Dù được xem là vũ khí chiến lược để đảm bảo phát triển bền vững, song phần lớn doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) hoặc chưa đủ sức đổi mới công nghệ trong đơn vị mình.
Từ nhiều bài học của các nước có hoàn cảnh tương đồng như Việt Nam trước đây như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản,… sau 30 năm, họ đã trở thành hàng đầu thế giới về sự phát triển. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đi sau, kém phát triển hơn các nước bạn ít cũng vài năm, nhiều tới vài chục năm. Điều
Trang 52
đáng nói là, trên con đường đi lên sự phát triển của các nước đó, họ đã tận dụng và sử dụng KH&CN như là chìa khóa cho sự phát triển.
Theo số liệu khảo sát doanh nghiệp về tình hình đầu tư KHCN của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2007-2010, nước ta hiện có trên 95% doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 66%. Do quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế nên phần lớn DN tập trung vào đổi mới công nghệ (CN) hơn là hoạt động nghiên cứu triển khai. Tỷ trọng đầu tư cho triển khai nghiên cứu đã giảm mạnh trong tổng đầu tư cho hoạt động KHCN, trong khi chi phí bình quân cho đổi mới công nghệ không ngừng tăng lên. Đáng lưu ý, DN chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có đầu tư hoạt động KHCN của mình đang có xu hướng gia tăng và tỷ trọng đầu tư cho hoạt động KHCN của DN từ vốn ngân sách ngày càng giảm. Tuy nhiên, số DN này chỉ chiếm 0,2% trong tổng số 290.767 DN được khảo sát. Còn lại 99,8% DN khảo sát chưa quan tâm hoạt động KHCN hoặc chưa đủ sức đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. Đảng và Nhà nước ta cũng đã sớm coi KH&CN cùng với giáo dục đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu, là “cứu cánh” của nền kinh tế. Thế nhưng, trong 5 và 10 năm qua, KH&CN vẫn chưa đóng góp được gì đáng kể cho sự phát triển đất nước.
Từ nguồn số liệu khảo sát, thì số doanh nghiệp trả lời có hoạt động đầu tư nghiên cứu khoa học chiếm chưa đến 0,5% trong tổng số doanh nghiệp, tương ứng 462 doanh nghiệp. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến hoạt động nghiên cứu khoa học trong doanh nghiệp hay không có đủ sức để đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.
Phần lớn DN Việt Nam chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ, vốn ít, nhân lực nghiên cứu phát triển thiếu về số lượng, yếu về chất lượng nên không đủ khả năng tự tiến hành nghiên cứu. Hơn 30% DN vừa và nhỏ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động KHCN trong DN, nhất là tổ chức nghiên cứu triển khai. Các doanh nghiệp lớn cũng chưa thật sự quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học trong các doanh nghiệp. Nguyên nhân các doanh nghiệp lớn thường là các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, vấn đề nghiên cứu khoa học công nghệ được thực hiện tại công ty mẹ rồi đưa vào sử dụng.
Bảng 4.2: Doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ
Tiêu chí Có HĐNCKH Không có HĐNCKH
Số DN(DN) 462 100.286
Tỷ lệ (%) 0,46 99,54
Trang 53
Bảng 4.3: Hoạt động KHCN phân theo quy mô doanh nghiệp
Khoa học công nghệ Tổng (%) Quy mô doanh nghiệp Có Tỷ lệ (%) Không Tỷ lệ (%)
DNN 127 0,15 83.180 99,85 100
DNV 124 1,04 11.783 98,96 100
DNL 211 3,81 5.323 96,19 100
Tổng doanh nghiệp 462 0,46 100.286 99,54 100
Nguồn: Điều Tra Doanh Nghiệp, 2010
Một nguyên nhân khác, gây ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ của doanh nghiệp là thủ tục rườm rà; thời gian nghiên cứu thì ít, thời gian làm thủ tục, chứng từ và thanh toán lại nhiều gây nản lòng các nhà nghiên cứu khoa học. Cơ chế tài chính và quản lý hoạt động khoa học bị hành chính hóa, không phù hợp với hoạt động của DN.
Hơn nữa, hiện nay cũng nổi lên một thực tế, tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước của các nước trên thế giới lại không nhiều mà chủ yếu dựa vào nguồn xã hội hóa, nguồn từ doanh nghiệp. Ngược hẳn với xu thế đó, nước ta chưa xã hội hóa tốt các nguồn đầu tư từ xã hội, đặc biệt là từ cộng đồng doanh nghiệp cho khoa học. Đặc biệt, có một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp lại cho rằng, trách nhiệm đầu tư KH&CN là của nhà nước.
