Yếu tố “đời tư” trong cái nhìn về con người, về thế giới trong thơ Bằng

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại trong thơ bằng việt (Trang 62 - 69)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Yếu tố “đời tư” trong cái nhìn về con người, về thế giới trong thơ Bằng

năm 1945 đã thể hiện một tinh thần lạc quan, một niềm tin phơi phới hướng tới viễn cảnh tốt đẹp của cuộc sống. Tinh thần bất diệt ấy đã làm nên vẻ đẹp tâm hồn con người Việt, dân tộc Việt.

2.2. Đóng góp riêng của Bằng Việt trong cái nhìn về con người, thếgiới giới

2.2.1. Yếu tố “đời tư” trong cái nhìn về con người, về thế giới trongthơ Bằng Việt thơ Bằng Việt

Đi tìm vẻ đẹp đời thường của cuộc sống dường như là hành trình không mệt mỏi trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ Bằng Việt. Thơ ông không cao đàm khoát luận, không nghiêng về những khái quát lớn lao mà đằm

sâu những chiêm nghiệm từ “đời tư”. Chất đời tư có trong cả cái nhìn về con người lẫn cái nhìn về thế giới khiến cho sự sống trong thơ ông “chân thật đến sống sít”, có sức lay động đối với tâm hồn độc giả.

Là người lính kinh qua hai cuộc chiến vĩ đại của dân tộc, cũng là chứng nhân cho cái “trở mình” của đất nước khi bước sang thiên niên kỉ mới, cái hiện thực dữ dội thời chiến, hiện thực “đắng đót” thời bình trong thơ ông là hiện thực chắt ra từ cuộc đời thực.

Nằm trong nguồn mạch thơ cách mạng sau năm 1945, Bằng Việt có số lượng không nhỏ các sáng tác viết về chiến tranh. Không miêu tả cuộc sống trong cái lớn lao, vĩ đại như phần nhiều các sáng tác thời kì này, thơ Bằng Việt đi vào những trải nghiệm đời tư, ghi lại chiến tranh trong những khoảnh khắc đời thường. Chiến tranh có trong phút em chào đời:

Em bé ngỡ ngàng hơi thở đầu tiên Hầm sặc vì oi khói

Cô đỡ run tay trong tối Làm sao cắt rốn cho em? Bom rơi ù tai

Tiếng nổ rát trời đêm

Xăng đặc bắt trên nhà lem lém Người mẹ khẽ rên lên một tiếng Hỏi bồn chồn: “Cháu gái hay trai”

(Phút sinh ra những thần Phù Đổng)

Có trong phút em lớn lên một tuổi:

Ba mươi năm qua đi

Con lên một tuổi tôi. Tiếng đầu tiên con nói

Cùng tiếng “mẹ”, tiếng “cha”, là bập bẹ “máy bay” Bài hát đầu tiên là “Mẹ đào hầm”

Đồ chơi đầu tiên là cây súng nhựa

Khi con ôm búp bê - Mảnh khăn trùm quanh cổ Cũng cắt ra từ vải nhuộm phòng không!

(Từ chiến trường lại viết cho con)

Có cả trong phút “anh nắm tay em”:

Anh nắm bàn tay em khi nói đến tương lai

Thành phố đang cơn mưa ướt đẫm trong tiếng hát Chúng ta đi giữa bè bạn mỉm cười.

Cơn báo động tan rồi

Anh muốn nói một câu gì dữ dội Nhưng không thể tìm ra lời để nói Chúng ta đi giữa bè bạn mỉm cười!

(Tình yêu và báo động)

Không có đường ra trận mùa này đẹp lắm, không dây thép gai đâm nát cả trời chiều, không súng nổ rung trời giận dữ, thơ ông ít có những hình ảnh biểu trưng cho chiến tranh. Bằng Việt viết về chiến tranh trong những gì đời thường nhất. Tuy nhiên, hiện thực chiến tranh trong thơ ông không vì thế mà bớt phần dữ dội. Hiện thực ấy càng “đắng đót” khi chúng ta chứng kiến cái nhỏ bé, cái mỏng manh kiên tâm, đằm sâu kiêu hãnh thách thức cái dữ dội, khốc liệt. Mầm sống vẫn đâm chồi, vẫn vươn lên, tình yêu vẫn nảy nở. Bất chấp tro tàn, sự sống, tình yêu vẫn hồi sinh mãnh liệt. Chất đời tư làm thơ ông nhẹ nhàng, giản dị, chân mộc, mà vẫn có sức tố cáo cao.

