Tổng quan và thực trạng doanh nghiệp đang hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 44)

Tính đến ngày 31/12/2011, theo Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp hiện đang hoạt động sản xuất kinh doanh là 324.691 doanh nghiệp, so với năm 2010 số lượng doanh nghiệp tăng thêm là 45.531 doanh nghiệp, tức tăng khoảng 16,23%. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc thời điểm 31/12/2011 gấp 2,6 lần so với năm 2006, bình quân giai đoạn 2006 – 2011 mỗi năm tăng 21,02% (Tổng cục Thống kê, 2012).

Nhìn chung từ năm 2006 đến 2011 số lượng doanh nghiệp có xu hướng tăng liên tục và tăng khá nhanh, so với năm 2006 tăng 59,56%, tương ứng số lượng doanh nghiệp là 199.599 doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chúng ta phân tích sâu hơn sẽ nhận thấy số lượng doanh nghiệp tăng chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động thuộc khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, chiếm 96,22% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (2011). Trong đó phần lớn doanh nghiệp tồn tại dưới dạng: công ty cổ phần không có vốn nhà nước và công ty TNHH (Tổng cục Thống kê, 2011). Số lượng doanh nghiệp năm 2011 gấp 2,67 lần năm 2006, bình quân giai đoạn 2006-2011 mỗi năm tăng 21,67%. Lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh, nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ về cả lao động lẫn nguồn vốn. Số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có xu hướng tăng, với mức tăng chậm, điều đó chứng tỏ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta vẫn có nhiều ngần ngại. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 9010 doanh nghiệp, chiếm 2,77% (trong đó Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 7.516 doanh nghiệp, chiếm 83,42% trong khối doanh nghiệp này).

Số lượng doanh nghiệp hoạt động thuộc khối doanh nghiệp nhà nước lại đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do việc chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp hay việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, chủ trương đổi mới hay sắp xếp lại nên số lượng doanh nghiệp liên tục giảm, số doanh nghiệp đang hoạt động tính đến ngày 31/12/2011 là 3.265 doanh nghiệp, chiếm 1,01% trong số doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ bằng 88,27% doanh nghiệp hoạt động năm 2006. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm không quá nhiều và giảm chậm là do hình thức hoạt động này vẫn là một trong những

Trang 32

công cụ mà nhà nước Việt Nam sử dụng để điều tiết kinh tế vĩ mô của cả nền kinh tế.

Bên cạnh những thông tin đáng mừng trong sự phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, có những vấn đề nóng, bất cập cũng rất đáng quan tâm đó là hiện trạng số doanh nghiệp tăng và số doanh nghiệp giải thể. Vấn đề này có thể đặt thành một câu hỏi cho sự phát triển kinh tế Việt Nam rằng nên “lạc quan hay bi quan”.

Theo Diễn đàn Đầu tư và phát triển doanh nghiệp Việt Nam, tính đến ngày 30-11-2012, cả nước có 48.473 doanh nghiệp (DN) giải thể, tạm dừng hoạt động, trong đó 39.936 DN dừng hoạt động và 8.537 DN đã giải thể. Theo thống kê cập nhật sơ bộ thì đến hết ngày 31-12-2012, con số DN giải thể, tạm ngừng hoạt động trên cả nước trong năm 2012 sẽ là 55 nghìn DN

Trong khi đó, số lượng DN đăng ký thành lập mới của cả nước vẫn tiếp tục xu hướng giảm, tính đến tháng 11-2012 là 62.794 DN, giảm 10% về số DN và giảm 8,4% về vốn đăng ký. Trong năm 2012, con số này là 65 nghìn DN. Đây là năm thứ hai liên tiếp kể từ khi Luật DN năm 1999 có hiệu lực, số lượng DN thành lập mới có sự giảm sút so với cùng kỳ năm trước. Những năm trước đây, tốc độ tăng trưởng các DN thành lập mới thường ở mức 18%/năm.

Sự sụt giảm số lượng DN đăng ký thành lập mới hiện nay của Việt Nam không quá bất thường, bởi nhiều nước trong khu vực như Malaysia, Thái-lan thì hằng năm trung bình cũng chỉ có khoảng 30-40 nghìn DN ra đời. Việt Nam đã quay trở lại đúng quy luật bình thường, phù hợp nội lực của nền kinh tế, thay vì phát triển DN “quá nóng” như trước đây.