Bảng 4.4: Chi phí đầu tư, nghiên cứu-phát triển khoa học công nghệ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tổng số Chia theo nguồn
Ngân sách nhà nước Vốn của DN Vốn từ nước ngoài Vốn từ nguồn khác Tổng chi phí cho nghiên cứu
khoa học công nghệ
653.374 22.266 617.148 50 13.910
+ Chi cho nghiên cứu triển khai 253.210 16.733 232.037 30 4.410 + Chi cho đổi mới công nghệ 400.164 5.533 385.111 20 9.500
Nguồn: Điều Tra Doanh Nghiệp, 2010
Tổng chi phí cho nghiên cứu khoa học công nghệ trong năm 2009 là 746.059 triệu đồng, chiếm 0,05% GDP. Các doanh nghiệp chỉ mới có sự quan tâm trong việc đầu tư, nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, đây mới
Trang 54
là một bước đi chập chững trên con đường dài của hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ.
Ta có:
Chỉ số vô hình = Tổng chi phí nghiên cứu và phát triển hằng năm Tổng chi phí đầu tư thường niên
= 746.059
907.567.758 = 8,22*10
-4.
Chỉ số này cho thấy hiện các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ trong hoạt động doanh nghiệp chỉ mới được thực hiện, hay trong các doanh nghiệp chưa có suy nghĩ trong việc tích lũy kiến thức bằng việc chuyển hướng hoạt động của doanh nghiệp.
Nguồn vốn được dùng cho nghiên cứu khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp chủ yếu là vốn từ Ngân sách nhà nước và vốn của DN. Hoạt động nghiên cứu chủ yếu diễn ra trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước – doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phẩn. Nguồn vốn nghiên cứu từ nước ngoài rất nhỏ, do các doanh nghiệp này chủ yếu đưa các máy móc có sẵn vào khai thác, sử dụng. Không tự thực hiện tiến hành nghiên cứu trong doanh nghiệp hiện hành.
Bảng 4.5: Hoạt động khoa học công nghệ phân theo loại hình doanh nghiệp
Khoa học công nghệ Tổng (%)
Loại hình doanh nghiệp Có Tỷ lệ (%) Không Tỷ lệ (%)
DNNN 138 4,62 2.847 95,38 100
DNNNN 301 0,31 96.524 99,69 100
DNCVNN 23 2,45 915 97,55 100
Tổng doanh nghiệp 462 0,46 100.286 99,54 100
Nguồn: Điều Tra Doanh Nghiệp, 2010
Vì vậy nhiều năm qua, ngành công nghiệp phụ trợ không thể phát triển được. Bên cạnh đó là thiếu thông tin về các chính sách của nhà nước hỗ trợ DN trong hoạt động KHCN; thiếu thông tin về công nghệ và thiết bị công nghệ gây khó khăn cho việc xây dựng và thực hiện dự án đầu tư đổi mới công nghệ của DN. Việc lập Quỹ đổi mới công nghệ của DN chưa trở thành điều kiện bắt buộc đối với doanh nghiệp.
Trang 55
Bảng 4.6: Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ
Tổng
số
Chia theo cấp
Nhà nước Bộ ngành Cơ sở Số chương trình, đề tài nghiên cứu, dự
án đã triển khai và tham gia triển khai
773 22 69 682
Số sáng kiến, giải pháp kỹ thuật được áp dụng
4.777 351 216 4.210
Nguồn: Điều Tra Doanh Nghiệp, 2010
Trong năm 2009, số chương trình đề tài nghiên cứu, dự án đã triển khai và tham gia triển khai chỉ có 773, số sáng kiến giải pháp kỹ thuật được áp dụng là 4777. Chiếm nhiều nhất là các đề tài, chương trình, sáng kiến thuộc cấp cơ sở và giảm dần về số lượng trong cấp Bộ ngành và cấp Nhà nước. Điều này cho thấy các đề tài nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp chỉ mang tính chất cấp thời, tác động ngắn hạn và trong phạm vi hẹp, chưa có tính ứng dụng rộng trong doanh nghiệp. Tính trên số doanh nghiệp có tham gia đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, trung bình một doanh nghiệp có 1 đề tài, chương trình nghiên cứu và 9 về số sáng kiến và giải pháp. Nghiên cứu khoa học bên trong các doanh nghiệp đã ít, song song đó các nghiên cứu khoa học trong các tổ chức khoa học cũng rất ít, và mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và các tổ chức này không cao, việc chuyển các nghiên cứu khoa học từ các tổ chức nghiên cứu vào doanh nghiệp còn rất hạn chế.
Một thống kê điều tra về thị trường công nghệ, trên 50% số doanh nghiệp trả lời có quá ít các tổ chức khoa học và công nghệ trong nước cung cấp công nghệ cho thị trường và nếu có thì thường chỉ là các công nghệ nhỏ lẻ, ít tạo thành các dây chuyền công nghệ đồng bộ, đủ sức tạo ra sản phẩm hàng hóa cạnh tranh với nước ngoài.
Các tổ chức khoa học và công nghệ trong nước thường nghiên cứu tiếp nhận những thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới và vận dụng vào Việt Nam, có rất ít công trình sáng tạo. Ngay cả những đề tài nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tiễn, số kết quả nghiên cứu thỏa mãn các điều kiện cấp bằng bảo hộ trí tuệ không nhiều.