1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp

48 715 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 575,19 KB

Nội dung

Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp

Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 1 A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Môn Tiếng Việt nói chung và Làm văn nói riêng nhằm mục đích cuối cùng là rèn cho học sinh sử dụng đúng, hay tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp trong đời sống. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những tri thức về ngôn ngữ như các lớp từ vựng, các qui tắc sử dụng ngôn ngữ vào trong hoạt động giao tiếp. Chính nhờ những tri thức này mà học sinh mới biết cách sử dụng ngôn ng ữ phù hợp với nội dung cần trình bày. Có thể nói dạy tiếng Việt là dạy cho học sinh cách sử dụng phương tiện cần thiết để thực hiện quá trình giao tiếp. Mặt khác, môn học này còn giúp cho học sinh tiếp nhận và diễn đạt những kiến thức khoa học trong nhà trường. Dạy làm văn ở trường phổ thông hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Có một thời gian dài người giáo viên dạy làm văn cho họ c sinh quá thiên về tri thức lý thuyết một cách máy móc mà quên rằng tất cả những tri thức ấy cần được vận dụng trong đời sống thực tế. Mặt khác, chương trình cũng không chú ý đến nhu cầu, thị hiếu của học sinh cho nên đa số nội dung của các bài làm văngiáo viên đưa ra không gắn với thực tế đời sống mà chỉ nghiêng về những tác phẩm văn chương. Người dạy chưa tìm hi ểu xem học sinh có nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình không? Chính điều này đã làm cho học sinh trở nên thụ động, hạn chế khả năng giao tiếp, đồng thời tạo cho học sinh cảm giác nhàm chán, không thích học làm văn. Từ trước đến nay người ta bàn rất nhiều về phương pháp dạy tiếng Việt, làm văn ở phổ thông: phương pháp giao tiếp, phương pháp vận động, phương pháp tích c ực hóa hoạt động học tập của học sinh … Trong đó người ta đặc biệt nhấn mạnh đến phương pháp giao tiếp. Trong dạy học nói chung và dạy làm văn nói riêng, phương pháp giao tiếp ngày càng được thể hiện dưới những hình thức đa dạng khác nhau. Kết quả của một giờ làm văn không phải chỉ cho học sinh nắm được nội dung bài học theo lý thuyết suông mà còn phải biết ứng dụng vào các hoạ t động giao tiếp trong thực tế đời sống. Vì vậy, kể từ khi quan điểm giao tiếp được đưa vào trong phương pháp dạy học thì kết quả dạy làm văn đã đạt được những bước tiến đáng kể so với trước đó. Chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học làm văn. Phương pháp giao tiếp sẽ phát huy được khả năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh, phát huy tư duy sáng tạo, đồng thời tạo sự hứng thú cho học sinh trong các giờ học làm văn. Chúng tôi suy nghĩ rằng đổi mới phương pháp dạy học làm văn đang là vấn đề cần thiết. Hiện nay, chúng ta đã khẳng định tính ưu việt của phương pháp giao tiếp trong việc dạy làm văn nhưng việc dạy và học làm văn ở phổ thông vẫn còn hạn chế. Phần lớn giáo viên đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp nhưng lại không nắm được lý thuyết về giao tiếp, chưa tổ chức được những hình Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 2 thức giao tiếp, chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng, hiệu quả của phương pháp này, đặc biệt là trong dạy làm văn. Điều này đã làm hạn chế rất nhiều đến kết quả dạy và học làm văn. Trước thực trạng đó, với tư cách là một giáo viên Ngữ văn tương lai tôi quyết định chọn đề tài “Những giải pháp nâng cao hi ệu quả dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp”. Ở đề tài này, chúng tôi đề ra những phương pháp dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp nhằm mục đích giúp cho việc dạy và học làm văn ở phổ thông đạt được chất lượng tốt hơn. II. Lịch sử vấn đề Những năm gần đây nhất