Bức tranh thể loại trong thơ Việt Nam từ sau 1954

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại trong thơ bằng việt (Trang 91 - 142)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Bức tranh thể loại trong thơ Việt Nam từ sau 1954

Từ sau 1954, thơ Việt Nam đã có nhiều quẫy đạp nhằm phản ánh hiện thực dữ dội, phức tạp, của cuộc sống cũng như con người trong thời đại mới. Không chỉ nội dung mà hình thức thơ cũng có nhiều thay đổi.

Giai đoạn 1955 - 1975, đặc biệt là thời kì kháng chiến chống Mĩ, có thể nói là giai đoạn nở rộ của thơ tự do. Thơ tự do phát triển, trở thành thể thơ phổ biến nhất. Đó là một tất yếu phù hợp với nội dung thơ trong thời đại mới.

Thơ tự do đã xuất hiện ngay từ phong trào thơ mới. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, thơ tự do mới chỉ được sử dụng một cách dè dặt. Cách viết, cách diễn đạt của kiểu thơ cũ vốn ăn sâu vào tiềm thức qua hàng nghìn năm phong kiến chưa được mạnh dạn thay đổi. Con số hiếm hoi tám trong tổng số 168 bài thơ được tuyển trong tập Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh - Hoài Chân) chỉ chiếm 5% cho thấy khi mới ra đời, thơ tự do chưa khẳng định được vị trí của nó trong nền thi ca đương thời.

Theo sát từng bước đi của lịch sử dân tộc, để ghi lại hiện thực xã hội đầy biến động, nhu cầu của thời đại ngày càng đòi hỏi thơ ca đi sâu vào đời sống thực tế, phản ánh những khía cạnh mới mẻ, phong phú, đa dạng, muôn màu của cuộc sống, qua đó thể hiện được thế giới tinh thần phong phú của nhà thơ trong thời đại mới. Nhu cầu thời đại cùng với đòi hỏi về hiện thực đời sống trong thơ khiến cho thơ tự do ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình. Khảo sát tập Thơ Việt Nam 1945 - 1975 (Mã Giang Lân tuyển chọn), kết quả cho thấy có đến 43 bài thơ tự do trong tổng số 82 bài thơ của tập thơ chiếm tỉ lệ 52%. Kết quả ấy chính là sự khẳng định ưu thế của thơ tự do so với các thể thơ khác. Và tỉ lệ hơn 66% các bài thơ ở tập thơ Giải thưởng báo văn

nghệ 1972 - 1973 cho thấy thơ tự do đã khẳng định vị trí hàng đầu của mình trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.

Trong bức tranh thể loại thơ sau 1954, mọi thể thơ từ 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ, đến lục bát,… đều có thành tựu. Tuy vậy, thành tựu của thơ tự do là nổi bật nhất. Từ các nhà thơ lớp trước đến những em bé mới tập làm thơ như Trần Đăng Khoa đều thích thơ tự do. Có những tác giả chỉ viết thơ tự do hoặc hầu như thế.

3.1.2. Sự lựa chọn thể thơ trong thơ Bằng Việt qua một vài đối sánh

Để tạo sức hấp dẫn, phong phú cho tác phẩm của mình, những người nghệ sĩ khi sáng tác đều có ý thức trong việc lựa chọn, vận dụng linh hoạt, và sáng tạo các thể thơ.

Mỗi nhà thơ có một thế mạnh riêng trong việc sử dụng thể thơ. Xuân Quỳnh, Tế Hanh,… ưa thích và đã phát huy được thế mạnh của mình ở thể thơ 5 chữ. Nguyễn Duy, hay Đồng Đức Bốn,… lại tỏ ra sở trường ở thể thơ lục bát. Việc phát huy được ưu thế của mình trong sử dụng thể thơ là thành công quan trọng bước đầu đối với người sáng tác ví như việc tạo được cái khung trong thiết kế một ngôi nhà vậy.

