Hành trình thơ Bằng Việt

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại trong thơ bằng việt (Trang 31 - 43)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Hành trình thơ Bằng Việt

Kinh qua đời thơ gần nửa thế kỉ, Bằng Việt đã cho ra đời nhiều tập thơ có giá trị:

1. Hương cây - Bếp lửa (in chung với Lưu Quang Vũ), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1968.

2. Những gương mặt- những khoảng trời, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1973.

3. Đất sau mưa, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội, 1977.

5. Cát sáng (in chung với Vũ Quần Phương), Nhà xuất bản Hà Nội, 1985.

6. Bếp lửa- khoảng trời (tập thơ tuyển), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1986.

7. Phía nửa mặt trăng chìm, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1995.

8. Thơ Bằng Việt (tập thơ tuyển), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2001. 9. Ném câu thơ vào gió, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2001.

10. Thơ Bằng Việt (tuyển 1961 - 2001), Nhà xuất bản Văn học, 2003. 11. Nheo mắt nhìn thế giới, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2008.

12. Bằng Việt - tác phẩm chọn lọc, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2010.

Ngoài ra, Bằng Việt còn có một trường ca viết về Bác (Lương tâm), một kí sự thơ (Đường Trường Sơn - cảnh và người), một truyện thơ về đề tài thương binh (Người mở đường, người mở đất).

Chúng ta có thể chia hành trình thơ Bằng Việt làm ba chặng. * Chặng thứ nhất: chặng đường thơ thời chống Mĩ

Bằng Việt khởi nghiệp thơ ca của mình khi in chung với Lưu Quang Vũ tập thơ Hương cây - Bếp lửa.

Với Bằng Việt thì ngay từ khi cho ra đời tập thơ đầu tay Bếp lửa, ông đã sớm định hình cho mình một giọng điệu riêng. Nhận xét phong cách thơ Bằng Việt, GS. Nguyễn Văn Hạnh có viết: “Phong cách thơ anh hình thành từ sớm, nhiều nét khá kiên định, nhất là ở giọng thơ vốn là một biểu hiện rất sâu của bản lĩnh từng người sáng tác” [19].

Thơ Bằng Việt thời kì đầu là một giọng thơ nghiêng về giãi bày cảm xúc, đôi khi có “dáng một lời tâm sự”, chất chứa nhiều suy nghĩ. Nhận thấy điều này, GS Hà Minh Đức có nhận xét: “Trong lớp các nhà thơ trẻ, Bằng

Việt là một tâm hồn thơ lắng đọng nhiều suy nghĩ” [15]. GS Nguyễn Xuân Nam trong Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Vũ Cao, Nguyễn Duy, 1998, Nxb Văn nghệ TP HCM cũng có cùng ý kiến, cho rằng: “Lời thơ như những nét chấm phá tươi mát nhưng không thiếu chiều sâu suy tưởng…”, “một khuynh hướng chính luận kín đáo thể hiện trong thơ”

Những ưu tư trong thơ Bằng Việt thời kì đầu có lẽ cũng là cái ưu tư chung của cả một thế hệ cầm bút lúc bấy giờ. Sau này nhìn lại, ông có nói : “Có một điểm, có lẽ là điểm mấu chốt nhất của thế hệ văn học trưởng thành trong cuộc chiến tranh chống Mĩ, đó là phạm trù cái Tôi biết tự nguyện điều tiết thế nào trong cái Ta, bản thể của mình hòa nhập đến đâu với cả thế hệ mình (…) Tính cập nhật quyết liệt, lòng yêu nước cháy bỏng trong chiến tranh, ý thức chủ động cho các nhiệm vụ chiến lược của đất nước, tinh thần lạc quan và hăm hở khám phá để khẳng định được cái mới trong đời sống… tất cả những điều đó, hơn bao giờ hết, được đề cao, được coi là tiêu chí phấn đấu cho sáng tác của thời chúng tôi” (“Thay cho lời tựa”, Bằng Việt - Tác phẩm chọn lọc, 2010, Nxb Hội Nhà văn).

