Lý luận về công nghệ

Một phần của tài liệu phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 28)

2.3.2.1 Khái niệm công nghệ

Có nhiều cách hiểu khác nhau về công nghệ tùy theo góc độ và mục đích nghiên cứu. Nhưng một cách chung nhất công nghệ được hiểu như sau:

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm (Luật khoa học và công nghệ, 2000).

Công nghệ là tập hợp những hiểu biết để tạo ra các giải pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất và đời sống.

Công nghệ là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các mưu mẹo của con người. Tùy vào từng ngữ cảnh mà thuật ngữ công nghệ có thể được hiểu:

+ Công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề;

+ Các kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến trình để giải quyết một vấn đề;

+ Các sản phẩm được tạo ra phải hàng loạt và giống nhau; + Sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hạ

Công nghệ được hiểu theo một nghĩa rộng là sự ứng dụng các tri thức khoa học vào giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy công nghệ là một sản phẩm do con người tạo ra làm công cụ để sản xuất ra của cải vật chất. Cho tới nay định nghĩa về công nghệ có nhiều đến mức không thể thống kê được. Người sử dụng công nghệ trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau dẫn đến sự hiểu biết về công nghệ cũng khác nhau.

Theo UNIDO (United Nation’s Industrial Development organization) tổ chức phát triển công nghệ của liên hợp quốc thì: công nghệ

Trang 16

nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp.

Định nghĩa công nghệ theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP): Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Ngày nay công nghệ thường được coi là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm. Phần cứng đó là trang thiết bị. Phầm mềm bao gồm (thành phần con người, thành phần thông tin, thành phần tổ chức) bất kỳ quá trình sản xuất nào đều phải đảm bảo bốn thành phần trên mỗi thành phần đảm nhiệm những chức năng nhất định.

Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới.

2.3.1.2 Đặc điểm công nghệ

Qua khái niệm về công nghệ ở trên ta thấy, trước đây cách hiểu truyền thống về công nghệ đồng nhất kỹ thuật với thiết bị không lưu ý đến thực tế vận hành, tay nghề của công nhân, năng lực tổ chức quản lý hoạt động sản xuất, do vậy hiện nay thuật ngữ công nghệ thường được dùng thay cho thuật ngữ kỹ thuật việc hiểu nội dung công nghệ như vậy đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi công nghệ thực sự trở thành nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Khác với khoa học, các giải pháp kỹ thuật của công nghệ đóng góp trực tiếp vào sản xuất và đời sống nên nó được sự bảo hộ của nhà nước dưới hình thức “sở hữu công nghiệp” và do đó nó là thứ hàng để mua bán. Nghị định số 63/CP của Thủ tướng Chính phủ quy định 5 đối tượng được bảo hộ ở Việt Nam đó là: Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa - tên gọi, xuất xứ hàng hóa.

Một phần của tài liệu phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)