là từ sau cải cách giáo dục, phương pháp dạy họ c chính là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong những phương pháp đó thì phương pháp giao tiếp được các nhà giáo dục hết sức chú ý. Có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về phương pháp này. Trong số các tác giả nghiên cứu về dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp thì có tác giả quan tâm cụ thể về mặt phương tiện (phương pháp dạy của giáo viên) cũng có tác giả quan tâm về mặt mục đích của việc dạy làm văn theo quan đ iểm giao tiếp. Nguyễn Quang Ninh trong sách “Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết ở tiểu học theo hướng giao tiếp” khi nói về việc dạy làm văn, tác giả đã nêu lên những nhược điểm của dạy làm văn nói theo định hướng giao tiếp. Ông cho rằng mục đích của các bài làm văn thường bị giáo viên coi nhẹ, giáo viên chỉ thiên về đánh giá thành phần nội dung của sự việ c. Người giáo viên đã quên rằng một bài làm văn không phải chỉ để tả, kể mà qua việc tả, kể đó nhằm hướng đến một mục đích khác. Bên cạnh đó khi ra đề làm văn cho học sinh thì dường như các nhân tố giao tiếp bị gạt ra ngoài sự chú ý của giáo viên. Chính điều đó đã dẫn đến bài làm văn của học sinh trở nên đơn điệu, nhàm chán. Tác giả đặc bi ệt chú ý đến phương tiện của hoạt động giao tiếp là ngôn bản nói và ngôn bản viết. Đây chính là phương tiện chủ yếu để thực hiện quá trình giao tiếp. Ở bài viết này Nguyễn Quang Ninh cũng đã đưa ra những đặc điểm của ngôn bản nói và ngôn bản viết. Ngôn bản ở đây là một chuỗi ngôn ngữ được sắp xếp theo các qui tắc ngữ pháp, kèm theo ngữ điệu (ngôn b ản nói) nhằm thể hiện nội dung giao tiếp. Từ những đặc điểm trên giúp cho người dạy tìm ra những phương pháp dạy làm văn phù hợp với quan điểm giao tiếp. Chúng ta cần ý thức cho học sinh biết rằng mục đích cuối cùng của một bài làm văn là phải giúp cho học sinh tổ chức được những ngôn bản theo mục đích giao tiếp đã đề ra. Trong sách “ Những thủ thu ật trong dạy học – các chiến lược nghiên cứu và lý thuyết về dạy học dành cho các giảng viên Đại học và Cao đẳng ” Wilbrt J.Mckeachie đã dựa trên quan điểm thực tiễn của phương pháp dạy học hiện nay mà cho rằng “Theo chương trình dạy tiếng Pháp phải dựa trên việc thực hành ngôn ngữ trong và ngoài lớp học tiếng Pháp học sinh phải luôn luôn được đặt vào tình huống giao tiếp” [Wilbrt, J.Mckeachie. 2003.14]. Ở một đo ạn khác, tác giả đặc biệt nhấn mạnh “cơ Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 3 bản là phải đặt học sinh trong một tình huống giao tiếp làm sản sinh hoặc thông hiểu lời nói” [Wilbrt, J.Mckeachie. 2003.14]. Điều đó có nghĩa là việc dạy học theo quan điểm giao tiếp được áp dụng rộng rãi ở tất cả các môn học. Để có thể hướng quá trình dạy học vào hoạt động giao tiếp thì người giáo viên cần thiết phải tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh tham gia vào ho ạt động giao tiếp. Tình huống là một điều kiện quan trọng để sản sinh ra hoạt động giao tiếp, không có tình huống thì học sinh không thể giao tiếp. Đây là nhận định có ý nghĩa quan trọng để người giáo viên có thể tổ chức quá trình dạy học tiếng Việt, làm văn đạt hiệu quả cao. Trần Đình Chung khi bàn về quan điểm dạy học làm văn trong sách “Mấy vấn đề về giảng dạy môn phương pháp dạy học Ngữ văn trong chương trình Cao đẳng Sư phạm mới” có nói “Với phân môn Tập làm văn, quan điểm dạy học tích hợp càng thể hiện tính tích cực của nó khi hiện thực hóa quan điểm thực hành và giao tiếp của phân môn này [Trần Đình Chung. 