Trong kháng chiến, có thể thấy, con người luôn được nhìn nhận trong mối quan hệ với trách nhiệm, với nghĩa vụ, với những tình cảm lớn như tình đồng bào, tình đồng chí, tình yêu quê hương, đất nước,… Từ quan niệm này, thơ ca kháng chiến đã xây dựng hình tượng con người dưới góc độ sử thi, mang tầm vóc sử thi: chị Lý - người con gái anh hùng trong Người con gái

Việt Nam của Tố Hữu, anh giải phóng quân trong Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân,… Viết về những nhân vật anh hùng, nâng họ lên tầm vóc đất nước, thời đại, đại diện cho cộng đồng là khuynh hướng khá phổ biến trong thơ ca cách mạng sau 1945. Nhưng, là người luôn trăn trở trước những gì đời thường nhất, thơ Bằng Việt viết về những con người bình dị trong những cảnh sống đời thường. Cũng không miêu tả con người trong chiến tranh bằng những hành động phi thường, khảo sát thơ Bằng Việt, chúng ta có thể thấy thơ ông nghiêng về miêu tả con người lao động cần cù, giản dị, say mê:

- Có gì chai đi, sâu lắng trong em Màu nắng sạm trên bàn tay vun đắp Vết sẹo nhỏ làm nghiêm trang nét mặt Anh bỗng hiểu về em - như đã rất lâu rồi!

(Những đoạn thơ tình giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại) - Năm tháng chiến tranh, nét dầu dãi thành quen

Những con đường phòng không, hầm ngổn ngang gạch đá Em đã vào ca đêm, việc cần cù, vất vả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nắm bàn tay sương giá, lại thương em…

(Một chút thì thầm trong tình yêu Hà Nội)

Chiến tranh là cuộc sinh - tử của hàng triệu con người. Bằng Việt viết về cuộc chiến chung ấy với những tình cảm hết sức riêng tư như tình bà cháu, tình mẹ con, tình cha con, tình bè bạn:

- Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu, Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...

(Bếp lửa)

- Thuở em sinh, bốn bề sương lam Bà mế đi đun từng siêu nước nhỏ Mây bay thấp chàng vàng bên cửa sổ Nghe ì ầm súng vọng phía Đông Khê.

(Mừng em tròn 16 tuổi)

- Con bị thương, nằm lại một mùa mưa Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ

Nhà yên ắng tiếng chân đi rất nhẹ Gió từng hồi trên mái lá ùa qua

- Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa Tình máu mủ, mẹ dồn con hết cả, Con nói mớ những núi rừng xa lạ Tỉnh ra rồi, có mẹ, hóa thành quê!

(Mẹ)

Chúng ta cảm nhận được dường như những trang thơ là sự trả nợ của ông với kí ức. Bằng Việt như đang viết về những con người ghi dấu kỉ niệm trong đời mình. Đó là người bà nhóm lên trong ông những tâm tình tuổi nhỏ, là người em sinh ra trong “ì ầm súng vọng”, nay vừa tròn 16, là “người mẹ già trên bản vắng xa xăm” neo trong lòng ông những yêu thương máu mủ…

Là cây bút có trách nhiệm trước cuộc đời và trước trang thơ, bước sang thời kì hậu chiến, thơ ông lại hướng tới con người trong cuộc sống đời thường sau chiến tranh. Mối quan tâm của cả dân tộc không còn là đánh Pháp, đuổi Mĩ. Lúc bấy giờ những ưu tư lại hướng về hậu quả của chiến tranh. Con

người, cuộc sống của con người sau chiến tranh trở thành đề tài chính cho các sáng tác giai đoạn này. Viết về cuộc sống hậu chiến, thơ Bằng Việt đằm sâu những suy ngẫm về dấu vết chiến tranh trong thời bình:

Da đỏ như gạch cua, cụ bậm môi nín lặng: Đây chính thực làng ư? Đâu dấu mộ ông bà? Lượm bát nhang vỡ đôi, ngó bờ kinh san phẳng Căm giặc dẫu chạy rồi, tội ác chửa hề qua!

