Dạy học đọc hiểu văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 9 theo quan điểm giao tiếpDạy học đọc hiểu văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 9 theo quan điểm giao tiếpDạy học đọc hiểu văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 9 theo quan điểm giao tiếpDạy học đọc hiểu văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 9 theo quan điểm giao tiếpDạy học đọc hiểu văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 9 theo quan điểm giao tiếpDạy học đọc hiểu văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 9 theo quan điểm giao tiếpDạy học đọc hiểu văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 9 theo quan điểm giao tiếpDạy học đọc hiểu văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 9 theo quan điểm giao tiếpDạy học đọc hiểu văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 9 theo quan điểm giao tiếpDạy học đọc hiểu văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 9 theo quan điểm giao tiếp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYÊN THỊ HƯƠNG
DẠY HỌC ĐỌC HIẾU VĂN BẢN THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9
THEO QUAN DIEM GIAO TIEP
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn
Ma sé: 60 14 01 11
LUAN VAN THAC Si KHOA HOC GIAO DUC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỒ HUY QUANG
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Đỗ Huy Quang đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Đạy học đọc hiểu thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 theo quan điểm giao tiếp”
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo phòng Sau Đại học, các
phòng ban của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, các thầy, cô giáo trực tiếp tham
gia giảng dạy Lớp Cao hoc K19 Li luận và Phương pháp dạy học bộ môn Ngữ van đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các trường THCã trên địa bàn huyện Thái
Thụy tỉnh Thái Bình đã cộng tác tham gia khảo sát và thực nghiệm đề tài; bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành quá trình học tập và hoàn thành luận văn một cách tốt nhất
Xin chan thanh cam on!
Ha Noi, ngay 18 thang 10 nam 2017
Tac gia luan van
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan răng sô liệu và kêt quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan răng mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dân trong luận văn đã được chỉ rõ nguôn gôc
Hà Nói, ngày 18 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LOI CAM ON
LOI CAM DOAN
MUC LUC
DANH MUC CAC CHU VIET TAT
DANH MUC BANG, BIEU DO
98700015 1
)I98010) 16012157577 12
CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA DE TAL 12
IBRNo©9 s00 00 12
1.1.1 Co sO ngOn 12
1.1.2 Hoạt động đọc hiểu văn bản thơ hiện đại ở THCS .-. -‹- 30
1.1.3 Cơ sở thực tiễn của để tài 5c nàn ren rrreerrreg 36 Tiểu kết chương Í - sex v9 hư cư cưng 45 CHUONG 2: VAN DUNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP VÀO DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9 G2 SH HH rưệt 47 2.1 MOT SO YEU CAU CO TINH NGUYEN TAC TRONG VIEC DAY HOC DOC HIỂU VĂN BẢN THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRINH NGU VAN LOP 9 THEO QUAN DIEM GIAO TIẾP - - 52s x3 re ca 47 2.1.1 Bám sát mục tiêu bài học và chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học 47
2.1.2 Dạy học phù hợp với năng lực, khơi đậy hứng thú và tiềm năng i01 108:1 585.1280010 48
2.1.3 Bám sát đặc trưng thê loại, bảo đảm tính thắm mỹ trong quá trình đọc hiểu văn bản G- G + HH 1n ng ng ng re 48 2.1.4 Day hoc theo tinh thần tích hợp - 5 << xxx xe rxkeeeseeeree 53 2.2 VAN DUNG Li THUYET GIAO TIEP VAO DAY DOC HIEU VAN BAN THO HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9 - 53
2.2.1 Hoạt động nhận biết văn bản bài thơ theo quan điểm giao tiếp 54
Trang 52.2.2 Phân tích, kết nối thông tin trong văn bản theo quan điểm giao tiếp 69
2.2.3 Phản hồi và đánh gid van ban oo cece secsscsesesssssscsessesssessseseseeeetens 83 Tiểu kết chưng 2, Ỏ - - s99 9 cư hư ch cưng 95
