Đề tài về: Đặc điểm ngữ nghĩa- ngữ pháp của lớp từ ghép dẳng lập trong truyện Kiều
Trang 1Đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều
Nguyễn Thị Nguyệt Minh
Trang 2DẪN NHẬP
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội Việt Nam vào giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, thời kỳ cuối Lê sang Nguyễn, là một xã hội phong kiến, rối ren, mục nát Trong hoàn cảnh ấy văn học lại phát triển mạnh mẽ Có thể coi đây là thời kỳ huy hoàng của nền văn học nước nhà Giai đoạn này đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, là những tài liệu quý có giá trị cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội… và cả ngôn ngữ Việt thời kỳ này Tiêu biểu hơn tất cả là Truyện Kiều của Nguyễn Du Với ngôn ngữ Việt, chữ viết Việt, cách nói, cách viết của người Việt, Nguyễn Du đã tạo ra một tác phẩm vĩ đại cho dân tộc Việt Nam
Mở đầu của quyển “Từ điển Truyện Kiều” của mình, cụ Đào Duy Anh đã viết “Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam, nếu
Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ văn học Việt Nam đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng đầy đủ và sâu sắc của nó”
Điều ấy cho thấy Truyện Kiều không chỉ có giá trị văn học vô
cùng to lớn mà nó còn có giá trị đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Vì ngôn ngữ Truyện Kiều của
Nguyễn Du là “ Đại biểu cho ngôn ngữ văn học của thế kỷ 19…” (Hà Huy Giáp, Truyện Kiều ,1976)
Đọc Truyện Kiều, chúng ta có thể thấy được những điểm giống
nhaụ và khác nhau giữa ngôn ngữ thời đại Nguyễn Du với ngôn ngữ đương đại Có những cách diễn đạt thường dùng ngày trước nhưng bây
Trang 3giờ không dùng nữa Có những cách diễn đạt ngày nay là quen thuộc nhưng Nguyễn Du chưa biết đến.Đặc biệt chúng ta có thể thấy được những đóng góp to lớn của tác giả vào sự phát triển của tiếng Việt
Vì muốn tìm hiểu sâu sắc vấn đề từ ghép thế kỷ XVIII và XIX , muốn đóng góp thêm một phần nhỏ vào việc nghiên cứu ngôn ngữ của
Nguyễn Du, chúng tôi đã chọn đề tài “Đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều”cho luận văn
Lý do thứ hai để chúng tôi chọn đề tài này vì tôi yêu Truyện Kiều Chúng tôi đã lớn lên bằng lời ru từ những câu Kiều của bà và mẹ Chúng tôi đã sống bên cạnh những người nông dân chân chất, thật thà, những người đã thực sự lưu truyền Kiều vào đời sống nhân dân Họ đọc Kiều và hiểu Kiều theo cách của mình Họ không nhận xét được cái hay, cái đẹp trong Kiều, cái tài của Nguyễn Du bằng ngôn ngữ khoa học nhưng họ tìm thấy cách nói, cách nghĩ, cách làm của mình và cả những bài học nhân nghĩa ở đời trong đó Chính họ giúp chúng tôi yêu Kiều và cảm nhận Kiều gần gũi, thương yêu như ca dao, tục ngữ
Khi nghiên cứu đề tài này, bản thân chúng tôi sẽ được tiếp cận với nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Truyện Kiều nói riêng và ngôn ngữ học nói chung Điều ấy giúp tôi tìm hiểu hơn về Truyện Kiều và củng cố thêm kiến thức về ngôn ngữ học để phục vụ nhiệm vụ giảng dạy của mình Đây cũng là lý do để chúng tôi chọn đề tài này
2 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Hà Huy Giáp đã nhận định “Ngôn ngữ Truyện Kiều đã đạt tới
trình độ điêu luyện, tinh vi, sâu sắc có một không hai trong văn học cổ
Trang 4điển Việt Nam Chúng ta khẳng định nghệ thuật trong ngôn ngữ Truyện Kiều là niềm tự hào của tiếng nói Việt Nam” (Truyện Kiều , 1976)
Đi vào nghiên cứu Truyện Kiều, chỉ riêng ngôn ngữ đã có rất nhiều vấn đề cần tìm hiểu, cần nghiên cứu Nhưng do khả năng có hạn nên chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu một khía cạnh nhỏ trong ngôn ngữ
Truyện Kiều: Đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của lớp tư’ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là một lớp từ
trong tác phẩm văn học Nó mang đặc tính của ngôn ngữ văn chương, tức một mã phức tạp được cấu tạo nên từ ngôn ngữ tự nhiên Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng lấy ngôn ngữ dân tộc làm chất liệu Chính vì thế ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương vẫn mang đặc trưng của ngôn ngữ dân tộc đồng thời nó lại có những đặc điểm riêng biệt, mang đặc trưng của nó Điểm đặc biệt nhất của ngôn ngữ văn chương là nó mang dấu ấn ngôn ngữ tác giả Ngôn ngữ dân tộc khi đi vào tác phẩm Văn chương, là sản phẩm của tác giả, do tác giả lựa chọn và sử dụng theo mục đích của mình Vì vậy ngôn ngữ văn chương là cái đi chệch của một cái toàn thể có hệ thống so với cái toàn thể của ngôn ngữ chung
Đề tài này tìm hiểu về lớp từ ghép đẳng lập trong tác phẩm Văn chương, cụ thể là Truyện Kiều của Nguyễn Du Vì vậy, những vấn đề được tìm hiểu trong đề tài, ngoài những cái cơ bản thuộc về đặc điểm của tiếng Việt nói chung, sẽ có một số điểm là cái riêng của Nguyễn
Du, cái riêng của tác phẩm, đặc biệt về việc nắm bắt nghĩa của từ và chức năng ngữ pháp của từ
3 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Ngôn ngữ loài người với tư cách là một hệ thống ký hiệu có chức năng giao tiếp và phản ánh Trong quá trình phát triển của mình, để đáp
Trang 5ứng nhu cầu cần biểu hiện của thực tế khách quan, nó sẽ không ngừng phát triển về số lượng từ Khuynh hướng phát triển tất yếu là phương thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa, kết hợp chúng với nhau để sản sinh ra một lớp từ mới mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa như một từ Ưu thế của lớp từ này là từ hình thức cũ nhưng lại có thể chuyển tải một nội dung mới.Và phương thức này đã giúp ngôn ngữ tiết kiệm tối đa “nguyên liệu” của mình khi tạo ra các sản phẩm trong giao tiếp Đối với tiếng Việt, ngôn ngữ tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập, ghép không phải là phương thức duy nhất nhưng là phương thức phổ biến , có tính sinh sản cao Lớp từ được hình thành từ phương thức này đang ngày càng gia tăng về số lượng và cóvị trí quan trọng trong hoạt động giao tiếp
Luận văn của chúng tôi không đi vào nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo ngữ nghĩa và ngữ pháp của lớp từ ghép mà chỉ tìm hiểu một mảng cơ bản của lớp từ này trong Truyện Kiều Đó là lớp từ được các nhà nghiên
cứu Việt ngữ gọi là từ ghép đẳng lập (hay từ ghép song song, từ ghép
hợp nghĩa, từ ghép láy nghĩa)
Trước khi đi vào khảo sát vấn đề, chúng tôi xin giải thích một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài
3.1 Quan niệm về từ:
Từ là một trong những khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học Khi nghiên cứu bất kỳ một ngôn ngữ nào người ta cũng không thể không làm việc xác định đơn vị này Tuy nhiên đây là một vấn đề rất khó vì trong lý thuyết ngôn ngữ học đại cương chưa có quan niệm thống nhất về khái niệm từ, đồng thời ở những loại hình ngôn ngữ khác nhau, ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, từ cũng có những đặc điểm riêng của mình
Trang 6Vì lẽ đó “Từ” trong tiếng Việt là một vấn đề thuộc lý luận cơ bản rất quan trọngcho việc nghiên cứu một ngôn ngữ Toàn bộ hệ thống ngôn ngữ phụ thuộc vào nó Nhưng quan niệm về từ nói chung ở các nhà Việt ngữ học chưa có sự thống nhất Mỗi người đều muốn xác định một khái niệm từ hoàn chỉnh trong tiếng việt Một số người thì chấp nhận một định nghĩa nào đó về từ trong ngôn ngữ học đại cương rồi căn cứ vào đó mô tả từ tiếng Việt Chẳng hạn, Hoàng Tuệ chấp nhận định nghĩa về từ của A Meillet: “Từ là kết quả của một sự kết hợp giữa một
ý nghĩa nhất định và một chỉnh thể ngữ âm nhất định, có khả năng giữ một chức năng ngữ pháp nhất định” (4) Nguyễn Văn Tu lại chấp nhận định nghĩa của R.A Budagôp: “ Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập có hình thức vật chất và có ý nghĩa tính chất biện chứng về lịch sử” (5) Một số người lại tự đưa ra một định nghĩa chung cho từ của tiếng Việt Nguyễn Kim Thản viết: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập, là một khối hòan chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa và chức năng ngữ pháp” (6) Hồ Lê định nghĩa từ một cách khác: “ Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh, phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động Có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về
ý nghĩa” (7) Còn Nguyễn Tài Cẩn không đi vào định nghĩa từ mà chỉ chứng minh cho tính cố định của những kết cấu được gọi là từ
Như vậy đưa ra một số khái niệm hoàn hảo về từ tiếng Việt lúc này là một việc vô cùng khó khăn Chúng tôi cũng chưa đủ khả năng để bàn luận, nhận xét về những điểm chính xác và chưa chính xác trong mỗi quan niệm về từ của các tác giả mà chỉ dám đưa ra một khái niệm về từ mà mình đồng tình Về cơ bản, chúng tôi đồng tình với định nghĩa
Trang 7sau đây về từ của tác giả Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” (8)
Như vậy cái được gọi là từ phải đảm bảo đủ bốn thành phần: thành phần ngữ âm, thành phần ngữ pháp, thành phần cấu tạo, thành phần ý nghĩa Bốn thành phần này không độc lập đối với nhau mà quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau thành một chỉnh thể
3.2 Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt
3.2.1 Xét theo khả năng sản sinh ra các từ cho từ vựng tiếng Việt có thể định nghĩa: “Yếu tố cấu tạo từ là những yếu tố mà tiếng Việt sử dụng để cấu taọ ra các từ cho từ vựng” (9)
Như vậy, trong tiếng Việt, “các yếu tố cấu tạo từ là những hình thức ngữ âm có nghĩa nhỏ nhất, tức là những yếu tố không thể phân chia thành những yếu tố nhỏ hơn nữa mà có ý nghĩa, được dùng để cấu tạo ra các từ theo các phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt”.(10) Các yếu tố có đặc điểm và chức năng như trên gọi bằng thuật ngữ mang tính quốc tế : hình vị
3.2.2 Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để cho ta các từ Tiếng Việt có ba phương thức cấu tạo từ sau:
3.2.2.1 Từ hoá hình vị Là phương thức tác động vào bản
thân một hình vị, làm cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, làm hình vị thành từ mà không cần có bất cứ sự thay đổi nào vào hình thức của nó
Trang 8Vd: Những từ chạy, ăn, nghỉ… là những từ hình thành do sự từ hoá các hình vị chạy, ăn, nghỉ,…
3.2.2.2 Ghép hình vị là phương pháp tác động vào hai hoặc
hơn hai hình vị có nghĩa kết hợp chùng với nhau để sản sinh ra một từ mới mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa như một từ
Ta có sơ đồ: hình vị A , B phương thức ghép hình vị từ A+B
Ví dụ: hoa, hồng ==== > hoa hồng
núi , non ====> núi non
3.2.2.3 Láy hình vị Là phương thức tác động vào một hình
vị cơ sở làm xuất hiện một hình láy giống nó toàn bộ hay bộ phận về âm thanh Cả hình vị cơ sở và hình vị láy tạo thành một từ
Sơ đồ: hình vị A ===> từ AA’
Vd: mởn ===> mơn mởn
đỏ === > đo đỏ
tím ===> tim tím
3.3 Một vài điểm lưu ý về yếu tố cấu tạo từ
3.3.1 Sau khi nói rõ về phương thức cấu tạo thì ta có thể
hiểu: Hình vị tiếng Việt là những yếu tố nhỏ nhất tự thân nó có nghĩa và đi vào một trong ba phương thức tạo từ để tạo ra cho các từ của tiếng Việt
3.3.2. Vì hình vị tự thân phải có nghĩa nên khi một hình thức ngữ âm có nhiều nghĩa thì có thể sản sinh ra các từ khác nhau và
vì vậy nó phải được xem là các hình vị khác nhau
Vd: Aâm tiết bạc với nghĩa gốc trong tiếng Hán là mỏng đi vào phương thức ghép sản sinh ra các từ bạc ác, bạc tình, bạc
mệnh, … đi vào phương thức láy lại cho ta từ bạc bẽo Cũng âm tiết
Trang 9này trong bạc phau thì lại là chỉ sắc trắng hoặc trong chuông vàng
khánh bạc thì bạc theo đúng nghĩa gốc là chỉ thứ kim loại quý màu trắng Như vậy chúng ta có 2 hình vị bạc khác nhau mặc dầu nó
chỉ là một âm tiết
3.3.3 Do phương thức từ hoá hình vị mà có những trường
hợp cùng một yếu tố vừa là hình vị vừa là từ Đó là khi ta xét yếu tố đó ở hai chức năng khác nhau, chức năng cấu tạo từ và chức năng là đơn vị để tạo câu Về mặt hình thức vật chất, yếu tố này chỉ là 1 âm tiết
Vd: Aâm tiết / hoa/ -> hoa
- Là từ trong “ Hoa đã nở rồi”
- Là hình vị trong: hoa hồng, hoa bưởi, …
Tiếng Việt là ngôn ngữ tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập Trong tiếng Việt ranh giới của một hình vị trùng với ranh giới của một âm tiết, tức chỗ bắt đầu và kết thúc của một âm tiết cũng là chỗ bắt đầu và kết thúc của của một hình vị
3.3.4 Trong tiếng Việt hiện nay, chúng ta phải chấp nhận một số hình vị trong một số từ nhất định đã bị mờ nghĩa hoặc mất nghĩa ( không tính các hình vị láy trong phương thức láy) Lý giải vấn đề này có thể cho rằng bản thân các hình vị này sau khi sản sinh ra theo nguyên tắc chung, nó có nghĩa tự thân, tức là nó có thể đi vào các phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt để có thể sản sinh ra từ Nhưng trong quá trình phát triển của ngôn ngữ, bản thân nó bị biến đổi đi do chịu tác động của các quy tắc khác không còn giữ nguyên dạng đầu tiên nữa, hoặc nó đã bị các từ khác lấn át thay thế, chính vì vậy mà nó mờ nghĩa và dần đi đến
Trang 10mất nghĩa Những hình vị này hiện nay đã mất năng lực cấu tạo từ, chúng chỉ còn sót lại trong một số từ mà thôi
