Lao động là nguồn lực cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn lao động có trình độ trong doanh nghiệp. Trong sự nghiệp CNH, HĐH
Trang 49
và hội nhập kinh tế quốc tế, để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi nguồn lực lao động chuyên nghiệp, công nhân lành nghề, có tay nghề cao,... Nguồn lao động có trình độ cao đáp ứng nhu cầu của xã hội và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, lao động có trình độ cao là yếu tố quyết định đến sự thành bại của hoạt động này của doanh nghiệp, bởi nguồn lao động này có đủ kiến thức và trình độ để đáp ứng yêu cầu trong nghiên cứu. Khả năng của nguồn lực lao động phù hợp là yếu tố quan trọng quyết định cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (Davis và Hart, 2010), mức độ hoạt động khoa học công nghệ và tạo thêm cơ hội cho những lao động có kiến thức và kỹ năng.
Để tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu phải có lòng đam mê và phải có kiến thức, trình độ tối thiểu đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu.
Với lực lượng lao động lên đến 8.718.967 người, đây là nguồn lực lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp, tuy nhiên nguồn lao động này phần lớn là lao động có trình độ chuyên môn thấp không đủ khả năng nghiên cứu, chưa đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
Đơn vị tính: Nghìn người
Nguồn: Điều Tra Doanh Nghiệp, 2010
Hình 4.1 Lực lượng lao động phân theo trình độ 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000
Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Cao đẳng nghề Trung học chuyên nghiệp LĐ dạy nghề dài hạn LĐ dạy nghề ngắn hạn LĐ trình độ khác Tổng số DNNN DNNNN DNCVNN
Trang 50
Lực lượng lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ thấp trên tổng lao động, khoảng 14% trên tổng số lao động của các doanh nghiệp. Lao động có trình độ sau Đại học chiếm tỷ lệ rất thấp trong các doanh nghiệp, nguồn lao động Đại học và Cao đẳng có khả năng thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học chiếm tỷ lệ cao trong nhóm lao động có khả năng thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học. Mặc dù vậy lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá là có khả năng tiếp thu nhanh, sáng tạo và có sự đam mê nghiên cứu, đây là một lợi thế để tăng thêm lực lượng lao động có trình độ cao, nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ.
Lực lượng lao động có trình độ cao chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến lao động tham gia nghiên cứu khoa học thấp. Tổng số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên tham gia nghiên cứu khoa học là 9383 người, chiếm 0,1% trong tổng số lao động và chiếm 0,8% trên tổng số lao động có trình độ cao đẳng trở lên.
Đơn vị tính: Nghìn người
Nguồn: Điều Tra Doanh Nghiệp, 2010
Hình 4.2 Cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học chia theo trình độ
Tính đến hết ngày 31/12/2009, số cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học là 9383, trong đó số cán bộ nữ tham gia nghiên cứu khoa học là 2292, chiếm 24,47% trong tổng số cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học (phần lớn cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học là nam, càng lên cao tỉ lệ nữ tham gia nghiên cứu khoa học càng thấp).
Về trình độ chuyên môn của cán bộ khoa học: Số cán bộ tham gia nghiên cứu chủ yếu là cán bộ có trình độ Cao đẳng và Đại học, chiếm 94,5% trong tổng số cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học có trình độ cao. Số cán bộ tham gia nghiên cứu có trình độ cao học trở lên chỉ chiếm 5,5%. Tính đến hết ngày
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số cán bộ Tổng số nữ cán bộ Cao đẳng
Đại học Thạc sỹ Tiến sĩ Tiến sĩ khoa học Tổng số DNNN DNNNN DNVNN
Trang 51
31/12/2009 trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam chưa có một lao động nào là Tiến sĩ khoa học.
Phân tích cụ thể: Xét trên tổng số cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học
tác giả có nhận xét như sau: Số cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học chiếm tỷ lệ cao nhất là cán bộ đang hoạt động trong các doanh nghiệp Nhà nước, chiếm gần 48% số cán bộ khoa học trong các loại hình doanh nghiệp.
Xét trên tỉ lệ cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học trong các loại hình doanh nghiệp, thì trong doanh nghiệp nhà nước trung bình cứ 1 doanh nghiệp sẽ có 1,34 người lao động (từ 1 – 2 lao động) tham gia nghiên cứu khoa học (hay 1,34 cán bộ khoa học). Trong khi doanh nghiệp ngoài Nhà nước, có số lượng doanh nghiệp lớn nhất nhưng số cán bộ khoa học chiếm ít nhất. Về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì trên trung bình cứ 3 doanh nghiệp hoạt động thì sẽ có được một doanh nghiệp có cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học. Tuy nghiên trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài này lại không thực hiện nghiên cứu khoa học, không quan tâm, chú trọng đến vấn đề nghiên cứu khoa học, bởi hoạt động này được thực hiện ở các công ty bên ngoài.
Bảng 4.1: Số cán bộ hoạt động KHCN/doanh nghiệp
Chỉ tiêu Trung bình Thấp nhất Cao nhất
CB hoạt động KHCN 23 0 859
CB hoạt động KHCN là nữ 8 0 196
Nguồn: Điều Tra Doanh Nghiệp, 2010
Số cán bộ hoạt động KHCN trung bình trong doanh nghiệp là 23 người/doanh nghiệp. Tuy nhiên số cán bộ này phân bố không đồng đều, có doanh nghiệp có số cán bộ này đến 859 người, trong khi nhiều doanh nghiệp không có được 1 cán bộ. Số cán bộ là nữ chỉ chiếm khoảng ¼ trong tổng số cán bộ.