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 5 551 see 96 3.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM - LG SH ng ng ng nếp %6 K⁄ö;(019)1600-7.)39-/0/08)16/:1)2)) 0022 96 3.3 ĐỒI TƯỢNG, ĐỊA BÀN VÀ THỜI GIAN THỰC NGHIỆM - s55 s5 «s> +5 96
3.3.1.Tiêu chí lựa chọn đối tượng thực nghiệm .- 2-5 sex cs£rezersrd 96
3.3.2 Đối tượng thực nghiỆm - - 2 s33 xxx vn vn ree 96 3.3.3 Dia ban va thoi gian thực nghiệm - - 5c 5c << se ssssseszss 07
3.4 THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 5 Ă S22 2S 51 1185111 EEEErsrske 97
3.4.1 Lựa chọn bài dạy thực nghiệm «<< S5 1x11 11111 1s xe 07
3.4.2 Định hướng thiết kế giáo án thực nghiệm -¿- + 5= S2 2< se £s£+ 97
3.4.3 Thiết kế giáo án dạy học tập đọc theo định hướng GT - 98
š.//919:160/949:10/98)/6-))2) 000057 126
3.5.1 Giao nhiệm vụ thực nghiỆm - 2-5 - S133 SE seeessssrs 126
3.5.2 Theo dõi tiến trình giờ dạy TV thực nghiệm .- 2-5 2 =5 =+sc+ 126 3.5.3 Đánh giá thực nghiỆm 1009009093191 119 1915 85983585555 355 127
Tiểu kết chương 3 -. - + G1325 xxx SE 11H HH1 TH ru 131
KET LUAN VÀ KIÊN NGHỊ, GG Ăn ng ngu 132 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 5 - =5 «sex £czseeses 135
Trang 6DANH MUC CAC CHU VIET TAT
Trang 7DANH MUC BANG, BIEU DO
Trang
Bảng 1.1: Thống kê các văn ban tho tri tình hiện đại trong SGK Ngữ
Bảng 1.2 Khảo sát ý kiến của giáo viên vẻ một số yêu cầu đối với học
sinh sau khi tìm hiểu bài cs5ccsscxesrrrerrterrtrrrrrerrrred 43
Bảng 1.3: Kết quả khảo sát năng lực đọc- hiểu bải đọc của HS 44
Biểu đồ 3.1 Biêu đồ thể hiện kĩ năng nhận diện ngôn ngữ của văn bản của
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hóa quốc tế, để có bước phát triển
đột phá tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, yêu cầu đặt ra đối
với giáo dục Việt Nam là đổi mới một cách toàn diện từ nội dung chương trình đến
phương pháp dạy học
Quyết định 4763 QĐ-BGDĐT ngày 1/11/2012 về việc phê duyệt Đề án "Xây
dựng trường phô thông đổi mới đông bộ phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả giáo đục giai đoạn 2012-2015" trong đó tập trung vào Kế hoạch
giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh Với định hướng đôi mới như
trên, mục tiêu, phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn đã có sự thay đôi rõ rệt
Mục tiêu chung của môn Ngữ văn ở trường trung học hiện nay là bồi dưỡng
và nâng cao thêm một bước năng lực văn học cho học sinh, trong đó có năng lực đọc - hiểu văn bản Chính vì thế chương trình được xây dựng theo hai trục tích hợp:
đọc văn và làm văn Với nguyên tắc tích hợp, chương trình hiện nay vẫn dựa vào tiễn trình lịch sử văn học dân tộc nhưng mỗi giai đoạn sẽ lựa chọn ra những thê loại
tác phẩm văn học tiêu biểu để làm văn bản mẫu cho việc dạy học đọc - hiểu Theo
tỉnh thần này dạy học văn có nhiệm vụ kép: thông qua dạy kiến thức mà trang bị và
rèn luyện cho học sinh cách đọc, phương pháp đọc để các em có thể tự mình đọc và hiểu những văn bản khác Cùng với việc xác định lại mục tiêu của việc dạy học văn,
vấn đề đổi mới phương pháp dạy học một lần nữa được nhắc đến Đó là đổi mới phương pháp dạy học theo những yêu cầu của quan điểm dạy học tích cực, tích hợp
và tương tác của lí luận dạy học ngày nay
1.2 Sự ra đời của lý thuyết đọc hiểu trên thế giới và sự xâm nhập lý thuyết
đó vào Việt Nam những năm gần đây đã ảnh hưởng nhiều đến phương hướng nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm văn chương trong nước GS.TS Nguyễn Thanh Hùng cho răng: “Dạy đọc hiểu là nên tảng văn hóa cho người đọc” “Đọc
hiểu là một địa hạt mới, gợi ra nhiều vấn đề khoa học để phương pháp dạy học văn
phái triển thêm về mặt ly luận và vận dụng thực tế Đọc hiểu cân tách ra khỏi vong
Trang 9kiểm soát chật hẹp của phương pháp để trở thành nội dung trì thức chung gắn liên với lý thuyết tiếp nhận, lý thuyết giao tiếp, thỉ pháp học, lý luận dạy học ngữ văn” Quá trình đọc văn bản góp phần quan trọng bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm của học sinh Sách giáo khoa Ngữ văn 10 có khẳng định “Từ những văn bản đọc, học sinh được giáo đục và tự giáo đục lòng yêu nước, tỉnh thân nhân văn, li tưởng sống
cao đẹp, thị hiểu thấm mĩ tốt, có phẩm chất văn hóa cả nhân, có cả tính lành mạnh,