Vd: bươu, hấu, búa, núc trong các từ ốc bươu, dưa hấu, chợ búa,
bếp núc
3 4 Phân chia hình vị tiếng Việt
Hình vị trong tiếng Việt có chức năng trước hết là chức năng cấu tạo từ và nghĩa của hình vị đóng vai trò quan trọng trong chức năng này Cho nên khả năng cấu tạo từ của hình vị, xét về mặt ngữ nghĩa, phải được xem như là tiêu chí hàng đầu để phân loại hình vị Hiện nay có ba xu hướng cơ bản để phân chia hình vị tiếng Việt
3.4.1 Xu hướng phân chia hình vị xét theo tiêu chí khả năng cấu
tạo từ
Có hai loại hình hình vị:
+ Loại thứ nhất Là những hình vị có khả năng cấu tạo từ
thấp tức là số lượng từ được cấu tạo với chúng tương đối ít
+ Loại thứ hai Là những hình vị có khả năng cấu tạo từ cao
tức là số lượng được cấu tạo với nó là nhiều hơn và nó có thể đi vào nhiều phương thức nhiều kiểu cấu tạo hơn
3.4.2 Xu hướng phân chia hình vị thành hình vị thực và hình vị
hư
+ Hình vị thực Là những hình vị mà ý nghĩa của chúng liên
hệ với sự vật hiện tượng có thể hình dung hay nhận thức được một cách cụ thể
Vd: trời, bể, nước, cây, nhà, thở, chạy, xinh, tốt …
Trang 11+ Hình vị hư Là những hình vị mà ý nghĩa thường chỉ quan
hệ hoặc chỉ tình thái
Vd: đã, đang, sẽ, ư, à, nhỉ…
3.4.3 Xu hướng thứ ba là phân chia hình vị tiếng Việt thành hình
vị độc lập và hình vị không độc lập
+ Hình vị độc lập Là những hình vị vừa là hình vị vừa có
thể đi vào phương thức từ hoá hình vị để thành từ, tức là nó có thể hoạt động độc lập như một từ
Vd: nhà, cửa, chạy, nhảy, trắng, đen…
+ Hình vị không độc lập Là những hình vị bản thân nó có
nghĩa nhưng nó chỉ có thể để cấu tạo từ, tức nó chỉ tồn tại và hoạt động khi đi cùng một hình vị khác trong từ.ø
Hình vị trong luận văn của chúng tôi sẽ được gọi tên theo cách phân chia này
3.5 Phân chia các kiểu từ về mặt cấu tạo
Việc phân chia từ về mặt cấu tạo hiện nay cũng chưa có sự thống nhất giữa các nhà Việt ngữ học Song phần lớn các tác giả đều căn cứ vào số lượng hình vị chia thành từ đơn và từ phức hợp (kép) Từ đơn là từ một hình vị, từ phức hợp là từ do hai hình vị trở lên tổ hợp lại
Các từ phức hợp lại được chia theo phương thức cấu tạo thành từ láy và từ ghép Căn cứ vào quan hệ cú pháp giữa các thành tố, từ ghép lại được chia thành từ ghép đẳng lập và ghép chính phụ Sau đây là sơ đồ phân chia từ tiếng Việt theo phương thức cấu tạo:
Trang 123.5.1 Từ ghép đẳng lập:
Từ ghép đẳng lập là loại từ ghép được cấu tạo từ hai hình vị trở lên Hai hình vị gắn bó với nhau theo quan hệ song song, bình đẳng, không có hình vị chính, không có hình vị phụ
Có thể vì điều này mà các nhà nghiên cứu còn gọi nó là từ ghép song song, từ ghép hợp nghĩa, láy nghĩa
Cho dù có những tên gọi khác nhau, một số vấn đề nghiên cứu về nó chưa có sự thống nhất và cách phân chia các tiểu loại nhỏ hơn trong bản thân nó có những cách khác nhau, nhưng về cơ bản các nhà Việt ngữ học đều có chung quan điểm về những đặc điểm cơ bản của loại từ này như sau:
- * Từ ghép đẳng lập được cấu tạo bởi hai hình vị có nghĩa trở lên
- Loại từ này bao giờ cũng được xây dựng trên cơ sở những thành tố trực tiếp đồng loại với nhau Điều đó bắt buộc các thành tố trong từ ghép đẳng lập phải cùng tính chất
+ Thành tố đứng trước chỉ sự vật, thì thành tố đứng sau cũng chỉ sự vật Vd: nhà – cửa => nhà cửa, gà – vịt => gà vịt
+ Thành tố đứng trước chỉ hành động, đặc điểm thì thành tố đứng sau cũng chỉ hành động, đặc điểm
Từ tiếng Việt
Từ đơn
Từ phức hợp
Từ đơn âm Từ đa âm Từ láy
Từ ghép
Láy bộ phận Láy hoàn toàn Ghép chính phụ Ghép đẳng lập
Trang 13Vd: chạy – nhảy => chạy nhảy, tốt – xấu => tốt xấu
- Các thành tố có quan hệ bình đẳng, song song nhau trong cú pháp
3.5.2 Xét về quan hệ cú pháp thì loại từ ghép này chỉ có một
kiểu quan hệ nhưng nếu xét trên góc độ mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa các thành tố thì chúng tôi nhận thấy có ba kiểu quan hệ sau:
a Quan hệ hợp nghĩa: Gồm hai thành tố có nghĩa khác nhau
nhưng cùng trường nghĩa hợp nghĩa với nhau tạo nên nghĩa khái quát, nghĩa tổng hợp của cả từ (hai thành tố này thường chỉ những sự vật hiện tượng, hành động, tính chất gần gũi nhau) ( quan hệ hợp nghĩa)
Vd: núi sông, nhà cửa…
b Qun hệ đồng nghĩa với nhau
b.1 Loại có quan hệ đơn nghĩa: Trong cấu tạo của tiểu loại này, thành tố thứ hai vốn có nghĩa giống thành tố thứ nhất nhưng hiện nay đã bị mờ nghĩa Hoặc yếu tố thứ hai là một từ địa phương, từ vay mượn, chúng ghép lại với nhau để tạo nên từ có khả năng hiểu trên một địa bàn rộng lớn hơn Yếu tố thứ hai thường không đi vào phương thức từ hoá để xuất hiện như một từ độc lập trong tiếng toàn dân
Vd: - Chợ búa, bạc phau
- Chằm vá, rừng rú, tre pheo…
b.2 Loại có quan hệ đồng nghĩa(hoặc tương đồng về nghĩa): trong
loại này hai thành tố có nghĩa tương đồng nhau
Vd: hư vô, vĩnh viễn, bụng dạ…
bại liệt, van nài, băm vằm, …
c Quan hệ đối lập nghĩa: trong loại này hai thành tố có nghĩa trái
ngược nhau
Vd: may rủi, trên dưới, trong ngoài …
Trang 14Đề tài của chúng tôi sẽ đi vào khảo sát các tiểu loại này trong lớp từ ghép đẳng lập của Truyện Kiều
4 MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Với phạm vi nghiện cứu của đề tài đã nêu ở trên, luận văn của chúng tôi có mục đích là khảo sát lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều từ hai góc độ:
Góc độ ngữ nghĩa và góc độ ngữ pháp trong hoạt động và trong bối cảnh giao tiếp cụ thể của Truyện Kiều
Đề tài có nhiệm vụ sau đây:
4.1 Khảo sát, phân tích, lý giải các đặc điểm về mặt ngữ nghĩa
của lớp từ này trong hoạt động của chúng như: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa khái quát
4.2 Khảo sát, phân tích, lý giải các đặc điểm về mặt ngữ pháp
của chúng như khả năng kết hợp của lớp từ này với lớp từ khác trong tổ chức ngữ, trong tổ chức câu, khả năng làm thành tố trung tâm trong cụm tư,ø khả năng đóng vai trò thành phần nòng cốt trong tổ chức câu…
4.3 Bước đầu nêu lên một số lưu ý về cách sử dụng lớp từ ghép
đẳng lập này trong hoạt động giao tiếp và phản ánh
Có một số nhận xét về sự phát triển của lớp từ này trong tiếng Việt từ thế kỷ XIX đến nay trên cơ sở Truyện Kiều
5 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Từ ghép đẳng lập là một đối tượng được các nhà Việt ngữ học đề cập đến rất nhiều với tư cách là một bộ phận của từ vựng và ngữ pháp Tuy nhiên, trong những công trình này, do chỗ nó chỉ là một mắt xích của chuỗi các mắt xích của hệ thống vốn từ tiếng Việt , nên số trang
