I – KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Trương Hán Siêu (? – 1354), tự là Thăng Phủ, quê ở thôn Phúc Am, xã Ninh Thành, nay thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Các vua Trần rất kính trọng Trương Hán Siêu, thường gọi ông là “thầy”. Là người tài đức vẹn toàn nên … soan bai cau tran thuat don, soan van tim hieu chung ve phep lap luan giai thich, yhs-default, soạn sống chết mặc bay, vai trò của rừng đối với môi trường, Soạn văn bài Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử, phan tich hinh tuong cay xa nu qua tac pham rung xa nu cua nguyen trung thanh, ý nghia viec khac bia tien si trong bài Hien tai la, soan anh unit 14 lop 7, Văn8- bai soan NUOC DAI VIET TA
Trang 1Soạn bài “Phú Sông Bạch Đằng” của Trương
Hán Siêu
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1 Trương Hán Siêu (? – 1354), tự là Thăng Phủ, quê ở thôn Phúc Am, xã Ninh Thành, nay thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình Các vua Trần rất kính trọng Trương Hán Siêu, thường gọi ông là “thầy” Là người tài đức vẹn toàn nên khi qua đời, ông được thờ ở Văn Miếu Tác phẩm của Trương Hán Siêu
có: Bạch Đằng giang phú, Dục Thuý sơn Linh Tế tháp kí (Bài kí ở tháp Linh Tế trên núi Dục Thuý), Khai Nghiêm tự bi kí (Bài kí trên bia chùa Khai Nghiêm) vàCúc hoa bách vịnh,… Thơ văn Trương Hán Siêu
thể hiện tình cảm yêu nước, ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm đối với xã tắc của một người đề cao Nho học
2 Phú sông Bạch Đằng là loại phú cổ thể: mượn hình thức đối đáp chủ – khách để thể hiện nội dung, vận văn và tản văn xen nhau, kết thúc bằng một bài thơ Loại phú cổ thể (có trước đời Đường) được làm theo lối văn biền ngẫu hoặc lối văn xuôi có vần, khác với phú Đường luật (có từ đời Đường) có vần, có đối, có
luật bằng trắc chặt chẽ
3 Bài Phú sông Bạch Đằng thể hiện niềm hoài niệm về chiến công của các anh hùng dân tộc, nêu cao vai
trò của yếu tố con người với tinh thần ngoan cường, bất khuất trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1 Tìm hiểu xuất xứ bài phú
Gợi ý:
Phú sông Bạch Đằng có lẽ được Trương Hán Siêu sáng tác vào đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi
nhà Trần suy thoái, có nguy cơ sụp đổ Khi có dịp du ngoạn trên sông Bạch Đằng, một nhánh sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng, nơi lưu dấu chiến tích lịch sử Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán và nhà Trần tiêu diệt quân Nguyên Mông, ông đã cảm khái mà làm thành bài phú này
2 Phân tích bố cục của bài phú
Gợi ý:
Bài phú này có có kết cấu ba phần theo như lối kết cấu thường thấy ở thể phú:
- Mở đầu: Giới thiệu nhân vật, nêu lí do sáng tác (từ đầu cho đến …dấu vết luống còn lưu.).
- Nội dung: Đối đáp (từ Bên sông các bô lão… cho đến Nhớ người xa chừ lệ chan.).
- Kết thúc: Lời từ biệt của khách (phần còn lại)
3 Cách miêu tả khái quát, ước lệ kết hợp với tả thực trong đoạn mở đầu:
- Ước lệ: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng; sóng kình, muôn dặm, đuôi trĩ, ba thu,…
- Cảnh thực: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng, bờ lau san sát, bến lách đìu hiu,…