từng bước hình thành nhân cách người lao động mới `
Vi vậy, rèn luyện năng lực đọc hiểu là một khâu then chốt của quá trình dạy học
văn nhằm đáp ứng nhiệm vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới bậc THCS
1.3 Chương trình Ngữ văn sau 2015 sẽ tiếp tục coi trọng việc phát triển khả
nang cam thu, thưởng thức văn học; xem đó như một năng lực đặc thù trong dạy
học Ngữ văn Cũng như vậy, chương trình tiếp tục coi trọng việc rèn luyện, phát triển ở học sinh các kĩ năng giao tiếp: đọc, viết, nói, nghe
Mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp với bỗn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe (cùng kiến thức, thái độ tương thích) cũng là một đôi mới căn bản, toàn diện Trước
day, trừ ở tiêu học, ở các bậc học phổ thông khác, chương trình xem đọc hiểu văn
học (trên thực tế vẫn thiên về giảng văn) theo lịch sử văn học hay theo thể loại là trục chính, nên các hệ thống văn bản được chọn và sắp xếp có thê đạt logic về mặt lí
thuyết hay lịch sử văn học, song lại chưa đạt logic sư phạm, và cũng tỏ ra còn phiến
diện, chưa cân đối (không có hoặc rất ít loại văn bản cung cấp thông tin) Nay, tiếp tục lấy đọc văn làm hoạt động chính, phối hợp thường xuyên với nói, viết, và nghe
trong trải nghiệm của người học, việc phát triển nang luc giao tiép, năng lực cảm
thụ sẽ mang tính khả thi cao Bên cạnh đó, yêu cầu của giáo dục hiện nay là rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, mà giao tiếp là một trong những kĩ năng sống quan trọng Đọc hiểu là hoạt động thực hành giao tiếp nên dạy học đọc hiểu góp phân rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, đáp ứng nhu cầu xã hội
1.4 Văn bản thơ hiện đại Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng
được giảng dạy ở chương trình Ngữ văn lớp 9 với số lượng lớn (12 tác phẩm), đa
dạng về nội dung, hình thức Những tác phẩm được dạy học đều là những sáng tác
Trang 10tiêu biểu thể hiện tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong một
thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn, thay đổi lớn Dạy thơ trữ tình hiện đại Việt
Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 là hướng dẫn học sinh đi tìm, lĩnh hội được đầy đủ cái hay, cái đẹp của tác phẩm thơ Từ đó, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, cảm
xúc, thị hiểu thâm mĩ, tình cảm thâm mĩ cho học sinh Rèn kỹ năng đọc để hiểu sâu, biết cách trang bị cho mình kiến thức đọc hiểu về một thê loại đề từ đó có thê tự đọc
hiểu, phân tích, cảm nhận bất kỳ một tác phẩm khác nào có cùng thê loại
1.5 Trong nhà trường phố thông, để đảm bảo cho mục tiêu hình thành và rẻn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh, chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn đã quan tâm xây dựng nội dung dạy học, nghiên cứu phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu đạy học - giáo dục chung, phù hợp với đặc điểm bộ môn Ở trường THCS,
do đặc điểm tâm lý lứa tuôi học sinh, chương trình Ngữ văn cung cấp những kiến thức cơ bản nhất, thiết yếu nhất làm cơ sở cho học sinh phát triển ngôn ngữ
Hiện nay, để nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu môn Ngữ văn, ở trường phố thông đã hình thành quan điểm dạy học theo quan điểm giao tiếp Dạy học theo quan điểm giao tiếp thực sự đã đem lại hứng thú, tính tích cực và hiệu quả cao Tuy
nhiên, trên thực tế hiện nay, việc dạy đọc hiểu văn bản chủ yếu thông qua hệ thống
câu hỏi để học sinh tái tạo lại nội dung chứa trong bài đọc, giải nghĩa ngôn từ và hiểu được nội dung bài đọc Đó là đọc hiểu theo hướng “giải mã ngôn từ văn bản
Tác phẩm thơ - đặc biệt là thơ trữ tình - hình tượng trong đó là hình tượng tâm tư
Ngoài thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc còn có cả những điều mà tác
giả muốn bộc lộ ra với người đọc Dé hoc sinh say mé doc tac pham, tai hién hinh tượng trong tác phẩm, tiếp nhận được những giá trị của tác phẩm cũng như có sự
tìm tòi phát hiện riêng về tác phẩm, giáo viên phải hướng dẫn để các em biết đọc
hiểu bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, tiếp cận theo đặc trưng loại thể, theo thi pháp học, theo quan điểm giao tiếp, theo lý thuyết ứng đáp Mỗi cách tiếp cận là