Trang 15(trên hình thức) và nội dung những gì khảo sát về nó thường là ít ỏi và ít nhiều có phần trùng lặp nhau Có lẽ tác giả Nguyễn Tài Cẩn , trong
công trình Ngữ pháp tiếng Việt ( Tiếng – từ ghép - đoản ngữ ), 1975, là
một trong số các tác giả dành nhiều quan tâm đối với từ ghép hơn các tác giả khác nghiên cứu về đối tượng này, cả về góc độ từ vựng học lẫn góc độ ngữ pháp học Từ ghép theo quan điểm của tác giả bao gồm từ
ghép nghĩa , từ láy ( từ ghép âm ) , từ ghép ngẫu hợp Tác giả dành hẳn
một chương gồm 20 trang để khảo sát riêng về từ ghép nghĩa , và trong đó, ngoài phần nhận xét chung, tác giả đã dành 7 trang để nói về từ ghép láy nghĩa - loại từ ghép chúng tôi gọi là từ ghép đẳng lập, đối tượng khảo sát của đề tài này Do bình diện tác giả Nguyễn Tài Cẩn khảo sát thuộc về ngữ pháp , cho nên ở đây tác giả cũng chỉ dừng lại về cấu tạo là chủ yếu
Trong Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại , 1976, tác giả Hồ
Lê cũng dành hơn 20 trang để khảo sát lớp từ song song ( theo cách gọi của tác giả ) – lớp từ mà chúng tôi gọi là từ ghép đẳng lập Trong các trang này tác giả trước hết phân biệt từ ghép loại này với tổ hợp từ có quan hệ cùng loại , sau đó tiến hành phân loại và bước đầu có phân tích một vài nét cấu tạo và nghĩa của chúng Ngoài ra các tác giả khác như Đỗ Hữu Châu (1981, 1987 ), Nguyễn Kim Thản (1963) , Nguyễn Văn Tu (1975) , Nguyễn Thiện Giáp (1978) , Nguyễn Thị Trung Thành (2001) ,…cũng đã có những nghiên cứu ít nhiều về lớp từ này
Riêng vấn đề đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều đã được tác giả Phan Ngọc đề cập đến
trong Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều Oââng dành 4
trang để nói về ngữ pháp của sự đối xứng Oâng cho rằng “ Hình thức
Trang 16thấp nhất của sự đối xứng là hình thức từ song tiết , như gà vịt , già trẻ ,
được thua…” Oâng nêu lên đặc điểm về nghĩa của sự đối xứng như sau:
- Nghĩa của nó không phải là nghĩa của hai âm tiết kết hợp lại
theo quan hệ ngữ pháp trong từ như làm ruộng (quan hệ vị tân), nhà
máy ( quan hệ giữa loại từ với danh từ ) mà nghĩa của kết cấu đối xứng
là nghĩa của quan hệ, rộng hơn nghĩa của hai yếu tố tạo nên nó
- Vì nghĩa khác nên hoạt động ngữ pháp của các kết hợp đối xứng cũng khác Kết hợp đối xứng không kết hợp với số từ, không có loại từ đứng trước , không có tân ngữ danh từ đi sau Nghĩa của các kết hợp đối xứng là khái qúat hơn các kết hợp không đối xứng và cấu tạo của nó rắn chắc hơn
Tác giả Phan Ngọc chỉ tìm hiểu kết cấu đối xứng nhỏ nhất – tức từ ghép đẳng lập ( theo cách gọi của chúng tôi) như một đặc điểm ngữ pháp trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Oâng đã nêu ra đặc điểm cơ bản về nghĩa và hoạt động ngữ pháp của loại này Nhưng ông mới chỉ quan tâm ở mức độ khái quát chung nhất chứ ông không chỉ ra đặc điểm cấu tạo , cơ chế nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của chúng
Vậy xem xét từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều như một đối tượng độc lập , toàn vẹn , có tính hệ thống ở cả góc độ ngữ nghĩa và ngữ pháp là việc làm đầu tiên được thể hiện trong công trình này của tôi
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp thống kê:
Sau khi xác định phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi tiến hành thu thập tư liệu Cụ thể chúng tôi đã thu thập các từ ghép đẳng lập từ
cuốn Từ điển Truyện Kiều của cụ Đào Duy Anh do giáo sư Phan Ngọc
khảo đính ,trong đó có văn bản Truyện kiều do Đào Duy Anh khảo đính
Trang 17(có sự so sánh với truyện Kiều do Hà Huy Giáp giới thiệu Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú thích (Nhà xuất bản Đại học và THCN – Hà Nội năm 1976)) Kết quả chúng tôi thu được 575 từ Trong đó từ ghép đẳng lập có quan hệ hợp nghĩa và quan hệ đồng nghĩa chiếm số lượng chủ yếu Chúng tôi cũng sử dụng Truyện Kiều do Đào Duy Anh khảo đính làm tư liệu chính thức cho các trích dẫn ví dụ trong luận văn
Con số 575 từ thu thập được là con số tương đối vì có một số từ chưa xác định được nên bỏ qua Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn thu thập thêm các ngữ cảnh xuất hiện các từ ghép này trong các tác phẩm văn học, trong lời ăn tiếng nói của nhân dân thời điểm hiện nay để rút ra một vài nhận xét về sự việc thay đổi ngữ nghĩa của mộ số từ và sự phát triển của lớp từ này
6.2 Phương pháp phân tích miêu tả, so sánh: Từ các tư liệu thu
thập được, luận văn tiến hành miêu ta,û phân tích, lý giải các đặc điểm về ngữ pháp của từng kiểu loại Trên cơ sở đã được miêu tả , lí giải và phân tích đưa ra các nhận định về chức năng vai trò của từng tiểu loại trong hoạt động, trong sự hành chức của nó
Phương pháp phân tích, miêu tả đươc vận dụng kết hợp với phương pháp so sánh nhằm làm nổi bật những đặc điểm nổi bật, đặc thù của từng tiểu loại
7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài này hoàn thành có thể nó đã đóng góp thêm một ý kiến nhỏ cho việc nghiên cứu tìm hiểu Truyện Kiều
- Nó có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa ngữ văn hệ CĐSP khi tìm hiểu về Truyện Kiều, ngôn ngữ Truyện Kiều
Trang 18- Qua thời gian giảng dạy ở trường CĐSP, chúng tôi nhận thấy sinh viên chưa thật sự nắm chắc về chức năng, về hoạt động của lớp từ ghép đẳng lập, còn nhầm lẫn giữa từ đơn với từ ghép loại này về chức năng, vai trò của chúng trong những đơn vị bậc cao hơn Từ chỗ còn hiểu
mơ hồ về chúng dẫn đến việc sử dụng sai, sử dụng thiếu chính xác lớp từ này Vì vậy đề tài nghiên cứu của chúng tôi khi hoàn thành hi vọng sẽ giúp ích cho sinh viên trong việc học tập và sử dụng lớp từ này trong tiếng Việt một cách hiệu quả
- Bất kỳ đề tài nghiên cứu nào cũng góp phần củng cố kiến thức, phục vụ cho việc giảng dạy của chính mình Vì vậy khi đề tài này hoàn thành có thể góp phần giúp cho việc giảng dạy nội dung có liên quan trong trường CĐSP và phổ thông
Trang 19CHƯƠNG MỘT
ĐẶC ĐIỂM KHÁI QUÁT CỦA LỚP TỪ GHÉP
ĐẲNG LẬPTRONG TRUYỆN KIỀU
1.- ĐẶC ĐIỂM VỀ THÀNH TỐ CẤU TẠO
1.1 Thành tố cấu tạo xét từ góc độ nguồn gốc
1.1.1 Hai thành tố trong từ đều là yếu tố Hán Việt
1.1.1.a Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, lớp từ vay mượn có một
vị trí rất lớn Trong lớp từ ấy, những từ vay mượn từ tiếng Hán được phát âm theo cách phát âm của người Việt, chúng ta thường gọi là từ Hán Việt, đóng vai trò quan trọng nhất Nó chiếm ưu thế lớn nhất trong lớp từ này
Cho đến nay các nhà nghiên cứu đã nhất trí cho rằng tiếng Hán du nhập vào tiếng Việt theo 2 giai đoạn tính từ thế kỷ VII sau công nguyên, tức trước và sau thời nhà Đường đô hộ nước ta
