1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự thống nhất giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại trong thơ bằng việt

142 711 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 680,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ------------------------ BÙI NGUYỄN LAN ANH SỰ THỐNG NHẤT GIỮA PHONG CÁCH NHÂN PHONG CÁCH THỜI ĐẠI TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN HUY DŨNG Vinh - 2011 MỤC LỤC Mở đầu Trang 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………… .1 2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………… .2 3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu phạm vi tư liệu khảo sát.…………….5 4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… 6 5. Đóng góp của luận văn…………………………………………………….6 6. Cấu trúc luận văn…………………………………………………… 7 Chương 1: Từ lý thuyết về mối quan hệ giữa phong cách nhân phong cách thời đại nhìn về thơ Bằng Việt……………………………… 8 1.1. Phong cách nhân phong cách thời đại như là những cấp độ khác nhau của phong cách nghệ thuật…………………………………………… .8 1.1.1. Khái niệm chung về phong cách……………………………………….8 1.1.2. Các cấp độ của phong cách………………………………………… .10 1.1.3. Cơ sở tồn tại của phong cách nhân phong cách thời đại……… 14 1.2. Mối quan hệ giữa phong cách nhân phong cách thời đại…………16 1.2.1. Sự chi phối của phong cách thời đại đến phong cách nhân……… 16 1.2.2. Sự đóng góp của phong cách nhân vào phong cách thời đại………17 1.2.3. Sự thống nhất đầy nghịch lý của phong cách…………………………20 1.3. Thơ Bằng Việt - một biểu hiện sinh động của mối quan hệ giữa phong cách nhân phong cách thời đại ……………………………………… 23 1.3.1. Quan niệm của Bằng Việt về thơ…………………………………… 23 1.3.2. Hành trình thơ Bằng Việt…………………………………………… 27 1.3.3. Đánh giá chung về sự song hành của thơ Bằng Việt với nền thơ đương đại……………………………………………………………………………39 2 Chương 2: Sự thống nhất biện chứng giữa phong cách nhân phong cách thời đại trong thơ Bằng Việt trên vấn đề cái nhìn về con người, thế giới………………………………………………………………………… .41 2.1. Áp lực của phong cách thời đại lên cái nhìn của Bằng Việt về con người, thế giới……………………………………………………………………….41 2.1.1. Phong cách thời đại của nền thơ cách mạng Việt Nam sau 1945…… 41 2.1.2. Cái nhìn tin yêu con người mang tính chất thời đại trong thơ Bằng Việt……………………………………………………………………… 45 2.1.3. Cái nhìn lạc quan mang tính chất thời đại trong thơ Bằng Việt về viễn cảnh tốt đẹp của cuộc sống………………………………………………… 55 2.2. Đóng góp riêng của Bằng Việt trong cái nhìn về con người, thế giới… 59 2.2.1. Yếu tố “đời tư” trong cái nhìn về con người, về thế giới trong thơ Bằng Việt………………………………………………………………………… 59 2.2.2. Điểm tựa văn hoá của cái nhìn về con người, về thế giới trong thơ Bằng Việt………………………………………………………………………… 66 2.2.3. Phát hiện riêng của Bằng Việt về sự giao thoa giữa các phạm trù truyền thống hiện đại, dân tộc quốc tế……………………………………… 71 2.3. Sự thống nhất giữa hai phạm trù phong cách trong thơ Bằng Việt ở những chặng đường sáng tác khác nhau…………………………………………….75 2.3.1. Ở chặng đường thơ thời chống Mỹ………………………………… .76 2.3.2. Ở chặng đường thơ thời hậu chiến……………………………………79 2.3.3. Ở chặng đường thơ đầu thiên niên kỷ mới……………………………82 Chương 3: Sự thống nhất biện chứng giữa phong cách nhân phong cách thời đại trong thơ Bằng Việt trên vấn đề hình thức nghệ thuật… 87 3.1. Thể thơ………………………………………………………………….87 3.1.1. Bức tranh thể loại trong thơ Việt Nam từ sau 1954 ………………….87 3 3.1.2. Sự lựa chọn thể thơ trong thơ Bằng Việt qua một vài đối sánh………88 3.1.3. Việc tự do