Bởi thế, thơ Bằng Việt thời kì kháng chiến chống Mĩ thường chứa đựng chiêm nghiệm, suy tư về những vấn đề lớn lao như tình yêu đất nước, chiến tranh, trách nhiệm của người công dân trước thời cuộc,…

Suy tư về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, Bằng Việt đã tìm thấy chân lí cuộc đời trong sự quyện hòa giữa cái chung và cái riêng, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu đất nước:

Cơn báo động tan rồi

Cảm động quá khi mùa thu lại đến. Anh nhớ phút ngồi bên nhau trực chiến Anh nghe thời gian trong mạch đập tay em

Mạch đập bình yên…

(Tình yêu và báo động)

Thơ Bằng Việt có những bài dường như là một bức kí họa ghi lại từng khoảnh khắc nơi chiến trường dữ dội với những nét vẽ tài hoa. Trong bức tranh ấy, tác giả như trăn trở nhiều trước nét vẽ về những con người Không ai nhớ mặt đặt tên - Nhưng họ làm ra đất nước:

Sống cảm động suốt đời, đất nước chiến trường ơi! Mỗi gương mặt tôi quen, một nghìn lần, thương mãi… Bao em bé ngây thơ, bao mẹ già từng trải,

Những chiến sĩ băng qua khắp đất nước hầm hào, Mỗi gương mặt bình thường, sau nghìn lần sống chết Rọi ánh sáng vào tôi, cùng những khoảng trời cao!

(Những gương mặt, những khoảng trời)

Có một mạch ngầm cảm xúc cứ tuôn chảy không ngừng khiến những câu thơ tãi ra, chừng như thế mới đủ để kể, để tả, để nói, để nhẹ vơi đi nỗi lòng. Có những bài thơ dường như là một câu chuyện thủ thỉ tâm tình:

Con bị thương nằm lại một mùa mưa Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ Nhà yên ắng tiếng chân đi rất nhẹ Gió từng hồi trên mái lá ùa qua

Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế

Khoai nướng ngô bung ngọt lòng đến thế Mỗi ban mai tỏa khói ấm trong nhà

Con ra ngõ núi chập chùng xanh ngắt Lại tần ngần nói với mẹ ngày đi Mẹ cười xòa nước mắt ứa trên mi

- Đi đánh Mĩ khi nào tau có giữ!...

(Mẹ)

Không lựa chọn việc khái quát lớn lao như những sáng tác cùng thời khi viết về đề tài chiến tranh, về tinh thần xả thân, về tình yêu đất nước, thơ Bằng Việt nhẹ nhàng những trải nghiệm mà sâu lắng ân tình. Trong chiến tranh, có bao người mẹ Việt Nam như thế, có bao người mẹ nuôi bộ đội như con của mình, bao người mẹ cười xòa mà nước mắt ứa trên mi khi chứng kiến những người con lần lượt ra đi. Nước mắt ứa trên mi vì đau xót, vì thương con, vì như đứt rời từng khúc ruột. Nhưng cười xòa vì tình yêu đất nước thấm trong từng thớ thịt. Yêu đất nước nên phải hi sinh. Bao người mẹ là bấy nhiêu người đều hiểu một lí lẽ giản đơn nhưng đau xót vô cùng: Mẹ nghe tiếng dội vang trầm - Lặng lẽ hiểu lời của đất - Một lời thủy chung duy nhất - Vượt qua hết thảy quân thù (Nghe đất).