2007.15]. Phương pháp dạy học tích hợp là lấy các dữ liệu từ các nội dung bài học thuộc các phân môn liên quan. Chính các dữ liệu này sẽ góp phần khơi gợi hứng thú, củng cố các kiến thức đã học. Từ đây cho thấy quan điểm giao tiếp trong dạy học nói chung, dạy làm văn nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng đó là thực hành những văn bản góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Lê A khi bàn về phương pháp giao tiếp đã nói “ Phương pháp giao tiếp là phương pháp quan tr ọng trong dạy học Tiếng việt. Phương pháp giao tiếp là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lý thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp” [Lê A. 2006. 69-70]. Đặc biệt các tác giả còn nhấn mạnh “ Phương pháp này có thể được áp dụng khi dạy học từ ngữ, câu, phong cách và đặc biệt là trong các bài học thuộc phân môn Ti ếng việt “ [Lê A. 2006. 70]. Từ những ý kiến trên, ta thấy rằng tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của phương pháp giao tiếp. Phương pháp này có thể giúp cho học sinh vận dụng được những lý thuyết đã học để thực hành các văn bản trong quá trình giao tiếp. Phương pháp giao tiếp là phương pháp có vai trò rất lớn và đang được sử dụng rộng rãi trong việc dạy tiếng Việt nói chung và phân môn Làm văn nói riêng. Khi vận d ụng phương pháp này trong dạy làm văn thì người giáo viên cần chú ý đến hai mặt chủ yếu là phải giúp học sinh vận dụng được các lý thuyết giao tiếp và ý thức được các nhân tố giao tiếp. Nguyễn Trí trong sách “Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học” khi bàn về việc tạo sự hứng thú cho học sinh trong các giờ học, tác giả đã đưa ra những cách lập đúng chương trình lời nói. Ở bài viết này, tác gi ả cũng chú ý đến mục đích của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Bên cạnh đó khi nói về mục đích của môn Làm văn tác giả cũng nhấn mạnh “Tập làm văn có nhiệm vụ chủ yếu là rèn luyện kĩ năng sản sinh ngôn bản nói và viết. Không học tốt Tập làm văn khả năng nói và viết ngôn bản của học sinh sẽ bị hạn chế ” [Nguyễn Trí. 1998. 8]. Điều đó có nghĩa là mục đích Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 4 cuối cùng của môn Làm văn là giúp cho học sinh có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ vào trong hoạt động giao tiếp, học làm văn tốt sẽ giúp cho học sinh có kĩ năng nói và viết thành thạo hơn Trong sách “Phương pháp dạy học Tiếng việt” khi bàn về lý thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ, Lê A đã nói “Làm văn chính là làm các loại văn bản để giao tiếp. Không có nhu cầu giao tiếp thì không ai lại nói và viết thành văn bản” [Lê A. 2006.193]. M ỗi người đều có những nhu cầu khác nhau. Chính nhu cầu là động lực giúp cho con người hành động. Cho nên để tạo ra được những văn bản thì người ta cần phải có nhu cầu giao tiếp. Ở một đoạn khác tác giả càng nhấn mạnh vai trò của hoạt động giao tiếp “Việc làm vănquan hệ với một lý thuyết khác bên cạnh lý thuyết về văn bản. Đó là lý thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ hay nói g ọn hơn là lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ” [Lê A. 2006.193]. Điều đó có nghĩa là lý thuyết giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học làm văn. Chính nhu cầu giao tiếp là nguyên nhân sản sinh ra văn bản. Từ đó cho thấy để sản sinh ra những văn bản có giá trị giao tiếp thì người dạy và học phải tham gia vào hoạt động giao tiếp bằng các lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ. Năm 2006 trên Tạp chí giáo dục s ố 138, Phan Thị Thủy trong bài viết “Dạy làm văn ở Trung học cơ sở theo quan điểm giao tiếp” có nói “Dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp cho học sinh Trung học cơ sở là phát huy vai trò độc lập, sáng tạo, chủ động suy nghĩ của học sinh trong việc học làm văn. Tính chủ động, sáng tạo này được thể hiện rõ thông qua dấu ấn chủ quan của các em trong việc tạo lập vă n bản” [Phan Thị Thủy. 2006. 