Phát hiện riêng của Bằng Việt về sự giao thoa giữa các phạm trù truyền

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại trong thơ bằng việt (Trang 74 - 79)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Phát hiện riêng của Bằng Việt về sự giao thoa giữa các phạm trù truyền

trù truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế

Lịch sử phát triển của nhân loại nói chung là lịch sử của sự phát triển dựa trên việc tiếp nối truyền thống. Thơ ca không nằm ngoài nguyên tắc đó. Sự phát triển của thơ ca hôm nay là sự phôi thai từ mảnh đất của “Kinh thi”, “Sở từ” ngày trước. Các nhà thơ khi sáng tác cũng ý thức được điều này. Vì

thế, ở một số nhà thơ, tiêu biểu như Bằng Việt, người đọc có thể nhận thấy trong thơ ông sự giao thoa giữa các phạm trù: truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế.

Có thể thấy rằng, ngay từ tập thơ đầu tay cho đến tập thơ mới nhất, Bằng Việt đã luôn gây xúc động ở người đọc bởi một hồn thơ đậm chất truyền thống, dân tộc. Yếu tố truyền thống, dân tộc trong thơ Bằng Việt thể hiện trước hết ở phương diện nội dung tư tưởng.

Dân tộc Việt Nam trọng nghĩa, trọng tình. Đó là nét đẹp văn hoá tâm hồn con người Việt. Nét đẹp ấy đi vào thơ Bằng Việt làm cho tính dân tộc, truyền thống trở thành cái duyên riêng của thơ ông. Khảo sát thơ Bằng Việt, chúng ta thấy ông thường lựa chọn viết về những tình cảm thiêng liêng: tình bà cháu, tình mẹ con, tình cha con,… Nhiều sáng tác đã để lại ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả: Bếp lửa, Về Nghệ An thăm con, Mẹ, Từ chiến trường lại viết cho con,…

Những sáng tác của Bằng Việt, đặc biệt những sáng tác thời kì đầu là một cái nhìn rưng rưng mang dấu ấn truyền thống, dân tộc. Đi hết gần như toàn bộ sáng tác thời kì đầu của ông, cái nhìn này trở thành chủ đạo, chi phối cảm hứng sáng tác:

Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, Nhóm niềm xôi gạo, mới sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

(Bếp lửa)

Điều tạo nên khả năng neo giữ của thơ Bằng Việt là ở sức nặng của tình cảm. Tình cảm làm cho thơ ông mang tiếng nói, mang hồn, mang hơi thở của truyền thống, của dân tộc. Bởi thế, thơ ông dễ dàng nhận được sự đồng điệu, đồng cảm nơi độc giả.

Về phương diện hình thức nghệ thuật, cũng có thể thấy rằng Bằng Việt đã kế thừa, học hỏi rất nhiều từ lớp lớp cha anh. Từ việc sử dụng thể thơ, việc lựa chọn ngôn ngữ,… cũng cho thấy thơ Bằng Việt mang dấu ấn dân tộc, truyền thống.

Tuy sử dụng không nhiều, song Bằng Việt đã rất thành công khi sử dụng thể thơ dân tộc. Nhiều sáng tác của ông ở thể lục bát đã để lại xúc cảm, ấn tượng rất riêng trong lòng độc giả. Tiêu biểu như: Truông nhà Hồ, Cuối năm, Về Huế đêm rằm, Về Hương Sơn năm sơ tán ấy, Tuổi giữa chừng, Đọc lại Nguyễn Du, và đặc biệt là Lục bát cầu may:

Biết đâu say đắm vẫn còn

Thoảng cơn gió lạ nắng dồn sang mưa, Xế chiều quay lại giữa trưa,

Ngậm ngùi nối lại thời chưa biết gì! Ngậm ngùi ư? Ngậm ngùi chi?

Ngậm ngùi xong để quên đi ngậm ngùi … (Lục bát cầu may)

Xúc cảm đến từ những vần thơ lục bát nhẹ nhàng, tinh tế ấy chắc hẳn đã không ám ảnh riêng ai!

Ngôn ngữ được Bằng Việt lựa chọn, đưa vào thơ phần lớn là những ngôn ngữ quen thuộc, lời ăn tiếng nói hàng ngày, gần gũi với cuộc sống. Có

những bài thơ dường như là một câu chuyện từ đời sống, khiến người đọc cảm thấy hết sức gần gũi, thân thương:

Tháng bảy ong bay đi

Chuồn chuồn chao trên sóng Nhớ mùa đông rất dài

Nhớ mùa thu rất rộng, Bao lâu cha vắng nhà Bao lâu con đã sống Bao đêm ngoài biển động Pháo sáng xanh vườn rau, Trăng mài mòn guốc võng Giặc rít ngang trên đầu

(Về Nghệ An thăm con)

Là nhà thơ có ý thức đổi mới, thơ Bằng Việt tuy mang đậm dấu ấn truyền thống, dân tộc, song hết sức mới mẻ, hiện đại. Tính hiện đại, quốc tế trong thơ ông thể hiện ở cả phương diện nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật.

Về phương diện nội dung tư tưởng, có thể thấy rằng thơ ông là tiếng nói trữ tình thiết tha nhưng mang tính triết luận cao. Không cao giọng, không quá nặng với những lập luận ngôn từ, thơ Bằng Việt là những trải nghiệm được đúc kết :

- Ta yêu lắm khi ta càng đánh giặc Càng thấm thía tột cùng hạnh phúc Khi qua tột cùng gian truân.

(Tột cùng gian truân – tột cùng hạnh phúc) - Nay lại ném câu thơ vào gió thổi

Còn lại tấm lòng mong manh dễ vỡ Cát đã qua lò nay hoá thuỷ tinh.

(Ném câu thơ vào gió thổi) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với việc sáng tạo những câu thơ có sức nặng khái quát, ông đã làm cho một hồn thơ mang dấu ấn truyền thống, dân tộc trở nên mới mẻ, hiện đại.

Về phương diện hình thức nghệ thuật, khảo sát thơ Bằng Việt, chúng ta thấy rằng thơ ông phần lớn là thơ tự do - thể thơ càng về sau càng chiếm ưu thế trên diễn đàn thơ thế giới. Với hình thức không bị bó hẹp về số chữ, vần luật, thơ ông linh hoạt, đổi mới trong cách thể hiện. Đặc biệt, nhiều bài thơ của ông hiện đại ở cấu trúc theo kiểu tự sự với những câu thơ dài như câu văn xuôi:

Tất cả mọi điều xa nhau đều vẫn cứ gần nhau

Bà má Cửu Long giang tiễn con đi bảo vệ và cả điệu vũ cổ sơ bên đống lửa rừng già Châu Úc.

(Ngọn lửa)

Giọng thơ Bằng Việt về sau càng gần với đời sống. Thơ ông chặng đường thiên niên kỉ mới bớt đi cái trữ tình ở thời kì đầu mà khô khan, có khi còn có cái giễu nhại của thơ hậu hiện đại thế giới:

Trên ba nghìn mét cao Bóng người như hạt bụi Cao ốc như hộp diêm Rừng già như tóc rối … Nheo mắt biết buồn gì?

(Nheo mắt nhìn thế giới)

Qua khảo sát và phân tích có thể thấy thơ Bằng Việt có sự giao thoa giữa các phạm trù: truyền thống, dân tộc và hiện đại, quốc tế. Sự giao thoa này làm cho thơ ông vừa gần gũi, quen thuộc, vừa mới mẻ, thú vị.

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại trong thơ bằng việt (Trang 74 - 79)