Và các nhà nghiên cứu cũng thống nhất rằng: Những yếu tố gốc Hán đi vào tiếng Việt thời kỳ trước khi nhà Đường đô hộ nước ta đều được coi là thuần Việt
Trang 201.200 âm tiết người Việt hiện nay không học cũng biết như: cô, cậu, tra,
khảo, tùng, bách, lễ, nghĩa, tâm, tài … Đây là những yếu tố đã chịu sự
chi phối của các đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp của tiếng Việt (Ta gọi đây là âm tiết A) Loại thứ hai là những yếu tố không tự do tức những yếu tố không thể hoạt động như từ trong tiếng Việt mà nó chỉ làm thành tố cấu tạo nên từ Loại này theo giáo sư Phan Ngọc có khoảng 3.500 chữ (ta gọi đây là yếu tố B)
Và có khoảng 500 yếu tố Hán Việt vừa là A vừa là B
Ví dụ: trọng (A) -trong- tôn trọng, trọng nghĩa
(B) “ trọng lượng, trọng thực
thâm (A) -trong- tay ấy thâm lắm
(B) “ thâm sơn cùng cốc
Trang 21bạc (A) -trong- ăn ở bạc
Một yếu được xác định là yếu tố Hán Việt khi
- Nó không có khả năng hoạt động độc lập như một từ
- Nó chỉ có thể đi vào phương thức ghép để tạo ra một từ song tiết
- Nó có thể ghép với nhiều yếu tố khác nhau để cho ra các từ song tíết khác nhau
Theo chúng tôi, cách giải quyết coi các âm tiết loại A là thuần Việt Các âm tiết loại B là Hán Việt là hợp lý bởi các lý do sau:
-Theo Đỗ Hữu Châu (Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, NXB ĐHSP,
2004 trang 230) “không có một ngôn ngữ nào là “thuần khiết”” Tức ông đã khẳng định không có ngôn ngữ nào không có yếu tố vay mượn Vay mượn là phương thức “tại ngoại” về cơ bản là “lành mạnh” có hiệu lực làm gia tăng nhanh chóng vốn từ vựng của ngôn ngữ, của
tiếng Việt (Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, NXB ĐHSP, 2004 213)
- Khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp chắc chắn không một người Việt nào lại đi tìm nguồn gốc từ mình sử dụng mà chỉ chú ý đến hoạt động của từ mà thôi Người Việt nói chúng sẽ sử dụng tốt các các yếu
Trang 22tố loại A, những yếu tố đã được Việt hoá, như một yếu tố thuần Việt chính cống
-Còn yếu tố loại B : Không phải tất cả người Việt đều có khả năng sử dụng đúng và chuẩn, trừ một vài từ được kết hợp từ chúng đã
trở nên thân quen , gần gũi như non sông, giang sơn, nhi đồng, thiếu
niên … Sử dụng các từ được cấu tạo từ B đến mức độ nào thì lại cần
đến một trình độ học vấn nhất định
Theo các nhà Việt ngữ học, trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, người Việt nhận biết các yếu tố Hán Việt là từ cảm thức là chính Theo cảm thức của người Việt các yếu tố Hán Việt có đặc điểm sau:
- Nó là âm tiết mà người Việt cảm thấy có nghĩa nhưng không thể hoạt động độc lập, tức nó không thể đi vào phương thức từ hoá để thành từ mà chỉ đóng vai trò để cấu tạo nên từ
-Về mặt biểu cảm thì từ Hán Việt thường trừu tượng , xa xôi, trang trọng, khó hiểu hơn từ thuần Việt
Ví dụ 1:
a) Chị em phụ nữ góp phần không nhỏ trong công cuộc xây
dựng, bảo vệ tổ quốc
b) Chị em đàn bà ………
Ví dụ 2:
a) Các cháu nhi đồng vui trung thu
b) Các cháu trẻ con vui trung thu
1.1.1.b Đọc Kiều, chúng ta nhận ra một đặc điểm rất rõ trong ngôn
ngữ thơ của Nguyễn Du: Toàn bộ tác phẩm vẫn giữ được tính chất mộc mạc, sâu sắc mà dễ hiểu, công phu mà vẫn hồn nhiên Ông đã tận dụng các nguyên liệu sẵn có của tiếng Việt như ngôn ngữ dân gian, thành
Trang 23ngư,õ tục ngữ một cách nhuần nhuyễn Quan trọng là ông đã cố gắng dịch các từ Hán Việt sang tiếng Việt, sử dụng thật ít các từ Hán Việt và chỉ đưa chúng vào trong những tình huống thật cần thiết
Trong cuốn “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều”
(NXB Thanh niên 2001 trang 330) tác giả Phan Ngọc đã thống kê, trong truyện Kiều có 891 lượt từ Hán Việt với 645 từ và 32 thành ngữ 4 âm tiết Điều này cho thấy, mặc dù là người được đào tạo theo Hán học, là một nhà nho học uyên thâm nhưng Nguyễn Du rất yêu tiếng Việt Từ tình yêu đó ông đã đưa tiếng Việt lên đỉnh cao nghệ thuật ngôn ngữ Theo thống kê của chúng tôi, trong số 645 từ Hán Việt mà Nguyễn
Du sử dụng thì có 171 từ là từ ghép đẳng lập chiếm 20.7 % từ Hán Việt, chiếm 30.6% trong tổng số từ ghép đẳng lập của Truyện Kiều
Từ ghép đẳng lập được cấu tạo từ yếu tố Hán Việt trong truyện Kiều có dạng cấu tạo BB: (có 71 từ chiếm 50.6 % tổng số từ ghép Hán Việt trong Truyện Kiều)
Ví dụ:
ái ân, anh hào, áp điệu, âm thầm, ân oán, ba đào, biệt ly, binh
cách, binh đao, binh uy, bố kinh, bộ hành, bình thành, cay nghiệt, cơ đồ, cốt nhục, cổ xuý, đoan chính …
1.1.2 Một thành tố thuần Việt, một thành tố Hán Việt ( dạng cấu tạo là AB hoặc BA)
1.2.1a Thành tố đầu Hán Việt - thành tố sau thuần Việt(Kiểu cấu tạo là BA)
Tiểu loại này có thành tố gốc Hán đứng trước và thành tố thuần Việt đứng sau ( bao gồm cả những yếu tố Hán cổ đã được việt hoá)
Trang 24VD: hiểm sâu, hư không, khăng khít, khốc hại, loạn ly,non nước,
non sông, nham hiểm, phụng thờ,thanh vắng, trân trọng, giang hồ, phó mặc…
1.2.1b Thành tố đầu thuần Việt – thành tố sau Hán Việt.(Kiểu cấu tạo là AB)
Tiểu loại có thành tố thuần Việt đứng trước – thành tố Hán Việt
đứng sau:
VD: cao thâm, chuyển vần, đồn đại, giông tố, hương hoả, oan
nghiệt, yếu thơ, loạn ly, nước non, ngang tàng , nghề nghiệp, nguy hiểm, oan khốc, sống thác, tang tóc, tương sĩ, thề thốt…
1.1.3 Cả hai thành tố đều là thuần Việt
- Kiểu cấu tạo là AA
Đổi thay, đi về , đồng cốt, đứt nối, gan óc gắn bó, gây dựng, gió mây, hiếu nghĩa, hươngkhói, lo sợ, đầu đuôi, đen bạc,…
Và dạng AC ( C là các yếu tố bị mờ nghĩa , mất nghĩa )
- bạc phau,bài bây, bàn bạc, bẽ bài, căn vặn, chăm chút , chơi bời,
dô la, nương náu, ngắt tạnh, thiệt thòi, xót xa, ghen tuông, coi sóc,
Trong đó các âm tiết phau, bài , bây, căn , chút, bời ,la , náu , lạnh ,
thòi, xa , tuông , …là yếu tố đã bị mờ nghĩa hoặc mất nghĩa Các nhà
nghiên cứu đã truy nguyên để tìm ra nghĩa gốc của các yếu tố này Hầu hết chúng là những hình vị có nguồn gốc Khmer , Mường còn sót lại trong tiếng Việt Trong một số tài liệu hiện nay, những âm tiết này có
khi được coi là yếu tố láy của từ láy như bạc ( bàn bạc), bài ( bẽ bài ),
…có khi được coi là yếu tố phụ của từ ghép chính phụ như phau ( bạc
phau )…Đây cũng là vấn đề mà các nhà nghiên cứu chưa có sự thống
Trang 25nhất Trong luận văn , chúng vẫn được coi là các thành tố cấu tạo nên từ ghép đẳng lập