27]. Một bài làm văn trở nên sinh động khi nó bộc lộ được tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của học sinh. Muốn đạt được điều này cần phải phát huy tư duy, sáng tạo của mỗi học sinh. Cho nên chúng ta cần hướng học sinh vào hoạt động giao tiếp. Chính hoạt động giao tiếp là điều kiện cần thiết để học sinh bộc lộ tư duy sáng t ạo của mình. Ở quan điểm này, tác giả đã đưa ra những đặc điểm cụ thể của một bài làm văn theo quan điểm giao tiếp. Mục đích này cũng là mục đích cần phải có khi tiến hành các phương pháp dạy học mới. Vì các lẽ trên mà có nhiều ý kiến đã đánh giá rất cao về vai trò của phương pháp giao tiếp trong quá trình dạy học. Ở đây, thêm một lần n ữa chúng tôi khẳng định vai trò của dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp. Có thể nói việc dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp hiện nay là một phương pháp đang được sử dụng rộng rãi trong dạy và học ở các trường phổ thông. Nhìn chung, các bài viết trên chỉ dừng lại ở những ý tưởng có tính chất định hướng, các tác giả thiên về mặt lí luận, thiếu khâu tổ chức thực nghi ệm việc dạy và học làm văn ở trường phổ thông. Dường như chưa có công trình nào đề cập một cách cụ thể, chi tiết có hệ thống từ khâu lí luận đến thực tiễn. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về hoạt động giao tiếp và thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, kế thừa những vấn đề nghiên cứu của người đi tr ước, người viết sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề này hơn. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 5 III. Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi hướng đến những đối tượng sau: 1. Những yếu tố còn tồn đọng gây khó khăn cho việc dạy và học làm văn. Từ đó đề ra hướng khắc phục và những giải pháp để dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp đạt hiệu quả. Ở đây người viết sẽ đi sâu vào những giải pháp gắn liề n với hoạt động giao tiếp. 2.Những yêu cầu mà người giáo viên cần phải có để có thể dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp đạt hiệu quả như: tri thức về các kiểu bài, phong cách ngôn ngữ, ngữ pháp văn bản, nắm vững phương pháp dạy tiếng Việt, làm văn. 3.Những phương pháp thực hiện dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp. Người viết sẽ đưa ra nh ững phương pháp dạy làm văn từ lý thuyết đến thực hành đến cách ra đề và chấm bài. 4.Chương trình chuẩn thực hiện năm 2006, tập trung vào phần Tiếng Việt, Làm văn ở sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 hệ đại trà, nghiên cứu những nội dung mới trong sách gắn với hoạt động giao tiếp. IV. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau 1. Phươ ng pháp dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp, người viết chỉ tập trung vào những phương pháp nhằm tạo ra hoạt động giao tiếp trong quá trình dạy học. 2. Phương pháp dạy làm văn lớp 10, người viết chỉ tập trung vào học sinh ở lớp 10 trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm. V. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu này thể hiện các nhiệm vụ sau 1.Nghiên cứu lý thuyết giao tiếp: tập trung các nhân t ố chi phối quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, phương tiện giao tiếp, mục đích giao tiếp. Từ đó giúp giáo viên có cách ra đề làm văn theo quan điểm giao tiếp, hình thức viết một bài làm văn. 2.Nghiên cứu nội dung, kiểu loại văn bản, mục tiêu, phương pháp dạy làm văn lớp 10. 3.Nghiên cứu thực tế dạy và học làm văn ở ph ổ thông. 4.Đề xuất những giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 6 VI. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích là tìm hiểu các khía cạnh của vấn đề. Phân tích giúp ta hiểu rõ về nội dung, đặc điểm của vấn đề. Khi sử dụng phương pháp này chúng tôi đã tiến hành tập trung phân tích những tài liệu viết về hoạt động giao tiếp. Từ đó xác lập cơ sở lí luận của hoạt động giao tiếp. 2.Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấ n là phương pháp hỏi ý kiến của người khác bằng nhiều hình thức khác nhau. Phương pháp này giúp ta nắm bắt một cách nhanh nhất tình hình dạy và học làm văn của giáo viên và học sinh. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc lập phiếu điều tra để giáo viên và học sinh trả lời những câu trắc nghiệm, những câu hỏi ngắn. Tiếp đó là thống kê các số liệu để có thể xác định được tình hình thực tiễn c ủa việc dạy và học làm văn theo quan điểm giao tiếp ở trường phổ thông hiện nay. 3. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của hai hay nhiều sự vật, sự việc. Phương pháp này giúp ta có thể rút ra được ưu, khuyết điểm của phương pháp dạy làm văn theo quan điểm truyền thống. Khi sử dụng phương pháp này, chúng tôi đã tiến hành đối chiế u, so sánh phương pháp dạy học làm văn theo cách truyền thống với phương pháp dạy học làm văn theo quan điểm giao tiếp. Từ đó rút ra được những tác dụng to lớn của phương pháp giao tiếp và đề ra những phương pháp dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp. VII. Hướng đóng góp của đề tài 1. Giúp cho người giáo viên ra trường, đặc biệt là bản thân có phương pháp dạy tiếng Việt nói chung và làm văn nói riêng đạt hiệ u quả. 2. Từng bước đẩy lùi cách dạy học xa rời thực tế, không gắn với giao tiếp, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập. Khắc phục những hạn chế của việc dạy làm văn ở trường THPT 3. Đề xuất với trường Đại học An Giang bổ sung những nội dung cần thiết cho sinh viên Ngữ văn để khi ra trường sinh viên có một kiến thức v ững chắc đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục. 4. Đề tài này có thể là một tài liệu tham khảo cho giáo viên muốn tìm hiểu, vận dụng phương pháp này trong dạy học làm văn. VIII. Cấu trúc của luận văn A. Mở đầu: 6 trang gồm các phần I. Lí do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 7 III. Đối tượng nghiên cứu IV. Phạm vi nghiên cứu V. Nhiệm vụ nghiên cứu VI. Phương pháp nghiên cứu VII. Hướng đóng góp của luận văn B. Nội dung: 32 trang gồm Chương I: Những vấn đề lý thuyết của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (15 trang) Chương II: Thực tế dạy và học làm văn ở trường THPT Châu Văn Liêm và những giải pháp đề xuất khi dạy làm văn (17 trang) C. Kết luận: 2 trang Tư liệu tham khảo: 2 trang Phụ lục: 5 trang Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 8 B. NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ I. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp trong đời sống xã hội 1.Giao tiếp, nhu cầu thiết yếu của con người Giao tiếp có nghĩa là tiếp xúc, trao đổi thông tin , bộc lộ tư tưởng tình cảm với nhau. Giao tiếp là một nhu cầu thiết yếu của con người. Trẻ mới sinh ra bắt đầu được giao tiếp tuy nhiên còn mang tính chất thụ động. Bà mẹ hiểu nhu cầu ấy là của mình và cả con. Việc giao tiếp bi ểu hiện qua lời ru, những lời mắng yêu con. Điều đó chứng tỏ bà mẹ đã có ý thức giao tiếp với con mình dù lúc này trẻ chỉ tiếp nhận hoạt động giao tiếp của người mẹ một cách thụ động. Quá trình tuổi thơ, việc giao tiếp của trẻ không ngừng phát triển từ thụ động chuyển sang chủ động. Nếu mới sinh ra trẻ chỉ có thể im l ặng trước những hành động, lời nói của người mẹ thì giờ đây trẻ đã muốn nghe hát, nghe kể chuyện, muốn hiểu biết về thế giới: ông bà, con gà, cái bánh… Trẻ có nhu cầu được nghe, được tìm hiểu về những vật đã gọi tên dù lúc này trẻ chưa ý thức được một cách đầy đủ về sự vật đang gọi tên. Chẳng hạn trẻ gọi tên cái bánh thì trẻ ch ỉ biết đó là thứ có thể ăn được chứ không ý thức được hết là nó làm từ nguyên liệu gì, cách thức làm ra sao. Mặc dù vậy ta cũng phải công nhận một điều rằng lúc này hoạt động giao tiếp ở thể chủ động của trẻ đang dần dần được hình thành. Dù chưa được hình thành một cách hoàn chỉnh nhất nhưng đây là tiền đề, là cơ sở quan trọng để ti ến hành những hoạt động giao tiếp sau này. Tiếp đó là tư duy của trẻ được tích lũy, từ tuổi thơ ngôn ngữ của trẻ cũng được hình thành mà ngôn ngữ và tư duy là hai nhân tố giao tiếp giúp con người ứng xử được với hoàn cảnh, tồn tại với hoàn cảnh sống. Ngôn ngữ là phương tiện dùng để diễn tả những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của con người. Ch ẳng hạn câu “Tôi rất muốn cùng bạn đi du lịch khắp nơi”. Qua câu nói này thì người nói muốn truyền đạt đến người nghe hai vấn đề. Thứ nhất nói về ước muốn của bản thân là được đi du lịch, thứ hai là tác động tình cảm đến người nghe muốn người nghe chấp nhận là cùng đi du lịch với mình. Qua đây còn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người nói. Như vậy để di ễn đạt được nội dung của câu nói trên thì ta cần phải biết ngôn ngữ tương ứng đồng thời phải có tư duy để có thể sử dụng vốn ngôn ngữ phù hợp với nội dung diễn đạt để không những truyền đạt được ước muốn của bản thân mà còn phải tạo được tác dụng Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 9 thuyết phục người nghe. Có thể nói ngôn ngữ và tư duy là hai nhân tố quan trọng để thực hiện quá trình giao tiếp và hai nhân tố này có quan hệ mật thiết với nhau cùng hỗ trợ cho nhau để thực hiện giao tiếp. Đây cũng là yếu tố quan trọng để phân biệt con người và loài vật bởi vì giao tiếp của loài vật là do bản năng chứ không phải là hoạt động có ý thức như con người. Giao tiếp là phương thứ c tồn tại phát triển của xã hội. Xã hội là một tập thể có quan hệ với nhau về nhiều mặt: quan hệ họ hàng, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ thầy trò… Các mối quan hệ này là lí do để con người có quan hệ giao tiếp với nhau. Giao tiếp trái lại để giữ vững các mối quan hệ đó. Con người không được giao tiếp với nhau thì không thể có xã hội. Xã hội là môi trường để con người có thể thực hi ện quá trình giao tiếp. Cơ sở đánh giá một xã hội phát triển là dựa trên cơ sở vật chất, tinh thần ngày càng thêm đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu đời sống con người. Sản phẩm vật chất, tinh thần chính là thành quả sáng tạo của con người. Sự sáng tạo ấy có được từ tư duy, trình độ sáng tạo. Con người có điều đó là nhờ giao tiếp, học tập. Những ng ười trong cùng một xã hội muốn trao đổi thông tin hay bộc lộ cảm xúc cho nhau thì cần phải có giao tiếp. Ngược lại hoàn cảnh xã hội chính là nguyên nhân, động lực để tạo nên hoạt động giao tiếp. Thông qua hoạt động giao tiếp thì xã hội được tồn tại và ngày càng phát triển. Người đời trước có thể truyền kinh nghiệm, kiến thức cho người đời sau thông qua giao tiếp. Mỗi một người là một thành viên của xã hội, xã hội muốn tồn tại thì mỗi con người cần phải phát triển và sự phát triển này được thực hiện thông qua quá trình giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp con người vừa có thể tiếp nhận thông tin từ người khác đồng thời có thể phản hồi những ý kiến của bản thân. Chính sự phản hồi này là điều kiện để người giao tiếp điều chỉnh nội dung giao tiếp cho phù hợ p nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Phạm vi giao tiếp của con người rất rộng. Giao tiếp với tự nhiên và giao tiếp trong xã hội. Giao tiếp với các hiện tượng tự nhiên con người nhận ra quy luật của nó giúp con người có ứng xử phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của mình. Chẳng hạn khi thấy trời kéo mây đen thì con người biết là trời s ắp mưa. Từ đó họ sẽ có cách xử lí là lấy quần áo vào để khỏi bị ướt. Ta thấy rằng dù ngày nay khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại, ngày càng phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người nhưng bên cạnh đó thì yếu tố tự nhiên cũng đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tất cả các hiện tượng tự nhiên đều tồn tại trực tiế p, thường xuyên trong cuộc sống của con người cho nên để có thể tồn tại thì con người cần phải thực hiện hoạt động giao tiếp với tự nhiên, đồng thời hoạt