một con đường khám phá tác phẩm hiệu quả, các em sẽ chủ động đến với tác phẩm
bằng những rung động sâu xa, mãnh liệt của tâm hôn
1.6 Trên diễn đàn về phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản nghệ thuật, có
nhiều đê xuất giá trị, có thể vận dụng hiệu quả vào thực tiễn dạy học đọc hiểu tác
Trang 11phẩm thơ hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Để bổ sung thêm vào những
đề xuất này, chúng tôi nghiên cúu đề tài ““Dgy học đọc hiểu thơ hiện đại Việt Nam
trong chương trình Ngữ văn lớp 9 theo quan điểm giao tiếp ”
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Về phương pháp dạy dọc biểu ở trường trung học cơ sở
Từ sau năm 2000, chương trình Ngữ văn ở trường phô thông, xác định dạy Văn là dạy “đọc hiểu” văn bản, không phải phân tích tác phẩm như trước nên van
đề PPDH đọc hiểu được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
Viết nhiều về đọc hiểu văn bản văn chương ở trường phổ thông phải kế đến
GS Nguyén Thanh Hùng với các cuốn: Hiểu văn - Dạy văn (2000) NXB GD, Doc và tiếp nhận văn chương (2002) NXB GD, Doc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường (2008) NXB GD, Kỹ năng đọc hiếu văn (2011) NXB ĐHSP Trong cuốn “Kỹ năng đọc hiểu Văn”, GŠ chí ra, nội dung của đọc hiểu túc phẩm văn chương bao gồm: đọc hiểu tầng cẫu trúc ngôn từ, đọc hiểu giá trị, ÿ nghĩa tầng cấu trúc hình tượng nghệ thuật, đọc hiểu giá trị, ý nghĩa tầng cầu trúc tư tưởng và ý nghĩa vi nhân sinh của tác phẩm
Giáo sư Trần Đình Sử, Giáo sư Phan Trọng Luận là tong chu bién sach giao
khoa Ngữ văn THPT sau năm 2000 cũng có nhiều cuốn sách, bài báo viết về đọc hiểu GS Phan Trọng Luận viết: Văn chương - bạn doc sang tao (2011) NXB DHSP, Văn học nhà trường, những điểm nhìn (2011) NXB DHSP, Phương pháp luận giải mã văn bản văn học (2014) NXB ĐHSP GS Trần Đình Sử có nhiều bài viết in trong Tài liệu tập huẫn giáo viên THPT: Đọc biểu văn bản-Một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy Văn hiện nay (2003), Đổi mới phương pháp
dạy học môn Ngữ van (2008), Văn bản văn học và đọc hiểu văn bản (2011)
Bên cạnh đó, trong dạy học phần đọc - hiểu, các nhà biên soạn chương trình và
sách giáo khoa cũng đã chú trọng tới việc dạy học đọc- hiểu cho HS theo quan điểm
GT Điều đó được thê hiện qua hệ thống bài tập, câu hỏi tìm hiểu bài được xây dựng theo hướng thực hành GT Thực sự, việc dạy đoc- hiểu theo quan điểm GT đã tạo
điều kiện để thực hiện phương hướng sư phạm tích cực hóa hoạt động của người học
Trang 12SGK và SGV Ngữ văn vừa là công cụ dạy học, đồng thời cũng là những tài
liệu tham khảo khoa học rất hữu ích đối với chúng tôi Bộ SGK Ngữ văn chương trình chuẩn do tác giả Nguyễn Khắc Phi tông chủ biên đã định hướng cho giáo viên
và học sinh khám phá phân tích tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài,
bằng yêu cầu cần đạt và ghi nhớ ở đầu và cuối mỗi bài học Phần yêu cầu cần đạt giúp giáo viên xác định được trọng tâm kiến thức của bài học, giúp học sinh tự kiêm
tra việc dạy của giáo viên và việc tiếp thu kiến thức của mình Phần hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài giúp HS từng bước khám phá, tiếp cận văn bản và đồng thời
nó cũng hướng dẫn GV tô chức giờ học
Cùng với bộ SGK Ngữ văn, Bộ Giáo dục cũng cho xuất bản đồng thời bộ
SGV Ngữ văn tác giả Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên Trong bộ sách này, ở phần III - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học, các tác giả đã đưa ra những phương pháp để tiền hành một giờ dạy đọc - hiểu văn bản thơ
Ngoài ra còn có thé ké đến các sách tham khảo, hướng dẫn dạy học văn như:
Thiết kế bài giảng Ngữ văn; Bài tập rèn kĩ năng tích hợp Ngữ văn 9 do Vũ Nho chủ
biên; Để học tốt; Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn của Nguyễn Kim Phong Tuy nhiên tất cả những công trình này đều mới chỉ dừng lại ở việc khám phá, phân tích một tác phẩm cụ thê chứ chưa đưa ra được phương pháp chung nhất trong việc dạy đọc - hiểu thơ hiện đại
2.2 Về quan điểm giao tiếp trong day học đọc hiểu Ngữ văn ở trường trung học
Trang 13Luan van đủ ở file: Luận văn full