4 Thủ pháp liệt kê trùng điệp được sử hiệu quả.
- Miêu tả không gian rộng lớn, thời gian liên hoàn: “giương buồm giong gió…, lướt bể chơi trăng…; sớm
gõ thuyền…, chiều lần thăm…”
- Làm nổi bật những kì tích: “Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã - Cũng là bãi đất xa thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”; “Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối,…”
5 Các hình ảnh đối nhau diễn tả không khí bừng bừng chiến trận (“Thuyền bè muôn đội tinh kì phấp
phới – Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”), hay để miêu tả thế giằng co quyết liệt (“ánh nhật nguyệt chừ phải mờ – Bầu trời đất chừ sắp đổi”)
6 Về nghệ thuật chọn lọc hình ảnh, sử dụng điển tích
Tác giả đã lựa chọn hình ảnh, điển tích diễn tả nổi bật sự thất bại của quân giặc, khẳng định một cách trang trọng tài trí của vua tôi nhà Trần:
- ”Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay – Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.” -”Hội nào bằng hội Mạnh Tân, có lương sư họ Lã – Trận nào bằng trận Dục Thuỷ, có quốc sĩ họ Hàn.”
7 Vần trong đoạn 1 và 2:
- Vần lưng: vơi – chơi, lâu - đâu
- Vần chân: Việt – biết – thiết
- Vần gián cách: nhiều – Triều – chiều, đối - đổi – dối – lối – nổi, Hàn – nhàn – chan.
Trang 28 Nhân vật “khách” – cái tôi của tác giả:
Sông Bạch Đằng và những hoài niệm về chiến công trên dòng sông này đều xuất phát từ sự quan sát của nhân vật “khách” – tác giả Chính qua sự quan sát ấy, nhân vật khách hiện lên với vẻ đẹp phóng khoáng, mạnh mẽ của bậc tráng sĩ: “…chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều – Mà lòng tráng sĩ bốn phương vẫn còn tha thiết” “Khách” ấy cũng là người thích ngao du, thăm thú và tìm hiểu lịch sử dân tộc:”Học Tử Trường chừ thú tiêu dao”
9 Nhân vật “bô lão” – hình ảnh của tập thể, xuất hiện trong hình thức đối đáp ở đoạn hai như sự hô ứng,
qua đó tái hiện lại kì tích xưa, bộc lộ niềm ngưỡng vọng, tự hào hùng tráng:
- Những chiến thắng vĩ đại trên sông Bạch Đằng: Chiến thắng gắn với tên tuổi Ngô Quyền và chiến thắng gắn với tên tuổi Trần Hưng Đạo Các chiến thắng vang dội này được đặc biệt tô đậm nhờ những hình ảnh, điển tích được chọn lựa hết sức đặc sắc: “tinh kì phấp phới, giáo gươm sáng chói”, “ánh nhật nguyệt… phải mờ, bầu trời đất… sắp đổi”, “tan tác tro bay,… hoàn toàn chết trụi…; Xích Bích, Hợp Phì,…”
- Ngẫm lại xưa, thấy chiến thắng oanh liệt là bởi “trời đất cho nơi hiểm trở”, “nhân tài giữ cuộc điện an”
và “bởi đại vương coi thế giặc nhàn”, nghĩ đến nay chỉ thêm hoài tiếc: “Đến bên sông chừ hổ mặt – Nhớ người xa chừ lệ chan”
10 Đoạn cuối bài, trong lời thơ, “bô lão” và “khách” như hiện thân hô ứng của xưa – nay ca lên niềm tự
hào về non sông hùng vĩ, bình luận về chiến thắng sông Bạch Đằng bằng khúc anh hùng ca về tinh thần ngoan cường, bất khuất của con người:
- Lời ca của “bô lão” khẳng định sự hằng tồn của dòng sông Bạch Đằng lịch sử, cũng là khẳng định chân lí: “Những người bất nghĩa tiêu vong – Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
- Lời ca của “khách” tiếp nối âm hưởng tự hào, tôn vinh ở lời ca của “bô lão” đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của con người trong chiến công xa, cũng là chân lí thấm đẫm tinh thần nhân văn cho muôn đời
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• bai tho phu song bach dang
• soan bai phu song bach dang cua truong han sieu
• phan tich bai tho phu song bach dang
• y nghia bai phu song bach dang_truong han sieu
• soạn bài phú sông bạch đằng của trương hán siêu
• soan bai phu song bach danf ,