động giao tiếp này sẽ giúp cho con người hình thành ý thức và năng lực nhằm để cải tạo tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình. Song song với giao tiếp tự nhiên thì con người luôn giao tiếp với xã hội. Giao tiếp trong xã h ội mang tính chất đa dạng, phong phú, con người có thể giao tiếp trong mọi hoàn cảnh: trong một gia đình cha mẹ giao tiếp với con cái về những sinh hoạt hàng ngày, các đồng nghiệp giao tiếp Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 10 với nhau về công việc hoặc là độc giả có thể giao tiếp với các vấn đề xã hội qua báo chí, sách vở. Con người còn có khả năng giao tiếp với người xưa. Qua những tác phẩm của người xưa để lại ta biết được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của họ và hiện thực xã hội thời đó. Ví dụ như đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du ta biết được những bất công ngang trái đang đè nặng lên người phụ nữ đồng thời còn thấy được tấm lòng nhân đạo của tác giả. Không những chỉ giao tiếp với người xưa mà con người còn có thể giao tiếp với cả thế hệ mai sau như những tác phẩm trong hiện tại bấy giờ có thể truyền đến cho người đọc ở cả tương lai. Con người giao tiếp ở m ọi nơi, học tập được nhiều điều nhưng quan trọng nhất là giao tiếp trong trường học, ở đó con người được mở rộng những hiểu biết mang tính lí luận, khoa học. Ta thấy rằng ngay từ những câu ca dao, tục ngữ mà ta được học trong nhà trường đã có tác dụng định hướng cho con người vào hoạt động giao tiếp. Ví dụ: Học ăn học nói, học gói họ c mở. Chỉ ra việc ta phải học hỏi mọi thứ trong cuộc sống, trong đó có việc học cách nói năng tức là học cách giao tiếp trong đời sống xã hội. Hay là Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Ngôn ngữ là tài sản chung của mọi người, con người có quyền tự do lựa chon vốn ngôn ngữ riêng cho bản thân mình. Cho nên khi nói ta phải biết lựa những lời nói nào cho phù hợp nhấ t để không những truyền đạt được thông tin mà còn tác dụng thuyết phục ở người tiếp nhận thông tin. Ở đây đã chỉ ra cách thức giao tiếp là ta phải biết lựa chọn nội dung giao tiếp cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng để đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Chim khôn hót tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Vàng thì thử lửa thử than Chuông kêu th ử tiếng, người ngoan thử lời. Qua lời nói thì người ta có thể đánh giá về phẩm chất của một con người cho nên khi nói phải biết lựa chọn lời nói cho phù hợp. Như vậy vai trò của hoạt động giao tiếp không chỉ truyền đạt thông tin mà qua đó còn đánh giá được phẩm chất của một con người. Như vậy, từ lâu con người đã ý thức đúng về vai trò, tác dụng của ho ạt động giao tiếp. Người xưa đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho con người như: nói cũng phải học, nói đúng còn thể hiện tư cách của một con người, nói sao cho người nghe thấy được cái hay, cái đẹp. Trong phẩm [...]... Trang Trang 29 Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp II Những giải pháp nâng cao hiệu quả dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp 1 Xác định tư tưởng dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp Không phải ngẫu nhiên mà ngay tuần lễ đầu chương trình Ngữ văn lớp 10 đã đưa vào giảng dạy bài “hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” Người giáo viên cần tính lượng kiến thức làm văn qua bài... đặc điểm khác nhau cho nên dạy làm văn là phải giúp cho học sinh ý thức đến các nhân tố giao tiếp để học sinh sử dụng đúng ngôn ngữ trong từng trường hợp cụ thể Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 22 Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG II THỰC TẾ DẠY – HỌC LÀM VĂN Ở TRƯỜNG THPT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT KHI DẠY LÀM VĂN THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP I.Thực tế dạy và học làm văn. .. viết làm văn (74/115 chiếm 64,3%) Nguyên nhân của vấn đề này là do người giáo viên khi dạy làm văn đã không chú ý dạy theo quan điểm Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 27 Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp giao tiếp Từ đó làm cho học sinh còn cảm thấy xa lạ với các nhân tố giao tiếp Các nhân tố giao tiếp là một trong những điều kiện quan trọng để có thể tiến hành cuộc giao tiếp. .. 