hoá hình thức thơ trong thơ Bằng Việt nhìn từ sự gặp gỡ giữa các nhu cầu riêng, chung ………………………………………………95 3.2. Hình ảnh thơ…………………………………………………………….98 3.2.1. Dấu ấn của phong cách thời đại ở các hình ảnh thơ mang đậm tính cổ vũ, tuyên truyền…………………………………………………………… .98 3.2.2. Những hình ảnh dung dị, đời thường mang phong cách riêng trong thơ Bằng Việt………………………………………………………………… .102 3.2.3. Tìm tòi của Bằng Việt ở những “hình ảnh ý niệm”………………….104 3.3. Ngôn ngữ thơ………………………………………………………… 111 3.3.1. Giản dị, sáng sủa, giàu cảm xúc - một đòi hỏi của phong cách ngôn ngữ mang tính thời đại trong thơ trữ tình cách mạng Việt Nam……………… 112 3.3.2. Sự hài hoà giữa tính giản dị, chân mộc tính trí thức, nghiêm nghị trong ngôn ngữ thơ Bằng Việt…………………………………………… .114 3.3.3. Việc hướng tới một vẻ đẹp triết luận trong ngôn ngữ thơ Bằng Việt 120 3.4. Giọng điệu thơ…………………………………………………………123 3.4.1. Giọng điệu chủ đạo trong thơ trữ tình cách mạng Việt Nam……… 124 3.4.2. Trữ tình đắm đuối - một hệ quả tương tác giữa giọng điệu chung giọng điệu riêng trong thơ Bằng Việt thời kỳ đầu…………………………126 3.4.3. Giọng “khô khan” như một hướng tìm tòi trong thơ Bằng Việt thời gian gần đây…………………………………………………………………… 128 Kết luận……………………………………………………………………132 Tài liệu tham khảo……………………………………………………… 134 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Với giọng thơ trữ tình triết lí rất đỗi tài hoa, Bằng Việt sớm thành danh trong thơ chống Mĩ. Cùng với những tên tuổi như Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật, Hoàng Nhuận Cầm, Thanh Thảo,… Bằng Việt góp một tiếng nói riêng trong dàn hợp xướng của thế hệ mình. Nhìn vào tiến trình thơ Bằng Việt, độc giả thấy ông không “ngủ quên” trên đài vinh quang mà luôn nỗ lực làm mới thơ, làm cho “có không khí hơn” cái “tạng” của chính mình, làm một cuộc tăng tốc để không là người của thế kỉ trước. Thơ Bằng Việt luôn song hành cùng thơ đương đại. Việc nghiên cứu toàn diện thơ ông không chỉ giúp ta hiểu được nỗ lực của nhà thơ trên con đường đến với cái mới để là người “không bị đúp lại ở thế kỉ 20”, mà còn hiểu thêm về hành trình sáng tạo đầy nhọc nhằn của văn học, nghệ thuật. 1.2. Bằng Việt là nhà thơ có nhiều thành tựu. Tác phẩm của ông đã được nghiên cứu, nhưng còn nhiều vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Tìm hiểu vấn đề mối quan hệ giữa phong cách nhân phong cách thời đại trong thơ Bằng Việt, ta có điều kiện hiểu sâu thêm những nét đặc trưng có tính loại hình của thơ hiện đại nói chung những loại hình thơ cấu thành thơ hiện đại, đặc biệt hiểu sâu thêm sự ràng buộc có khi tích cực, có khi tiêu cực của phong cách thời đại đối với tính sáng tạo của mỗi nhà thơ. Với một đề tài thuộc chuyên ngành Lý luận văn học, luận văn muốn đặt ra tham gia giải quyết những vấn đề có tính lý luận về phong cách nghệ thuật. 1.3. Trong nhà trường, có một số tác phẩm của Bằng Việt đã từ lâu trở nên quen thuộc với học sinh. Đó là bài Mẹ trong chương trình tiếng Việt cấp I (rút từ tập Những gương mặt, những khoảng trời, Nhà xuất bản Văn học, 1973), bài Bếp lửa trong chương trình Ngữ văn cấp II (rút từ tập Hương cây - 5 Bếp lửa, Nhà xuất bản Văn học, 1968). Kết quả nghiên cứu của luận văn, như vậy sẽ có ý nghĩa nhất định trong việc nâng cao chất lượng dạy học thơ Bằng Việt trong trường phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa phong cách (nghệ thuật) nhân phong cách (nghệ thuật) thời đại 2.1.1. Phong cách theo cách hiểu truyền thống là biểu hiện đặc trưng cho tính độc đáo của sáng tạo nghệ thuật. Theo