Top 10 tài liệu phân tích tác phẩm Phú sông Bạch Đằng

Phu song Bach Dang

Phú sông Bạch Đằng (hay Bạch Đằng giang phú) là một tác phẩm xuất sắc của Trương Hán Siêu, đồng thời cũng là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lý – Trần, một đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học và được xem là một áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học nước nhà. Tác phẩm này được viết theo phú cổ thể, nguyên tác viết bằng chữ Hán. Cấu tứ của tác phẩm theo hình thức đối đáp giữa chủ và khách vô cùng ấn tượng, nổi bật và khác biệt.

Phú sông Bạch Đằng thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lý nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam ta. Do đó, tác phẩm này cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp của việc đề cao vai trò, vị trí của con người trước lịch sử đất nước và dân tộc Việt Nam.

Hiện tại tác phẩm Phú sông Bạch Đằng đang được đưa vào chương trình giảng dạy của bộ môn Ngữ Văn lớp 10, tác phẩm này thường xuyên xuất hiện trong các bài thi, các bài kiểm tra lớn nhỏ thể hiện tầm quan trọng và sự quan tâm đến với tác phẩm từ phía các thầy cô giáo và cả các bạn học sinh. Trong bài viết dưới đây, chúng mình sẽ tổng hợp 10 tài liệu phân tích tác phẩm Phú sông Bạch Đằng để các bạn có thể nghiên cứu, tham khảo.

I. Các tài liệu phân tích tác phẩm Phú sông Bạch Đằng 

1. Phú sông Bạch Đằng

Phú sông Bạch Đằng là tài liệu giảng dạy cung cấp kiến thức lý thuyết cơ bản đối với nội dung tác phẩm Phú sông Bạch Đằng. Tài liệu giúp chúng ta cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú. Cảm nhận được niềm tự hào về những chiến công lịch sử và vai trò của con người trong dòng lịch sử đó. Tài liệu cũng hướng đến hình thức thảo luận, trả lời câu hỏi nhóm rất phù hợp để tiến hành trên lớp và đem lại hiệu quả cao, học sinh hiểu bài hơn và người đọc có một tài liệu tham khảo thú vị.

Phú sông Bạch Đằng
Phú sông Bạch Đằng

Download tài liệu

2. Tiết 57: Phú sông Bạch Đằng

Tiết 57: Phú sông Bạch Đằng là tài liệu giúp học sinh chuẩn bị được bài soạn trước khi lên lớp và đồng thời là tài liệu giảng dạy cho các giáo viên tham khảo. Tài liệu cũng tập trung vào giải thích khái niệm, kết cấu của một tác phẩm văn học thể phú, các hình tượng nghệ thuật có trong bài, lời văn, lời ca và từ đó giúp chúng ta hiểu cũng như phân tích được tác phẩm này.

Tiết 57: Phú sông Bạch Đằng
Tiết 57: Phú sông Bạch Đằng

Download tài liệu

3. Phú sông Bạch Đằng

Phú sông Bạch Đằng là tài liệu giảng dạy dành cho giáo viên bộ môn Ngữ Văn đối với tác phẩm Phú sông Bạch Đằng. Tài liệu hướng dẫn từ bước kiểm tra kiến thức bài cũ cho đến giới thiệu sơ lược về tác giả Trương Hán Siêu, tác phẩm Phú sông Bạch Đằng. Từ những sơ lược về tác giả, tác phẩm, chúng ta sẽ thấy được những đặc điểm về nội dung, nghệ thuật và hiểu hơn về tuyệt tác này.

Phú sông Bạch Đằng
Phú sông Bạch Đằng

Download tài liệu

4. Phu song Bach Dang

Phu song Bach Dang là một giáo án giảng dạy được biên soạn bởi giáo viên Vi Xuân Hải, giáo viên tổ Văn, trường THPT Chi Lăng. Tài liệu giảng dạy này được đánh giá rất cao bởi cách trình bày rõ ràng, khoa học cũng như nội dung chi tiết, đầy đủ, ngắn gọn nhưng xúc tích. Tài liệu giúp bạn đọc hiểu hơn về tác giả cũng như tác phẩm, những nét đặc trưng cơ bản mà một tác phẩm thể phúc có thể có cũng như đặc điểm nổi bật của Phú sông Bạch Đằng.

Phu song Bach Dang
Phu song Bach Dang

Download tài liệu

5. Bài giảng phú sông Bạch Đằng

Bài giảng phú sông bạch đằng là tài liệu giảng dạy giúp chúng ta hiểu hơn về tác phẩm Phú sông Bạch Đằng, cụ thể là những phút hoài niệm của tác giả về những chiến công trên dòng sông nổi tiếng này. Cùng với đó, tài liệu cũng hướng dẫn chúng ta cách đọc hiểu một tác phẩm thể phú và so sánh, kết hợp với các tác phẩm đã học trước đó để làm nổi bật hơn thể loại cũng như nội dung tác phẩm này. 

