Chi phí nghiên cứu triển khai (X17)
CPNCTK Chi phí đầu tư cho nghiên cứu triển khai (gồm nghiên cứu khoa học và nghiên cứu triển khai ứng dụng) (tỷ đồng)
Chi phí nghiên cứu triển khai kỳ trước (X18)
CPNCTKLAG1 Chi phí đầu tư cho nghiên cứu triển khai sau một kỳ của doanh nghiệp (tỷ đồng)
Chi phí nghiên cứu triển khai sau 2 kỳ của doanh nghiệp (X19)
CPNCTKLAG2 Chi phí đầu tư cho nghiên cứu triển khai sau hai kỳ của doanh nghiệp (tỷ đồng)
Chi phí nghiên cứu đổi mới (X20)
CPNCDM Chi phí đầu tư cho đổi mới khoa học công nghệ (chi phí thiết bị và xây lắp để tạo ra công nghệ mới)
(tỷ đồng)
Chi phí nghiên cứu đổi mới kỳ trước (X21)
CPNCDMLAG1 Chi phí đầu tư cho nghiên cứu đổi mới sau một kỳ của doanh nghiệp (tỷ đồng)
Chi phí nghiên cứu đổi mới sau 2 kỳ của doanh nghiệp (X22)
CPNCDMLAG2 Chi phí đầu tư cho nghiên cứu đổi mới sau hai kỳ của doanh nghiệp (tỷ đồng)
Trang 29
Tên biến Ký hiệu Diễn giải
Đề tài nghiên cứu triển khai (X23)
NCTK Số chương trình đề tài nghiên cứu, dự án đã triển khai, tham gia triển khai trong năm (số đề tài)
Đề tài nghiên cứu kỳ trước(X24)
NCTKLAG Số chương trình đề tài nghiên cứu, dự án đã triển khai, tham gia triển khai trong năm trước (số đề tài)
Sáng kiến giải pháp (X25)
SKGP Số sáng kiến, giải pháp kỹ thuật được áp dụng trong năm (số đề tài)
Sáng kiến giải pháp kỳ trước(X26)
SKGPLAG Số sáng kiến, giải pháp kỹ thuật được áp dụng trong năm trước (số đề tài)
Biến chính sử dụng trong mô hình là các biến về chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng các chỉ số vốn hóa cho nghiên cứu và phát triển của công ty, nguồn vốn dành cho nghiên cứu và phát triển của công ty, bởi vì họ cho rằng nó giống và đại diện cho tài sản vô hình của công ty. Tuy nhiên, không có khả năng để xác định tỷ lệ khấu hao (Hirschey và Weygandt, 1985; Ho, 2005), cùng với sự hạn chế về dữ liệu trong đề tài, nên tôi chọn chi phí nghiên cứu khoa học và công nghệ để xem xét trong mô hình phân tích. Bên cạnh đó nguồn chi phí chi cho nghiên cứu khoa học là chi cho nghiên cứu triển khai hay nghiên cứu đổi mới sẽ có tác động lên hoạt động doanh nghiệp như thế nào cũng được xem xét đến trong mô hình.
Nhiều nghiên cứu xem xét yếu tố nghiên cứu khoa học công nghệ tác động đển hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng chủ yếu thông qua nguồn chi phí nghiên cứu. Tác giả chưa tìm thấy tài liệu này xem xét đến số đề tài nghiên cứu của doanh nghiệp tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như phân tích tác động của loại đề tài lên hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài viết này tác giả đưa vào hai biến: X20, X21 để xem xét yếu tố tác động của số lượng đề tài, cũng như loại đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ được thực hiện trong năm tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bất kỳ một hoạt động khoa học nào cũng cần có yếu tố tri thức, yếu tố con người. Để tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong doanh nghiệp vấn đề cần quan tâm nhất là yếu tố lao động có trình độ. Ở đây tác giả xem xét về số cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học, và trình độ của cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học
Nhiều nghiên cứu trước đây đã cố gắng để điều tra các mối quan hệ tuyến tính giữa đầu tư cho R&D và hoạt động công ty, thường thông qua
Trang 30
cường độ R&D (Erickson và Jacobson, 1992; Finkelstein và Boyd, 1998; Henderson và Fredrickson, 2001). Theo các nghiên cứu trên, nếu mối quan hệ giữa đầu tư cho R & D và hoạt động công ty là tuyến tính tích cực, nó có nghĩa là đầu tư vào R&D liên tục sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, do những hạn chế tồn tại trong khả năng quản lý trong tất cả các công ty (Penrose và Pitel, 2009), và bởi vì đổi mới từ R&D có thể dễ dàng nhân đôi bởi đối thủ cạnh tranh (Huang và Liu, 2005), vì thế đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ, R&D trong công ty có chắc rằng mang lại lợi nhuận liên tục cho công ty hay không. Mặt khác , nếu mối quan hệ giữa đầu tư cho R&D và hoạt động công ty là tuyến tính tiêu cực, nó ngụ ý rằng đầu tư cho R&D liên tục sẽ gây ra thiệt hại cho công ty. Tăng R&D có thể mang lại lợi nhuận , nhưng đồng thời sẽ làm tăng chi phí tổng thể của doanh nghiệp trong R&D (Shy, 1995). Do đó, hiệu suất công ty không thể có quan hệ tuyến tính với đầu tư cho R&D. Thứ hai, dựa trên lý thuyết về sự tăng trưởng, một công ty không thể chỉ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong khi có nhiều hạn chế ở các yếu tố khác (khả năng sử dụng, năng lực quản lý,...) (Penrose và Pitelis, 2009). Dựa trên lập luận trên, đầu tư vào R&D, trong giai đoạn đầu có thể sẽ tạo nên một tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau khi đạt điểm tối ưu, nếu tiếp tục đầu tư vào R&D cuối cùng sẽ dẫn đến một mối tương quan nghịch giữa đầu tư cho R&D và hoạt động công ty.
Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả:
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu triển khai
Thực trạng đầu tư cho khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Bộ số liệu nghiên cứu
Đặc điểm doanh nghiệp
H0: Không có sự tác động của các yếu tố khoa học công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích hồi quy
Trang 31
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN CẢ NƯỚC