cách hiểu hiện đại nó là cấu trúc của hình thức. Việc nghiên cứu phong cách có ý nghĩa xác lập một cách hiểu văn học mang tính chỉnh thể, phát hiện bản chất tư tưởng thẩm mĩ của văn học, chỉ ra chiều sâu sự thống nhất của hai mặt nội dung nghệ thuật. Phong cách văn học ngoài biểu hiện bản sắc nhân nhà văn, còn thể hiện bản sắc của thời đại, địa phương, dân tộc, trường phái,… Phong cách văn học vì thế có nhiều cấp độ: phong cách tác phẩm, phong cách nhà văn, phong cách thời đại, phong cách trào lưu, trường phái, phong cách thể loại,… Vậy vấn đề phong cách mà cụ thể là vấn đề phong cách nhân phong cách thời đại đã được giới nghiên cứu tìm hiểu như thế nảo? Vấn đề phong cách của một tác giả vẫn được nghiên cứu nhiều hơn cả. Tại Việt Nam, tuy có muộn hơn so với thế giới, song vấn đề phong cách một tác giả đã được nghiên cứu một cách khá thấu đáo. Khái niệm này đã được làm rõ trong nhiều loại sách công cụ như: Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên [22]; Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên [18]; 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn [3]; Lý luận văn học (tái bản lần thứ nhất), Phương Lựu (chủ biên) [32]; Lý luận văn học, vấn đề suy nghĩ (Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương biên soạn) [21]; Tập bài giảng nghiên cứu văn học (Hoàng Ngọc 6 Hiến biên soạn) [22]… Nhiều công trình khoa học nghiên cứu tập trung về phong cách cũng đã trình bày về khái niệm này: Dẫn luận thi pháp học (Trần Đình Sử) [50], Dẫn luận phong cách học (Nguyễn Thái Hòa) [25]; Thơ mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (Hà Minh Đức) [15], Nhà văn tư tưởng phong cách (Nguyễn Đăng Mạnh) [33], Văn học Việt Nam trong thời đại mới (Nguyễn Văn Long) [31], Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến (Biện Minh Điền) [13], Mắt thơ I (Đỗ Lai Thúy) [55], Những thế giới nghệ thuật thơ (Trần Đình Sử) [49]… Vấn đề phong cách thời đại là vấn đề gây khá nhiều tranh cãi, ít có sự thống nhất ý kiến. Ở Việt Nam, vấn đề phong cách thời đại cũng có được đề cập, tuy không nhiều, trong sách công cụ: Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) [18], 150 thuật ngữ văn học (Lại Nguyên Ân biên soạn) [3]; trong các công trình nghiên cứu: Mấy vấn đề nghiên cứu văn học (GS. Nguyễn Lương Ngọc), Những nguyên lý về lý luận văn học (GS. Lê Đình Kỵ), Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam (1945 - 1970) (GS. Phong Lê), Thi pháp thơ Tố Hữu [48], Những thế giới nghệ thuật thơ (Trần Đình Sử) [49],… Thuật ngữ phong cách thời đại gần như mới chỉ được tìm hiểu một cách công phu trong Phong cách thời đại - nhìn từ một thể loại văn học (Nguyễn Khắc Sính) [45]. 2.1.2. Sự thẩm thấu, liên hệ giữa phong cách nhân với phong cách dân tộc, phong cách thể loại, đặc biệt là với phong cách thời đại chưa được quan tâm đúng mức. Mối quan hệ hết sức ý nghĩa này mới chỉ được nhắc đến một cách sơ sài: “(…) phong cách không phải là cái gì bất biến, nó từng thay đổi với các thời đại” (Mấy vấn đề nghiên cứu văn học, GS. Nguyễn Lương Ngọc); “có một cái gì đó về giọng điệu chung chứng tỏ chúng đều là sản phẩm của một giai đoạn văn học do quan niệm, do cảm nhận của một thế hệ nhà văn 7 trước hiện thực ấy, đó là những ý nghĩ của rất nhiều người trong một thời đại nhất định” (Bước đầu đến với văn học, Vương Trí Nhàn)… Hiện nay, theo chúng tôi được biết, chưa có công trình nghiên cứu nào thực sự làm rõ mối quan hệ này. 2.2. Nghiên cứu về phong cách thơ Bằng Việt 2.2.1. Khảo sát các bài viết về tác giả Bằng