* Chặng thứ hai: chặng đường thơ thời hậu chiến

Chiến tranh qua đi, đất nước bước vào thời kì hàn gắn những vết thương chiến tranh. Từ chiến trận, trở về với cuộc sống, với muôn mặt đời thường, thơ Bằng Việt bên cạnh những bài thơ giọng điệu sôi nổi, hào hứng, ngợi ca còn có những bài thơ viết về cuộc sống hậu chiến. Không còn là những ưu tư về lẽ tồn vong của đất nước, không còn những ưu tư kiểu như:

Từng giọt máu trong người con đập khẽ - Máu bây giờ đâu có của riêng con?;

lúc này, những ưu tư lại hướng về những bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường, về cuộc sống mới. Ngẫm về “sự sống chẳng bao giờ chán nản”, về lẽ sinh tồn, tác giả nhận ra sự sống bất diệt vẫn âm thầm nảy nở trên tro tàn:

Hai mươi mấy năm. Ngỡ mới đó, đâu ngờ Bao lớp nghé thay trâu đã cày lên vạt ruộng, Bao làng mạc vùi đi, bao cánh rừng ngã xuống Bao cuộc đời tan hợp, đợi chờ nhau…

Đâu mái nhà quê, hương khói quyện bền lâu Đã hạ xuống, che cho hầm trú ẩn!

Đất rát bỏng bên trên, dù quân thù san phẳng, Thì tự dưới hầm sâu, tất cả vẫn hồi sinh!

(Đất nước)

Ta dễ dàng bắt gặp trong thơ Bằng Việt lúc bấy giờ những trăn trở, băn khoăn, âu lo nghĩ về cách sống trước cuộc sống mới đầy phức tạp:

Cuộc đời đâu có xuôi chiều, dễ dãi Những biến cố có bao giờ đơn giản Và cái đích của Đời có thể nào nói gọn Như món quà phong bao của tuổi lên mười ( …)

Để đi tiếp, không được quyền mệt mỏi

Vì cái đích hôm qua, nay mới chỉ là bệ phóng khởi đầu

Đến Khoảng cách giữa lời, Cát sáng, giọng điệu thơ Bằng Việt đã trầm lại, lắng lại trong những suy tư, trải nghiệm của một người đã đi qua nửa đời nhìn lại. Tác giả ngẫm ra sâu sắc tình yêu, tự do,… trong quy luật cuộc đời:

Không, không! Không thể dửng dưng, khi biết chắc niềm vui cứ đến

Những nghệ sĩ tiên tri đâu có nỡ dối lừa!

Cuộc sống chẳng chai đi vì phải mất quá nhiều trả giá Chỉ hạnh phúc muộn mằn càng thúc bách hơn xưa!

(Giao hưởng số chín)

Như những bến bãi được bồi đắp nhiều phù sa, trầm tích văn hóa ở Bằng Việt được bồi đắp từ thời kì tác giả được học ở nhà trường Xô Viết, qua những chiêm nghiệm, từng trải ở cuộc đời, vốn văn hóa ấy ngày càng được trau dồi. Có lẽ vì thế chăng, thơ Bằng Việt luôn thể hiện những ưu tư về giá trị của văn hóa?

* Chặng thứ ba: chặng đường thơ đầu thiên niên kỉ mới

Bằng Việt là cây bút có trách nhiệm trước bản thân, trước cuộc đời và trước thơ. Vẫn là giọng điệu trữ tình triết lí, thơ Bằng Việt hôm nay, bắt nhịp với thời đại, chuyển sang chất trữ tình công dân gắn với xã hội, để phù hợp với thời đại, để có thể chia sẻ cùng những số phận trong nhịp sống hối hả đời thường.

