Phân bố doanh nghiệp dựa trên quy mô lao động

Một phần của tài liệu phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 51)

Bảng thông tin dưới đây cho chúng ta nhận định được mối quan hệ giữa các loại hình doanh nghiệp tồn tại và phát triển mạnh mẽ tại các vùng kinh tế khác nhau.

Trang 39

Bảng 3.4: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô lao động và khu vực kinh tế

Tổng số doanh nghiệp Cơ cấu (%) Phân theo quy mô lao động

DN Siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa DN lớn

TỔNG SỐ 2010 279.360 100,00 187.580 79.085 5.618 7.077

2011 324.691 100,00 216.732 93.356 6.853 7.750

Đồng bằng Sông Hồng 2010 82.251 29,44 55.207 22.941 1.836 2.287

2011 103.518 31,88 65.690 32.356 2.580 2.622

Trung du và miền núi phía Bắc 2010 11.671 4,18 5.411 5.511 401 348

2011 14.045 4,33 7.034 6.222 414 375

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 2010 37.740 13,51 23.657 12.389 817 877 2011 42.679 13,14 26.845 13.998 922 914 Tây Nguyên 2010 7.282 2,61 4.606 2.359 144 173 2011 8.532 2,63 5.462 2.763 135 172 Đông Nam Bộ 2010 117.008 41,88 82.807 29.288 2.067 2.846 2011 128.590 39,60 92.720 30.372 2.416 3.082

Đồng bằng Sông Cửu Long 2010 23.284 8,33 15.892 6.587 342 463

2011 27.210 8,38 18.709 7.631 367 503

Không phân vùng 2010 124 0,04 - 10 11 103

2011 117 0,04 2 14 19 82

Trang 40 Bảng 3.5: Doanh thu thuần của doanh nghiệp

Đơn vị tính: Tỷ đồng Doanh thu thuần

2009 2010 2011

Cả Nước 6.071.590 7.858.209 10.577.362

Đồng bằng Sông Hồng 1.715.268,2 2.496.035,9 3.429.960,8 Trung du và miền núi phía Bắc 167.988,5 212.351,7 284.222,8 Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 414.602,8 582.373,6 81.9230

Tây Nguyên 169.237,6 131.937,5 191.740,6

Đông Nam Bộ 2.839.559,9 3.452.092,1 451.4506

Đồng bằng Sông Cửu Long 449.522 657.200,8 821.141,5

Không phân vùng 315.411 326.217,4 516.560,3

Nguồn: Tổng cục Thống Kê, 2012

Thông qua bảng số liệu , tác giả có một số nhận xét như sau:

Hiện tượng số lượng doanh nghiệp tăng lên trong giai đoạn 2009 – 2011 được thể hiện khá rõ, và số lượng doanh nghiệp tăng lên thêm là xuất hiện ở mọi khu vực kinh tế. Tuy số lượng doanh nghiệp có tăng lên nhưng hình thức tồn tại của doanh nghiệp vẫn nằm ở loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, hình thức doanh nghiệp này chiếm 95,3% số doanh nghiệp tham gia hoạt động trong năm 2009 và chiếm 95% số doanh nghiệp hoạt động trong năm 2011.

Trong giai đoạn 2009 – 2011, số lượng doanh nghiệp hoạt động và phân chia theo khu vực là không đồng đều và trong khoảng thời gian này hình thức phân chia doanh nghiệp theo khu vực cũng không có nhiều thay đổi. Phần lớn các doanh nghiệp tập trung ở Đồng Bằng Sông Hồng và khu vực Đông Nam Bộ. Chỉ tính riêng cơ cấu của hai vùng thì số lượng doanh nghiệp luôn chiếm từ 65 – 70% số lượng doanh nghiệp trên cả nước. Đây là hai vùng trọng điểm kinh tế của quốc gia, mang tính chất quyết định đến sự phát triển của cả nước. Riêng vùng Đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn 2009-2011 luôn có tỷ lệ tăng bình quân số doanh nghiệp nằm ở mức 30%. Trong khi đó, khu vực Đông Nam Bộ có mức vượt trội hơn khi mức cơ cấu doanh nghiệp luôn nằm trên 35% số lượng doanh nghiệp trên cả nước.

Tuy có số lượng lớn doanh nghiệp đang hoạt động nhưng phần lớn cũng là những doanh nghiệp ở dạng siêu nhỏ và nhỏ. Ở 2 khu vực này cơ cấu doanh

Trang 41 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp siêu nhỏ và nhỏ cũng chiếm hơn 95% số doanh nghiệp hoạt động trên khu vực.

Do số lượng doanh nghiệp hoạt động phần lớn là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ cho nên dù số lượng doanh nghiệp đang hoạt động rất nhiều nhưng doanh thu hoạt động lại không quá cao. Tuy doanh thu thuần của các doanh nghiệp có tăng qua mỗi năm, doanh thu thuần/doanh nghiệp cũng tăng nhưng tính trên số doanh nghiệp hoạt động khá cao thì số doanh thu này không cao. Trung bình mỗi doanh nghiệp ở Đồng bằng Sông Hồng có doanh thu bình quân trong giai đoạn 2009 – 2011 là 27,25 tỷ đồng, Đông Nam Bộ doanh thu bình quân là 30,33 tỷ đồng (Tổng cục Thống Kê, 2012), bình quân doanh thu của các doanh nghiệp trên cả nước là 26,79 tỷ đồng. Ta thấy mức doanh thu thuần bình quân của 2 khu vực này cũng chỉ vượt mức trung bình của cả nước một ít. Các khu vực còn lại doanh thu bình quân thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên doanh thu bình quân của khu vực không xác định rất cao so với bình quân cả nước, đạt được mức doanh thu rất cao trong khi số doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng 0,05% trong số doanh nghiệp đang hoạt động, đây là một dấu chấm hỏi cho hình thức hoạt động của loại hình doanh nghiệp này trên nước ta cần được làm rõ.

Một phần của tài liệu phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 51)