1.2 Đặc điểm về xu hướng vị trí các thành tố trong từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều là lớp từ trong tác phẩm nghệ thuật , cụ thể là tác phẩm thơ Vì thế vị trí các thành tố trong từ ghép đẳng lập đôi khi cũng bị tác động bởi luật phối thanh, hiệp vần của thơ Nhưng nhìn chung, trong Truyện Kiều, những quy luật này đã không tác động mạnh đến vị trí các thành tố Cơ bản vị trí các thành tố trong truyên Kiều vẫn giữ được những đặc điểm chung của nó
Khi xem xét vị trí các thành tố của từ ghép đẳng lập , các nhà nghiên cứu thường nhất trí với nhau ở các điểm sau :
1.2.1 Trong từ ghép, nếu 2 yếu tố khác nhau về nguồn gốc thì yếu
tố thuần việt đứng trước, yếu tố vay mượn đứng sau
Ví dụ : cao thâm, oan nghiệt, sống thác, vẹn tuyền, tỏ rạng,áo
xiêm, oan khốc.( yếu tố sau là yếu tố gốc hán)
Thực tế, trong truyện kiều rất nhiều từ có yếu tố vay mượn đứng trước từ thuần Việt đứng sau:
VD: Luận bàn, lưu lạc, khốc hại, hiểm sâu,hư không, phó mặc, lầm
cát,…
1.2.2 Xét theo góc độ đồng đại trong một từ 2 yếu tố khác nhau về
đồng đại , lịch đại thì yếu tố đồng đại đứng trước, yếu tố lịch đại đứng sau
Ơû đây , chúng ta xét yếu tố lịch đại là những hình vị đã mờ nghĩa hoặc mất nghĩa trong từ vựng hiện tại
Trang 26VD: bạc phau, bàn bạc, chốc mòng, chơi bời, đắp điếm, đen dầm,
đèo bòng, nặng nề, rối bời , tang tóc, thiệt thòi, trong veo, vốn liếng, đường sá, ghen tuông… thì phau, bạc, mỏng, bởi, điếm, dầm, bòng, nề, bới, tóc, thòi, ve, liếng, sá, tuông….là những yếu tố lịch đại.Trong
Truyện Kiều chỉ có ba từ có yếu tố lịch đại đứng trước yếu tố đồng đại
Ví dụ: han chào, dấu yêu, căn vặn
1.2.3 Việc tìm đến một nguyên tắc chung về vị trí các thành tố cấu tạo từ có thể áp dụng với hầu hết các từ ghép đẳng lập trong Tiếng Việt
là khó thực hiện Nhưng trên thực tế khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận
thấy số lượng các từ có vị trí thành tố như sau chiếm số lượng cơ bản hơn so với các từ mà thành tố có vị trí ngược lại
* Nếu có hai yếu tố cùng trường từ vựng thì yếu tố biểu thị
cái toàn thể đứng trước, yếu tố biểu thị cái bộ phận đứng sau
Thuộc về loại này có các từ: trời mây, bể khơi, oan nghiệt, sắt đanh,
băng tuyết, gò đống,
* Những từ ghép có một thành tố mang tính trội và một thành
tố mang tính lặn thì thành tố mang tính trội đứng trước thành tố
mang tính lặn đứng sau
+ Trội về thứ bậc, vị trí trong gia đình và xã hội Ví dụ: rồng cá,
tôi ngươi, tướng sĩ, chị em, cha mẹ, chồng con, thầy thợ…
Nhưng cũng có ngoại lêä, đây là những từ mà 2 yếu tố có thể đổi vị
trí cho nhau (phần sau chúng tôi sẽ nói rõ hơn)
Ví dụ: Thơ thầy, mẹ cha
+.Từ ghép đẳng lập mà có phân cực thì yếu tố biểu thị cực dương
sẽ đứng trước, yếu tố biểu thị cực âm sẽ đứng sau: nhặt thưa, sinh tử,
Trang 27tỉnh say, to nhỏ, ấm lạnh, ân oán, trên dưới, trong ngoài, trước sau, hợp tan, hay hèn…
Trong Truyện Kiều, đây là vị trí thường trực của các từ ghép kiểu
này Nhưng cũng vẫn còn một số từ, vị trí có thể thay đổi Ví dụ: tẻ vui,
bi hoan, xa gần, thấp cao, u hiển, khinh trọng, ít nhiều, đục trong…
* Từ ghép đẳng lập chỉ thời gian và vị trí: các thành tố có vị trí
từ trước đến sau, từ thấp đến cao tức thành tố biểu thị thời gian có trước
đứng trước , thành tố biểu thị thời gian có sau đứng sau Ví dụ: gần kề,
gần xa, giây phút, khuya sớm, mai sau, sơn khê, trước sau, ngày tháng, trong ngoài…
1.3 Đặc điểm về khả năng thay thế, chuyển đổi vị trí các thành tố trong từ ghép đẳng lập:
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng , về cơ bản vị trí các thành tố trong từ ghép đẳng lập có thể chuyển đổi được Nhưng thực tế quan hệ ngữ pháp song song , đẳng lập không phải lúc nào cũng giúp được các thành tố thay đổi vị trí của mình
Như đã phân tích ở mục 2.1, khi ta xét ở góc độ nguồn gốc và tính chất ngữ nghĩa của từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều Ta nhận thấy các kiểu loại từ xét từ góc độ này có xu hướng thường trực như vậy, nhưng không phải tất cả những từ ghép đẳng lập nằm trong các kiểu loại được xét ở mục 2.1 đều có vị trí như thế.Thực tế thì vẫn có những
vị trí ngược lại Điều này chứng tỏ nguồn gốc và tính chất ngữ nghĩa của các thành tố chỉ là một trong những tiêu chí để xem xét
Cái gì đã làm nên điều này và các tiểu loại từ còn lại chưa được xem xét thì sao? Sau khi xem xét một cách toàn diện ta sẽ thấy có 3 tình hình sau đây:
Trang 281.3.1 Lớp từ ghép đẳng lập không thể thay đổi vị trí các thành tố
- Loại này chiếm đến 66,2% (385/575 từ) trong tổng số từ ghép đẳng lập của Truyện Kiều Trong đó:
- Các từ ghép đẳng lập là số từ thì không thể thay đổi vị trí các
thành tố Ví dụ: vài ba , dăm ba, một hai, ba bảy, đôi ba, vài bốn, muôn
nghìn , muôn vạn …
- Các từ có một thành tố là yếu tố lịch đại, tức các yếu tố đã mờ nghĩa hoặc mất nghĩa trong tiếng Việt hiện đại cũng không thể thay đổi
vị trí các thành tố Ví dụ: đường sá, bạc phau, bẽ bàng, chửi bới, ghen
tuông, vốn liếng…
- Các từ ghép đẳng lập mà cả hai thành tố đều là gốc Hán, và là hai hình vị không độc lập, thì việc thay đổi vị trí các thành tố là cực kỳ khó khăn Những từ thuộc dạng này mà có thể thay đổi thành tố
được chỉ chiếm 3/71 từ Gồm: biệt ly, sinh tử, thuỷ chung
1.3.2 Lớp từ ghép đẳng lập có thể thay đổi vị trí các thành tố:
- Nhìn chung các từ mà 2 thành tố đều là những hình vị độc lập, có nghĩa tương tự nhau thì khả năng chuyển đổi vị trí dễ dàng hơn các tiểu loại khác
Ví dụ: sông núi, vợ chồng, ái ân, ăn ở, chăn gối, che chở, cha mẹ,
nhà cửa, chờ đợi, đắng cay……
- Các từ còn lại, kể cả những từ có thể chuyển đổi vị trí thành tố, lẫn các từ không thể chuyển đổi vị trí thành tố mà không nằm trong các nhóm từ trên thì giải thích thế nào?
Ví dụ: - Những từ có thành tố “ăn”: ăn ở, ăn nói, ăn mặc…
Trang 29Chỉ có ăn ở là có thể thay đổi vị trí thành tố
- Những từ có thành tố “ân”: ân tình, ân oán, ân nghĩa Chỉ có
ân oán có thể thay đổi vị trí thành tố Thử cố tình chuyển đổi vị trí thành
tố trong các từ trên thành: nói ăn, mặc ăn, tình ân… Ta sẽ thấy thiếu hài
hòa về mặt ngữ âm và nghi ngờ về mặt ngữ nghĩa Đối với người Việt, một từ ghép đẳng lập khi nói phải rõ ràng về nghĩa, có thể là nghĩa sự vật cũng có thể là nghĩa trừu tượng, nhưng người Việt hiểu ngay và chấp nhận , đồng thời phải phải hài hoà về ngữ âm
Như vậy, từ góc độ này chúng ta nhận thấy một điều là từ ghép đẳng lập, xét về độ ngữ pháp, thì các thành tố có quan hệ song song, bình đẳng với nhau nhưng rõ ràng các thành tố không phải lúc nào cũng có thể tự do lựa chọn vị trí của mình mà nó vẫn phải tuân theo một quy luật nhất định về ngữ âm và ngữ nghĩa
