6. Cấu trúc luận văn
2.3. Sự thống nhất giữa hai phạm trù phong cách trong thơ Bằng Việt ở những
Việt ở những chặng đường sáng tác khác nhau
“Nhà văn là thư kí trung thành của thời đại” – điều đó đúng với Bằng Việt. Nhìn vào tiến trình thơ Bằng Việt được trình bày trên đây, chúng ta có thể thấy rằng, qua các chặng đường sáng tác khác nhau, thơ Bằng Việt vẫn luôn có sự thống nhất cao độ giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại. Dù trong hoàn cảnh nào, thơ ông cũng bắt kịp thời đại, ghi lại được những biến cố lớn lao của lịch sử, những đổi thay của đời sống. Nhìn vào tiến trình thơ ông, người đọc có thể nhìn thấy tiến trình lịch sử xã hội cũng như lịch sử tâm hồn của một dân tộc.
2.3.1. Ở chặng đường thơ thời chống Mĩ
Bước vào công cuộc đánh Mĩ, thơ không mất đi một thời gian “thanh toán” cái cũ, tìm hiểu cái mới, nhìn ra đời, soát lại mình như lúc mới vào đánh Pháp. Thế hệ các nhà thơ lúc ấy đã không để trong lịch sử văn học những quãng trống, những trang giấy trắng mà người sau phải bù đắp lại khó nhọc. Cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc đã đẻ ra một nền thơ chống Mĩ sung sức, hào hùng. Cái cháy bỏng của hiện thực đã làm cho thơ thời kỳ này có sức nóng lan tỏa.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, dân tộc ta lại tiếp tục gồng mình trong cuộc chiến tranh chống xâm lược Mĩ. Dư âm của chiến thắng chống Pháp cùng với tinh thần lạc quan, yêu tự do, chuộng hòa bình, khiến cho chúng ta bước vào cuộc chiến này với một thái độ hăm hở, một tinh thần xả thân. Giọng điệu chủ đạo trong thơ thời kỳ này vẫn là giọng điệu hào hùng, ngợi ca Đảng, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Mĩ, ngợi ca những chiến công diệt Mĩ:
Cho tôi sinh ra buổi Đảng dựng xây đời Mắt thấy được dòng sông ra gặp bể
Ta với mẻ thép gang đầu là lứa trẻ sinh đôi, Nguyễn Văn Trỗi ra đi, còn dạy chúng ta cười… Cho tôi sinh giữa những ngày diệt Mỹ
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy
Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi.
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? – Chế Lan Viên) Trong những ngày tháng đó, chiến đấu là lí tưởng sống đẹp nhất, làm “người lính đi đầu” là niềm vui lớn nhất:
- Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối, tim ta là ngọn lửa!
(Chào xuân 1967 – Tố Hữu) Và ra trận là con đường đẹp nhất:
Anh vẫn hành quân
Như chín năm kháng chiến Năm nay tròn thêm chín Anh vẫn hành quân
Em ơi Mỹ điên cuồng Có thêm nhiều chất độc Súng tay anh càng chắc Anh vẫn hành quân…
Bắt nhịp cùng thơ thời đại, thơ Bằng Việt ghi lại cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc với giọng điệu ngợi ca quen thuộc của thơ chống Mỹ:
Dù nhiều điều tôi nhớ tôi quên Nhưng Hà Nội trong tôi là vĩnh viễn Dù mười năm, hai mươi năm kháng chiến Hà Nội vẫn rèn sắt thép lòng tin
Dù quân thù bắn phá cuồng điên Tim ta đỏ vẫn nguyên lành Hà Nội … Ôi trái tim nóng hổi
Tôi về đây là thêm sức đi xa… (Trở lại trái tim mình)
Thơ chống Mỹ của Bằng Việt là trang viết ghi nhanh về cảnh chiến trường sôi động, nóng bỏng:
Những ngày thẳng căng đánh địch Không phút nào đầu óc nghỉ ngơi Suốt buổi lũ O.V.10
Rền rĩ tiếng kêu ruồi nhặng Dò dẫm thả hỏa mù
Cho bầy F. bầy B. nhắm đó trút bom Rồi pháo hạm câu từng dàn tăng tốc Tai ù đặc, liên hồi ùng ục
Vách hầm rung đất lở đêm ngày. (Ghi từ một vùng đất lửa)
Là trang viết về những cuộc hành quân của các pháo thủ, lái xe, công binh, dân quân,… trong một tâm trạng hứng khởi, phấn chấn; về khúc vui, niềm hạnh phúc giản dị của người lính kinh qua mất mát, đau thương:
Rạo rực một điều thôi:
Ta yêu lắm khi ta càng đánh giặc Càng thấm tột cùng hạnh phúc Khi qua tột cùng gian truân!
(Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc)
Về niềm hạnh phúc đơn giản, bình dị được tìm thấy khi nhận ra tình yêu mình hòa trong tình yêu đất nước:
Sông Hồng nước lên. Em đưa anh qua Tháng Tám cầu nhô hai nhịp gẫy Sông Hồng nước lui khi anh trở lại Ta nắm tay nhau trên nhịp đã liền Hai bên bờ Long Biên
Nghìn lá sắc trổ cờ trên ngọn mía, Hạnh phúc lớn, tự hào, đơn giản thế, Ngày xưa anh chưa nghĩ ra!...
(Tình yêu và báo động)
Không được viết từ “sự sống đủ, sống kĩ” với chiến tranh như nhà thơ cùng thời với ông - Phạm Tiến Duật, mặc dù được viết bởi một trí thức trẻ nhiều mộng mơ, sách vở, nhưng thơ Bằng Việt vẫn ghi lại được nguyên vẹn chứng tích một thời.
2.3.2. Ở chặng đường thơ thời hậu chiến
Khi chiến tranh đã lùi về sau lưng, thì những vết thương không liền da trở thành vấn đề nhức nhối. Thơ lúc này không chỉ một giọng điệu hát ca như thơ thời chiến. Thêm vào đó, thơ đào sâu những vỉa ngầm – mặt trái của chiến tranh. Thơ ghi lại những mất mát, đau thương của đất, của người sau cuộc chiến. Thơ phản ánh hiện thực bi thương của con người khi lấp bao nhiêu
“vòng đen” khói bom lên trời, bấy nhiêu lần trên đầu đội bao nhiêu “vòng trắng”:
Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết Bà tôi bán trứng ở ga Lèn
Tôi đi lính lâu không về quê ngoại Dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bổi Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
(Đò Lèn - Nguyễn Duy)
Bên cạnh đó, thơ hậu chiến cũng ghi lại những niềm vui, những băn khoăn âu lo của con người trước cuộc sống mới. Đó là niềm vui của những con người sống qua những năm tháng ngặt nghèo chiến tranh, bom đạn, đói khổ, mất mát, bây giờ được bình yên lao động:
Ta sống thật đây, gian khổ đêm ngày Mà cứ tưởng bay trong mơ ước Bữa cơm khoai, ít cá nhiều rau
Mà ngăn sông làm điện, khoan biển làm dầu Chân dép lốp
Mà lên tàu vũ trụ
(Một nhành xuân - Tố Hữu)
Đó là những âu lo trước cuộc sống bộn bề khó khăn, cực nhọc:
Con chào đời
Mà hai mươi bốn khuôn dấu vuông tròn chứng nhận con trên đủ loại giấy tờ, tem phiếu
Tóc cha sợi đen, sợi bạc
Chợt nhớ lời ru “mùa thu” gió hát Cha ngồi trầm ngâm thâu đêm…
(Ngôi nhà có ngọn lửa ấm - Nguyễn Khoa Điềm)
Bắt kịp những đổi thay của cuộc sống, của con người sau chiến tranh, thơ hậu chiến của Bằng Việt theo sát thơ thời đại, ghi lại được những nhức nhối của cuộc sống hậu chiến, những nỗi đau từ vết thương hở của cuộc chiến đã đi qua. Đó là dấu tích còn lại nơi “Trần cũ còn vết bom, nứt nẻ từng khoang vôi loang lổ - Hai miếng gỗ kê chéo nhau, lấp chỗ hở trên sàn…”. Và còn là dấu tích trong tâm hồn những con người kinh qua cuộc chiến:
Già lắm rồi! Ông cụ tóc phau phau Hì hụi băng qua tranh lác một màu, Bàn chân đứng xoa xoa nền đất cũ
Mười năm rồi! Vườn tược, cửa nhà đâu?