Bài giảng phú sông Bạch Đằng
Bài giảng phú sông Bạch Đằng

Download tài liệu

6. Tài liệu Cảm nhận về bài ””””Phú sông Bạch Đằng”””” của Trương Hán Siêu – Bài làm 2 

Tài liệu Cảm nhận về bài ””””Phú sông Bạch Đằng”””” của Trương Hán Siêu – Bài làm 2 là một dạng bài phân tích tác phẩm, Đối với tài liệu này, người tham khảo sẽ có cho mình cách triển khai, các ý chính khi tiến hành phân tích tác phẩm Phú sông Bạch Đằng vô cùng chi tiết và khoa học.

Tài liệu Cảm nhận về bài ''''''''Phú sông Bạch Đằng'''''''' của Trương Hán Siêu - Bài làm 2 
Tài liệu Cảm nhận về bài ””””Phú sông Bạch Đằng”””” của Trương Hán Siêu – Bài làm 2

Download tài liệu

7. Phân tích bài “Phú Sông Bạch Đằng Bạch Đằng Giang Phú” – Bài làm 1

Phân tích bài “Phú Sông Bạch Đằng Bạch Đằng Giang Phú” – Bài làm 1 tiếp tục là một tài liệu dưới dạng hướng dẫn phân tích tác phẩm Phú sông Bạch Đằng. Giống như tài liệu bên trên, nhưng lần này là một cách phân tích, triển khai ý hoàn toàn mới mẻ, sẽ là rất tốt nếu như bạn có thể tham khảo cả 2 tài liệu và rút ra được cho mình những ý hay, từ đó sáng tạo nên bài phân tích của mình.

Phân tích bài "Phú Sông Bạch Đằng Bạch Đằng Giang Phú" - Bài làm 1
Phân tích bài “Phú Sông Bạch Đằng Bạch Đằng Giang Phú” – Bài làm 1

Download tài liệu

8. Soạn bài “Phú Sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Soạn bài “Phú Sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là một hướng dẫn soạn bài, phân tích bài vô cùng đầy đủ và chi tiết. Tài liệu này giúp bạn hiểu được những kiến thức cơ bản về tác giả Trương Hán Siêu, hiểu được thể phú và hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm Phú sông Bạch Đằng. Qua đó, hướng dẫn các bạn trong việc phân tích, chứng minh những đánh giá và nhận định về tác phẩm.

Soạn bài “Phú Sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu
Soạn bài “Phú Sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Download tài liệu

9. Đọc hiểu Phú sông Bạch Đằng – văn mẫu

Đọc hiểu Phú sông Bạch Đằng – văn mẫu là hướng dẫn đọc hiểu dành cho học sinh. Tài liệu ngoài việc cung cấp các kiến thức cơ bản thì còn giúp các bạn trong việc hiểu về thể loại tác phẩm, hiểu về tiểu sử, cuộc đời tác giả và hiểu về tác phẩm. Ngoài ra, tài liệu cũng rất mới mẻ khi hướng dẫn chúng ta cách đọc, cách cảm tác phẩm như thế nào cho dễ dàng và có thể hiểu sâu sắc nhất về nó.

Đọc hiểu Phú sông Bạch Đằng - văn mẫu
Đọc hiểu Phú sông Bạch Đằng – văn mẫu

Download tài liệu

10. Kiến thức lớp 10 “Phú sông Bạch Đằng” – Trương Hán Siêu –thuyết minh về tác phẩm 

Kiến thức lớp 10 “Phú sông Bạch Đằng” – Trương Hán Siêu –thuyết minh về tác phẩm là một tài liệu hỗ trợ giảng dạy và tham khảo hết sức thú vị và mới lạ khi dùng hình thức thuyết minh để phân tích, chứng minh tác phẩm. Có thể thấy rằng cách làm này vừa mới lạ, vừa dễ dàng tiếp cận người đọc một cách trực tiếp và đồng thời cũng cung cấp một lượng kiến thức đầy đủ, cơ bản về tác phẩm Phú sông Bạch Đằng.