Để thấy rõ xu hướng sử dụng thể loại trong thơ Bằng Việt, chúng tôi đã đi vào khảo sát tập thơ tuyển Bằng Việt - Tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, 2010, gồm 157 bài thơ tiêu biểu cho toàn bộ chặng đường sáng tác của ông và có kết quả như sau:

Thể Thơ Tự do 5 chữ 6 chữ 7 chữ 8 chữ lục bát Tổng số Số lượng 114 7 2 7 10 17 157

Tỷ lệ (%)

72,6 4,5 1,3 4,5 6,3 10,8 100

Qua khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng Bằng Việt sử dụng khá linh hoạt, sáng tạo nhiểu thể thơ: tự do, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ, lục bát. Ở các thể thơ 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ, lục bát, tuy không sử dụng nhiều nhưng Bằng Việt đã có nhiều sáng tác hay, tạo ấn tượng đối với độc giả.

Thơ 5 chữ của Bằng Việt mang dấu ấn rất riêng của hồn thơ ông. Đó là

những bài thơ nhỏ nhắn, nhẹ nhàng, dung dị mà lắng đọng cảm xúc. Tiêu biểu là: Về Nghệ An thăm con, Muộn, Thôi hãy khoan, Vợ thời @,… Trong đó, Về Nghệ An thăm con có thể nói là bài thơ 5 chữ tiêu biểu nhất của ông. Thể thơ 5 chữ với nhịp thơ đều đặn tỏ ra là lựa chọn phù hợp của ông để thể hiện tình cảm người cha dành cho đứa con thơ của mình. Thích hợp để thể hiện tình cảm hồn nhiên, nguyên sơ đối với trẻ thơ, cảm xúc như bắt được nhịp, lời thơ tuôn chảy tự nhiên như hơi thở:

Cha về rồi đây con: Cha nhìn con bỡ ngỡ: Con đan lá nguỵ trang Con che đèn đánh lửa Con đưa em xuống hầm Biết xoay lưng chắn cửa Ai dạy con bao giờ Mà quá chừng ý tứ, Ôi con tôi, con tôi!

(Về Nghệ An thăm con)

Bài thơ là ánh mắt của người cha dõi nhìn sự trưởng thành của con với sự thiết tha trìu mến. Bao nhiêu yêu thương, tin tưởng, tự hào dường như dồn

cả vào trong cái nhìn dõi theo ấy. Để ghi lại cảm xúc trong trẻo, say mê đó, âu không có gì phù hợp hơn là thể thơ 5 chữ.

Thể thơ 8 chữ cũng được Bằng Việt nhiều lần lựa chọn và thể nghiệm

thành công với: Mẹ, Lạnh, Cứ như không, Tự sự, Rồi sẽ tới, Phố trụi,… Thành công hơn cả, có lẽ phải kể đến bài thơ Mẹ. Với sự lựa chọn thể thơ 8 chữ, Bằng Việt đã thành công trong việc chuyển tải tình cảm biết ơn, trân trọng, yêu thương của người lính đối với người mẹ già đã nuôi anh những ngày khốn khó:

Ôi mẹ già trên bản vắng xa xăm Con đã đi có mấy lần trở lại?

Dằng dặc Trường Sơn những mùa gió trái Những mùa mưa bạc trắng cả cây rừng

(Mẹ)

Hình bóng mong manh của người mẹ nghèo, tuổi già, bản vắng, đường xa, chiến tranh, cuộc gặp gỡ tình cờ… đặt giữa khung cảnh Trường Sơn khắc nghiệt khiến đứa con - tác giả tiên liệu được cuộc từ biệt cũng là vĩnh biệt. Sự biết ơn tấm lòng cao cả của nhân dân trong chiến tranh không cần nói thẳng ra vẫn được người đọc cảm nhận một cách đầy đủ, thấm thía.