Việt, chúng tôi thấy rằng: ngoài những bài phê bình về một bài thơ, một tập thơ cụ thể, hay những bài viết đánh giá về vị trí của Bằng Việt trong thơ chống Mĩ thơ đương đại, thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều đi vào tìm hiểu chất thơ, giọng thơ, cảm xúc thơ,… - các yếu tố làm nên phong cách thơ Bằng Việt. Có thể kể tên các công trình sau: Nghĩ về sức sáng tạo của một nền thơ (Hà Minh Đức) [17], Hồn thơ thế kỉ - Bình luận thơ (Anh Ngọc) [38], Thơ với tuổi thơ - Bằng Việt (Nguyễn Hoàng Sơn) [46], Thơ - tìm hiểu thưởng thức (Nguyễn Xuân Nam) [36], Dọc cánh đồng thơ (Trịnh Thanh Sơn) [47], Đọc thơ Bằng Việt (Nguyễn Văn Hạnh) [19], Hương cây - Bếp lửa - Đất nước đời ta (Lê Đình Kỵ) [27], … 2.2.2. Đặc biệt, đã có khá nhiều luận văn cao học trực tiếp đi vào nghiên cứu phong cách thơ Bằng Việt, trong đó phải kể đến Phong cách nghệ thuật thơ Bằng Việt của Nguyễn Bạch Linh [30], Phong cách nghệ thuật thơ Bằng Việt của Hoàng Thị Nga [37]. Một số luận văn khác khi tìm hiểu thơ Bằng Việt cũng đã từng bước làm rõ đặc trưng phong cách thơ ông: Thế giới nghệ thuật thơ Bằng Việt của Đỗ Thuận An [1], Đặc sắc thơ Bằng Việt của Nguyễn Thu Cúc [6]. Những đánh giá về phong cách thơ Bằng Việt của các học giả, luận văn sẽ đi vào trình bày chi tiết ở các chương cụ thể. 2.2.3. Hàng trăm bài viết công trình nghiên cứu về thơ Bằng Việt từ các khía cạnh, góc nhìn khác nhau đều gặp nhau ở một điểm khi cho rằng Bằng Việt là một người sớm định hình một giọng điệu riêng luôn nỗ lực 8 trong việc làm mới thơ. Tuy nhiên, còn hiếm công trình tìm hiểu thơ Bằng Việt theo tiến trình vận động. Luận văn của chúng tôi là công trình đầu tiên bàn về sự thống nhất giữa phong cách nhân phong cách thời đại trong thơ Bằng Việt, nhìn thơ Bằng Việt như một quá trình vận động không ngừng, song hành với quá trình vận động chung của thơ Việt Nam đương đại. 3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu phạm vi tư liệu khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự thống nhất giữa phong cách nhân phong cách thời đại trong thơ Bằng Việt. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Trình bày một số vấn đề lý thuyết về mối quan hệ giữa phong cách nhân phong cách thời đại trong sáng tạo văn học. 3.2.2. Phân tích sự thống nhất biện chứng giữa phong cách nhân phong cách thời đại trong thơ Bằng Việt trên vấn đề cái nhìn về con người, thế giới. 3.2.3. Khảo sát, đánh giá sự thống nhất biện chứng giữa phong cách nhân phong cách thời đại trong thơ Bằng Việt trên vấn đề hình thức nghệ thuật 3.3. Phạm vi tư liệu khảo sát Để nghiên cứu sự thống nhất giữa phong cách nhân phong cách thời đại trong thơ Bằng Việt, chúng tôi khảo sát toàn bộ mười ba tập thơ của ông: 1. Hương cây - Bếp lửa 2. Những gương mặt, những khoàng trời 3. Đất sau mưa 4. Khoảng cách giữa lời 9 5. Cát sáng 6. Bếp lửa- Khoảng trời 7. Phía nửa mặt trăng chìm 8. Ném câu thơ vào gió 9. Thơ Bằng Việt (tuyển) 10. Ném câu thơ vào gió 11. Thơ Bằng Việt (1961-2001) 12. Nheo mắt nhìn thế giới 13. Bằng Việt - Tác phẩm chọn lọc Tuy nhiên, những thống kê chủ yếu được thực hiện dựa vào tập thơ tuyển mới nhất của tác giả: Bằng Việt - Tác phẩm chọn lọc. Khi cần thiết, chúng tôi có tiến hành so sánh, đối chiếu với các văn bản đã được công bố từ trước trong mười một tập thơ (kể từ tập đầu tiên Hương cây - Bếp lửa cho đến tập thơ mới Nheo mắt nhìn thế giới). Bên cạnh việc khảo sát thơ Bằng Việt, chúng tôi cũng khảo sát thơ của những nhà thơ nổi tiếng đã làm nên khuôn mặt thơ Việt Nam sau 1945 (thông qua các tập thơ chính hoặc các tuyển tập thơ lớn). 