Xu hướng đổ vỡ hàng loạt DN đã không xảy ra, bằng chứng là năm 2012 có tới 65 nghìn DN được thành lập mới, bổ sung cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, xu hướng tái cơ cấu tổng thể khu vực DN ngoài quốc doanh cũng đang diễn ra khi các DN thành lập mới chuyển dần từ lĩnh vực bất động sản, xây dựng, khoáng sản – những lĩnh vực đầy rủi ro - sang những lĩnh vực phát triển bền vững hơn như công nghiệp chế tạo, y tế, văn hóa, giáo dục…

Không chỉ vậy, cơ quan quản lý này lại còn tỏ ra “lạc quan” bởi với 65 nghìn DN đăng ký thành lập mới trong năm 2012 thì số DN đăng ký thành lập mới vẫn cao hơn số DN giải thể, tạm dừng hoạt động và điều này cũng có nghĩa có khoảng 10 nghìn DN sẽ gia nhập thị trường.

Tuy nhiên chúng ta nên xem xét kỹ về mối quan hệ trong việc doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới. Bởi thực tế nhiều doanh nghiệp đang rất khó khăn, chúng ta không nên cho rằng số doanh

Trang 33

nghiệp thành lập mới nhiều hơn số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động là tín hiệu đáng mừng. Thay vào đó chúng ta cần xem xét có bao nhiêu DN đã “chết”, bỏ chạy rồi lại thành lập mới để có thể vay vốn ngân hàng.

Một điểm đáng quan tâm ở đây là con số DN giải thể, tạm ngừng hoạt động là con số DN “chết” thật, cùng với đó hệ quả là người lao động mất việc, DN không có doanh thu, không nộp thuế cho nhà nước… Còn số DN đăng ký thành lập mới, có thể chỉ là “đăng ký để đấy”, chưa đi vào hoạt động, chưa đóng góp gì cho nền kinh tế. DN đang tự điều chỉnh, dịch chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác không phải là theo quy luật nào mà đơn giản chỉ là do khó khăn của thị trường. Thực tế, số DN giải thể gia tăng là rất đáng lo ngại. Một câu hỏi đặt ra là: Lực lượng doanh nghiệp giảm sút thì tương lai nền kinh tế của nước ta sẽ đi về đâu?

Trang 34

Bảng 3.1: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm

Số doanh nghiệp (Doanh nghiệp) Tốc độ phát triển (%)

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2007/2006 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 BQ 2006 -

2011

TỔNG SỐ 125.092 149.069 192.179 236.584 279.360 324.691 119,17 128,92 123,11 118,08 116,23 121,02 Khu vực doanh nghiệp Nhà

nước

3.699 3.481 3.307 3.360 3.281 3.265 94,11 95,00 101,60 97,65 99,51 97,53

DN nhà nước Trung ương 1.740 1.709 1.651 1.806 1.779 1.797 98,22 96,61 109,39 98,50 101,01 100,65 DN nhà nước Địa phương 1.959 1.772 1.656 1.554 1.502 1.468 90,45 93,45 93,84 96,65 97,74 94,39

Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước

117.173 140.672 183.246 226.676 268.831 312.416 120,05 130,26 123,70 118,60 116,21 121,67

DN Tư nhân 37.323 40.468 46.530 47.840 48.007 48.913 108,43 114,98 102,82 100,35 101,89 105,56

Công ty Hợp danh 31 53 67 69 79 179 170,97 126,42 102,99 114,49 226,58 142,00

Công ty TNHH tư nhân 63.658 77.647 103.091 134.407 163.978 193.281 121,98 132,77 130,38 122,00 117,87 124,87 Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 1.360 1.597 1.812 1.738 1.710 1.751 117,43 113,46 95,92 98,39 102,40 105,18 Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 14.801 20.862 31.746 42.622 55.057 68.292 140,95 152,17 134,26 129,18 124,04 135,77

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

4.220 4.961 5.626 6.548 7.248 9.010 117,56 113,40 116,39 110,69 124,31 116,38

100% vốn nước ngoài 3.342 4.018 4.612 5.414 5.989 7.516 120,23 114,78 117,39 110,62 125,50 117,60 DN liên doanh với nước ngoài 878 943 1014 1134 1259 1494 107,40 107,53 111,83 111,02 118,67 111,22

Trang 35

Một phần của tài liệu phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)