Cái nhìn lạc quan mang tính chất thời đại trong thơ Bằng Việt về viễn

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại trong thơ bằng việt (Trang 59 - 62)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Cái nhìn lạc quan mang tính chất thời đại trong thơ Bằng Việt về viễn

về viễn cảnh tốt đẹp của cuộc sống

Tinh thần lạc quan, tin tưởng hướng tới viễn cảnh tốt đẹp của cuộc sống là truyền thống của người dân tộc Việt. Truyền thống đó có từ ngày xưa, khi cha ông cất lên những câu ca động viên con người vượt qua nghịch cảnh:

Đừng than phận khó ai ơi - Còn da, lông mọc; còn chồi, nảy cây. Qua chiến tranh, truyền thống đó lại càng được phát huy cao độ. Thơ ca cách mạng sau năm 1945 được viết bởi cảm hứng lãng mạn, thể hiện niềm tin tha thiết về một đất nước tự do Nước Việt Nam từ máu lửa - Rũ bùn đứng dậy sáng lòa, về sức sống bất diệt Em ạ, dù trong cơn bão lửa - Tình yêu vẫn không ngừng nở hoa. Nằm trong nguồn mạch trữ tình đó, thơ Bằng Việt cũng thể hiện cái nhìn lạc quan mang tính chất thời đại ấy.

Viết về chiến tranh, Bằng Việt không chỉ đào sâu vào cái hiện thực khốc liệt, vào sự chết chóc, hủy diệt. Trong thơ ông, cảm hứng về sự hồi sinh, về sự nảy nở của sự sống trên nền tro tàn vẫn là chủ đề chính, tạo được sức hấp dẫn riêng. Qua khảo sát thơ ông, chúng ta không chỉ thấy được chứng tích của một hiện thực khốc liệt mà còn thấy được “chứng tích tâm hồn Việt Nam” trong chiến tranh.

Chiến tranh, dải đất hình chữ S dường như cong hơn, khi oằn lưng hứng chịu những trận bom, bão đạn. Không gian cuộc sống trở nên khắc nghiệt hơn với thanh âm rền rã, dữ dội:

Con đường ra bến sông Mỗi ngày bom lại thả

Nổ rền theo vách đá

Bao đêm ngoài biển động Pháo sáng xanh vườn rau Trăng mài mòn guốc võng Giặc rít ngang trên đầu

(Về Nghệ An thăm con)

Nhưng, trong tiếng “nổ rền” của súng phòng không, tiếng “rít” của giặc ngang trên đầu, nhà thơ vẫn lắng nghe âm thanh bền bỉ của cuộc sống đời thường Mảnh vườn khi nắng xế - Nghe ong rù rì kêu:

Tiếng của máy bơm bên đồng rạ mới Tiếng trẻ sơ sinh dưới đèn dầu nóng hổi Cả tiếng búa choòng, tiếng dệt vải, quay sa Tiếng một chồi cây mở mắt ra hoa

(Những điều giản dị)

Trên hiện thực dữ dội của chiến tranh, một hiện thực khác vẫn điềm nhiên, vẫn khẩn trương tiếp diễn, bất chấp hoàn cảnh:

Con đường ra bến sông Mỗi ngày bom lại thả Nhưng cần cù dưới lá Bầy ong cứ rộn rã Mùi cơm thơm cứ thơm!

(Về Nghệ An thăm con)

Ngòi bút của Bằng Việt dường như giành rất nhiều tin yêu cho biểu tượng của sự sống, của sự hồi sinh. Nhà thơ nhìn thấy cả sự trỗi dậy của sự sống được ươm mầm trên nền của chết chóc, đau thương:

Phù sa đỏ thấm trong hồn thành phố Dấu giặc tan đi, tàn theo cỏ úa Ngô khoai lên và lúa trổ xanh ngời

(Viết cho con mùa xuân thứ nhất) - Tôi đi trong sắc thắm trời xuân

Cây cỏ đung đưa một dáng vui thầm Ước cây cỏ bỗng làm sao nói được Ôi những đồi chè đang lên xanh mướt Mạ nô đùa rồng rắn đuổi theo nhau Hoa tím ngát trong ráng chiều hạnh phúc Những nương khoai bừng trổ nỗi vui đầu!

(Lời chào từ Việt Nam)

- Gạo mới trên đường, mạ mới trên nương Dầm cầu mới chồng lên khung sắt cũ Khuôn mặt mới cười sau ca bin vỡ

Trước cửa ngõ chiến trường, cỏ mới mãi tươi non (Trước cửa ngõ chiến trường)

Bất chấp đạn bom, bất chấp sự hủy diệt, bất chấp cái xấu đang ngự trị, cái đẹp vẫn âm thầm nảy nở:

- Hà Nội thức bao đêm ròng Không ai nhớ nữa

Nhưng mỗi sớm nhìn vào cửa chợ Lại thấy hoa bày trên lối đi.

(Trở lại trái tim mình) - Chúng tôi đi dưới đường hào Cây trên đầu đã hai mùa trổ búp

Con ong cần cù bay qua (Trước cửa Tùng)

Xem Hà Nội là “thành phố của đời mình”, gắn bó với mảnh đất Hà Thành, nhà thơ xúc động, kiêu hãnh khi nhận thấy trong gian lao, thử thách, sự sống vẫn tồn tại, cái đẹp vẫn nở hoa. Ánh nhìn của nhà thơ dường như đăm đắm, nhìn về viễn cảnh của một tương lai sẽ đến:

- Rồi mọi thứ sẽ cùng ta sống dậy

Nhà cửa, lúa khoai, hoa trái, ruộng đồng Tiếng hát ru đưa nôi, đám mây lành ngũ sắc Ngói mới lợp trên đầu, cầu mới bắc sang sông…

(Những đoạn thơ tình giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại) - Cả một trời sao sa sẽ vãi tung trên đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỏa ánh sáng con người, ánh thắm thiết dựng xây Cả một vòm không gian sẽ phả lên hơi mát

Tựa hồ nước mênh mông, phơi phới mặt gương đầy… (Mai mốt đến sông Đà)

Thơ Bằng Việt nằm trong nguồn mạch chung của thơ ca cách mạng sau năm 1945 đã thể hiện một tinh thần lạc quan, một niềm tin phơi phới hướng tới viễn cảnh tốt đẹp của cuộc sống. Tinh thần bất diệt ấy đã làm nên vẻ đẹp tâm hồn con người Việt, dân tộc Việt.

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại trong thơ bằng việt (Trang 59 - 62)