Thể thơ 8 chữ làm cho câu chuyện của những tấm lòng được kể tự nhiên, liền mạch. Cả bài thơ như một câu chuyện thủ thỉ tâm tình kể lại ta nghe: Con bị thương nằm lại một mùa mưa …

Đậm tính dân tộc, thể thơ lục bát khá nhiều lần được Bằng Việt thể hiện uyển chuyển, nhuần nhị trong: Truông nhà Hồ, Cuối năm, Về Huế đêm rằm, Về Hương Sơn năm sơ tán ấy, Tuổi giữa chừng, Đọc lại Nguyễn Du, và đặc biệt là Lục bát cầu may. Được viết một cách thoải mái, phóng bút, không kỳ khu chặt chẽ về cấu tứ lẫn vần điệu, Bằng Việt thổi linh hồn mình vào thể thơ dân tộc theo một cách khác độc đáo, tinh tế và tài hoa.

Để diễn tả cái e ngại, phấp phỏng đợi chờ, cái băn khoăn của một tình yêu tuổi xế chiều đã kinh qua bão tố cuộc đời, còn mang nhiều thương tổn thì có gì hay hơn khi lựa chọn thể thơ dân tộc? Lục bát mang một ưu thế riêng trong việc thể hiện nên với thể thơ này Bằng Việt tỏ ra thoải mái trong việc thể hiện khi thì trạng thái bồng bềnh của một tâm hồn đang yêu:

Nếu làm mây, cứ như mây

Một mai tan xuống đất này được không Nếu em là kiếp bềnh bồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thì tôi vĩnh viễn phải lòng phù du (Lục bát cầu may)

Khi thì khát vọng trong trẻo, nguyên khôi, mạnh mẽ về một niềm hạnh phúc “cầu may” sẽ trở thành hiện thực trong tương lai:

Cầu may tới cõi giao hoà

Cầu may có được ngôi nhà biết yêu. (Lục bát cầu may)

Có thể thấy rằng Bằng Việt đã rất khéo léo, tinh tế trong việc vận dụng linh hoạt các thể thơ làm phong phú thơ mình. Với thể thơ nào ông cũng có những bài xuất sắc tạo được ấn tượng trong lòng độc giả. Nhưng, thế mạnh của Bằng Việt vẫn là thể thơ tự do. Với thể thơ này, ông tìm thấy một chân trời rộng rãi cho sự sáng tạo hình thức mỗi bài thơ.

Thơ tự do là một thể loại mà hình thức cơ bản của bài thơ không bị

ràng buộc bởi những quy tắc nhất định về câu chữ, niêm, đối, vần, luật,… Chính sự thoải mái, sự co - giãn về mặt ngôn từ tạo cho thơ tự do có ưu thế trong việc thể hiện thế giới nội tâm phong phú của tâm hồn con người.

Những con số trong bảng thống kê trên đã cho thấy, Bằng Việt lựa chọn thơ tự do để mở rộng chân trời sáng tạo của mình. Lựa chọn ấy phù hợp với nhu cầu thời đại khi thơ lúc này phải “gánh” trách nhiệm theo sát cuộc chiến

vĩ đại của dân tộc. Thơ không chỉ phản ánh thuần tuý hiện thực dữ dội của chiến tranh, mà lắng sâu những suy ngẫm, triết lí về lẽ tồn vong, về sự hồi sinh, nảy nở, về hạnh phúc, về đấu tranh,…

Em đứng soi trong ánh mặt trời Trái đất và em hoà một

Cây ứa nhựa yêu đời như máu rót Lúa ngả đòng, nhân mãi sức sinh sôi. Anh muốn kêu lên

Rạo rực một điều thôi:

Ta yêu lắm khi ta càng đánh giặc Càng thấm tột cùng hạnh phúc Khi qua tột cùng gian truân

(Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc)