(Dọn về làng cũ)

Nhà thơ không giấu nổi ánh nhìn xa xót trước cái dáng “hì hụi” của “ông cụ tóc phau phau” khi những vết thương chiến tranh chưa thể hàn gắn. Tưởng rằng chiến tranh qua đi, cuộc sống sẽ trở về thế cân bằng vốn có của nó. Nhưng, vết thương chiến tranh còn đó, nỗi đau còn đó, tấm lòng nhà thơ đau đáu một nỗi u hoài. Đối mặt với chiến tranh thực khó khăn. Đối mặt với cuộc vật lộn để sống trong thời bình quả thực cũng không dễ:

Lao xao quá, những dãy hàng phố chợ Chợ rong suốt Đông Ba ra thấu chân cầu, Một trăm những mặt hàng khác nhau, Vẻ bận rộn của hàng trăm khuôn mặt,

Mua và bán, bán và mua… vội vàng đổi chác, Những dòng người hối hả, lắm âu lo…

Tất cả, rồi sẽ bước cùng ta

Những bà mẹ dọn hàng trên sạp chợ pha màu loang lổ, Những em bé chân không, đi rao báo, đánh giày… khản cổ, Những cô gái phấn son lặng lẽ cạnh chân cầu…

Vẽ lại cuộc sống với chất đời tư đậm đặc, thơ Bằng Việt khiến người đọc như cũng cảm nhận được hơi thở cuộc sống đang phả ra. Những “dãy hàng phố chợ”, những “chân cầu, “sạp chợ”,… và “vẻ bận rộn”, “vội vàng”, “hối hả”, “âu lo” của con người như hiển hiện trước mắt. Bằng Việt thuyết phục người đọc khi ông đã làm cho độc giả đọc thơ thấy mình, thấy đời trong thơ.

Vẫn là dưới cái nhìn đời tư, Bằng Việt ghi lại sự “chuyển mình” khi đất nước bước sang thiên niên kỉ mới:

Xây hàng loạt bùng binh Uốn dòng người rồng rắn Đường nào cũng ngăn làn Phố nào cũng che chắn Xi măng dựng như thành Bê tông làm rào cản Thành phố như trại lính Bê tông như chiến hào

(Cầu vượt)

Nhà thơ dường như suy tư hơn trước sự thay đổi của cuộc sống, con người thời hiện đại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguồn sắp kiệt nước trong, núi lở loét đào vàng Không còn tiếng chim rừng nguyên sinh thăm thẳm Vỏ đồ hộp, lon Coca bập bềnh lòng suối,

Chùa rởm, khói hương cũng mù mịt bốn bề… Sa Pa, Mai Châu, Chùa Hương, Tam Đảo, Trẻ con bỏ nhà đi hướng dẫn tham quan Xách mớ hàng tạp hóa nhôm nhoam Thổ cẩm linh tinh, ví tay, túi xách…

- Money? – Good!...Service? – Yes! Em bảy tuổi đầu đã lăn lóc mưu sinh!...

(Du lịch sinh thái)

- Kinh tế thị trường giá mua cực đắt Phải biết bày trò quảng cáo độc chiêu Bách chiết thiên ma là nghề kiếm sống Rát bỏng hai tay nhưng vẫn phải liều!

(Bán thuốc ở Nam Ninh) - Cơm ai, người nấy ăn

Việc ai, người nấy làm Bạn ai, người nấy tiếp. Sách báo không hề đọc Chỉ phấn sáp thời trang Hai bữa chê cơm nhà Ngồi quán cho sành điệu…

(Vợ thời @)

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại trong thơ bằng việt (Trang 62 - 69)