Da đỏ như gạch cua, cụ bậm môi nín lặng: Đây chính thực làng ư? Đâu dấu mộ ông bà? Lượm bát nhang vỡ đôi, ngó bờ kinh san phẳng, Căm giặc dẫu chạy rồi, tội ác chửa hề qua!
(Dọn về làng cũ)
Cuộc sống đất nước thời kỳ hậu chiến hiện ra nhiều khi xót xa, cay đắng. Con người kinh qua chiến tranh, trở về với đời thường trước những khoảng trống mất mát, trước cuộc sống mưu sinh hiện tại tất yếu có cảm giác hẫng hụt. Đứng ở tư thế ấy để nhìn nhận và chiêm nghiệm, nhà trí thức nhiều
mộng mơ, sách vở ấy đã bám sát hiện thực, ghi lại cuộc sống bằng những nét vẽ chân thật, khiến cho tiếng thơ đầy xúc cảm.
Thơ hậu chiến của Bằng Việt cũng như thơ hậu chiến đương đại, có nhiều sáng tác ghi lại những niềm vui bình dị của con người với cảm hứng lãng mạn. Nhà thơ đã cùng đứng vào dàn đồng ca, ca ngợi cuộc sống mới:
Tôi đi trong ráng chiều
Hoàng hôn đỏ trên lò nung sắp dựng
Nhà máy sứ xòe cao như trang thơ trải rộng, Những dòng thơ dần hiển hiện quanh em … Những chùm đèn lồng rạo rực sáng vào đêm
Như khát vọng trong em thắp thành hoa phát sáng! Em sôi động, giữa niềm tin thanh thản:
Nhìn mọi thứ dựng xây, đã đủ thấy yêu đời! (Thị xã và con người)
Bên cạnh đó, thơ Bằng Việt có những bài đi sâu vào tâm trạng riêng tư với những sinh hoạt đời thường nhiều vất vả, nhọc nhằn, cả những chua chát bi kịch sau một thời lãng mạn:
Con trẻ quá đông vui, hang xóm hóa phiền lòng Cả nước lo âu vì khẩu phần hẹp lại!
Bao đôi lứa không nhà cứ xếp hàng thêm mãi Bay tới đỉnh tình yêu, rồi biết đậu vào đâu?
(Sự nhạy cảm không có chỗ)
Theo sát cuộc sống, bắt nhịp được sự đổi mới thơ trong thời đại mới, thơ hậu chiến của Bằng Việt thực sự đã phản ánh được muôn mặt đời thường cuộc sống sau chiến tranh với những buồn - vui, tin tưởng - âu lo, hy vọng - thất vọng,… Nhìn vào thơ ông, hiện thực một thời được tái hiện đầy đủ, sâu sắc.