Ý tưởng, tình cảm không thể khuôn lại trong khuôn khổ cấu trúc nhỏ xinh như các thể loại đã định hình trước đó, thơ tự do trở thành lựa chọn phù hợp. Sự gia tăng tính triết luận khiến cho thơ Bằng Việt vượt ra khỏi khuôn khổ “bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp” vốn là đặc trưng cơ bản của thơ trữ tình. Việc tăng cường chất liệu hiện thực và sự luận bàn suy tưởng làm cho độ dài câu thơ bài thơ giãn nở. Thơ Bằng Việt xuất hiện nhiều bài cấu trúc theo kiểu tự sự, câu thơ gần giống với câu văn xuôi:

Nhiều bình trạm chuyền nhau ẩn hiện dọc Trường Sơn Mấy mươi năm nay không tàn ánh lửa

Những chiến sĩ không tên chung sức nhau làm nên lịch sử

Vạn chuyến xe đưa thoi, ước đã bon quanh trái đất mấy mươi vòng?

Xong Vạn Lý Trường Thành, xong những kênh đào qua sa mạc Sahara

Xong những nhà chọc trời, hay đường xe điện ngầm suốt từ nam ra bắc

Nhưng phải đào hàng triệu hố cá nhân và lấp hàng triệu hố bom lở loét

Bạt núi, xẻ rừng qua vách núi mây bay

Dựng những dàn nguỵ trang cho xe, dài trên một nghìn cây số.

- Chiến trường có gì vừa thô sơ vừa thần thoại

Dấu tích những bàn tay khổng lồ, với từng khuôn mặt dịu dàng kia …

(Trước cửa ngõ chiến trường)

Những câu thơ dài khiến cho Bằng Việt tự do trong việc thể hiện hiện thực được chiếm lĩnh mà không bị gò bó. Sự co - duỗi của câu thơ khiến cho cảm xúc được biểu hiện linh hoạt, sinh động, lúc lắng đọng sâu xa, lúc tuôn trào mãnh liệt.

Có thể nói thể thơ tự do là lựa chọn phù hợp của Bằng Việt khi thế mạnh của thơ ông là sự kết hợp giữa trữ tình và triết lí. Chúng ta thấy luận bàn triết lí trong thơ ông không dàn trải, khô khan, không sa vào giáo huấn đạo đức. Ông đã tạo được một kết cấu phức hợp đan xen giữa yếu tố triết lí và yếu tố trữ tình khiến cho triết lí trở nên mềm mại, trữ tình lại thêm phần sâu sắc. Chính điều đó đã làm cho thơ ông đầy ám ảnh. Trong Tình yêu và báo động, người đọc nghiệm ra bản chất của tình yêu, cái trong sáng, đẹp đẽ của tình yêu trong thế đối lập với bộ mặt đen tối, hung bạo của kẻ thù, của chiến tranh:

Cơn báo động tan rồi

Anh muốn nói một câu gì dữ dội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơn báo động tan rồi

Cảm động quá khi mùa thu lại đến! Anh nhớ phút ngồi bên em trực chiến Anh nghe thời gian trong mạch đập tim em Mạch đập bình yên…

Em tươi tắn như mùa xuân thứ nhất Nhưng thuỷ chung như một sắc mai già Đôi mắt mở to, dịu dàng thấm mát Sau rất nhiều gian khổ đi qua

(Tình yêu và báo động)

Những khái quát, triết lí ấy thâu nhận từ những trải nghiệm cuộc sống, lại được tác giả diễn đạt bằng những biểu tượng, hình ảnh nên có sức lắng đọng. Chiếm phần lớn trong số sáng tác của Bằng Việt, thơ tự do là thế mạnh của ông. Với hình thức không gò bó, hiện thực cuộc sống với chiều kích rộng lớn được tác giả đưa vào thơ một cách tự nhiên, linh hoạt. Ngõ ngách tâm hồn, tình cảm con người cũng được khám phá đầy đủ, sâu sắc hơn. Không phá cách dữ dội như ở một số sáng tác của Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm, thơ tự do Bằng Việt nhịp nhàng, gợi sự êm đềm ngọt ngào của một hồn thơ tinh tế. Thơ tự do đã góp phần tạo nên diện mạo riêng cho thơ Bằng Việt.