1.4 Đặc điểm của thành tố cấu tạo trong từ ghép
1.4.1 Thành tố của từ ghép là hình vị không độc lập
Trong kiểu loại này, thành tố cấu tạo từ ghép là các hình vị không độc lập Chúng ta dễ dàng nhận ra chúng trong hệ thống từ ghép của truyện Kiều Hình thức là từ của chúng rõ ràng hơn so với các loại từ ghép được cấu tạo từ 2 hình vị độc lập Bởi lẽ khi chia tách 2 yếu tố trong từ ghép này ra chúng không có khả năng hoạt động độc lập
Thuộc về tiểu loại này thường là các từ ghép Hán việt có dạng cấu tạo BB
Ví dụ: nhân quả, nhật nguyệt, phú hậu, phú quý, quan hà, phiền
muộn, phong ba, phong lôi, phong nguyệt, dung quan, chứng minh, can trường, cốt nhục
1.4.2 Thành tố của từ ghép là hình vị độc lập
Trang 30Loại này chủ yếu là các yếu tố thuần việt hoặc các yếu tố vay mượn nhưng đã được Việt hoá cao độ
Ví dụ: ăn ở, ấm no, ấm hạnh, bạc đen, mày râu, máu mủ, mẹ cha,
muối dưa…
1.4.3 Từ ghép có 1 thành tố là hình vị độc lập, một thành tố không độc lập
Ví dụ: mừng rỡ, nguyệt hoa, hưởng thụ, hổ thẹn, đường sá, ghen
tuông, non nước, đò giang……
Trong đó các yếu tố: rỡ, nguyệt, thụ, hổ, sá, tuông, sa, non, giang
là các thành tố không độc lập
2 ĐẶC ĐIỂM VỀ QUAN HỆ NGHĨA GIỮA CÁC THÀNH TỐ TRONG TỪ GHÉP ĐẲNG LẬP CỦA TRUYỆN KIỀU
2.1 Như đã nói từ phần đầu, từ ghép đẳng lập là một loại từ ghép
được cấu tạo từ ít nhất hai thành tố, trong đó mỗi thành tố, xét từ góc độ vỏ cấu tạo, là một âm tiết, xét từ góc độ ngữ nghĩa ngữ pháp là một hình
vị và quan hệ giữa chúng về mặt ngữ nghĩa – ngữ pháp là quan hệ đẳng lập, bình đẳng như nhau Chính vì vậy mà các nhà Vịêt ngữ học gọi nó là từ ghép đẳng lập, (song song, hợp nghiã) Chúng là các kiểu từ như:
- khép mở, ăn nói, sắm sửa, rã rời, dầu đèn…
- áo xống, bếp núc, đường sá, chợ búa…
- chạy nhảy, đứng ngồi, chải chuốt…
- tốt xấu, ngang dọc, dài ngắn…
Nhìn chung hai thành tố của từ ghép loại này đều là thành tố có nghĩa Vậy trong tố chức của từ ghép loại này các thành tố có quan hệ về nghĩa với nhau ra sao? Và trên cơ sở của những kiểu quan hệ đó,
Trang 31nghĩa của cả từ ghép được tạo nên như thế nào? Chúng khác với nghĩa của các thành tố tạo nên nó như thế nào? Trong đề tài này chúng tôi có nhiệm vụ phân tích, lý giải các điều đó trong lớp từ ghép đẳng lập của truyện Kiều
2.2 Qua khảo sát, phân tích các từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều,
chúng tôi nhận thấy có 4 mức độ quan hệ về nghĩa sau đây của lớp từ ghép trong Truyện Kiều
2.2.1 Mức độ 1: Hai thành tố trong từ ghép có quan hệ đồng nghĩa với
nhau ở trường hợp này, có 2 kiểu dạng
2.2.1.a Hai thành tố có quan hệ đồng nghĩa với nhau
-chờ đợi, chở che, dọn dẹp, gang tấc, hao mòn, máu mủ, mơ tưởng, quát mắng, tan nát, hư không……
- Giông tố, nguyện ước, phú hậu, luận bàn, phiền muộn, cốt nhục……
Trong loại này, hai thành tố tạo nên từ ghép vốn là hình vị đồng nghĩa với nhau Có thể coi đây là “sản phẩm” đặc biệt độc đáo của người việt của ngôn ngữ Việt Có lẽ, chỉ có ở tiếng việt mới có hiện tượng này, một từ phái sinh được tạo ra trên cơ sở 2 hình vị đồng nghĩa với nhau Điều này có thể có nhiều nguyên nhân
- Thứ nhất là do đặc điểm loại hình đơn lập của tiếng việt trong các ngôn ngữ thuộc loại hình này, ghép là phương thức cấu tạo từ chủ yếu
- Thứ hai là do trong từ vựng tiếng việt, có nhiều từ đồng nghĩa nhau nhưng về nguồn gốc chúng lại khác nhau hoặc khác nhau về phạm
vi sử dụng ( từ toàn dân, từ địa phương, hoặc từ cổ…) cùng song song tồn tại
Trang 322.2.1.b Hai thành tố đồng nghĩa nhau, nhưng một thành tố có nghĩa,
một thành tố mất nghĩa hoặc mờ nghĩa hoặc có nghĩa nhưng không có khả năng sử dụng độc lập như từ
Ví dụ:
thiệt thòi thòi (km) lùi, giảm yếu đi mất nghĩa
Những yếu tố mất nghĩa trong tiếng việt hiện tại, chúng tôi đã tách ra và chủ giải nghĩa theo Đào Duy Anh Có thể sẽ có người chưa hoàn toàn đồng ý với nghĩa mà Đào Duy Anh đã giải thích, nhưng thực sự trong những quyển từ điển hiện đại điều không giải nghĩa những yếu tố này Những yếu tố này nếu tách ra thì chúng không thể hoạt động độc
Trang 33lập và chúng cũng không hề kết hợp với một yếu tố nào khác để tạo ra từ mới trong tiếng Việt hiện đại nên chúng tôi xếp nó và hệ thống các yếu tố mất nghĩa và đồng tình với cách giải thích của cụ Đào Duy Anh Dựa vào cách giải thích của cụ Đào Duy Anh về các yếu tố này thì đây là yếu tố vốn có nghĩa tương đồng với các yếu tố thứ nhất Vì vậy xét trên diện lịch đại, thì tiểu loại này có cùng gốc với kiểu 2.2.1.a đều được tạo ra từ hai thành tố có nghĩa tương đồng nhau
2.2.2 Mức độ 2 Hai thành tố có quan hệ gần nghĩa nhau, trong đó một
thành tố có nghĩa như là kết qủa, hậu qủa của thành tố kia Ví dụ:
buộc trói trói là hệ quả của buộc
buôn bán buôn gồm cả việc bán và mua
chải chuốt chuốt là hệ quả của chải
Kiểu loại này còn có các từ sau:
buộc trói bá vương,
băng tuyết chán chường
giàu sang khấn vái
nhớ thương kính yêu
khiếp sợ khóc than
hỏi thăm lờ mờ
yên ổn bá vương
yếu thơ thê nhi
Trang 34kén chọn giàu sang
2.2.3 Hai thành tố khác nghĩa nhau hòan toàn, nhưng xét theo quan hệ trường từ vưng ngữ nghĩa thì chúng cùng một trường lớn Thuộc vềkiểu loại này có các từ:
ngựa xe nhạn yến son phấn sắc tài sắt son sóng gió tuyết sương thầy thợ mày râu mày mặt rồng cá rụng rời van lạy văn võ
thịt da thịt xương thêu dệt vuông tròn nói cười sắc chỉ ăn chơi ăn mặc ăn ngồi ăn nằm
2.2.4 Những từ có hai thành tố đối lập nhau trái ngược nhau Nhưng lại kết hợp với nhau để tạo nên từ ghép đẳng lập Ví dụ:
Trang 35thực hư trước sau
đi về nhặt thư sống chết
ít nhiều khép mở khinh trọng hay hèn sinh tử
3 PHÂN LOẠI TỪ GHÉP ĐẲNG LẬP TRONG TRUYỆN KIỀU (Xét về mặt từ loại)
Căn cứ vào nguồn gốc từ loại và quan hệ ngữ nghĩa giữa hai thành tố, phân chia từ ghép đẳng lập trong truyện Kiều thành các nhóm sau
3.1 Từ ghép đẳng lập gốc danh từ
a) Từ ghép đẳng lập được cấu tạo từ hai thành tố đồng nghĩa với
nhau: bạn hữu, bụi trần, phong ba, đường sá …
b) Từ ghép được cấu tạo từ hai thành tố chỉ những sự vật cùng
phạm vi sự vật, hiện tượng với nhau: trời biển, non sông, ngày đến, áo
xiêm, áo khăn, bèo bọt, gò đống, gió mây, hương khói, búa rìu, băng tuyết, bướm ong …
3.2 Từ ghép đẳng lập gốc động từ
a) Từ ghép được cấu tạo từ hai thành tố đồng nghĩa với nhau: bát
tiễu, buồn bã, rã rời, sa út, hỏi han, luận bàn, mừng rỡ, dọn dẹp, ghen tuông, hoảng hốt, hổ thẹn, mơ tưởng, ngợi khen, phân chia, phiền muộn, phụng thờ …