Giọng thơ trữ tình xã hội của ông ngày càng đằm, những ưu tư ngày càng già dặn, thơ ông ngày càng đạt tới độ chín của nghệ thuật. Vì vậy, Bằng Việt là một trong số ít những nhà thơ nổi tiếng từ thời kháng chiến chống Mỹ, được độc giả và đồng nghiệp liệt vào danh sách “không bị đúp lại ở thế kỷ 20”. Trong cuộc trò chuyện cùng báo chí, Bằng Việt đã từng nói lên suy nghĩ của mình - những suy nghĩ có thể xem như là sự lí giải cho sự thay đổi trong

thơ ông. Một đời sáng tác của nhà thơ chính là chuỗi tiến trình chuyển biến từ cảm tính đến lý tính, từ suy nghĩ cảm xúc cho tới kết luận. Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước thì suy nghĩ của bản thân cũng có nhiều thay đổi cho phù hợp với sự phát triển đó.

Đất nước từ thời chiến chuyển sang thời bình, từ bao cấp sang thị trường, từ một xã hội tương đối thuần nhất sang cởi mở, hòa nhập với thế giới hơn. Đất nước đang ngày một mới, tác giả cũng ngày một tự làm mới thơ mình. Đến tập Phía nửa mặt trăng chìm (1995), đã xuất hiện những dòng tự thuật của tác giả về bản thân mình trong bước trưởng thành:

Tôi đã qua rồi tuổi dễ khổ đau, Tuổi dễ ưu tư, tuổi hay giận dữ,

Tuổi hình dung tương lai trong vòng tay Giữ thật kín như vật gì dễ vỡ!

Tôi đã qua rồi tuổi dễ kiêu căng

Tưởng cuộc sống dễ dàng làm đổi khác, Tưởng những gì mới phát minh trong óc, Ắt ngày mai, nhân loại đã làm theo!...

(Thơ tình viết muộn)

Song, phải đến Ném câu thơ vào gió, đặc biệt là tập thơ mới của ông -

Nheo mắt nhìn thế giới, sự thay đổi giọng điệu mới thực sự rõ rệt. Bước qua ngưỡng cửa của tuổi lục tuần, thấu mọi lẽ ở đời, thơ ông đằm sâu , trầm lặng những chiêm nghiệm. Ném câu thơ vào gióNheo mắt nhìn thế giới là sự đúc kết lại những suy ngẫm, trăn trở và đôi khi dằn vặt, từ mọi trải nghiệm của một đời người cầm bút, khi kinh qua chặng đường dài gian khó hiểm nguy nhất của vận mệnh một đất nước, một dân tộc. Đó cũng là “tiếng nói từ cõi lòng sâu thẳm của người đứng trong cuộc đối với thời đại của mình”.

Trước những giới hạn mong manh của cuộc sống hiện đại, với cái nhìn, cách cảm của một người thấu triệt mọi nhẽ ở đời, trong những dòng trần tình của mình, Bằng Việt thể hiện khao khát trường tồn cùng niềm tin bất diệt:

Nay lại ném câu thơ vào gió thổi Tin, không tin…vẫn còn lại riêng mình Còn lại tấm lòng mong manh dễ vỡ Cát đã qua lò nay hóa thủy tinh

(Ném câu thơ vào gió)

Trong nhịp sống hối hả của thời hiện đại này, khi tất cả mọi giá trị đều trở nên vô nghĩa lí, đều trở nên “sắc sắc không không”, thì tác giả đã suy nghĩ và chọn cho mình một cách sống - sống bất diệt trong “cõi tin” của riêng mình. Âu đó cũng là một lựa chọn sáng suốt của một người trải nghiệm đã chịu những “va đập” của cuộc đời. Có lẽ, chỉ như thế, chỉ khi sống trong niềm tin bất diệt của mình, con người hiện đại mới bình yên trong cuộc sống vốn tồn tại quá nhiều đối cực này.

Trong tập thơ, tác giả cho thấy một chủ thể trữ tình đầy ý thức phản tỉnh, luôn cố gắng giác ngộ, thấu suốt quy luật tự nhiên:

Yên tĩnh thế, khiến lòng run rẩy mãi Phút giây thiêng thức tỉnh lại bao điều Nhìn thấu suốt nhỏ nhen và vĩ đại Càng bình tâm rõi tới đích mình theo!