2.3.3. Ở chặng đường thơ đầu thiên niên kỷ mới
Khác với thơ kháng chiến hay thơ hậu chiến, thơ đầu thiên niên kỷ mới không tồn tại như những phạm trù khái quát, những biểu tượng cao vời mà hiện hình trong những đường nét cụ thể. Con người xuất hiện không phải trong sự hòa nhập với cái Ta, giữa cái Ta, mà xuất hiện với tư cách một cái Tôi không giấu diếm, tìm mọi cách khẳng định mình, thể hiện mình. Đó có khi là cái Tôi trải nghiệm, đau khổ, xót xa Anh là tháp Bayon bốn mặt - Dấu đi ba còn lại đấy là anh - Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc - Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình (Chế Lan Viên). Có khi là cái Tôi tội nghiệp, nhận ra sự nhỏ bé, cô đơn của mình:
Ta lang thang khắp phố phường
Người đông lòng vẫn lạnh lùng phố ơi
(Thiếu khoảng trời xanh - Nguyễn Thị Thu Hồng) Cũng có khi là cái Tôi tự tin, hy vọng nhưng hết sức đáng thương:
Bởi tôi tin bản thân nỗi khổ đau Có bước đi riêng trong bóng tối Lý do để tôi chờ đợi
Là sự kiếm tìm
Một thứ ánh sáng riêng.
(Hy vọng - Đỗ Trọng Khơi)
Thơ Bằng Việt chặng đường đầu thiên niên kỷ mới cũng đã ghi lại được những khắc khoải của một cái Tôi đi qua tuổi lục tuần, thấu triệt mọi nhẽ ở đời luôn dằn vặt, trăn trở, chiêm nghiệm trước cuộc sống. Đó là những trăn trở suy tư trước bước đi của thời gian, nhận thấy năm tháng qua đi không trở lại:
Bao nhiêu cơn mưa kì lạ trong đời Nay còn lại những cơn mưa hữu ích Bao năm tháng đã qua nhiều thử thách
Đôi mắt nhìn càng muốn hồn nhiên (Từ giã tuổi thơ)
Trong dòng suy tư đó có sự tiếc nuối xa xôi sao thời thơ ấu sau lưng, có cả niềm day dứt Ta đã mất gì suốt tuổi nhỏ trong nhau? của một con người có trách nhiệm trước cuộc đời.
Khi có độ dài thời gian đủ để nghĩ suy, để chiêm nghiệm thì những vần thơ Bằng Việt dường như trĩu nặng hơn. Trước sự trôi chảy của thời gian, Bằng Việt thấp thoáng lo âu, suy tư về sự đổi thay của cuộc đời, của con người và của chính bản thân mình Những kỉ niệm hình như còn tất cả - Nhưng ánh mắt ta nhìn chẳng giống trước nữa đâu. Trong những suy tư đó, kỉ niệm hay những miền kí ức xa xôi dường như là sự níu giữ niềm tin khi con người thấy hoang mang, thấy cô đơn, lẻ loi. Bởi thế, kỉ niệm, những miền kí ức đó trở thành một điểm tựa cho tâm hồn nhà thơ:
Còn có ai chờ ai
Giữa mùa giông gió ấy Kỉ niệm nào thức dậy Trong bếp sắp tàn tro
(Muộn)
Từ điểm tựa đó, cái Tôi suy niệm về tình yêu:
Có lẽ ngày xưa, chúng mình quá tự kiêu
Xem thường quy luật của thiên nhiên vĩnh cửu Còn bây giờ chúng mình quá đắn đo và nhát sợ Không dám nhìn xa hơn chính bản thân mình!
(Bài học từ cây)
Về hạnh phúc:
Từng đau đớn vì lòng người phản trắc Từng xót xa vì lắm nỗi tỵ hiềm…
Ta lại vẫn còn nhau, không mất mát Lòng yêu đời, có thật dễ đâu em!
