0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Ảnh hưởng của đầu tư cho khoa học và công nghệ lên hiệu quả hoạt

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 31 -31 )

hoạt động của doanh nghiệp

Tiến bộ khoa học công nghệ tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng các thiết bị hiện đại đến sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu thập xử lý thông tin về các đối thủ và thị trường. Bên cạnh đó, hiện nay khi công cụ cạnh tranh chuyển từ giá sang chất lượng thì các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao mới có sức cạnh tranh cao. Sự ra đời của hàng vạn phát minh mới tạo cơ hội phát triển sản phẩm mới nhưng cũng là mối đe dọa một khi các sản phẩm đang sản xuất, rất nhanh trở nên lỗi thời.

Đầu tư cho khoa học công nghệ là một hoạt động thiết yếu của các doanh nghiệp, bởi trong nền kinh tế hiện nay hoạt động này được xem là vũ khí chiến lược để đảm bảo phát triển bền vững cho các doanh nghiệp, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đầu tư cho R&D, áp dụng công nghệ mới để phát triển sản phẩm và đổi mới quy trình sản xuất, tạo nên sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ (Manfield, 1968). Trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp buộc phải áp dụng các chiến lược để đối đầu với đối thủ cạnh tranh, gia tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường. Đầu tư cho R&D có một vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến

Trang 19

lược này. Sự thay thế liên tục của các yếu tố vô hình (tri thức) cho yếu tố hữu hình (vật chất) trong thời gian qua đã cho thấy vai trò quan trọng của R&D trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Lev, 1999). Verspagen và ctg. (2000) cũng nghiên cứu về sự mức độ tác động và năng suất của R&D, trong khi Hall (2002) nghiên cứu về nguồn tài chính, chi phí cho hoạt động R&D. Ding và ctg. (2007) đã nghiên cứu khoảng thời gian cần thiết để của hoạt động R&D tạo ra lợi nhuận và sự đóng góp vào doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai. Do hoạt động nghiên cứu và phát triển cần có một khoảng thời gian đủ dài để thực hiện. Kết thúc quá trình nghiên cứu, tiếp theo là việc đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng, kiểm tra và cần một khoảng thời gian để nhận thấy được hiệu quả từ hoạt động nghiên cứu (Griliches, 1979). Từ đó ứng dụng rộng rãi vào trong sản xuất và lần lượt thu về lợi nhuận từ hoạt động nghiên cứu này. Lev và ctg. (1996) đã tìm thấy mối tương quan tích cực giữa hoạt chi phí cho R&D và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển có sự ảnh hưởng tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng nếu doanh nghiệp chi nhiều hơn cho hoạt động R&D. Tuy nhiên, mối liên hệ này không tuyến tính, mức chi cho R&D có một giới hạn đỉnh, nếu doanh nghiệp chi quá nhiều cho hoạt động R&D sẽ không làm cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn mà còn gây ra tác dụng ngược lại.

Hoạt động đầu tư cho khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bởi hai lý do cơ bản sau:

- Thứ nhất, chi phí cho các hạng mục chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư.

- Thứ hai, đó là bộ phận cơ bản tạo ra sản phẩm – hoạt động chính của mỗi doanh nghiệp.

Hoạt động đầu tư cho khoa học công nghệ gồm: Đầu tư tài sản cố định bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng xây dựng và máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ.

Đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nhân hoạt động thuận lợi an toàn. Đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ quyết định chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp – đây là bộ phận chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp sản xuất. Hoạt động đầu tư tài sản cố định, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp - là hoạt động quan trọng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi chính hoạt động này góp phần tăng

Trang 20

cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh của cho doanh nghiệp trong hoạt động của ngành.

Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực cũng được xem là một hoạt động đầu tư cho khoa học công nghệ. Lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định và thể hiện trình độ văn minh của nền sản xuất. Nguồn nhân lực chính là nhân tố có tính chất quyết định trong một tổ chức, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động có quan hệ chặt chẽ với đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng do ứng với những mức độ hiện đại khác nhau của công nghệ sẽ cần lực lượng lao động với trình độ phù hợp. Trình độ của lực lượng lao động được nâng cao cũng góp phần khuếch trương tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm và giá bán bất kỳ một sản phẩm nào được sản xuất ra cũng đều phải gắn với một công nghệ nhất định. Công nghệ sản xuất đó sẽ quyết định chất lượng sản phẩm cũng như tác động tới chi phí cá biệt của từng doanh nghiệp từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho doanh nghiệp xử lý thông tin một cách chính xác và có hiệu quả nhất trong thời đại hiện nay. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thành công cũng cần có một hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền phát thông tin một cách chính xác, đầy đủ nhanh chóng, hiệu quả về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ tiên tiến sẽ tạo ra một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như thị trường doanh nghiệp nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng khoa học công nghệ là tiền đề cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Ảnh hưởng của khoa học công nghệ lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho đến nay đã được công nhận ở hầu hết trong mọi ngành nghề kinh doanh. Một nghiên cứu thông qua việc áp dụng mô hình sản xuất được thực hiện bởi Griliches vào đầu năm 1979. Hoạt động R&D và việc áp dụng công nghệ mới cho việc phát triển sản phẩm và đổi mới quy trình sản xuất, được dùng để xác định lợi thế cạnh tranh và khả năng dẫn đầu trước đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp (Mansfield, 1968). Hall (2000), hơn 50% chi phí chi cho hoạt động R&D là để trả lương cho các nhà khoa học và các kỹ sư có trình độ cao. Chính họ và sự cố gắng trong nghiên cứu của họ tạo nên các tài sản vô hình, và từ kết quả đó lợi nhuận trong tương lai sẽ được tạo ra. Mức đầu tư vào R&D thấp làm giảm sự đổi mới và nguồn tri thức, điều này dẫn đến giảm năng suất sản xuất, tương tự như việc đầu tư yếu tố vốn và lao động (Rogers, 2005). Grabowski (1978), hoạt động R&D trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sẽ tạo ra doanh thu trên mức bình quân. Căn cứ vào