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp IV Giao tiếp và việc dạy- học làm văn để giao tiếp 1 .Dạy tiếng Việt và làm văndạy học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt làm phương tiện giao tiếp - sản sinh văn bản làm phương tiện giao tiếp Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức ngôn ngữ, quy tắc sử dụng ngôn ngữ tạo ra các sản phẩm trong hoạt động giao tiếp. .. làm cho tiết học trở nên sinh động hơn Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 30 Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Tất cả ví dụ, nội dung bài học mà giáo viên đưa ra cần phải gắn với giao tiếp để học sinh làm quen với việc xác định được đối tượng giao tiếp Từ đó, học sinh sẽ xác định được đối tượng mà mình sẽ hướng đến trong bài làm văn Tóm lại để có thể dạy làm văn theo quan điểm. .. tạo Dạy làm văn như vậy mới đúng với lời dặn của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cách đây hơn 3 thập kỉ: Dạy làm văn tức là dạy phát hiện con người của mình, thấy rõ nó và từ đó có thể cải tạo nó”” [Lê Thị Phượng.2006.23] 2 Thực hiện dạy Làm văn theo quan điểm giao tiếp 2.1 Ra đề Làm văn: Dạy học sinh làm văndạy học sinh phương pháp tạo lập lời nói có qui mô lớn, tức một văn bản (nói hoặc viết) để làm. .. Hoàn cảnh giao tiếp có thể chia làm hai loại: hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp Hoàn cảnh giao tiếp rộng là những hiểu biết chung về chính trị , văn hóa, xã hội … tại thời điểm diễn ra cuộc giao tiếp Tất cả những hiểu biết này tạo ra tiền giả định để các nhân vật giao tiếp huy động theo những cách khác nhau vào cuộc giao tiếp Khi tiến hành cuộc giao tiếp thì các nhân vật giao tiếp phải... dung giao tiếp lại quyết định việc lựa chọn phương tiện giao tiếp Vì mỗi đối tượng mỗi nội dung giao tiếp khác nhau sẽ có những phương tiện giao tiếp phù hợp Đồng thời khi có sự hiểu biết, sự nắm vững đầy đủ về nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, phương tiện giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp thì mới có thể đạt được mục đích giao tiếp như kết quả mong muốn Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 17 Dạy làm văn lớp. .. hoạt động giao tiếp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 16 Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp 4 Phương tiện giao tiếp Phương tiện giao tiếpđây là ngôn ngữ Điều đầu tiên để cả người phát và người nhận có thể hiểu thông điệp của nhau là ngôn ngữ dùng trong giao tiếp phải có tính chất chung đối với cả hai và ngôn ngữ trong văn bản viết phải khác với ngôn ngữ trong văn bản nói... thuyết giao tiếp nhưng khi thực hành thì không dạy học theo quan điểm giao tiếp một cách đúng đắn nhất Phần lớn giáo viên đều đã quen với các phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống, chưa thích ứng được với phương pháp dạy học mới Một số giáo viên cũ còn cho rằng họ chưa từng được học gì về lý thuyết giao tiếp Trong khi đó thì những tài liệu để hướng dẫn giáo viên dạy theo quan điểm giao tiếp cũng . cao hi ệu quả dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp . Ở đề tài này, chúng tôi đề ra những phương pháp dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp nhằm mục. thiết thực để nâng cao hiệu quả dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa

Ngày đăng: 08/04/2013, 08:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w