(Cứ như không)
Cái Tôi nhà thơ không bao giờ chỉ là cá nhân đơn lẻ, cách biệt, mà bao giờ cũng nằm trong cấu trúc cuộc sống, hòa đồng để trầm tư chiêm nghiệm. Bằng cách đó, thơ gắn với cuộc đời. Đối diện với đời thường, thơ miêu tả xoáy sâu vào những nỗi đau hiện hữu của xã hội. Trong những năm đầu thiên niên kỉ mới, đất nước chuyển mình, bước vào công cuộc hội nhập một cách mạnh mẽ. Nền kinh tế thị trường, sự hiện đại hóa kéo theo bao hệ lụy của nó… khiến cho cái Tôi nhạy cảm của các nhà thơ dường như luôn băn khoăn, day dứt không yên. Trước những biến thiên của cuộc sống, nhà thơ – những con người nhạy cảm trước cái mới đã nhìn thấu hiện thực xã hội với những xô bồ, phức tạp, kẻ giàu, người nghèo. Đó là hiện thực đắng đót của những số phận nghiệt ngã:
Sống bụi bao người như rác bụi Sớm nhặt ve chai, tối hát rong Kiếp người mà vậy như bèo bọt Lúc dạt sân chùa, lúc bến sông…
(Không nhà - Nguyễn Thái Sơn)
Lúc bấy giờ, cái nhìn hiện thực của các nhà thơ phần nhiều chứa đựng sự âu lo trước tình trạng xuống cấp về nhân cách cũng như những giá trị tinh thần của con người:
Thời mở cửa, của các nhà khép kín với nhau hơn Ít chạy sang xin lửa nhà hàng xóm
Chỉ có các cửa hàng là mở rộng. (Thời mở cửa - Bùi Việt Phong)
Vì đồng tiền, vì cuộc sống mưu sinh, con người trở nên ích kỉ, hẹp hòi, quên đi những nét đẹp đời sống tinh thần. Đất nước thời mở cửa đã đem đến nhiều biến đổi, chuyển biến rõ rệt trong đời sống. Bên cạnh những mặt tích cực, là những nhức nhối do hệ lụy của cuộc sống mới đưa lại. Đó là hiện tượng thoái hóa đang diễn ra hàng ngày, ảnh hường không nhỏ đến đời sống văn hóa của dân tộc. Là nhà thơ có trách nhiệm trước cuộc đời, thơ Bằng Việt không nằm ngoài việc phản ánh hiện thực của cuộc sống mà những giá trị đều bị biến đổi:
Nguồn sắp kiệt nước trong, núi lở loét đào vàng Không còn tiếng chim rừng nguyên sinh thăm thẳm Vỏ đồ hộp, lon Coca bập bềnh lòng suối,
Chùa rởm, khói hương cũng mù mịt bốn bề… (Du lịch sinh thái)
Nhà thơ đau đáu nuối tiếc những giá trị cũ bị phủ lấp:
Thế kỷ XX đang bước xa dần
Còn day dứt phần đời cam go, nghèo khó, Trời ơi! Những câu thơ từng say mê thế Chả lẽ cũng là đồ vật cũ mà thôi?!?
(Đồ vật cũ)
Và càng xa xót trước những giá trị văn hóa bị lai căng, xuống cấp:
Ừ thì… vẫn đầy mỹ phẩm, hương thơm, Chỉ ít ai thèm hương cau, hương bưởi! Ừ thì… vẫn sông sâu, bến đợi,
Chỉ ít ai còn nhớ tiếng gọi đò… (Ừ thì)
Từ cái nhìn của một trí thức đầy trách nhiệm, hiện thực Đất nước thời kì đổi mới được phản ánh đầy đủ trong thơ ông. Hiện thực đó cho thấy ông
luôn băn khoăn, trăn trở trước thay đổi của đời sống, và khao khát níu giữ những giá trị văn hóa tự ngàn xưa của dân tộc.
Qua những chặng đường thơ của Bằng Việt, chúng ta có thể thấy rằng, ông luôn nỗ lực bắt kịp dòng chảy của thơ thời đại, phản ánh được những bước đi thăng – trầm của cuộc sống mỗi giai đoạn trong thơ. Cùng với những nhà thơ khác, Bằng Việt đã góp phần làm rõ gương mặt đất nước trên mỗi chặng đường.
Chương 3
SỰ THỐNG NHẤT BIỆN CHỨNG GIỮA PHONG CÁCH CÁ NHÂN VÀ PHONG CÁCH THỜI ĐẠI TRONG THƠ BẰNG VIỆT
3.1. Thể thơ
3.1.1. Bức tranh thể loại trong thơ Việt Nam từ sau 1954