Trang 36b) Từ ghép được cấu tạo từ hai thành tố chỉ những hoạt động cùng
phạm vi cùng trường từ vựng: ăn mặc, ăn ở, đeo đai, đền bù, e dè, gột
rửa, khẩy trêu, kính yêu, khấn vái, khâm liệm, lay động, lo âu, lo sợ, bảo lãnh, buộc trói, biệt ly, buôn bán …
c) Từ ghép được cấu tạo từ hai thành tố trái nghĩa với nhau: chiến
hòa, chìm nổi, đi về, hợp tan, khép mở, ngược xuôi, vui buồn, tẻ vui, tử sinh, bi hoan, khinh trọng, ra vào, …
3.3 Từ ghép đẳng lập gốc tính từ
a) Từ ghép được cấu tạo từ hai thành tố đồng nghĩa: gần kề, mong
manh …
b) Từ ghép có hai yếu tố chỉ tính chất cùng phạm vi, cùng trường
từ vựng: chua xót, đoan chính, êm ái, hôi tanh, hờ hững, hung hiểm yên
ổn, yếu thơ, kén chọn …
c) Từ ghép có hai thành tố trái nghĩa với nhau: đục trong, may rủi,
nhỏ to, riêng chung, thấp cao, gần xa, ít nhiều, nhặt thưa …
4.4 Các từ ghép có gốc từ loại khác
- vài ba, dăm bảy, vài bốn, một hai …
- nọ kia, hư không, thực hư, phó mặc …
4 Hiện tượng chuyển từ loại này sang loại khác trong lớp từ ghép và từ láy
4.1 Hiện tượng từ ghép đẳng lập bị láy hóa
Chúng ta hãy xét các nhóm từ sau:
1 ái ân, ăn ở, ân oán, yên ổn, văn võ, lưu lạc, lưu ly, lưỡng lự, máu mủ, mày mặt, …
Trang 372 mịt mù, âm thầm, chải chuốt, chung chạ, đeo đẳng, lừa lọc, ngắm nghía, nồng nàn, nỗi niềm, ngang tàng, tang tóc, thuốc thang, đọa đày, thân thích, thề thốt, vỡ lở, hỏi han, dông dài …
3 ngẩn ngơ, thẫn thờ, lả lơi, đong đưa, yểu điệu, vấn vít, vui vầy, e ấp, êm ái, …
Ở dạng 1: Các từ ghép đẳng lập lặp lại phụ âm đầu nhưng nghĩa của
từng thành tố vẫn thật rõ ràng Mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố trong loại này đã nổi bật lên hàng đầu Như thế chúng là từ ghép đẳng lập
Ở dạng 2: Thành tố cấu tạo của các từ có quan hệ láy âm, láy lại
phụ âm đầu (cơ bản) hoặc vần Chúng ta dễ dàng bị thuyết phục rằng chúng là từ láy Vì một yếu tố cấu tạo bị mờ nghĩa hoặc mất nghĩa, yếu tố này được coi là yếu tố láy Nhưng khi ngược dòng lịch sử, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nghĩa của các yếu tố này
Ví dụ: Mịt mù mịt là dày, đen (TĐTK)
mù là không nhìn thấy
Âm thầm âm là kín đáo (TĐTK)
thầm là kín đáo không để lộ ra ngoài
Chung chạ – chạ là lộn xộn (TĐTK)
đẳng có nghiã là đợi (TĐTK)
Nồng nàn – nàn là khổ sở ( TĐTK)
Và các yếu tố: thang (thuốc thang) - nước sôi (một lần nấu thuốc)
chuốt (chải chuốt) - tô điểm cho đẹp
Trang 38lọc (lựa lọc) – lựa chọn lấy cái tinh chất
tóc (tang tóc) – xuất phát từ phong tục khi cha hay mẹ
chết người con trai để tóc trên đầu còn người con gái cắt tóc đi để tỏ lòng tôn kính
đọa đày đày là bắt chịu hình phạt nặng nề, khổ sở
đọa là rơi vào cảnh khổ sở
thích (thân thích) thích là họ hàng bên ngoại
thân là họ hàng bên nội
thốt (thề thốt): gốc khmer, nghĩa là nói han (hỏi han): là hỏi
dông (dông dài): thả phóng, không chừng mực
Khi chúng ta đã xác định được nghĩa của hai thành tố cấu tạo thì đây là từ ghép đẳng lập chứ không phải từ láy
Ở dạng 3: Loại này có những từ gần gũi với từ láy hơn cả vì chúng
đáp ứng được điều kiện của một từ láy Thậm chí chúng chính thức
được coi là từ láy và đưa vào từ điển tiếng Việt (Từ điển từ láy tiếng
Việt, Viện Ngôn ngữ học, 1998 ,Hoàng Văn Hành chủ biên) Quan
điểm giữa các nhà nghiên cứu hiện nay vẫn chưa thống nhất ở điểm này Có ba quan điểm cơ bản sau:
- Quan điểm thứ nhất coi chúng là từ láy Tiêu biểu là Hồ Lê (trong Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại NXB KHXH, Hà Nội, 1976) và tác giả của quyển Từ điển từ láy tiếng việt, Viện
Ngôn ngữ học 1998
- Quan điểm thứ hai Coi nó là từ ghép đẳng lập với lý do
đã tìm ra nghĩa của từng thành tố Tiêu biểu là Đỗ Hữu Châu trong
Trang 39Giáo trình việt ngữ tập 2, Hà Nội, 1962 Nguyễn Thị Thanh Hà trong Bàn thêm về hiện tượng “từ láy đảo được trật tự”, NN, 11.2000
- Quan điểm coi chúng là trung gian của hiện tượng ghép đẳng lập và láy Tiêu biểu là Nguyễn Thiện Giáp, trong Từ và nhận
diện từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1996 Đỗ Hữu Châu, Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, NXB ĐHSP, 2004
Theo chúng tôi vấn để từ láy hiện nay là một vấn đề phức tạp, các nhà nghiên cứu còn chưa đồng tình với nhau trong việc xác định các từ láy Thậm chí có tác giả cho rằng tiếng Việt không có từ láy, (Hoàng Dũng,
bàn thêm về vấn đề nhận diện từ láy tiếng Việt NN, 2/1999) Oâng còn cho
rằng quan hệ cú pháp giữa các thành tố của tổ hợp láy là quan hệ đẳng lập Vấn đề có hay không có từ láy trong tiếng Việt, xác định từ láy trong tiếng Việt đã vượt qua khuôn khổ của luận văn Ở đây chúng tôi chỉ muốn xác định các từ ở dạng 3 là từ láy, từ ghép đẳng lập hay hiện tượng trung gian
Trước tiên xét về góc độ lịch đại chúng tôi khẳng định đây là từ ghép đẳng lập Vì cả hai yếu tố đều có nghĩa và nghĩa đó hiện nay có khi vẫn được dùng độc lập
VD: ngẩn ngơ : ngẩn (ngẩn người, ngẩn mặt)
ngơ (làm ngơ, ngơ đi thẫn thờ : thờ (thờ người)
thẫn (đứng thẫn, thẫn mặt) tả tơi : đều là rã rời ra
Và các trường hợp khác như:
xa (xót xa) : gốc khme là cay rát
lả lơi lả là rách ra(TĐ TK)
Trang 40lơi là nới ra (TĐ TK)
Tuy nhiên trong trạng thái tiếng Việt ngày nay, người Việt cảm nhận chúng là từ láy nhiều hơn coi chúng là từ ghép Vì bản thân chúng có một sắc thái biểu cảm, một sức gợi tả đặc biệt nên ở góc độ đồng đại chúng tôi đồng tình với quan điểm coi chúng là các yếu tố trung gian giữa ghép và láy Và có thể coi đây là hiện tượng từ ghép đẳng lập bị láy hóa
Nguyễn Tài Cẩn đã giải thích hiện tượng này như sau: ngay từ thời chưa mất nghĩa các yếu tố này ghép lại với nhau đã ngẫu nhiên có sự tương ứng về mặt ngữ âm Khi có một thành tố bị mờ nghĩa dẫn đến mất nghĩa thì sự tương ứng về mặt ngữ âm kia nổi lên hàng đầu, trở thành quan hệ chủ chốt
Hiện tượng này sẽ tiếp tục tiếp diễn Có 2 nhân tố rất thuận lợi cho
xu thế này, nhất là trong phạm vi từ ghép đẳng lập
- Các thành tố đồng nghĩa, gần nghĩa ngẫu nhiên có hình thức ngữ âm tương ứng, đây là loại tạo điều kiện thuận lợi cho việc một thành tố
bị mờ nghĩa, mất nghĩa
- Loại thường mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp mà có phụ âm đầu tương ứng
4 2 Hiện tượng từ ghép đẳng lập mang dáng dấp của từ ghép chính
phụ chúng ta cùng xem xét các hiện tượng sau
1 anh hùng, anh hào, anh dũng, công danh, công đức
2 đen dầm, tối dầm, bạc phau, trắng phau, trong vắt, trong veo, vắng tanh, mừng rỡ
3 kính yêu (và các từ ghép có yếu tố kính: Kính trọng, kính cẩn, kính mến, kính phục, kính nể)