Điểm tựa văn hoá của cái nhìn về con người, về thế giới trong thơ Bằng

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại trong thơ bằng việt (Trang 69 - 74)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Điểm tựa văn hoá của cái nhìn về con người, về thế giới trong thơ Bằng

với tần số cao trong thơ ông là những hình ảnh bình thường được đưa vào một cách trần trụi như: bê tông, xi măng, vỏ đồ hộp, lon Coca, … Những câu chuyện cũng hết sức đời tư như: trẻ con bỏ nhà đi hướng dẫn tham quan, vợ thời @ sách báo không hề đọc - chỉ phấn sáp thời trang…, …

Không giả tạo, không tô vẽ, màu mè, Bằng Việt nhìn con người, cuộc sống với những gì thật nhất, riêng tư nhất, đời nhất. Vì thế, đọc thơ Bằng Việt, chúng ta thấy thơ ông thành thật, thành thật với mình, với người, và với thơ.

2.2.2. Điểm tựa văn hoá của cái nhìn về con người, về thế giới trongthơ Bằng Việt thơ Bằng Việt

Có thể thấy điểm nổi bật ở hồn thơ Bằng Việt đó là một hồn thơ “sang trọng”, “có học”, “tỏa sáng trí tuệ”,… như nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu. Tạo nên cái duyên riêng ấy trong thơ Bằng Việt là do ông có một điểm tựa văn hóa khi nhận thức về con người, về thế giới.

Tâm lí thông thường của nghệ sĩ khi sáng tác thường lựa chọn cho mình những đề tài lớn lao. Chuyện tầm thường, nhỏ bé ít được chú ý. Chịu áp lực của cái nhìn, cách cảm, cách nghĩ, sự chi phối của hệ mĩ học thời đại, nhưng những nhà văn giàu bản lĩnh vẫn có những cảm nhận riêng của mình về con người, về thế giới. Nhà văn Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, hay một số nhà văn có phong cách khác vẫn dọn cho mình một lối đi riêng, khám phá trong những điều bình thường nét đẹp văn hóa của cả một dân tộc. Nhìn nhận sự vật từ bình diện văn hóa, những gì tưởng như tầm thường lại trở thành “đỉnh cao của một dạng văn hóa”. Bằng Việt cũng đã học được nhiều về điều ấy từ lớp đàn anh trên hành trình nhận thức về cuộc sống.

Ngắm nhìn cuộc sống, con người trong nhiều chiều, Bằng Việt phát hiện vẻ đẹp từ những tư thế, hoàn cảnh khác nhau: trong chiến đấu, trong lao động, trong sinh hoạt hàng ngày,… Giữa những năm tháng chiến tranh, bao bom đã rơi, đạn đã dội, từ cái nhìn văn hóa, Bằng Việt thấy “thành phố đời mình” vẫn giữ nguyên một phong thái hào hoa:

Hà Nội thức bao đêm ròng? Không ai nhớ nữa

Nhưng mỗi sớm nhìn vào cửa chợ Lại thấy hoa bày trên lối đi … Từ ánh nê - ông pha biếc buổi chiều Đến hơi mưa trong khóm hoa màu tím Gáy sách cũ xếp chồng như kỉ niệm Lá thiếp mừng đám cưới mát trên tay

Bao điều không ai hay

Bỗng thấm thía giữa những ngày chống Mĩ Hà Nội bận dẫu không hề phút nghỉ

Vẫn còn nguyên phong thái hào hoa! (Trở lại trái tim mình)

Giữa chết chóc, bạo tàn, giữa khói súng, Hà Nội vẫn đẹp bởi hoa bày trên lối đi, bởi ánh nê - ông pha biếc buổi chiều, bởi hơi mưa trong khóm hoa màu tím, bởi lá thiếp mừng đám cưới mát trên tay. Hà Nội hay là “gương mặt” của cả dân tộc trong chiến tranh vẫn giữ được vẻ thanh lịch, vẫn kiên tâm, đằm sâu kiêu hãnh vẻ hào hoa?

Chiến tranh như một thanh nam châm quy tụ vào nó phần lớn nguồn cảm hứng của các nhà văn, nhà thơ lúc bấy giờ. Thời kì này, thơ thường đi vào miêu tả, tô vẽ vẻ đẹp trong chiến đấu, trong cuộc sinh - tử của hàng triệu con người. Đó là lí do khiến cho thơ thời kì này ít đề cập đến những khía cạnh riêng tư, đời sống cá nhân. Và vì thế mà nét đẹp văn hóa được lưu giữ ngàn đời trong nếp sinh hoạt đời thường cũng ít được chú ý. Với một tâm hồn bén nhạy, một xúc cảm tinh tế, Bằng Việt lấy văn hóa làm điểm tựa nhìn ra thế giới. Ông phát hiện nơi con người, thiên nhiên và cả đồ vật,… một thế giới tinh thần phong phú được kế thừa từ “ngọn nguồn tinh khiết” của truyền thống văn hóa lâu đời vẫn âm thầm chảy, kết tinh qua bao thế hệ:

Sông Hồng ơi! Giông bão chẳng thay màu Rùa thần thoại vẫn nhô lưng đội tháp Chùa Một cột đổ trên đầu giặc Pháp Lại nở xòe trọn vẹn đóa hoa sen… (Trở lại trái tim mình)

Ngay cả khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước hồi sinh từ mảnh đất truyền thống, Bằng Việt càng thấm thía giá trị văn hóa được lưu giữ, kết tinh của dân tộc:

Cơm bát đàn mộc mạc nên duyên Canh sóng sánh bát con gà men trắng Bát bún cổ truyền - chiết yêu, miệng rộng,

Thành bát thấp xòe hoa, chân gọn chắc tay cầm.