Kiến thức lớp 10 "Phú sông Bạch Đằng" - Trương Hán Siêu –thuyết minh về tác phẩm 
Kiến thức lớp 10 “Phú sông Bạch Đằng” – Trương Hán Siêu –thuyết minh về tác phẩm

Download tài liệu

100+ Tài liệu về tác phẩm Phú sông Bạch Đằng hay nhất

Đọc thêm:

Top 10 giáo án ngữ văn 11 chuyên sâu nhất

Tổng hợp những tài liệu giáo án ngữ văn 10 hay nhất

II. Tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng

  • Tác giả
  • Tên thật: Trương Hán Siêu (? – 1354) tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh (Ninh Bình)
  • Tính cách: Ông là người có tính tính cương trực, có học vấn uyên thâm, sinh thời được vua trần tin cậy, nhân dân kính trọng. 
  • Sự nghiệp: Ông từng giữ chức Hàn lâm học sĩ, làm môn khách của Trần Hưng Đạo; khi mất được thờ trong văn miếu.
  • Sáng tác: Sự nghiệp văn chương của Trương Hán Siêu không đồ sộ như các nhà văn, nhà thơ đương thời nhưng lại vô cùng chất lượng và được đánh giá là tuyệt tác đối với bất cứ tác phẩm nào được xuất bản. Số lượng tác phẩm của Trương Hán Siêu hiện còn bốn bài thơ và ba bài văn, trong đó có Phú sông Bạch Đằng – tác phẩm có giá trị hơn cả. 
  • Thơ văn Trương Hán Siêu thể hiện tình cảm yêu nước, ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm đối với xã tắc của một người đề cao đạo nho.
  • Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng
  • Thể loại: 
  • Tác phẩm làm theo thể loại phú cổ thể: Mượn hình thức đối đáp chủ – khách để thể hiện nội dung. Phú cổ thể có vần, không nhất thiết có đối, cuối bài thường kết lại bằng thơ.
  • Kết cấu gồm 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.
  • Cảm hứng sáng tác: 
  • Bài phú được viết từ cảm hứng hào hùng và bi tráng khi tác giả là trọng thần của nhà Trần, lúc vương triều đang có biểu hiện suy thoái, có dịp du ngoạn Bạch Đằng – một nhánh của sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng – di tích lịch sử lừng danh. Phú sông Bạch Đằng được sáng tác vào thời điểm tác giả vừa có những đan xem trong cảm xúc, vừa tự hào, vừa hoài niệm nhớ tiếc anh hùng xưa cũng như lịch sử hào hùng của cha ông, của dân tộc.

III. Hiểu hơn về tác phẩm Phú sông Bạch Đằng

  • Bố cục: 4 phần

+ Đoạn 1: “Khách có kẻ… luống còn lưu”: Giới thiệu nhân vật “khách”. Cảm xúc lịch sử của nhân vật “khách” trước cảnh sắc sông Bạch Đằng.

+ Đoạn 2: “Bên sông các bô lão… chừ lệ chan”: Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão. Lời các bô lão kể với “khách” về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.

+ Đoạn 3: “ Rồi vừa đi… lưu danh”: Lời bình luận của các bô lão. Suy ngẫm về những chiến công xưa.

+ Đoạn 4: Phần còn lại: Lời kết – bình luận của nhân vật khách – tác giả. Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.

  • Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Phú sông Bạch Đằng
  • Giá trị nội dung

Phú sông Bạch Đằng, qua những hoài niệm về quá khứ, đã thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ngợi ca truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.

  • Giá trị nghệ thuật

Cấu từ đơn giản, hấp dẫn với bố cục chặt chẽ.

Lời văn linh hoạt, uyển chuyển.

Hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa có giá trị gợi hình vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.

Ngôn từ trang trọng, tráng lệ, lắng đọng và giàu suy tư.

Điển cố được sử dụng chọn lọc, hiệu quả, giàu sức gợi.

  • Phân tích nội dung tác phẩm Phú sông Bạch Đằng
  • Đoạn mở:
  • Nhân vật “khách “: là sự phân thân của tác giả, tạo tính khách quan cho những điều sẽ nói.
  • Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của khách: Thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên. Tìm hiểu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức.
  • Những địa danh được nói đến: 
  • Địa danh lịch sử lấy từ trong điển cố Trung Quốc: sông Nguyên, sông Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng. 

→ Tác giả “đi qua” chủ yếu bằng tri thức sách vở, trí tưởng tượng.

  • Địa danh của đất Việt: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng. 

→ Khách tự họa bức chân dung tinh thần của mình là một hồn thơ, một khách hải hồ, một kẻ sĩ thiết tha với đất nước và lịch sử dân tộc:

  • Có vốn hiểu biết phong phú.
  • Yêu thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn, tìm hiểu thiên nhiên (Giương buồm… mải miết).
  • Có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao (Nơi có người đi… tha thiết).
  • Cảnh sắc của thiên nhiên trên sông Bạch Đằng:
  • Hùng vĩ, hoành tráng: “Bát ngát…một màu”.
  • Trong sáng, nên thơ: “Nước trời…ba thu”.
  • Ảm đạm, hiu hắt, hoang vu do dòng thời gian đang làm mờ bao dấu vết: “cảnh thảm”.
  • Tâm trạng của tác giả trước những sắc thái đối lập của thiên nhiên:
  • Phấn khởi, tự hào trước bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng mà trong sáng, thơ mộng.
  • Buồn thương, nuối tiếc trước vẻ ảm đạm, hiu hắt, hoang vu do thời gian đang xóa nhòa, làm mờ hết những dấu tích oai hùng của chiến trường xưa: “Buồn vì …còn lưu”
  • Đoạn giải thích:

Hình tượng các bô lão có thể là nhân vật có thật (là những người dân địa phương ven sông Bạch Đằng mà tác giả gặp trên đường vãn cảnh) hoặc có thể họ là nhân vật hư cấu (là tâm tư tình cảm của tác giả hiện thân thành nhân vật trữ tình để những nhận xét về các trận chiến trên sông Bạch Đằng trở nên khách quan hơn).

Chính họ là người đã kể lại và bình luận chiến tích trên sông Bạch Đằng và đến với “khách” bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính.

  • Vai trò: Là người chứng kiến chiến tích lịch sử, kể lại các chiến tích hào hùng đó cho khách nghe.
  • Các bô lão nhắc lại những chiến công đã diễn ra trên sông Bạch Đằng: “Ngô chúa phá Hoằng Thao/ Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã”
  • Họ kể lại diễn biến trận đánh năm xưa của hai vua Trần. Ngay từ đầu ta và địch đã tập trung cho trận chiến “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”
  • Trận đánh diễn ra gay go, quyết liệt “được thua chửa phân” khiến cho ánh nhật nguyệt phải mờ, bầu trời sắp thay đổi.Đây là cuộc đối đầu giữa ta và địch không chỉ về lượng mà còn đối đầu về ý chí. 
  • Cuối cùng quân ta – người chính nghĩa đã chiến thắng, bọn giặc: “hung đồ hết lối”, chuốc lấy mối nhục muôn đời “Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”.
  • Thái độ của các bô lão đối với khách: Nhiệt tình, hiếu khách và tôn kính khách.
  • Thái độ, giọng điệu của các bô lão khi kể chuyện: Nhiệt huyết, tự hào, mang cảm hứng của người trong cuộc.
  • Ngôn ngữ lời kể:Súc tích, cô đọng, vừa khái quát, vừa gợi lại được diễn biến, ko khí của các trận đánh rất sinh động (“Đây là buổi… Hoằng Thao”). Các câu dài, dõng dạc tạo ko khí trang nghiêm (“Đây là…Hoằng Thao”). Các câu ngắn gọn, sắc bén gợi khung cảnh chiến trận căng thẳng, gấp gáp ( “Thuyền bè…sáng chói”)
  • Đoạn bình luận:
  • Nguyên nhân làm nên thắng lợi:
  • Thời thế thuận lợi (thiên thời): “trời cũng chiều người”.
  • Địa thế núi sông (địa lợi): “trời đất cho nơi hiểm trở”.
  • Con người – người tài, có đức lớn 

→ giữ vai trò quyết định quan trọng nhất đến thắng lợi.

Tác giả gợi lại hình ảnh Trần Quốc Tuấn và những hình ảnh so sánh với người xưa để khẳng định sức mạnh, tài năng và đức lớn của con người – nhân tố quyết định thắng lợi. 

→ Cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lý sâu sắc.

  • Đoạn kết:
  • Tuyên ngôn về chân lý của các bô lão:
  • Những người bất nghĩa (Lưu Cung, Hốt Tất Liệt) sẽ tiêu vong.
  • Những người anh hùng, nhân nghĩa (Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo) thì mãi “lưu danh thiên cổ”. 

→ Đó là chân lý có tính chất vĩnh hằng như sông Bạch Đằng ngày đêm “luồng to sóng lớn đổ về bể đông” muôn đời theo quy luật tự nhiên.

  • Lời ca tiếp nối của khách:
  • Ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quan (Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông).
  • Ca ngợi chiến tích trên sông Bạch Đằng.
  • Khẳng định chân lí: vai trò và vị trí quyết định của con người trong tương quan với yếu tố đất đai hiểm yếu. 

→ Niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp.

Đọc thêm:

Top 10 luận án tiến sĩ luật đúng chuẩn nhất

Top 10 slide bảo vệ luận văn thạc sĩ đúng chuẩn nhất

Chúng mình đã tổng hợp và gửi đến các bạn 10 tài liệu phân tích tác phẩm Phú sông Bạch Đằng để các bạn có thể nghiên cứu và tham khảo thêm giúp quá trình học tập dễ dàng và hiệu quả hơn. Những tài liệu được chúng mình tổng hợp là những tài liệu được đánh giá hay nhất, ấn tượng nhất và mong rằng có thể giúp các bạn trong quá trình thực hiện những bài phân tích tác phẩm Phú sông Bạch Đằng tốt nhất cũng như hiểu hơn. Chúc các bạn thành công.