3.1.3. Việc tự do hoá hình thức thơ trong thơ Bằng Việt nhìn từ sự gặp gỡ giữa các nhu cầu riêng, chung

Tự do hoá hình thức thơ là một xu hướng sáng tác làm hình thức thơ trở nên phóng khoáng, có thể mang chứa nội dung phong phú của một kiểu tư duy mới, khác với kiểu tư duy truyền thống. Tự do hoá hình thức thơ không chỉ

được hiểu một cách giản đơn là sự thay đổi khuôn khổ bài thơ chuyển từ việc sử dụng các thể thơ cách luật sang thể thơ tự do. Mà tự do hoá hình thức hiểu rộng hơn là sự thay đổi làm cho khuôn khổ bài thơ được nới rộng, luật thơ bị phá vỡ, nhằm chuyên chở nội dung thơ phong phú được tư duy bởi một kiểu tư duy mới.

Sự tự do hoá hình thức xuất hiện do yêu cầu tự thân của thơ. Khi các thể thơ cách luật với cấu trúc khuôn vào một khổ nhất định không còn có thể đảm nhiệm được việc chuyên chở một nội dung phong phú, thơ đòi hỏi phải nới rộng khuôn khổ bài thơ, phá vỡ luật thơ. Giai đoạn 1932 – 1945, với sự thắng thế của thơ mới đối với thơ cũ, hình thức thơ ít nhiều đã được tự do hoá. Tuy nhiên, sự tự do hoá còn chừng mực. Đọc thơ mới vẫn thấy “còn rớt lại ít nhiều cái cũ”. Sang giai đoạn sau 1954, khi hiện thực có nhiều biến động dữ dội, với đòi hỏi phản ánh một nội dung phong phú, thơ thực sự được tự do hoá về hình thức.

Là một tác giả sáng tác nhiều trong giai đoạn chống Pháp, chống Mĩ và thành danh trong thơ chống Mĩ, Bằng Việt cũng cuốn theo những tìm tòi của các nhà thơ khác cùng thời như Chế Lan Viên, Thanh Thảo,… Hiện thực cuộc sống với nhiều biến động dữ dội khiến sự tự do hoá hình thức giai đoạn này như một nhu cầu chung của thế hệ những người sáng tác. Thơ buộc phải đổi mới mới có thể đảm nhiệm được vai trò của nó trong thời đại mới. Bên cạnh đó, là một người học tập nhiều năm ở nước ngoài, môi trường ấy giúp cho Bằng Việt có điều kiện học hỏi, tiếp thu những cái mới mẻ của thơ thế giới. Lại sẵn có một tâm thế hăm hở sáng tạo của một cây bút trẻ có ý thức nghề nghiệp cao, Bằng Việt đã luôn nỗ lực trên hành trình đổi mới thơ mình, thơ dân tộc.

Để thể hiện hiện thực cuộc sống, khám phá những ngõ ngách riêng tư của đời sống tâm hồn, tình cảm con người thế hệ mới, thơ được đổi mới từ thể

thơ, mô hình vần - nhịp, hình ảnh, hình thức kết cấu,… làm cho hình thức thơ tự do, phóng khoáng hơn, mở ra cho người sáng tác một chân trời cho sự sáng tạo. Cụ thể, trong thơ Bằng Việt, chúng ta thấy ông chủ yếu sử dụng thể thơ tự do. Sự co - duỗi, dài - ngắn của câu thơ, dòng thơ khiến hiện thực cuộc sống

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại trong thơ bằng việt (Trang 91 - 142)