Năm trăm năm trôi qua Bao vẻ đẹp tạo nên từ thớ đất

Đất mịn dẻo, mát lòng tay thấm nước Đất định hình trong lửa chói chang, Hiện màu sành: nâu sáng, nâu đen.

(Sành rắn lát đường, gót trâu đi không vỡ) Nhặt một mảnh sành từ trăm năm chịu lửa Càng hiểu những tìm tòi từ lớp lớp cha ông.

(Nghe trong trưa Bát Tràng)

Khi đất nước chuyển mình bước sang thiên niên kỉ mới, thơ Bằng Việt lại càng thể hiện sự tha thiết mong nhớ những giá trị văn hóa, nét đẹp truyền thống của dân tộc:

- Cổ rồi… Gió thổi mùa thu

Tình tang nhịp võng, lời ru - cổ rồi! Áo the, quần đũi, yếm sồi,

Mớ ba, mớ bảy…em ngồi cùng ai? Cổ rồi - con vạc, con trai,

Môi trầu cắn chỉ, khuyên tai - cổ rồi! (Cổ rồi…)

- Ừ thì… vẫn còn Tấm Cám như xưa, Chỉ ít ai nuôi Tấm trong quả thị. Ừ thì… vẫn còn núi nàng Tô Thị, Chỉ ít ai ngờ núi gắn xi măng!

Ừ thì… vẫn còn vằng vặc vầng trăng Chỉ ít ai tìm cây đa, chú Cuội.

Ừ thì… đời này vẫn còn vị muối, Chỉ ít ai còn gắn với gừng cay…

(Ừ thì…)

Cũng từ điểm tựa này, Bằng Việt nhìn thế giới, con người trong cách ứng xử văn hóa, lối sống văn hóa. Theo đó, con người sống, ứng xử bằng những bài học văn hoá rút ra từ truyền thống:

Cha ông ăn miếng trầu từ Âu Lạc, Văn Lang, Dạy giữ lấy sắc tươi của nghĩa tình thắm đỏ, Đóng chiếc khố chung từ Chử Đồng Tử

Dạy sống thẳng ngay mà cưới được Tiên Dung Gói thật vuông tròn tấm bánh dày, bánh chưng Dạy cách nghĩ ưu ái, hài hòa về Trời và Đất (Tấm bánh nục nà, như tấm lòng chân thật Có thể bóc ra cho rõ ngọt bùi)

(Gương mặt)

Cho nên, trong thơ Bằng Việt, chúng ta thấy con người sống với nhau bằng cái nghĩa, cái tình, sống bằng khao khát đánh giặc giữ lấy mảnh đất cha ông, sống bằng niềm tin dai dẳng Càng thấm tột cùng hạnh phúc - Khi qua tột cùng gian truân.

Là người sống, học tập nhiều năm ở nước ngoài, Bằng Việt có điều kiện nhìn dân tộc, con người Việt Nam từ cái nhìn bên ngoài, cái nhìn khách quan,

trong sự đối sánh với các dân tộc khác. Vì thế chăng mà trong thơ Bằng Việt, con người, dân tộc hiện lên với ứng xử, lối sống đậm bản sắc, truyền thống văn hóa Việt - một dân tộc yêu chuộng hòa bình, con người cần cù, lam làm, bao dung, ưu ái, luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai:

Dân tộc lam làm, thảo lảo bao đời Mà lận đận suốt ngàn năm đánh giặc,

Dành dụm phút yên hàn, nai lưng thời bóp chắt, Để gây dựng cơ đồ, qua bao bước gieo neo!... Dân tộc hằn thù, dân tộc thích thương yêu,

Khi bịn rịn chia tay còn luyến láy: “Người ơi, người ở …” Mà cứ phải rầu lòng, cứ phải mím môi phẫn nộ,

Để cảnh giác giữ mình sau phút đã bao dung! (Gương mặt)

Vốn văn hoá của Bằng Việt như một vỉa trầm tích hình thành nên qua bao thời gian trau dồi, học tập ở cả trong nước và nước ngoài. Vốn văn hoá đó khiến cho thơ ông có sự đằm sâu, có sức neo giữ. Đó là điều không phải bất cứ một người nghệ sĩ nào khi ý thức về nó cũng có thể làm được. Mà nó như là cái duyên riêng với ông, khiến thơ ông có một vẻ đẹp riêng không trộn lẫn với rất nhiều các sáng tác khác.

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại trong thơ bằng việt (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w