(Ngày đã đứng trưa)

Ném câu thơ vào gió được viết bằng giọng điệu trữ tình công dân, thể hiện những day dứt của mình trước bản ngã, trước CON NGƯỜI, trước cuộc đời.

Đến Nheo mắt nhìn thế giới, tác giả lại rất có ý thức trong việc trình làng một cách nhìn “Âm hưởng “thức ngộ”, suy tư; dưới con mắt ngờ vực và

soi chiếu hiện thực, hiện thực đắng đót để tìm đến bản chất, tìm đến những chiều kích khác của sự vật, hiện tượng tưởng như đã mặc định, là mãi mãi tươi đẹp của cái ngày hôm qua; cả những nỗi niềm day trở đến nghẹn đắng của ngày hôm nay” (Trần La Phù (2008), “Nheo mắt nhìn thế giới”,

http://dantri.com).

Thơ Bằng Việt hôm nay đi sâu vào cuộc sống với những mặt trái, với những đối cực dở - hay , tốt - xấu, cao cả - thấp hèn, nhỏ nhen - cao cả,… Cuộc sống xưa ăm ắp những giá trị. Bằng Việt đã một đời là người cố gắng gìn giữ những giá trị: tình cảm bà cháu, tình cảm với những người mẹ Việt Nam, tình cảm với bè bạn thế giới, cả cái bắt tay của người đồng chí, hay đơn giản là bóng hình một chiếc áo bà ba,…

Anh còn hỏi nhiều nhưng sao kể hết được Cơn khát vô cùng là khát về Tổ quốc

Nơi giữa chiến trường thẫm bóng áo bà ba Nơi mẹ già ta quen vị mắm vị cà

Mùi mặn chát đến đậm đà thấm thía Đến lay động tận trong cùng cảm nghĩ….

(Thư gửi người bạn xa đất nước)

Nay, thức nhận giữa đời thường, tác giả nhận ra “chấp theo lối cũ là không đúng”. Cuộc sống hiện đại hối hả trong guồng quay, con người nay bỏ quên nhiều giá trị. Cầu hôm nay đã là cầu vượt, vợ hôm nay đã là “Vợ thời @”.

Tác giả đồng thời cũng nhận ra : thời gian và sự bùng nổ thông tin làm cho người ta không có nhiều thời gian đọc những bài thơ dài dòng văn tự hay quá diễn giải. Vì vậy, Bằng Việt đúc kết những cảm xúc của mình rồi đưa vào thơ. “Trước kia, thơ của tôi chân thật, nhiều diễn giải, giờ nghĩ lại, mới thấy đó là giai đoạn ấu trĩ của một thời, có phần coi thường độc giả khi dài dòng

quá” (Trịnh Mão (2009), “Bằng Việt - nhà thơ không bị “đúp” lại thế kỉ 20”,

http://hoinhavan.com).

Câu thơ không còn tãi ra để kể, để tả mà ngắn lại. Những bài thơ trong tập thơ sau này của ông viết ngắn gọn, bớt diễn giải, ít trần thuật hơn, mà dần đi đến đúc kết, hàm súc khi thể hiện cảm quan của bản thân với xã hội.

Nhìn thế giới, trong cái nheo mắt ấy có một chút kiêu, có cả những bi hài, trào lộng, mỉa mai một cách trực diện, không giấu giếm. Giọng điệu diễn giải, thủ thỉ tâm tình không còn, thay vào đó là giọng tưng tửng, có khi giễu nhại rất hiện đại:

Lên cầu vượt thở phào Mà cười ra nước mắt Cầu không đưa tới đích Cầu chỉ giúp rẽ ngang Cầu to lớn kềnh càng

Cầu nghênh ngang, tốn phí! Hóa ra cầu chỉ giúp mình có thế:

Nào vượt nổi ai đâu, chỉ để vượt chính mình!

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại trong thơ bằng việt (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w