Mô hình hồi quy trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 73)

Đề tài sử dụng lợi nhuận ròng (LNR) làm biến phụ thuộc để đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Dựa trên số liệu điều tra của TCTK, hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ tại các doanh nghiệp được thể hiện thông qua các chỉ số về chi phí chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, số cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ, trình độ của từng cán bộ và số đề tài nghiên cứu của doanh nghiệp đã thực hiện trong năm tính đến 31/12/2009.

Từ số liệu điều tra, hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ được phân ra làm 2 loại: Nghiên cứu triển khai và nghiên cứu đổi mới. Để hiểu rõ hơn về tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả xem xét theo các khía cạnh khác nhau. Tiến hành kiểm định 3 mô hình hồi quy để xem xét tác động của khoa học công nghệ. Ở cả 3 mô hình các yếu tố kiểm soát luôn được giữ cố định để nhận thấy được rõ hơn sự đóng góp của khoa học công nghệ, cụ thể hơn:

Mô hình 1: Kiểm tra mối mối liên hệ giữa phí cho hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh được thể hiện ở dạng tuyến tính hay phi tuyến tính. Biến được đưa vào xem xét là chi phí nghiên cứu cho hoạt động của doanh nghiệp tại năm đầu tư và bình phương chi phí hoạt động nghiên cứu của doanh nghiệp. Bên cạnh hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong năm gồm nghiên cứu triển khai và các sáng kiến, giải pháp kỹ thuật được áp dụng trong năm có tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nikos & Efstathios (2004) mối tương quan giữa lợi nhuận của doanh nghiệp và chi phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp trong giai đoạn 1995 – 2000 là 0,157 lần lợi nhuận gộp. Đây là mức giới hạn cho việc đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, nếu vượt mức giới hạn hoạt động đầu tư chẵng những không mang lại hiệu quả mà còn có tác động ngược lại.

Mô hình 2: Để xem xét ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh trong năm

đầu tư và tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong năm tiếp theo như thế nào. Từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về việc hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ của doanh nghiệp ở Việt Nam. Branch (1974), khoảng thời gian 4 năm kể từ khi đưa một nghiên cứu khoa học và công nghệ vào ứng dụng thực tiễn và hiệu quả nhận được. Efstathios (2004), đầu tư cho R&D có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm đầu đầu tư và cho tác động tích cực đến lợi nhuận sau 2 năm đầu tư.

Trang 61

Mô hình 3: Đánh giá ảnh hưởng của chi phí chi cho hoạt động nghiên

cứu khoa học công nghệ lên hoạt động kinh doanh theo hình thức nghiên cứu triển khai hay nghiên cứu đổi mới. Xem xét thời gian tác động của 2 hình thức nghiên cứu này đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cuối cùng hoạt động của công ty bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, chứ không phải chỉ chịu tác động của đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ. Do đó, trong mô hình tôi đưa thêm vào các biến kiểm soát như: Tổng lao động, Tổng tài sản, tuổi của doanh nghiệp (số năm hoạt động của doanh nghiệp), loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp.

Trang 62

Một phần của tài liệu phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)