Trang 21

các kết quả từ những nghiên cứu, các yếu tố được xem xét trong bài nghiên cứu gồm: R&D, nhân lực, tài sản cố định của doanh nghiệp, bên cạnh các yếu tố vô hình và một số yếu tố khác,...

+ Nghiên cứu khoa học: Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, nghiên cứu và phát triển tạo nên sự vượt trội của công ty, cải thiện chất lượng sản phẩm và hiệu suất của công ty. Nhiều bài nghiên cứu trước đây bàn về mối quan hệ giữa R&D và hiệu quả sản xuất (Cohen & ctg. 1996). Geroski & ctg. (1993) đã ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp từ sự đổi mới, họ cho thấy được ảnh hưởng của R&D lên hoạt động một cách trực tiếp và gián tiếp. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển góp phần đáng kể vào doanh số bán hàng, năng suất và lợi nhuận của doanh nghiệp (Griliches, 1988). Nghiên cứu của Chan & ctg. (1995) cho thấy mối quan hệ giữa nghiên cứu đầu tư cho R&D và giá trị thị trường của công ty. Kết quả nghiên cứu của Branch (1974) cho rằng cần có một khoảng thời gian phù hợp để hoạt động nghiên cứu và phát triển góp phần vào việc giảm chi phí sản xuất và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Aboody & ctg. (2001) cũng cho kết quả tương tự rằng R&D tạo ra lợi nhuận hay tác động đến hiệu quả doanh nghiệp sau một khoản thời gian sau khi đầu tư, vì thế hoạt động đầu tư cho R&D, nghiên cứu khoa học nên được duy trì ở một mức độ nhất định (Hall, 2002).

Bên cạnh sự tác động tích cực của hoạt động nghiên cứu khoa học, một số nghiên cứu cho thấy R&D có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Theo Gou (2004), cường độ R&D có tác động tiêu cực đến lợi nhuận và năng suất của công ty. Lin & Chen (2005) cũng đồng thuận với kết quả trên. Hoạt động R&D yêu cầu cao về chất lượng hay nói cách khác là có tính ứng dụng vào thực tế, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Cường độ nghiên cứu R&D cao nhưng không đảm bảo nhu cầu thực tiễn, không ứng dụng được vào thực tiễn hay không có khả năng triển khai sẽ không làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn gây lãng phí về thời gian, công sức và chi phí cho việc thực hiện R&D.

Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu lại cho rằng nguyên nhân của vấn đề này là do sai sót trong phương pháp đo lường, lỗi thiết kế bản câu hỏi nghiên cứu và chênh lệc thời gian giữa việc tiến hành nghiên cứu và điều chỉnh, thực hiện, bởi vì việc đầu tư R&D cần có thời gian nhiều năm để cho thấy hiệu quả tác động của nó.

Nghiên cứu trước thực nghiệm cho thấy sự tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ được xem xét theo mối liên hệ tuyến tính, nhưng kết quả nghiên cứu của Pantagakis (2010) lại cho rằng mối quan hệ này

Trang 22

là phi tuyến tính. Tác giả tìm thấy giới hạn cho việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Nếu chi cho đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ vượt quá mức giới hạn cho phép, nó sẽ gây ra tác động ngược lại đến hoạt động của doanh nghiệp.

Các kết quả nghiên cứu trên cho chúng ta có một cái nhìn khách quan về hoạt động R&D KHCN trong doanh nghiệp.

+ Đào tạo nguồn nhân lực:

Nhân lực được xác định là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, đặc biệt là nguồn nhân lực được đào tạo, có trình độ. Phát triển khoa học công nghệ cần có một đội ngũ lao động có trình độ để có thể điều hành các sản phẩm, thiết bị của khoa học công nghệ. Bên cạnh nguồn nhân lực có trình độ chính là nguồn lực chủ chốt cho các chương trình nghiên cứu và phát triển khoa học của doanh nghiệp. Bởi nguồn này có đủ kiến thức và đủ khả năng đảm trách hoạt động này.

+ Tài sản doanh nghiệp, vốn doanh nghiệp:

Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiêp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục, là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.

Tóm lại, hoạt động đầu tư cho KH&CN của doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bởi đây chính là hoạt động quyết định đến gần như toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật lớn mới có chỗ đứng trong thị trường và được mọi người tin dùng so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại khác.

Trang 23

Hình 2.1 Vòng quay hoạt động đầu tư

Như vậy, đầu tư đã tạo ra thế và lực mới cho doanh nghiệp – tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh được nâng cao sẽ giúp doanh nghiệp thu lợi lớn hơn, tạo điều kiện để doanh nghiệp gia tăng vốn tự có, thực hiện tái đầu tư và các hoạt động khác nhằm đạt được các mục tiêu: lợi nhuận, vị thế và an toàn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 31 -31 )

×