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp loại hình,… Ngoài ra, nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học quen thuộc, thông dụng khác cũng được sử dụng. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn đi vào tìm hiểu sự thống nhất giữa phong cách nhân phong cách thời đại trong thơ Bằng Việt để thấy được nỗ lực song hành cùng 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Lại Nguyên Ân (biên soạn, 1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội
4. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
5. Nguyễn Việt Chiến (2007), Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân (1975 - 2005), Nxb Hội nhà văn - Công ty Văn hóa trí tuệ Việt, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân (1975 -2005)
Tác giả: Nguyễn Việt Chiến
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn - Công ty Văn hóa trí tuệ Việt
Năm: 2007
6. Nguyễn Thu Cúc (2003), Đặc sắc thơ Bằng Việt, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc sắc thơ Bằng Việt
Tác giả: Nguyễn Thu Cúc
Năm: 2003
7. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NxbKhoa học Xã hội
Năm: 2006
8. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: NxbKhoa học Xã hội
Năm: 2004
9. Phan Huy Dũng, Lê Huy Bắc (2008), Thơ mới trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ mới trong trường phổ thông
Tác giả: Phan Huy Dũng, Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
10. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường, một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học trong nhà trường, một gócnhìn, một cách đọc
Tác giả: Phan Huy Dũng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
11. Hữu Đạt (1998), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
12. Biện Minh Điền (2003), “Giọng điệu trữ tình thơ Nguyễn Khuyến”, Tạp chí Văn học, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trữ tình thơ Nguyễn Khuyến”,"Tạp chí Văn học
Tác giả: Biện Minh Điền
Năm: 2003
13. Biện Minh Điền (2008), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến
Tác giả: Biện Minh Điền
Nhà XB: NxbĐại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
14. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
15. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1974
16. Hà Minh Đức (1977), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Vănhọc
Năm: 1977
17. Hà Minh Đức (1979), “Nghĩ về sức sáng tạo của một nền thơ”, Tạp chí Văn học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩ về sức sáng tạo của một nền thơ”, "Tạp chíVăn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 1979
18. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từđiển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
19. Nguyễn Văn Hạnh (1975), “Đọc thơ Bằng Việt”, Tác phẩm mới, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc thơ Bằng Việt”, "Tác phẩm mới
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh
Năm: 1975
20. Nguyễn Văn Hạnh (1979), Suy nghĩ về văn học, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1979
21. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (biên soạn, 1998), Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận vănhọc, vấn đề và suy nghĩ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
22. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên, 1984), Từ điển văn học tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Nhà XB: Nxb Khoa họcXã hội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w